Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trỡnh;

- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while.do trong Pascal.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình.

3. Thái độ: - Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

 - Có ý thức bảo vệ tài sản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần biết trước? Giải thích các tham số?

 

doc 44 trang Phương Dung 30/05/2022 3151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trỡnh;
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình.
3. Thái độ: 	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần biết trước? Giải thích các tham số?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
- Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK
- Yêu cầu HS phân tích, giải thích nội dung ví dụ
- Nhận xét, giải thích
- Yêu cầu HS đọc ví dụ tiếp theo SGK
- Yêu cầu HS phân tích, giải thích nội dung ví dụ
- Giải thích, hướng dẫn viết thuật toán.
- Chạy thử chương trình cho HS quan sát. ( thử với tổng bằng 20 )
- Giới thiệu sơ đồ khối và giải thích sơ đồ.
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
- Đọc và tìm hiểu nội dung SGK.
- Phân tích ví dụ
- Lắng nghe
- Đọc và tìm hiểu nội dung SGK.
- Phân tích ví dụ
- Nghe, thực hiện
- Quan sát, nhận xét kết quả.
- Quan sát, ghi vở.
1. Các hoạt động lặp với số lần chưa biết trước
a/ Ví dụ 1(sgk).
b/ Ví dụ 2 : Nếu cộng lần lượt n số tự nhiên đầu tiên (n = 1, 2, 3,...), Cần cộng bao nhiêu số tự nhiên đầu tiên để ta nhận được tổng Tn nhỏ nhất lớn hơn 1000?
- Thuật toán ví dụ 2: SGK
* Nhận xét : Để viết chương trỡnh chỉ dẫn mỏy tớnh thực hiện cỏc hoạt động lặp như trong các ví dụ trên, ta có thể sử dụng câu lệnh có dạng lặp với số lần chưa biết trước.
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 3 trên máy tính.
- Phân tích ví dụ, yêu cầu HS kiểm tra kết quả theo yêu cầu bài.
* Nhận xét, giới thiệu cú pháp
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- Nhập ví dụ, kiểm tra lỗi và chạy chương trình.
- Nghe, kiểm tra kết quả.
- Nghe, ghi vở.
2. Ví dụ về lệnh lặp với số lần chưa biết trước
Ví dụ 3. 
Với giá trị nào của n ( n>o ) thỡ < 0.005 hoặc < 0.003? Chương trỡnh dưới đây tính số n nhỏ nhất để nhỏ hơn một sai số cho trước : 
uses crt;
var x: real; n: integer;
const sai_so=0.003;
begin clrscr;
x:=1; n:=1;
while x>=sai_so do begin n:=n+1; x:=1/n; end;
writeln('So n nho nhat de 1/n < ',sai_so:5:4, 'la ',n);
readln; end.
* Câu lệnh lặp
while do ; trong đó:
điều kiện thường là một phép so sánh;
câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau:
Bước 1 : Kiểm tra điều kiện.
Bước 2 : Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc. Nếu điều kiện đúng, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1
4. Củng cố:
 - Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
5. Dặn dò:
 - Học thuộc cấu trúc lệnh.
 - Xem trước nội dung ví dụ 4, 5 và phần 3.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
BÀI 8: LẶP VỚI SỐ LẦN CHƯA BIẾT TRƯỚC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trỡnh;
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình.
3. Thái độ: 	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần biết trước? Giải thích các tham số?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1. Ví dụ về câu lệnh lặp
- Yêu cầu HS thực hiện ví dụ 4, 5 trên máy tính.
- Phân tích ví dụ, yêu cầu HS kiểm tra kết quả theo yêu cầu bài.
* Nhận xét, giải thích chương trình và kết quả nhận được.
1. Ví dụ về câu lệnh lặp
- Nhập ví dụ, kiểm tra lỗi và chạy chương trình.
- Nghe, kiểm tra kết quả.
- Nghe, ghi vở.- Quan sát, ghi vở.
1. Ví dụ về câu lệnh lặp
Ví dụ 4. Chương trỡnh Pascal dưới đây thể hiện thuật toán tính số n trong ví dụ 2:
var S,n: integer;
begin
S:=0; n:=1;
while S<=1000 do
begin n:=n+1; S:=S+n end;
writeln('So n nho nhat de tong > 1000 la ',n);
writeln('Tong dau tien > 1000 la ',S);
end.
Ví dụ 5. Viết chương trình tính tổng 
Giải :
Để viết chương trình tính tổng ta có thể sử dụng lệnh lặp với số lần lặp biết trước for do:
T:=0;
for i:=1 to 100 do T:=T+1/i;
writeln(T);
Nếu sử dụng lệnh lặp while do, đoạn chương trình dưới đây cũng cho cùng một kết quả:
T:=0;
i:=1;
while i<=100 do begin T:=T+1/i; i:=i+1 end;
writeln(T);
* Nhận xét : Ví dụ này cho thấy rằng chúng ta có thể sử dụng câu lệnh while do thay cho câu lệnh for do.
thúc.
2. Lặp vụ hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh
- Giới thiệu cho HS ví dụ lặp vô tận.
- giá trị của biến a luôn luôn bằng 5, điều kiện a<6 luôn luôn đúng nên lệnh writeln('A') luôn được thực hiện.
2. Lặp vụ hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh
- Quan sát ví dụ SGK/70 ( máy chiếu )
- Lắng nghe.
2. Lặp vụ hạn lần – Lỗi lập trình cần tránh
Ví du: Lặp vô tận
var a:integer;
begin
a:=5;
while a<6 do writeln('A');
end.
* Nhận xét: SGK/70
4. Củng cố:
 - Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
5. Dặn dò: 
 - Học thuộc cấu trúc lệnh.
 - Làm bài tập 3, 4, 5 trang 71.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 
Tiết: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI THỰC HÀNH 6 : SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Viết chương trình sử dụng câu lệnh while ... do.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình.
3. Thái độ: 	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước? Lấy ví dụ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bài 1: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
- Y/c HS nhập bài 1/68
- Y/c HS kiểm tra lỗi, chạy chương trình. Quan sát kết quả.
- Y/ c HS thử bỏ một số lệnh như writeln, hoặc thay writeln bằng write chạy chương trình, quan sát kết quả, nhận xét.
* Nhận xét, và y/c sửa theo chương trình bài 2.
Bài 1: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
- Nhập bài thực hành 1/68
- Chạy chương trình quan sát kết quả.
- 7Sửa câu lệnh, chạy chương trình, nhận xét kết quả.
Bài 1: Viết chương trình Pascal sử dụng câu lệnh While do để tính trung bình cộng n số thực nhập từ bàn phím. (n, và n số thực được nhập từ bàn phím) 
a. Mô tả thuật toán.
INPUT: Nhập n số nguyên.
OUTPUT: Kết quả TBC của n số nguyên
B1: Nhập giá trị của n( tính TBC bao nhiêu số);
 dem¬0; S¬0;
B2: Khi đếm <= n thì làm
 Nhập số thứ (1,2,3 .n) (cho x)
 S¬S+x; dem¬dem +1;
B3: Tính TB ¬S/n;
B4: In kết quả TB, kết thúc chương trình.
b. Viết chương trình.
Program tinhTB; Uses Crt;
Var n,dem: integer;
 x, S, TB: real;
BEGIN ClrScr;
 Write(‘Muon tinh TB bao nhieu so n=’); Readln(n); dem:= 0; S:=0;
 While dem <= n do
 Begin
Write(‘Nhap so thu’, dem, ‘ = ‘ ); readln(x); 
S:= S + x; dem:= dem + 1;
 End; TB:= S/n;
 Write(‘ Vay trung binh cong ’, n, ‘so la: ‘, TB:6:2);
 Readln; END.
2. Bài 1: Sử dụng lệnh For ... do 
- Y/c HS chỉnh sửa câu lệnh while ...do thành câu lệnh for ... do.
- Kiểm tra lỗi, chạy chương trình.
* Quan sát, hướng dẫn
- Gọi HS nhận xét, so sánh 2 câu lệnh.
2. Bài 1: Sử dụng lệnh For ... do 
- Thực hiện sửa câu lệnh, chạy chương trình và kiểm tra kết quả.
- Nghe, thực hiện..
2. Bài 1: Sử dụng lệnh For ... do 
Program tinhTB; Uses Crt;
Var n, i: integer;
S, TB: real;
BEGIN ClrScr; Tb:=0;
 Write(‘Muon tinh TB bao nhieu so n=’); Readln(n);
 For i:=1 to n do
 Begin
 S:= S + i; TB:= S/n;
	End;
 Write(‘ Vay trung binh cong ’, n, ‘so la: ‘, TB:6:2);
 Readln; END.
4. Củng cố:
 - Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
5. Dặn dò: 
- Học thuộc cấu trúc lệnh.
- Đọc bài đọc thêm SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
BÀI THỰC HÀNH 6 : SỬ DỤNG LỆNH LẶP WHILE..DO (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Viết chương trình sử dụng câu lệnh while ... do.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu chương trình.
3. Thái độ: 	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập. 
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cấu trúc của câu lệnh lặp với số lần biết trước? Giải thích các tham số?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Bài 2: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
- Y/c HS nhập bài 2/69.
- Y/c HS kiểm tra lỗi, chạy chương trình. Quan sát kết quả.
- Gõ, dịch và chạy thử chương trình với một vài độ chính xác khác nhau.
* Nhận xét, và y/c sửa theo chương trình bài 2.
Bài 2: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
- Nhập bài thực hành 2/69.
- Chạy chương trình quan sát kết quả.
- Chạy chương trình với dữ liệu khác nhau.
- Quan sát, nhận xét.
Bài 2: Đọc và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh sau đây.
Uses Crt;
Var n,i : integer;
BEGIN
 ClrScr;
 Write(‘Nhap vao mot so nguyen: ‘);Readln(n);
 If n<=1 Then Writeln(‘N khong la so nguyen to’);
 Else 
 Begin
 i:=2;
 While n mod i <> 0 do i:= i + 1;
 If i = n Then Writeln(n,’ la so nguyen to’)
 Else Writeln(n,’ khong la so nguyen to’);
 End;
 Readln
END.
2. Bài tập nâng cao:
- Y/c HS đọc thuật toán và viết chương trình với bài tập.
- Y/c HS giải thích thuật toán.
- Quan sát, hướng dẫn.
- Chiếu đáp án, giải thích.
- Y/c HS nhận xét giá trị của x khi chạy chương trình.
* Chốt bài.
2. Bài tập nâng cao:
- Đọc thuật toán
- Suy nghĩ, giải thích.
- Viết chương trình, kiểm tra, chạy chương trình.
- Bổ xung, sửa và chạy chương trình.
- Nhận xét, giải thích.
2. Bài tập nâng cao:
Program bt;
Var
S, x : Integer;
Begin
S:=10; x:=1;
While S > 5.2 do S:=S – x;
Writeln(S);
Readln
End.
4. Củng cố:
 - Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
5. Dặn dò: 
- Xem lại các cấu trúc lệnh từ bài 6, 7 , 8.
- Làm các bài tập SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
Bài 9 : LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm mảng 1 chiều.
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử mảng.
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, viết chương trình.
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Giáo án; máy chiếu, đề kiểm tra.
	2. Học sinh:
	- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Dãy số và biến mảng
- Giới thiệu một số ví dụ như: Nhập điểm học sinh, tính trung bình các điểm, tìm số lớn nhất...
- Y/c HS nghiên cứu ví dụ 1.
? Với cách khai báo trong ví dụ 1 sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
? Với các câu lệnh đã học ta nên sử dụng cách khai báo nào để thuận tiện hơn?
- Giả sử gán các giá trị đó bằng một biến duy nhất.
- Đưa ví dụ 
=> Mảng là gì?
* Nhận xét, chốt bài
1. Dãy số và biến mảng
- Lắng nghe
- Nghiên cứu ví dụ 1.
- Suy nghĩ trả lời.
- Suy nghĩ trả lời.
- Nêu cách gán.
- Quan sát, nhận xét.
- Trả lời.
1. Dãy số và biến mảng
- Ví dụ 1:
Nhập 50 điểm.
- Ví dụ 2:
Tìm số lớn nhất trong dãy số.
- Nên gán các giá trị điểm bằng một biến và khai báo kiểu mảng dữ liệu. Biến đó được gọi là biến mảng. Giá trị của biến mảng là một dãy số nguyên hoặc số thực.
2. Ví dụ về biến mảng
- Y/c HS tham khảo ví dụ SGK/76.
? Đưa ra cấu trúc để khai báo biến mảng?
* Nhận xét, đưa nội dung.
- Y/c HS nghiên cứu cách khai báo trong VD2 
? Với cách khai báo trên thì sử dụng biến mảng có lợi gì?
* Nhận xét, kết luận.
- Lấy ví dụ, giải thích.
* Vậy với cách làm trên hiệu quả không cao dễ bị sai sót, nên kết hợp for ... do với write và writeln để viết giá trị của các phần tử.
2. Ví dụ về biến mảng
- Đọc ví dụ.
- Trả lời.
- Nghiên cứu VD.
- Suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát ví dụ và nhận xét.
- Lắng nghe, ghi vở.
2. Ví dụ về biến mảng
a) Khai báo biến mảng
- Ví dụ: SGK
- Cấu trúc khai báo biến mảng
Tên mảng: array [ .. ] of ;
Trong đó:
 - Chỉ số đầu và chỉ số cuối là hai số nguyên. Chỉ số đầu <= chỉ số cuối. Kiểu dữ liệu có thể là số thực hoặc số nguyên.
b) Truy cập mảng
c) Nhập giá trị cho biến mảng.
- Ví dụ:
Có thể gán trực tiếp hoặc nhập điểm cho 50 phần tử.
Diem[1]:=9
Diem[2]:=8...
Hoặc sử dụng 50 lệnh read hoặc readln() để nhập điểm.
- Ví dụ:
For i:=1 to 50 do
If diem[i] > 8.0 then writeln (‘ gioi’);
2. Củng cố:
	- Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
	3. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc cấu trúc lệnh.
- Xem trước mục 3
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
THỰC HÀNH 7: XỬ LÍ DÃY SỐ TRONG CT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
- Ôn luyện sử dụng câu lệnh for ... do.
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử mảng.
- Củng cố kỹ năng đọc hiểu và sửa chương trình.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, viết chương trình.
	3. Thái độ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án; máy chiếu
	2. Học sinh: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu cấu trúc khai báo biến mảng? Lấy ví dụ?
	2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Bài thực hành 1
- Y/c HS tìm hiểu các biến cần khai báo và câu lệnh để khai báo.
- Y/c tìm hiểu câu lệnh và kết quả của chương trình.
* Nhận xét, giải thích, y/c nhập dữ liệu và thực hiện chương trình.
* Quan sát và kiểm tra lỗi cho một số học sinh nhập sai. Hướng dẫn cách chỉnh sửa.
1. Bài thực hành 1
- Xác định đầu bài và cách khai báo.
- Tìm hiểu câu lệnh.
- Nghe, nhập dữ liệu và thực hiện chương trình
- Nghe, chỉnh sửa kiểm tra lỗi chương trình.
1. Bài thực hành 1
- Nhập chương trình trang 80 và thực hiện chạy chương trình kiểm tra lỗi và quan sát kết quả.
* Chú ý:
- Cách khai báo các biến
- Nhập dữ liệu và sử dụng câu lệnh for ... do và câu lệnh if .. then.
2. Bài thực hành 2 
- Y/c HS tìm hiểu các biến cần khai báo và câu lệnh để khai báo.
- Y/c tìm hiểu câu lệnh và kết quả của chương trình.
* Nhận xét, giải thích, y/c nhập dữ liệu và thực hiện chương trình.
* Quan sát và kiểm tra lỗi cho một số học sinh nhập sai. Hướng dẫn cách chỉnh sửa.
2. Bài thực hành 2 
- Xác định đầu bài và cách khai báo.
- Tìm hiểu câu lệnh.
- Nghe, nhập dữ liệu và thực hiện chương trình
- Nghe, chỉnh sửa kiểm tra lỗi chương trình.
2. Bài thực hành 2 
- Nhập chương trình và thực hiện chạy chương trình kiểm tra lỗi và quan sát kết quả.
- Chèn thêm một số lệnh
3. Củng cố:
	- Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
	4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc cấu trúc lệnh.
- Làm bài tập SGK, viết chương trình nhập dãy số và viết ra màn hình theo chiều tăng dần.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
Bài 9 : LÀM VIỆC VỚI DÃY SỐ ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm mảng 1 chiều.
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử mảng.
- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, viết chương trình.
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Giáo án; máy chiếu, đề kiểm tra.
	2. Học sinh:
	- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu cấu trúc khai báo biến mảng? Lấy ví dụ?
	2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
? Y/c HS nhắc lại thuật toán tìm số lớn nhất?
* Nhận xét, y/c HS chỉnh sửa thuật toán để tìm số nhỏ nhất?
- Lấy ví dụ để mô tả thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất?
* Đưa thuật toán tìm số lớn nhất, nhỏ nhất?
- Hướng dẫn HS xác định kiểu biến, khai báo biến.
1. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
- Tại chỗ trả lời.
- Chỉnh sửa thuật toán.
- Q/sát, thực hiện ví dụ
- Nghe, ghi vở.
- Nghe, thực hiện khai báo.
1. Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
* Thuật toán tìm số lớn nhất:
Bước 1. Nhập N và dóy A1,..., An
Bước 2. Max ¬ A1
Bước 3. Lần lượt gán giá trị từ 2 đến N cho i. Với mỗi giỏ trị của i thỡ thực hiện: Nếu Max <Ai thỡ Max¬Ai
Bước 4. Đưa ra màn hỡnh giỏ trị Max rồi kết thỳc.
2. Thực hành ví dụ 3:
- Y/c HS thực hành ví dụ 3
- Q/sát, hướng dẫn.
- Y/c HS nhận xét kết quả.
* Chốt bài, y/c HS chỉnh sửa và viết chương trình nhập 10 số nguyên, tìm số lớn nhất.
- Gợi ý, hướng dẫn.
2. Thực hành ví dụ 3:
- Thực hiện trên máy
- Nhập chương trình, kiểm tra lỗi, chạy chương trình.
- Nhận xét, báo cáo kết quả.
- Ghi gợi ý và thực hiện chỉnh sửa.
2. Thực hành ví dụ 3:
- Ví dụ 3: SGK/78
- Ví dụ 4: Nhập 10 số nguyên tìm số lớn nhất.
3. Củng cố:
	- Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
	4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc cấu trúc lệnh.
- Làm bài tập SGK, xem trước nội dung bài thực hành.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
THỰC HÀNH 7: XỬ LÍ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
- Ôn luyện sử dụng câu lệnh for ... do.
- Cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử mảng.
- Củng cố kỹ năng đọc hiểu và sửa chương trình.
	2. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, viết chương trình.
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Giáo án; máy chiếu
	2. Học sinh:
	- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	-Nêu cấu trúc khai báo biến mảng? Lấy ví dụ?
	2. Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Bài 1: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều tăng dần.
- Y/c HS tìm hiểu các biến cần khai báo và câu lệnh để khai báo.
- Y/c tìm hiểu câu lệnh và kết quả của chương trình.
- Y/c HS viết nháp chương trình. 
* Quan sát và kiểm tra lỗi cho một số học sinh nhập sai. Hướng dẫn cách chỉnh sửa.
* Chiếu nội dung đáp án.
Bài 1: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều tăng dần.
- Xác định đầu bài và cách khai báo.
- Tìm hiểu câu lệnh.
- Viết chương trình.
- Nghe, chỉnh sửa kiểm tra lỗi chương trình.
- Q/sát, chỉnh sửa, chạy chương trình, ktra kết quả.
Bài 1: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều tăng dần.
Program bt;
Var
 a: array [1..10] of integer; 
p,i,j,n:integer; 
 begin 
writeln('nhap n= ' ); readln( n); writeln( 'Nhap day so:'); 
for i:=1 to n do 
begin 
writeln( ' nhap so a [ ', i,'] = '); readln(a[i]); 
end; 
for i:=1 to n-1 do for j:=i+1 to n do if a[i] > a[j] then 
begin 
p:=a[i]; 
a[i]:=a[j]; a[j]:=p end; writeln(' Day da xep lai:'); for i:=1 to n do write(a[i]:5); readln; 
end. 
Bài 2: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều giảm dần.
- Y/c HS tìm hiểu các biến cần khai báo và câu lệnh để khai báo.
- Y/c tìm hiểu câu lệnh và kết quả của chương trình.
- Y/c HS viết nháp chương trình. 
* Quan sát và kiểm tra lỗi cho một số học sinh nhập sai. Hướng dẫn cách chỉnh sửa.
* Chiếu nội dung đáp án.
Bài 2: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều giảm dần.
- Xác định đầu bài và cách khai báo.
- Tìm hiểu câu lệnh.
- Viết chương trình.
- Nghe, chỉnh sửa kiểm tra lỗi chương trình.
- Q/sát, chỉnh sửa, chạy chương trình, ktra kết quả.
Bài 2: Nhập dãy, sắp xếp theo chiều giảm dần.
Program bt;
Var
 a: array [1..10] of integer; p,i,j,n:integer; 
begin writeln('nhap n= ' ); readln( n); 
writeln( 'Nhap day so:'); 
for i:=1 to n do 
begin 
writeln( ' nhap so a [ ', i,'] = '); readln(a[i]); 
end; 
for i:=1 to n-1 do 
for j:=i+1 to n do 
if a[i] < a[j] then 
begin 
p:=a[j]; 
a[j]:=a[i]; 
a[i]:=p 
end; 
writeln(' Day da xep lai:'); 
for i:=1 to n do write(a[i]:5); 
readln; 
end. 
3. Củng cố:
	- Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
	4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc cấu trúc lệnh.
- Xem trước phần mềm luyện gõ phím nhanh Finger break out
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết: 
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
- Ôn cấu trúc, viết chương trình của câu lệnh điều kiện, câu lệnh lặp, dãy số.
	2. Kỹ năng:
	- Biết vận dụng linh hoạt vào các bài tập.
	3. Thái độ:
	- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
	- Có ý thức bảo vệ tài sản.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
	- Giáo án; máy chiếu
	2. Học sinh:
	- Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nhắc lại các cấu trúc lệnh của câu lệnh đk, lặp, mảng.
	2. Bài mới:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
I. Lý thuyết:
- Y/c HS nhắc lại các câu lệnh.
- Gọi HS nhận xét.
- Chiếu nội dung bài tập
- Yêu cầu HS xác định dạng cấu trúc của bài tập.
- Viết thử chương trình và chạy.
- Quan sát, chỉnh sửa trên máy cho HS.
* Chốt lại nội dung và yêu cầu HS về nhà xem lại các ví dụ trong từng câu lênh.
I. Lý thuyết:
- Nhắc lại các câu lệnh.
- Nhận xét.
- Xác định câu lệnh
- Viết chương trình, chạy thử.
- Sửa, kiểm tra lỗi.
- Nghe, ghi vở.
I. Lý thuyết:
1. Câu lệnh điều kiện:
- Dạng thiếu
- Dạng đầy đủ
- Lồng 2 hàm if ... then
2. Câu lệnh lặp:
- Lặp với số lần biết trước 
- Lặp với số lần chưa biết trước
3. Mảng:
- Câu lệnh khai báo mảng.
II. Bài tập:
Bài 2
* Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 
- Gọi HS nhận xét.
* Chiếu đáp án, giải thích.
* Y/c HS xem lại các ví dụ của câu lệnh điều kiện
- Quan sát, kiểm tra, hướng dẫn HS sửa lỗi.
- Nhận xét, dặn dò.
* Y/c HS nghiên cứu ví dụ 3 trang 78.
- Quan sát, kiểm tra, hướng dẫn HS sửa lỗi.
* Phân tích các câu lệnh và y/c HS nghiên cứu cách viết các câu lệnh
II. Bài tập:
Bài 2
- 1 HS lên bảng làm bài tập, dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Quan sát, chỉnh sửa.
- Xem lại các bài tập và ví dụ của câu lệnh điều kiện.
- Viết chương trình, chạy và kiểm tra lỗi trên máy.
- Chỉnh sửa lỗi và chạy chương trình.
- Viết chương trình, chạy thử, nghiên cứu các câu lệnh trong ví dụ 3.
- Kiểm tra, sửa lỗi.
II. Bài tập:
Bài 2
a) Sai vì giữa giá trị đầu và cuối phải là đấu hai chấm ngang.
b) Sai vì giá trị cuối là số thập phân
c) Sai vì cả giá trị đầu và cuối đều là số thập phân
d) Sai vì giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối.
e) Đúng
Bài tập và ví dụ của câu lệnh điều kiện.
- Cách viết chương trình các bài tập lặp.
 Ví dụ 3:
- Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất.
Program BT;	
Var i, n, max: integer;	
A: array[10..100] of integer;	 Begin	
Writeln( ‘ Nhap do dai cua day so, n =’); readln(n); 
Writeln ( ‘ Nhap cac phan tu cua day so’);	 
For i : =1 to n do	
Begin 	
Write ( ‘a[‘,i,’] =’); readln( a[i] );	End;	
Max:= a[1];	Min:= a[1];	
For i: = 2 to n do	 Begin	
If Max < a[i] then Max := a[i];	
If Min < a[i] then Min := a[i];	
End;	
Writeln (‘ So lon nhat la Max = ‘, Max );
Writeln (‘ So lon nhat la Min = ‘, Min );
Readln	
End.	 
3. Củng cố:
	- Củng cố các nội dung sau mỗi phần học.
	4. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc các cấu trúc lý thuyết, các bài tập đã sửa chuẩn bị thi học kỳ II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : Ngày soạn: 
Tiết: Ngày dạy: 
BÀI 10. LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẨU CƠ THỂ NGƯỜI BẰNG PHẦN MỀM ANATOMY 
I .MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tự khởi động.
- Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người. 
	2. Kĩ năng:
- Quan sát kĩ các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ xương, hệ cơ một cách chi tiết.
 - Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
	3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc quan sát từng chi tiết các bộ phận.
- Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.
 4. Phát triển năng lực: Học sinh có kiến thức tốt về giải phẩu cơ thể người, từ đó giúp các em học tốt ở môn Sinh học 8 hơn nữa.
II.CHUẨN BỊ 
Giáo viên:
SGK, tài liệu tham khảo, phòng máy.
Học sinh:
SGK, vở ghi bài
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
1/ Cùng làm quen với phần mềm Anatomy.
Giống như Word, excel...em hãy cho biết cách khởi động phần mềm Anatomy như thế nào?
Mỗi khi khởi động phần mềm, màn hình chính có chứa hai nút lệnh LEARN(HỌC) và EXERCISES (BÀI TẬP) xuất hiện
Nháy nút lệnh LEARN để vào xem và học chi tiết giải phẩu cơ thể người, màn hình như sau:
Màn hình có mấy biểu tượng?
Tám biểu tượng đó tương ứng với 8 chủ đề.
2/ Hệ xương
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
Phần mềm thực hiện được các thao tác nào?
Thao tác cho học sinh xem
Gọi 1 hs lên làm thử
Ngoài chức năng thao tác trên phần mềm còn cung cấp chức năng nào nữa?
Giáo viên làm mẫu cho học sinh xem, sau đó gọi 1 em lên thực hành.
Ngoài 2 chức năng trên phần mềm có thể quan sát chi tiết các hệ giải phẩu cơ thể người.
Thực hành mẫu cho học sinh xem
3/ Hệ cơ
Muốn vào hệ cơ ta làm thế nào?
Giáo viên thao tác trên máy cho học sinh thấy rõ cơ được cấu tạo bám vào xương có chức năng co, dãn để làm cho xương chuyển động.
4/ Hệ tuần hoàn
Muốn vào hệ tuần hoàn ta làm thế nào?
Giáo viên thực hiện các thao tác để học sinh xem mô phỏng của hệ tuần hoàn
1/ Cùng làm quen với phần mềm Anatomy.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng 
HS chú ý quan sát.
Gồm 8 biểu tượng
2/ Hệ xương
-Dịch chuyển mô hình lên xuống trên màn hình.
-Xoay mô hình xung quanh trục của mình.
-Phóng to, thu nhỏ hình mô phỏng.
Chú ý quan sát.
Học sinh thực hành
Bổ sung thêm các hệ khác vào mô hình.
Quan sát theo dõi
Quan sát sao đó thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
3/ Hệ cơ
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ MUSCULAR SYSTEM ở màn hình LEARN để tìm hiểu hệ cơ của con người.
Chú ý theo dõi
4/ Hệ tuần hoàn
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM ở màn hình LEARN để tìm hiểu hệ tuần hoàn của con người.
Chú ý lắng nghe và thực hành.
1/ Cùng làm quen với phần mềm Anatomy.
Khi khởi động phần mềm, màn hình chính có chứa hai nút lệnh LEARN(HỌC) và EXERCISES (BÀI TẬP) xuất hiện.
2/ Hệ xương
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
a/ Các thao tác trực tiếp trên hình mô phỏng.
-Dịch chuyển mô hình lên xuống trên màn hình.
-Xoay mô hình xung quanh trục của mình.
-Phóng to, thu nhỏ hình mô phỏng.
b/ Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng.
Để kích hoạt tính năng này, ta nháy chuột vào nút ở bên trái màn hình. Xuất hiện một bảng chọn ngay bên cạnh cho phép ta chọn bổ sung thêm các hệ cần xem.
Nháy chuột vào biểu tượng cần bổ sung trong bảng chọn trên để xem đồng thời các hệ trên hình mô phỏng.
c/ Quan sát chi tiết các hệ giải phẩu cơ thể người.
Phần mềm cho phép quan sát chi tiết từng bộ phận nhỏ của các hệ giải phẫu cơ thể người.
3/ Hệ cơ
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ MUSCULAR SYSTEM ở màn hình LEARN để tìm hiểu hệ cơ của con người.
4/ Hệ tuần hoàn
 Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM ở màn hình LEARN để tìm hiểu hệ tuần hoàn của con người.
Chức năng mô phỏng hệ tuần hoàn: chức năng này sẽ đưa ra một bộ phim hoạt hình mô tả chi tiết toàn bộ hoạt động của vòng tuần hoàn trong cơ thể người.
 IV.CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Củng cố
Cách khởi động phần mềm Anatomy? Các thao tác trực tiếp trên hệ xương là gì? Kể tên.
Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài tiếp theo, thực hành lại thành thạo hệ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn.
RÚT KINH NGHIỆM: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_8_lap_voi_so_lan_chua_biet_truoc.doc