Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021

BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP

Thời gian thực hiện 3 tiết

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.

- Các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.

- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.

- Biết lệnh ghép trong pascal.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

 

docx 93 trang Phương Dung 3161
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP
Thời gian thực hiện 3 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nắm được: 
- Câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.
- Các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.
- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.
- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for do
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
- Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Câu lệnh lặp là câu lệnh như thế nào? Cú pháp nó là gì?
c) Sản phẩm: 
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Câu lệnh lặp là câu lệnh như thế nào? Cú pháp nó là gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Lấy được ví dụ về công việc phải tực hiện nhiều lần
- Nhớ lại kiến thức cách xác định bài toán và thuật toán để trình bày 
- Biết được cú pháp, ý nghĩa câu lệnh lặp 	
- Lấy được ví dụ về câu lệnh lặp 
- Nắm được cú pháp của câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
- Hiểu được cấu trúc và hoạt động của câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
- Biết viết chương trình thông qua cú pháp lặp
- Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Hiểu được cấu trúc và hoạt động của câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
c) Sản phẩm: Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Câu lệnh lặp – Một lệnh hay nhiều lệnh
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: lấy ví dụ về công việc phải thực hiện nhiều lần: 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ HS thì đi học các ngày trong tuần, nghỉ ngày chủ nhật.
+ Lớp trưởng thì thường điểm danh vào mỗi buổi học đầu giờ.
+ Ngày ngày thì mẹ thường nấu cơm 2 buổi trưa và chiều.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm: 
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
- Gv yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ 1 SGK trang 55 
- HS: Đọc, nghiên cứu 
- GV : yêu cầu HS quan sát Hình 1.35 SGK
- HS : Quan sát H. 1.35 SGK 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Em hãy MTTT bài toaùn ví dụ 1 ? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
+ Bước1: k ß 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)
+ Bước 2: kß k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900
sang phải.
+ Bước3. Nếu k < 4 thì trở lại bước2; Ngược lại, kết thúc thuật toán.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 3: 
Gv treo bảng phụ: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ 2 SGK trang 56
Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên: 
S = 1 + 2 + 3 + + 100
- HS : Ñoïc và nghiên cứu ví duï 2 SGK trang 56
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
 Câu 1: Hoạt động chính khi giải bài toán này là là gì ?
 Câu 2: Em hãy xác đinh INPUT, OUTPUT bài toán trên?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
 *Sản phẩm học tập:
Câu 1: Thực hiện phép cộng
Câu 2: 
INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, , 100.
OUTPUT: Giá trị tổng 1 + 2 + + 100.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 4: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Em hãy MTTT ví dụ 2? 
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
 - B1: SUM ← 0; i ← 0.
- B2: SUM ←SUM + i; i← i + 1.
- B3: nếu i ≤ 100, thì quay lại bước 2. Ngược lại, thông báo giá trị SUM và kết thúc thuật toán
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 5: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Từ hai ví dụ trên em rút ra được kết luận gì?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
+ Cách mô tả hoạt động lặp trong thuật toán như ví dụ trên gọi là cấu trúc lặp.
+ Để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với 1 câu lệnh, gọi là câu lệnh lặp.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
1. Câu lệnh lặp – một lệnh hay nhiều lệnh: 
Ví dụ 1: Trang 55 SGK 
- Việc vẽ 3 hình vuông có thể được mô tả thuật toán sau:
+ Bước 1. Vẽ hình vuông ( vẽ liên tiếp bốn cạnh và trở về đỉnh ban đầu).
+ Bước 2. Nếu số hình vuông đã vẻ được ít hơn 3, di chuyển bút vẻ về bên phải hai đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại kết thúc thuật toán.
- Thuật toán vẽ hình vuông
+ Bước1: k ß 0 (k là số đoạn thẳng đã vẽ được)
+ Bước 2: kß k+1. Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 900
sang phải.
+ Bước 3. Nếu k < 4 thì trở lại bước 2; Ngược lại, kết thúc thuật toán.
b/ Ví dụ 2 : Trang 56 SGK 
Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên: 
S = 1 + 2 + 3 + + 100
Hoạt động chính khi giải bài toán này là thực hiện phép cộng.
* Xác định bài toán: 
INPUT: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, , 100.
OUTPUT: Giá trị tổng 1 + 2 + + 100.
* Thuật toán: 
- B1: SUM ← 0; i ← 0.
- B2: SUM ←SUM + i; i← i + 1.
- B3: nếu i ≤ 100, thì quay lại bước 2. Ngược lại, thông báo giá trị SUM và kết thúc thuật toán. 
* Kết luận:
- Cách mô tả hoạt động lặp trong thuật toán như ví dụ trên gọi là cấu trúc lặp.
- Để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với 1 câu lệnh, gọi là câu lệnh lặp.
Hoạt động 2.2: Câu lệnh lặp for do
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu 1: Từ hai ví dụ ở phần 1, em hãy nêu cú pháp câu lệnh lặp?
Câu 2: Em hãy giải thích cú pháp trên?
- Gv: Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là 1 vòng lặp. số vòng lặp là biết trước và bằng giá trị cuối – giá trị đầu + 1
HS: Lắng nghe
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Câu 1: for := to do ;
Câu 2: 
+ For, to, do là các từ khoá.
+ Biến đếm là phải kiểu nguyên.
Giá trị đầu và giá trị cuối là những biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối không được nhỏ hơn giá trị đầu.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
-------------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
- Gv: Y/c HS quan sát ví dụ 3/57 SGK 
- HS: Quan sát 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Câu lệnh for i: = 1 to 10 do được lặp đi lặp lại mấy lần?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Kết quả: 10 lần
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
2. Câu lệnh lặp for do: 
- Cú pháp: 
for := to do ;
* Trong đó: 
+ For, to, do là các từ khoá.
+ Biến đếm là phải kiểu nguyên.
Giá trị đầu và giá trị cuối là những biểu thức cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối không được nhỏ hơn giá trị đầu.
- Câu lệnh lặp sẽ thực hiện câu lệnh nhiều lần, mỗi lần là 1 vòng lặp. số vòng lặp là biết trước và bằng giá trị cuối – giá trị đầu + 1
* Ví dụ 3: Trang 57 SGK 
à Kết quả
Hoạt động 2.3: Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Cho n = 50 
à Kết quả tổng = 1275
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
----------------------------------------------------
*Chuyển giao nhiệm vụ 2: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
Chương trình tính N!, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên:
N!=1.2.3 N
Ví dụ: 6!= 1.2.3.4.5.6
Cho chạy chương trình và tính kết quả là bao nhiêu?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Cho n = 7 
à Kết quả tổng = 5040
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
3. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp: 
Ví dụ 5: 
a. Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
à Kết quả: 
b. Chương trình tính N!, với N là số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím.
Ta kí hiệu N! là tích N số tự nhiên đầu tiên:
N!=1.2.3 N
Ví dụ: 6!= 1.2.3.4.5.6
Kết quả: 
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức vòng lặp for do qua các bài tập đơn giản
c) Sản phẩm: Viết được câu lệnh lặp sử dụng for do đơn giản
d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím)
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Program In_So_Le;
Uses crt;
var i,n: integer;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so n ='); readln(n);
 For i:=1 to n do if i mod 2 =1 then Write(i:3,',');
 readln
end.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
Bài tập: Viết chương trình in ra các số lẻ nhỏ hơn hoặc bằng n (n nhập từ bàn phím) 
Program In_So_Le;
Uses crt;
Var i,n: integer;
Begin
 Clrscr;
 Write('Nhap so n ='); readln(n);
 For i:=1 to n do if i mod 2 =1 then Write(i:3,',');
 readln
end.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Biết được cú pháp lệnh lặp nâng cao: for downto do
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức vòng lặp for downto qua các bài tập đơn giản
c) Sản phẩm: Viết được câu lệnh lặp sử dụng for downt đơn giản 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Viết chương trình lần lượt in các bảng cửu chương từ chương 2 đến chương 9?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Program Cuu_Chuong;
uses crt;
var i,j : integer;
begin
 clrscr;
 for i:= 2 to 9 do
 Begin
 Writeln('Bang cuu chuong ',i);
 For j := 1 to 9 do writeln(i,' x ', j, ' = ', j*i);
 readln
 end;
 readln
end.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Bài tập: Viết chương trình lần lượt in các bảng cửu chương từ chương 2 đến chương 9?
Program Cuu_Chuong;
uses crt;
var i,j : integer;
begin
 clrscr;
 for i:= 2 to 9 do
 Begin
 Writeln('Bang cuu chuong ',i);
 For j := 1 to 9 do writeln(i,' x ', j, ' = ', j*i);
 readln
 end;
 readln
end.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI TẬP VỀ SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP
Thời gian thực hiện 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc lặp trong lập trình.
- Biết cấu trúc lặp được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện lặp đi lặp lại một công việc nào đó.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
- Biết lệnh ghép trong pascal.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các thông tin trên máy tính.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Rèn luyện kĩ năng viết chương trình.
- Hiểu cú pháp và hoạt động của các câu lệnh lặp với số lần biết trước trong Pascal.
- Bước đầu viết được chương trình sử dụng câu lệnh lặp For do.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
- SGK, máy tính, phòng tin học.
Học sinh: 
- SGK, vở ghi chép.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
- Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Câu lệnh lặp là câu lệnh như thế nào? Cú pháp nó là gì?
c) Sản phẩm: 
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước for do.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận thống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để hiểu kĩ hơn về cách sử dụng lệnh lặp For do chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Sử dụng câu lệnh lặp For do trong lập trình thông qua một số bài tập.
Câu hỏi: Câu lệnh lặp là câu lệnh như thế nào? Cú pháp câu lệnh lặp?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Luyện tập - Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Nắm được cú pháp của câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
- Hiểu được cấu trúc và hoạt động của câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
- Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Hiểu được cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free pascal.
c) Sản phẩm: Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: Bài tập 1
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đưa ra yêu cầu bài tập.
?Viết mô tả thuật toán.
?Viết chương trình pascal.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện thảo luận nhóm 6 người.
*Sản phẩm học tập:
Các nhóm viết mô tả thuật toán và chương trình trên bảng phụ.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Hết thời gian GV cho các nhóm treo bảng phụ.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên cho các nhóm nhận xét chéo, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, đánh giá từng nhóm.
Giáo viên hướng dẫn các nhóm gõ chương trình trên máy tính.
Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh sửa lỗi nếu có.
1. Bài tập 1: Mô tả thuật toán và viết chương trình nhập vào N số nguyên từ bàn phím, đếm xem có bao nhiêu số nguyên dương trong N số đó?
Mô tả thuật toán:
Bước 1: Nhập N, i¬1,dem¬0;
Bước 2: Nhập số thứ i, a>0 thì dem¬dem+1
Bước 3: i¬i+1;
Bước 4: Nếu i<=N quay về bước 2;
Bước 5: In dem và kết thúc thuật toán.
Viết chương trình:
Program Bai_tap_1;
Uses crt;
Var n, I, a, dem:integer;
Begin
ClrScr;
Write(‘Nhap so n=’);readln(n);
Dem:=0;
For I:=1 to n do 
Begin
 Write(‘Nhap so thu ‘,I,’=’);readln(a);
If a>0 then dem:=dem+1;
End;
Write(‘Cac so duong la ‘,dem:3);
Readln
End.
Hoạt động 2.2: Bài tập 2
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đưa ra yêu cầu bài tập.
?Viết chương trình pascal.
?Gõ chương trình trên máy.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện thảo luận nhóm 6 người.
*Sản phẩm học tập:
Các nhóm viết chương trình trên bảng phụ và gõ chương trình trên máy tính.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Hết thời gian GV cho các nhóm treo bảng phụ.
Các nhóm chạy chương trình để xem kết quả.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên cho các nhóm nhận xét chéo, bổ sung.
Giáo viên nhận xét, đánh giá từng nhóm.
Giáo viên hướng dẫn các nhóm gõ chương trình trên máy tính.
Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh sửa lỗi nếu có.
1. Bài tập 2: Viết chương trình nhập vào N số nguyên dương từ bàn phím. In ra kết quả số lớn nhất trong dãy số vừa nhập.
Chương trình:
Program Tim_max;
Uses crt;
Var N, i, max,a: integer;
BEGIN
Clrscr;
Writeln(‘nhap vao N: ‘); readln(N);
Max:=0;
For i:=1 to n do
Begin
 Writeln(‘nhap so thu ‘,i,’ :’);
 readln(a);
if max<a then max:=a;
end;
writeln(‘so lon nhat la: ‘,max);
readln;
END.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
Bài thực hành 5: SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR DO
Thời gian thực hiện 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Vận dụng kiến thức của vòng lặp for do, câu lệnh ghép để viết chương trình.
- Tìm hiểu câu lệnh gotoxy (), where<>, câu lệnh lặp lồng nhau.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu và sửa lỗi chương trình.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc hiểu các chương trình trong SGK. 
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Tích cực tham gia thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết vấn đề về giáo viên đưa ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Viết chương trình có sử dụng vòng lặp for do;
- Sử dụng câu lệnh ghép trong chương trình;
- Đọc hiểu và sửa lỗi trong chương trình có sử dụng vòng lặp for .. do.
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, phòng máy.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- Học bài cũ, xem trước bài mới.
- SGK, SBT.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Ôn lại nội dung đã học ở tiết trước.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi ghi vào vở.
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi 1, 2, 3. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
* Sản phẩm học tập:
1. Cú pháp lệnh:
FOR := TO DO ;
Ý nghĩa: Khi thực hiện, biến đếm sẽ nhận giá trị là giá trị đầu, sau mỗi vòng lặp, biến đếm sẽ tự động tăng thêm một đơn vị cho đến khi bằng giá trị cuối thì dừng lại.
2. a. 25; b. n; c. 8
3. 
a. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cuối.
b. Giá trị cuối phải là một giá trị nguyên.
c. Khi khai báo, biến đếm (i) phải thuộc kiểu số nguyên. 
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân báo cáo.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiên thức mới.
1. Nêu cú pháp và ý nghĩa của câu lệnh lặp FOR DO
2. Em hãy cho biết số lần lặp của các câu lệnh sau:
a. For i:=1 to 25 do; 
b. For i:=1 to N do; 
c. For i:=3 to 10 do; 
3. Hãy chỉ ra chỗ không hợp lệ trong các câu lệnh sau:
a. For i:=10 to 1 do x:=x+1;
b. For i:=1 to 5.5 do x:=x+1;
c. Var i: real; 
 Begin 
 For i:=1 to N do x:=x+2; 
 End.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Khắc sâu kiến thức để viết các chương trình sử dụng câu lệnh lặp for do.
- Nâng cao kĩ năng đọc và tìm hiểu chương trình.
b) Nội dung: 
- Đọc và tìm hiểu chương trình có sử dụng lệnh lặp for .. do.
- Chạy chương trình với các bộ dữ liệu đưa ra.
c) Sản phẩm: Biết cách sử dụng câu lệnh lặp for do trong Free Pascal để viết một số chương trình đơn giản.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
Hoạt động 2.1: bài tập 1.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.
- Gv yêu cầu HS đọc và nghiên cứu nội dung SGK trang 60.
- HS: Đọc, nghiên cứu 
Hoàn thành các câu hỏi sau: 
Mục đích yêu cầu của bài?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Cá nhân tìm hiểu trả lời câu hỏi trên.
* Sản phẩm học tập:
- Viết được chương trình Pascal có câu lệnh lặp for .. do
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng đọc và tìm hiểu chương trình.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
----------------------------------------------------
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2.
GV Yêu cầu học sinh đọc bài thực hành số 1 SGK/60 và mở máy thực hiện các yêu cầu bài tập 1 SGK/60.
- HS: Đọc, nghiên cứu, thực hành theo nhóm máy.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hành trên máy tính theo nhóm làm bài tập.
* Sản phẩm học tập:
- Giải thích được các câu lệnh trong chương trình.
- Chạy chương trình và sửa lỗi (nếu có)
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá;
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
1. Mục đích, yêu cầu.
SGK/60
2. Nội dung
Bài tập 1. SGK-60
Viết chương trình in ra màn hình bảng nhân của một số từ 1 đến 9, và dừng màn hình để có thể quan sát kết quả.
a. Gõ chương trình 
b. Tìm hiểu ý nghĩa của các câu lệnh trong chương trình, dịch và sửa lỗi nếu có
c. Chạy chương trình với các giá trị nhập vào lần lượt từ 1, 2 9. Quan sát kết quả trên màn hình
Hoạt động 2.2: bài tập 2
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.
GV Yêu cầu học sinh đọc bài thực hành số 2 SGK/61.
- HS: Đọc, nghiên cứu.
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
- Em hãy cho biết ý nghĩa của các lệnh GotoXY, WhereX và WhereY?
- Để sử dụng được các lệnh GotoXY, WhereX và WhereY phải thực hiện khai báo gì?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm trẻ lời câu hỏi.
* Sản phẩm học tập:
- Chỉ sử dụng các lệnh GotoXY, WhereX và WhereY sau khi khai báo thưu viện Crt của Pascal
- Màn hình máy tính được chia thành các cột và các hàng, được tính bắt đầu từ góc trên bên trái. Câu lệnh GotoXY(a, b) có tác dụng đưa con trỏ về cột a, hàng b.
- WhereX cho biết số thứ tự của cột và WhereY cho biết số thứ tự của hàng đang có con trỏ.
Ví dụ: GotoXY(5,WhereY) đưa con trỏ về vị trí cột 5 của hàng hiện tại.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Cá nhân trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
----------------------------------------------------
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2.
GV Yêu cầu học sinh mở máy thực hiện các yêu cầu bài tập 1 SGK/60.
- HS: Đọc, nghiên cứu, thực hành theo nhóm máy.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hành trên máy tính theo nhóm làm bài tập.
* Sản phẩm học tập:
- Giải thích được các câu lệnh trong chương trình.
- Chạy chương trình và sửa lỗi (nếu có).
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá;
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
----------------------------------------------------
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3.
Yêu cầu HS tổng kết nội dung bài?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận trẻ lời câu hỏi.
* Sản phẩm học tập:
- Tổng kết SGK-62.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá;
- Giáo viên nhận xét, Tổng kết bài.
Bài tập 3. Giảm tải
Bài tập 2. SGK-61
Chỉnh sửa làm đẹp kết quả trên màn hình.
Tổng kết: SGK-62
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức để viết các chương trình sử dụng câu lệnh lặp for do.
c) Sản phẩm: Chạy và sửa lỗi chương trình.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Viết chương trình để tính tổng sau:
S=12+14+15+ +1(n+2)
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập:
Program bai_tap;
Uses crt;
Var n,i:integer;
 S:real;
Begin
 clrscr;
 write('nhap n:');readln(n);
 S:=0;
 for i:=1 to n do S:=S+1/(i+2);
 write('tong S=',S:8:2);
 readln
end.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo, thực hành chương trình.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Bài tập: Viết chương trình để tính tổng sau:
S=12+14+15+ +1(n+2)
Chạy chương trình với các bộ dữ liệu n=9; n=20; n=50.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học làm bài tập
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức để viết các chương trình sử dụng câu lệnh lặp for do.
c) Sản phẩm: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi
*Sản phẩm học tập:
1. A
2. B
3. D
4. B
5. C
6. C
7. A
*Báo cáo kết quả và thảo luận:
Cá nhân báo cáo từng câu hỏi.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm.
Câu 1. Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Không nên thay đổi giá trị của biến đếm trong câu lệnh lặp For..do, ví dụ câu lệnh sau đây là không nên sử dụng:
For i:=1 to n do i:=i+1;
A. Đúng; B. Sai.
Câu 2. Giá trị của S là bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
S:=2; For i:=0 to 2 do S:=S+2;
A. 2; B. 8; C. 9; D. 11.
Câu 3. Giá trị của S là bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
S:=5; For i:=1 to 3 do S:=S+3;
A. 5; B. 9; C. 18; D. 14.
Câu 4. Giá trị của S là bao nhiêu sau khi thực hiện câu lệnh:
S:=10; For i:=1 to 3 do S:=S-3;
A. -3; B. 1; C. 0; D. 13.
Câu 5. Hãy cho biết số lần lặp của câu lệnh sau:
For i:=58 to 200 do t:=t+2;
A. 58; B. 200; C. 143; D. 157.
Câu 6. Hãy cho biết số lần lặp của câu lệnh sau:
For i:=0 to 50 do t:=t+2;
A. 8; B. 28; C. 51; D. 50.
Câu 7. Hãy cho biết số lần lặp của câu lệnh sau:
For i:=2 to n do t:=t+2;
A. n-1; B. N-2; C. 2; D. n.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI TẬP VỀ SỬ DỤNG LỆNH LẶP FOR..TO..DO
Thời gian thực hiện 2 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức:
- Cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh lặp
- Các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp (lặp tiến và lặp lùi)
- Biết vận dụng cấu trúc lặp vào từng bài cụ thể để giải quyết đúng các bài toán.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.
- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh lặp.
- Viết đúng được lệnh for do trong một số tình huống đơn giản.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh lặp với số lần biết trước for do
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021.docx