Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 27, Tiết 27, Bài 19 & 20: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Bài 19 & 20: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử, nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.
- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
Biết cách vận dụng nước và các hạt phấn hoa để phân tích.
- Thái độ: Hứng thú tập trung trong học tập. Cẩn thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 27, Tiết 27, Bài 19 & 20: Các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: 15/3/2021 Tiết : 27 Ngày dạy: 27/3/2021 CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Bài 19 & 20: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức: Nêu được các chất đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử, nêu được các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. - Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. Biết cách vận dụng nước và các hạt phấn hoa để phân tích. - Thái độ: Hứng thú tập trung trong học tập. Cẩn thận nghiêm túc hợp tác nhóm khi thảo luận. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Hai bình thuỷ tinh hình trụ đường kính 30 cm, khoảng 50 cm3 cát 50 cm3 ngô, 5 bình thủy tinh, 1 lọ đựng dung dịch sunfát màu xanh, 1 lọ nước. 2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà III. Tổ chức hoạt động học của học sinh: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài a.Kiểm tra bài cũ : b. Dẫn dắt vào bài: ( 2phút) GV: giới thiệu vào bài: giới thiệu nội dung của chương và cho hs quan sát thí nghiệm hình 19.2 sgk . đổ 50cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được hỗn hợp không được 100cm3 rượu và nước chỉ khoảng 95cm3 vạy còn 5cm3 rượu và nước biến đi đâu ? Để biết được điều này ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không (7 phút) Mục tiêu: HS biết được các chất cấu tạo từ các hạt riêng biệt GV: cho học sinh đọc phần thông báo ở sgk HS: Đọc và thảo luận 2 phút GV: Giảng cho học sinh biết hầu hết các chất đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt (Nguyên tử) HS: lắng nghe GV: Nguyên tử khác phân tử như thế nào ? HS: Nt là một hạt, Pt là một nhóm hạt. GV: Người ta dùng dụng cụ gì để thấy nguyên tử? HS: kính hiển vi hiên đại. GV: Cho hs quan sát hình 19.2 và 19.3 giới thiệu về kính hiển vi hiện đại và các nguyên tử silic HS: quan sát và lắng nghe GV: Các chất được cấu tạo như thế nào? HS:trả lời GV: cho hs ghi vào vở I/ Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt được gọi là nguyên tử, phân tử Hoạt động 2: Tìm hiểu giữa các phân tử có khoảng cách không : ( 8 phút) Mục tiêu:HS biết được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. GV: Quan sát hình 19.3 và hãy cho biết giữa các nguyên tử ấy có liên kết không? HS: Có khoảng cách GV: Để biết được giữa các nguyên tử thật sự có khoảng cách hay không ta tìm hiểu thí nghiệm mô hình như sau. GV: Lấy 50Cm3 cát trộn với 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100cm3 hỗn hợp không?tại sao? HS: Trả lời GV: Hãy giải thích câu hỏi đã nêu ra ở tình huấn đầu bài HS: Trả lời GV: Cho HS đọc phần 2 HS: Đọc phần 2 GV: Như vậy giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách. II/ Giữa các phân tử có khoảng cách không: 1. Thí nghiệm mô hình: C1: không được vì cát nhỏ hơn ngô nên cát có thể xen vào khoảng cách giữa các hạt ngô nên thể tích hỗn hợp không đến 100cm3. 2. Giữa các nguyên tử có khoảng cách Hoạt động 3: Tìm hiểu thí nghiệm Bơ-rao. ( 3 phút) Mục tiêu: HS biết được thí nghiệm Bơ - Rao GV: Cho hs đọc phần thông báo sgk HS: Đọc và thảo luận 2 phút GV: Phấn hoa là những hạt nhỏ Brao nhìn dưới kính hiển vi thấy nó chuyển động về mọi phía. III.Thí nghiệm Bờ rao (sgk) Hoạt động 4: Tìm hiểu các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng: ( 5phút) Mục tiêu:HS biết được các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển đông không ngừng. GV: Trở lại với phần tưởng tượng ở phần mở bài em hãy cho biết quả bóng có giống thí nghiệm Brao không? HS: Quả bóng giống hạt phấn hoa. GV: Em hãy tưởng tượng học sinh như gì ở trong TN Brao? HS: Phân tử nước GV: Tại sao phân tử nước có thể làm cho hạt phấn chuyển động? HS: Trả lời GV: Cho hs đọc và thảo luận C3 HS: Thực hiện trong 2 phút GV: Gọi hs lên và giải thích tại sao hạt phấn hoa chuyển động? HS: Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng và chạm vào hạt phấn từ nhiều phía. Làm hạt phấn chuyển động. GV Nhận xét cho hs quan sát hình 20.3 và giải thích thêm HS Quan sát và lắng nghe GV: chốt lại nội dung : các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng HS: lắng nghe và ghi vào vở IV.Phân tử, Nguyên tử chuyển động không ngừng: C1: Hạt phấn hoa C2: Phân tử nước C3: Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng nó va chạm vào hạt phấn từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng làm hạt phấn chuyển động. * các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng Hoạt động 5: Tìm hiểu chuyển động phân tử và nhiệt độ: ( 4 phút) Mục tiêu:HS biết được mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ. GV: Cho hs đọc và thảo luận phần này khoảng 3 phút. HS: đọc thông báo sgk và thảo luận trả lời GV: Chuyển động của phân tử có phụ thuộc vào nhiệt độ không? HS: có. V.Chuyển động của phân tử và nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 3 phút) Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học. -GV: tóm lược lại nội dung bài học - HS: Chú ý lắng nghe Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử hay phân tử. Giữa các nguyên tử hay phân tử có khoảng cách. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Hoạt động vận dụng: (10 phút) Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi. GV: Cho hs thảo luận trả lời GV: Hãy giải thích tai sao khi thả đường vào nước đường tan và nước có vị ngọt ? GV: Quả bóng cao su hay quả bóng bay dù có bơm căng khi bị cột chặt vẫn cứ ngày một xẹp dần, tai sao? GV: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng cá vẫn sống được trong nước HS: Thảo luận trả lời từ câu C3 đến C5 VI/Vận dụng: C3: khi khuấy lên các phân tử đường xen vào các phân tử nước và các phân tử xen và các phân tử đường C4: Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử khi có thể đi qua được. C5: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí hoà tan vào được. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (3 phút) Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về cấu tạo của nguyên tử và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn. - GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết” Học thuộc bài làm các bài tập trong sbt Xem trước bài“ Nhiệt năng” Học bài và làm 19.1 đến 19.15, 20.1 đến 20.18 sách bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM: . . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tuan_27_tiet_27_bai_19_20_cac_chat_duoc.docx