Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Hằng và biến

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Hằng và biến

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu vai trò và cách khai báo của hằng và biến;

- Nhận biết được sự khác nhau giữa hằng và biến.

2. Thái độ:

- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở hoạt động.

III. Tiến trình

*CTHĐTQ ổn định tổ chức lớp học

 

doc 4 trang Phương Dung 30/05/2022 4190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Hằng và biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2021
Ngày giảng: 12/01/2021 (8B); 13/01 (8A); 14/01 (8C)
Tiết 37 - BÀI 6. HẰNG VÀ BIẾN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu vai trò và cách khai báo của hằng và biến;
- Nhận biết được sự khác nhau giữa hằng và biến.
2. Thái độ:
- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vở hoạt động.
III. Tiến trình
*CTHĐTQ ổn định tổ chức lớp học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động:
Cho HS hoạt động nhóm thảo luận để ôn lại khái niệm biến trong lập trình. HS nhớ lại được khái niệm biến. 
Hoạt động nhóm (4p)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
- Đọc thông tin ở phần hoạt động khởi động tìm hiểu lệnh scratch để nhớ lại khái niệm biến trong lập trình.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
+ Các hs đọc kĩ nội dung phần khởi động, thảo luận và trình bày hiểu biết của mình về nội dung vừa học.
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
- Biến là được dùng để lưu giá trị mà người dùng nhập vào từ bàn phím hoặc tính toán.; hằng là giá trị được cho trước không thay đổi
*ĐVĐ: Vậy hằng và biến có giống nhau không? Chúng được hiểu như thế nào? chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập:
Cho Hs đọc nghiên cứu tài liệu để hiểu về khái niệm Biến và hằng. Làm bài tập 1,2 với nội dung kiến thức vừa học. HS Hiểu vai trò và cách khai báo của hằng và biến; Nhận biết được sự khác nhau giữa hằng và biến.
Hoạt động cặp đôi (5p)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
-Đọc, tìm hiểu thông tin ở mục này trong TLHDH-tr 136 Để hiểu về khái niệm biến và hằng
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
-Các nhóm Hs đọc kĩ nội dung mục này 
+ Đại diện một vài nhóm báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình:
*Gv giải thích sự khác nhau giữa biến và hằng.
1) Hằng và biến. 
a) Biến dùng để lưu trữ dữ liệu một cách tạm thời, phục vụ quá trình tính toán của chương trình.
- Giá trị của biến có thể thay đổi bởi các lệnh khi thực hiện chương trình.
b) Hằng dùng để lưu trữ dữ liệu giống như biến, nhưng khác với biến, giá trị của hằng phải được quy định ngay từ đầu và không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện chương trình.
Hoạt động cá nhân (4p)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
E hãy đọc thông tin trong sách HDH-tr 136 để hiểu về cách khai báo biến và hằng, sau đó áp dụng làm bài tập.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
Cá nhân Hs đọc kĩ nội dung mục này, thực hành làm bài tập theo tài liệu. 
+ Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
* Gv nx và định hướng kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
2) Cách khai báo hằng và biến
- Cách khai báo hằng:
Const
 Tên_hằng = giá trị;
Ví dụ: Const
 Khoi_luong = 46.3;
 So_luong = 20;
- Cách khai báo biến:
Var 
 Tên_biến: kiểu_dữ_liệu;
Chú ý: Nếu có nhiều biến cùng kiểu thì có thể khai báo cùng lúc và các biến phân cách nhau bởi dấu phẩy.
Var danh_sách_biến: kiểu dữ liệu
Ví dụ: Var 
 a,b: Integer; x: real;
 c: char; d: boolean;
Hoạt động cá nhân (4p)
Bài tập 1: 
Trước khi sử dụng, cả hằng và biến đều phải được khai báo
Khai báo biến để xác định kiểu dữ liệu của nó.
Khai báohằng để xác định giá trị của nó.
Phần khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa Var (viết tắt của từ variatable: biến)
Phần khai báo hăng bắt đầu bằng từ khóa: Const (viết tắt của từ Constant: Hằng).
Hoạt động cá nhân (4p)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
E hãy đọc thông tin trong sách HDH-tr137 để hiểu về cách họn kiểu khi khai báo biến, sau đó áp dụng làm bài tập. 
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
Cá nhân hs đọc kĩ nội dung mục này theo y/c.
+ Cá nhân hs báo cáo kết quả
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
* Gv nx và định hướng kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
KQ:
- Biến dùng để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu đó thuộc kiểu nào thì phải khai báo biến thuộc kiểu đó
Ví dụ: Nếu dùng biến x để biểu diễn nghiệm của phương trình thì dòng khai báo sau đây không đúng vì nghiệm có thể không nguyên.
Var x: integer; trong trường hợp này phải khai báo biến thuộc kiểu thực x: real
Hoạt động cặp đôi (4p) Bài tập 2: 
a: integer;
b: real;
c: integer;
d: char
C. Hoạt động vận dụng:
Cho Hs vận dụng những kiến thức vừa học ở trên để làm bài tập. HS khai báo được phù hợp cho các hằng và các biến. 
Hoạt động cặp đôi (3p)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
- viết dòng khai báo phù hợp cho các hằng và biến sau đây .
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
Các nhóm hs đọc kĩ nội dung trong SHDH, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm)
* Gv nx và định hướng kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
KQ:
a) cost PI = 3.14;
b) var tb_tin: real;
c) var chieu_cao: integer;
d) var so_hoc_sinh: integer;
e) var Bien_chu_cai: char hoặc string;
IV. Củng cố, hướng dẫn về nhà.
1. Củng cố:
- Qua bài học em đã đạt được mục tiêu nào của bài?
- GV yêu cầu HS nhớ được mục tiêu cần đạt là: Hiểu vai trò và cách khai báo của hằng và biến; Nhận biết được sự khác nhau giữa hằng và biến.
 2. Hướng dẫn về nhà
- Đọc và xem lại các kiến thức về cách khai báo biến và hằng, phân biệt rõ sự khác nhau giữa biến và hằng. Đọc và nghiên cứu thêm phần tìm tòi mở rộng để hiểu thêm về các biến chiếm vùng nhớ có kích thước như thế nào, và hiểu rõ hơn miền giá trị của các kiểu dữ liệu.. Đọc và nghiên cứu trước bài thực hành 2. Làm bài tập 1;2 vào vở giờ sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_37_bai_6_hang_va_bien.doc