Hệ thống câu hỏi môn Vật lí Lớp 8

Hệ thống câu hỏi môn Vật lí Lớp 8

Câu 1.1: Một vật đứng yên khi:

A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.

C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi. D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.

Câu 1.2: Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?

A. Quả bóng đang chuyển động. C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà.

B. Quả bóng đang đứng yên. D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà.

Câu 1.3: Chuyển động của một vật càng nhanh khi:

A. Thời gian chuyển động càng dài. B. Thời gian chuyển động càng ngắn.

C. Vận tốc chuyển động càng lớn. D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ.

Bài 1.4: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: . là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

A. Vectơ B. Thay đổi

C. Vận tốc D. Lực

 

docx 26 trang thuongle 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống câu hỏi môn Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI MÔN VẬT LÝ 8
GÓI 1 ( TUẦN 1 - TUẦN 8)
MỨC ĐỘ 1. NHẬN BIẾT
TRẮC NGHIỆM
Câu 1.1: Một vật đứng yên khi:
A. Vị trí của vật với vật mốc càng xa. B. Vị trí của vật với vật mốc càng gần.
C. Vị trí của vật với vật mốc thay đổi. D. Vị trí của vật với vật mốc không đổi.
Câu 1.2: Quả bóng đang lăn trên sàn nhà. Câu phát biểu nào là đúng?
A. Quả bóng đang chuyển động. C. Quả bóng đang chuyển động so với sàn nhà. 
B. Quả bóng đang đứng yên.	 D. Quả bóng đang đứng yên so với sàn nhà.
Câu 1.3: Chuyển động của một vật càng nhanh khi:
A. Thời gian chuyển động càng dài. B. Thời gian chuyển động càng ngắn.
C. Vận tốc chuyển động càng lớn. D. Vận tốc chuyển động càng nhỏ.
Bài 1.4: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
A. Vectơ B. Thay đổi
C. Vận tốc D. Lực
Câu 1.5: Biểu thức tính vận tốc trung bình của vật chuyển động trên hai quãng đường. Câu nào là đúng?
A. 	 B. C. 	 D. 
Câu 1.6: Lực là nguyên nhân làm:
A. Tăng vận tốc của chuyển động. B. Giảm vận tốc của chuyển động.
C. Không đổi vận tốc của chuyển động. D. Thay đổi vận tốc của chuyển động.
Câu 1.7: Lực là một đại lượng vectơ vì:
A. Lực chỉ có độ lớn B. Lực chỉ có phương
C. Lực chỉ có chiều D. Lực chỉ có độ lớn, phương và chiều
Câu 1.8: Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được là do mọi vật đều có:
A. Quán tính B. Trọng lượng C. Thể Tích D. Khối lượng
Câu 1.9: Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng) gấp, hành khách trên xe sẽ bị ngã về phía:
A. Trái B. Trước C. Phải D. Sau
Câu 1.10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có là lực ma sát?
A. Kéo căng dây cao su B. Đế giày bị mòn
C. Khi lốp(vỏ) xe lăn trên đường D. Kéo khúc gỗ trên đường
Câu 1.11: Chuyển động cơ học là sự thay đổi
A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc.
B. vận tốc của vật
C. vị trí của vật so với vật mốc.
D. phương chiều của vật.
Bài 1.12: Hai lực cân bằng là:
A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.
B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.
C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.
Câu 1.13: Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc
A. giảm dần. B. tăng dần.
C. không đổi. D. tăng dần rồi giảm.
Câu 1.14: Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng sẽ:
A. thay đổi vận tốc B. thay đổi trạng thái
C. bị biến dạng D. không thay đổi trạng thái
Câu 1.15: Dưới tác dụng của các lực cân bằng:
A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình.
B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
C. Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng
D. Chỉ A, B sai.
Câu 1.16: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là
A. ma sát trượt. B. ma sát lăn.
C. ma sát nghỉ. D. quán tính.
Câu 1.17: Dụng cụ để xác định sự nhanh chậm của chuyển động của một vật gọi là
A. vôn kế B. nhiệt kế C. tốc kế D. ampe kế
Câu 1.18: Độ lớn của vận tốc có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật?
A. Cho biết hướng chuyển động của vật.
B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào.
C. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được.
Câu 1.19: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào
A. đơn vị chiều dài B. đơn vị thời gian
C. đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. D. các yếu tố khác.
Câu 1.20: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc
A. không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.
B. không đổi trong suốt quãng đường đi.
C. luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
1.1D
1.2C
1.3C
1.4D
1.5B
1.6D
1.7D
1.8A
1.9B
1.10A
1.11C
1.12D
1.13B
1.14D
1.15D
1.16C
1.17C
1.18C
1.19C
1.20D
B. TỰ LUẬN
Câu 1.1. Viết công thức tính vận tốc?
Câu 1.2. Viết công thức tính vận tốc trung bình?
Câu 1.3. Thế nào là vật chuyển động? Cho ví dụ?
Câu 1.4. Nêu khái niệm chuyển động đều? Cho ví dụ
Câu 1.5. Tại sao nói lực là 1 đại lượng véc tơ?
Câu 1.6. Nêu cách biểu diễn lực?
Câu 1.7. Nêu khái niệm hai lực cân bằng?
Câu 1.8. Nêu ý nghĩa và đơn vị của vận tốc?
Câu 1.9. Thế nào là vật đứng yên? Cho ví dụ?
Câu 1.10. Có mấy dạng chuyển động? Nêu và cho ví dụ về các dạng chuyển động đó?
Câu 1.11. Nêu tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đứng yên và vật đang chuyển động?
Câu 1.12.Thế nào là ma sát trượt? Cho ví dụ?
Câu 1.13. Thế nào là lực ma sát lăn? Cho ví dụ?
Câu 1.14. Thế nào là lực ma sát nghỉ? Cho ví dụ?
Câu 1.15.Thế nào là quỹ đạo chuyển động?
Câu 1.16. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?
Câu 1.17. Khi nào biết có lực tác dụng vào vật?
Câu 1.18. Nêu khái niệm chuyển động không đều? Cho ví dụ
Câu 1.19. Nêu cách biểu diễn hai lực cân bằng?
Câu 1.20. Tại sao nói chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối? Cho ví dụ?
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Câu 1.1. Công thức tính vận tốc : v = S/t ( S: là quãng đường đi được(m;km), t : là thời gian đi hết quãng đường(s;h) v : là vận tốc (m/s; km/h)
Câu 1.2. Công thức tính vận tốc trung bình vtb=(S1+S2+...Sn) : (t1+t2+...+tn)
Trong đó t1;t2;....tn lần lượt là thời gian đi hết quãng đường S1; S2....Sn
Câu 1.3. Một vật được coi là chuyển động nếu nó thay đổi vị trí so với vật được chọn làm mốc theo thời gian.
Ví dụ : Ô tô đang chuyển động so với cây ven đường.
Câu 1.4. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian.
VD : Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định
Câu 1.5. Lực là 1 đại lượng véc tơ vì:
Đại lượng véc tơ là đại lượng có phương, chiều và độ lớn. Mà lực là đại luowngj có cả phương, chiều và độ lớn.
Câu 1.6. Muốn biểu diễn lực ta phải biểu diễn các yếu tố sau:
+ Điểm đặt : là điểm mà lực tác dụng vào
+ Phương, chiều : là phương và chiều của lực
+ Cường độ : Biểu diễn theo một tỉ xích cho trước
Câu 1.7. Hai lực cân bằng : là hai lực cùng tác dụng vào 1 vật, cùng phương, cùng cường độ, chiều ngược nhau.
Câu 1.8. + ý nghĩa của vận tốc
- Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
+ Đơn vị của vận tốc : m/s; km/h
Câu 1.9. Một vật đứng yên khi vị trí của vật không thay đổi so với vật được chọn làm mốc theo thời gian.
VD : Cột điện đứng yên so với ngôi nhà.
Câu 1.10. Có 3 dạng chuyển động : chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển đọng tròn
Chuyển động thẳng : chuyển động của máy bay khi đã bay ổn định
Chuyển động cong : chuyển động của quả bóng khi HS đá.
Chuyển động tròn : chuyển động của đầu kim đồng hồ.
Câu 1.11.Tác dụng của hai lực cân bằng:
Hai lực cân bằng tác dụng vào vật đứng yên thì vật sẽ tiếp tục đứng yên.
Hai lực cân bằng tác dụng vào vật đang chuyển động sẽ làm vật tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Câu 1.12. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt 1 vật khác.
VD : kéo 1 tấm gỗ trượt trên mặt đất.
Câu 1.13. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt 1 vật khác.
VD : Ô tô đang chuyển động trên mặt đường( ma sát lăn xuất hiện khi bánh xe lăn trên mặt đường)
Câu 1.14. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
VD : Khi đẩy thùng phi ta phải đẩy với lực lớn hơn lực ma sát nghỉ của thùng phi thì thùng phi với chuyển động.
Câu 1.15. Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn Mặt Trời làm mốc. Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn Trái Đất làm mốc.
Câu 1.16. Quỹ đạo chuyển động là đường mà vật chuyển động vạch ra.
Câu 1.17. Lực tác dụng vào vật sẽ làm vật biến dạng hoặc biến đối chuyển động.
Câu 1.18. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc của vật thay đổi theo thời gian.
 VD : Ô tô chuyển động từ TB lên HN.
Câu 1.19. Cách biểu diễn hai lực cân bằng
Gốc : tại trọng tâm của vật
Phương và chiều của 2 lực ( 2 lực cùng phương, ngược chiều)
Cường độ ( 2 lực có cùng cường độ) được biểu diễn theo tỉ xích cho trước.
Câu 1.20. Chuyển động và đứng yên chỉ có tính tương đối còn tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
VD : Người ngồi trên ô tô chuyển động so với cây ven đường nhưng lại là đúng yên so với sàn ô tô.
MỨC ĐỘ II. THÔNG HIỂU
TRẮC NGHIỆM
Câu 2.1: Một xe ô tô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là:
A. 2/3 h B. 1,5 h C. 75 phứt D. 120 phút
Câu 2.2: Một người đi xe đạp với vận tốc 4m/s, vận tốc này bằng với:
A. 14,4 km/h B. 144 km/h C. 9 km/h D. 0,9 km/h
Câu 2.3. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
Thời gian đi của xe đạp.
Quãng đường đi của xe đạp.
Xe đạp đi 1 giờ được 12km.
Mỗi giờ xe đạp đi được 12km.
Câu 2.4. Vận tốc của ô tô là 40 km/ h, của xe máy là 11,6 m/s, của tàu hỏa là 600m/ phút. Cách sắp xếp theo thứ tự vận tốc giảm dần nào sau đây là đúng.
Tàu hỏa – ô tô – xe máy.
Ô tô- tàu hỏa – xe máy.
Tàu hỏa – xe máy – ô tô.
Xe máy – ô tô – tàu hỏa.
Câu 2.5. Một người đi xe máy trong 6 phút được quãng đường 4 km. Trong các kết quả vận tốc sau kết quả nào SAI?
v = 40 km/h.
v = 400 m / ph.
v = 0.67 km/ ph.
v = 11,1 m/s.
Câu 2.6. Một người đi quãng đường dài 1,5 km với vận tốc 10m/s. thời gian để người đó đi hết quãng đường là:
t = 0,15 giờ.
t = 15 giây.
t = 2,5 phút.
t = 14,4phút.
Câu 2.7. Một người đi xe máy với vận tốc 12m/s trong thời gian 20 phút. Quãng đường người đó đi được là:
240m.
2400m.
14,4 km.
4km.
Câu 2.8. Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng?
 A.	Xe đột ngột tăng vận tốc.
 B.	Xe đột ngột giảm vận tốc.
 C.	Xe đột ngột rẽ sang phải.
 D.	Xe đột ngột rẽ sang trái.
Câu 2.9. Trong các trường hợp xuất hiện lực dưới đây trường hợp nào là lực ma sát.
A.	Lực làm cho nước chảy từ trên cao xuống.
B.	Lực xuất hiện khi lò xo bị nén.
C.	Lực xuất hiện làm mòn lốp xe.
D.	Lực tác dụng làm xe đạp chuyển động.
Câu 2.10. Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó.
Câu 2.11.Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.
Gió thổi cành lá đung đưa .
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng ten nít bị bật ngược trở lại.
Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Câu 2.12. Trong các chuyển động dưới đây chuyển động nào do tác dụng của trọng lực.
Xe đi trên đường.
Thác nước đổ từ trên cao xuống.
Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Câu 2.13. Trường hợp nào dưới đây chuyển động mà không có lực tác dụng.
Xe máy đang đi trên đường.
Xe đạp chuyển động trên đường do quán tính.
Chiếc thuyền chạy trên sông.
Chiếc đu quay đang quay.
Câu 2.14. Kết luận nào sau đây không đúng:
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động.
Lực là nguyên nhân làm biến dạng vật.
Lực có thể vừa làm biến dạng vừa làm biến đổi chuyển động của vật.
Câu 2.15. Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
Phương , chiều.
Điểm đặt, phương, chiều.
Điểm đặt, phương, độ lớn.
 D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM MỨC 2
2.1D
2.2A
2.3C
2.4D
2.5B
2.6C
2.7C
2.8D
2.9C
2.10A
2.11B
2.12B
2.13B
2.14A
2.15D
B. TỰ LUẬN MỨC 2
Câu 2.1. Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết đường Hà Nội – Hải Phòng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu km/h, bao nhiêu m/s?
Câu 2.2.Một người đi xe máy xuất phát tại A lúc 7 giờ 20 phút và đến B lúc 8 giờ 5 phút. Tính vận tốc của người đó theo km/h và m/s. Biết quãng đường từ A đến B là 24,3 km.
Câu 2.3. Một máy bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
Câu 2.4. Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này.
Câu 2.5. Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?
Câu 2.6. Một ô tô khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang. Biết lực cản lên ô tô bằng 0,25 lần trọng lượng của xe.
a) Kể các lực tác dụng lên ô tô.
b) Biểu diễn các lực trên theo tỉ xích 0,5 cm ứng với 5000N.
Câu 2.7. Một ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ô tô là 800N.
a) Tính độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ô tô (bỏ qua lực cản không khí).
b) Khi lực kéo của ô tô tăng lên thì ô tô chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?
c) Khi lực kéo của ô tô giảm đi thì ô tô sẽ chuyển động như thế nào nếu coi lực ma sát là không thay đổi?
Câu 2.8. Tại sao bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm rải trên bậc lên xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp?
Câu 2.9. Tại sao phải đổ đất, đá, cành cây hoặc lót ván vào vũng sình lầy để xe vượt qua được mà bánh không bị quay tít tại chỗ?
Câu 2.10. Tại sao phải dùng những con lăn bằng gỗ hay các đoạn ống théo kê dưới những cỗ máy nặng để di chuyển dễ dàng?
Câu 2.11. Tại sao ô tô, xe máy, các máy công cụ, sau một thời gian sử dụng lại phải thay “dầu” định kỳ?
Câu 2.12. Vì sao trong một số đồ chơi: Ô tô, xe lửa, máy bay không chạy bằng dây cót hay pin. Trong đó, chỉ có một bánh “đà” khối lượng lớn gắn với bánh xe bằng hệ thống bánh răng. Muốn xe chuyển động chỉ cần xiết mạnh bánh xe xuống mặt sàn vài lần làm bánh “đà” quay rồi buông tay. Xe chạy khá lâu và chỉ dừng lúc bánh “đà” ngừng quay.
Câu 2.13. Vì sao các vận động viên nhảy dù, nhảy cao, nhảy xa lúc tiếp đất chân đều khuỵu xuống?
Câu 2.14. Vì sao khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh phải thắt dây an toàn.
Câu 2.15. Vì sao khi lưỡi cuốc, xẻng, đầu búa bị lỏng cán, người ta chỉ cần gõ mạnh đầu cán còn lại xuống sàn?
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 2
Câu 2.1.
Tóm tắt: s = 100km; t2 = 10h; t1 = 8h; v = ?
Khoảng thời gian ôtô đi từ Hà Nội đến Hải Phòng là: t = t2 – t1 = 10 – 8 = 2h
Vận tốc của ôtô là: 
Đổi ra m/s là: 
Câu 2.2. Thời gian người đó đi từ A đến B là:
t = 8h5’ – 7h20’ = 45’ = 2700s
Quãng đường từ A đến B dài: s = 24,3 km = 24300 m
Vận tốc của người đó:
Câu 2.3. Tóm tắt: v = 800 km/h, s = 1400 km. t = ?
Thời gian máy bay là: t = s/v = 1400/800 = 1,75h = 1h45'
Câu 2.4. Do quán tính con báo đang chuyển động về phía trước nên con báo không kịp đổi hướng theo linh dương, nhờ đó mà linh dương trốn thoát.
Câu 2.5. Vì khi xe đang chuyển động về phía trước hãm phanh trước đột ngột do quán tính xe chưa thể thay đổi vận tốc ngay được khiến bánh trước bị bó cứng, đầu xe trượt trên đường gây nguy hiểm nên khi xuống dốc muốn dừng lại ta nên hãm phanh bánh sau.
Câu 2.6. a) Các lực tác dụng lên ô tô: trọng lực P,lực phát động F,lực cản Fc→và lực đỡ của mặt đường Q→
b) Trọng lực có độ lớn là: P = 10.m = 10.2000 = 20000N
Lực cản tác dụng lên ô tô có độ lớn là: Fc = 0,25.P = 0,25.20000 = 5000N
Các lực được biểu diễn như trong hình dưới đây:
Câu 2.7. a) Ô tô chuyển động thẳng đều khi lực kéo cân bằng với lực ma sát.
Vậy: Fms = Fkéo = 800N.
b) Lực kéo tăng ( Fk > Fms), ô tô chuyển động nhanh dần.
c) Lực kéo giảm (Fk< Fms), ô tô chuyển động chậm dần.
Câu 2.8. Trên bề mặt vợt bóng bàn, găng tay thủ môn, thảm rải trên bậc xuống thường dán lớp cao su có nổi gai thô ráp, mục đích để tăng ma sát.
Câu 2.9. Bánh xe bị quay tít tại chỗ là do khi đó lực ma sát nhỏ. Vì vậy chúng ta phải đổ đất đá, cành cây hoặc lót ván để tăng ma sát.
Câu 2.10. Dùng con lăn bằng gỗ hay các ống thép kê dưới những cỗ máy nặng khi đó ma sát lăn có độ lớn nhỏ nên ta dễ dàng di chuyển cỗ máy.
Câu 2.11. Sau một thời gian sử dụng, phải thay dầu định kì để bôi trơn các trục, để giảm ma sát.
Câu 2.12. Do bánh đà có khối lượng lớn nên có quán tính lớn.
Câu 2.13. Khi tiếp đất chân chạm đất sẽ dừng lại ngay nhưng người còn tiếp tục chuyển động theo quán tính nên các vận động viên đều phải khuỵu chân để dừng lại một cách từ từ.
Câu 2.14. khi ngồi trên máy bay lúc cất cánh hoặc hạ cánh, ngồi trên ô tô đang phóng nhanh vận tốc của người bị thay đổi đột ngột. Do quán tính người không thể đổi hướng chuyển động ngay và tiếp tục chuyển động như cũ nên phải thắt dây để đảm bảo an toàn.
Câu 2.15. Khi ta đóng mạnh đầu cán xuống sàn thì cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống. Cán búa chạm đất thì dừng lại đột ngột khi đó lưỡi cuốc, xẻng hay đầu búa vẫn chuyển động xuống do có quán tính nên đầu búa lún sâu vào cán búa làm cho búa chắc hơn.
MỨC ĐỘ 3. VẬN DỤNG
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 3.1. Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi trên xe sẽ thấy các giọt mưa:
A. cũng rơi theo đường thẳng đứng.
B. rơi theo đường chéo về phía trước.
C. rơi theo đường chéo về phía sau.
D. rơi theo đường cong.
Câu 3.2. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự rơi của chiếc lá.
B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
C. Sự thay đổi đường đi của tia sáng từ không khí vào nước.
D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
Câu 3.3. Một ô tô chở khách chạy trên đường, người phụ lái đi soát vé của hành khách trên xe. Nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì trường hợp nào dưới đây đúng?
A. Người phụ lái đứng yên
B. Ô tô đứng yên
C. Cột đèn bên đường đứng yên
D. Mặt đường đứng yên
Câu 3.4. Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng đang chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C
A. đứng yên.
B. chạy lùi ra sau.
C. tiến về phía trước.
D. tiến về phía trước rồi sau đó lùi ra sau
Câu 3.5. Trong đêm tối từ lúc thấy tia chớp lóe sáng đến khi nghe thấy tiếng bom nổ khoảng 15 giây. Hỏi chỗ bom nổ cách người quan sát bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí bằng 340 m/s.
A. 5100 m B. 5000 m
C. 5200 m D. 5300 m
 Câu 3.6. Một máy bay bay với vận tốc 800 km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
A. 1 giờ 20 phút B. 1 giờ 30 phút
C. 1 giờ 45 phút D. 2 giờ
Câu 3.7. Một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2?
D. Cả B và C đều đúng
Câu 3.8. Một ô tô lên dốc với vận tốc 16 km/h, khi xuống lại dốc đó, ô tô này chuyển động nhanh gấp đôi khi lên dốc. Vận tốc trung bình của ô tô trong cả hai đoạn đường lên dốc và xuống dốc là:
A. 24 km/h B. 32 km/h
C. 21,33 km/h D. 26 km/h
Câu 3.9. Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ:
Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?
A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.
D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.
Câu 3.10. Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:
A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.
B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.
C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.
D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.
ĐÁP ÁN
3.1C
3.2C
3.3B
3.4C
3.5A
3.6C
3.7B
3.8C
3.9A
3.10C
B. TỰ LUẬN MỨC 3
Câu 3.1. Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút. Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút, hai người cách nhau bao nhiêu km?
Câu 3.2. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 20m/s rồi đi ngược dòng từ B về A với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về.
Câu 3.3. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với bờ sông. Nước chảy với vận tốc 2km/h so với bờ sông. Vận tốc của thuyền so với dòng nước là bao nhiêu?
Câu 3.4. Một chiếc thuyền chuyển động xuôi dòng với vận tốc 17km/h so với bờ sông. Nước chảy với vận tốc 3km/h so với bờ sông. Vận tốc của thuyền so với dòng nước là:
Câu 3.5. Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 2km/h so với bờ. Hãy tính vận tốc của thuyền so với bờ?
Câu 3.6. Lúc 7 giờ sáng, một canô xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 48km mất khoảng thời gian 2h. Cùng lúc ấy tại bến A có một đám bèo trôi theo dòng nước. Người ta thấy cứ sau 1 giờ thì thuyền và bèo cách nhau thêm 20km.
a) Chọn đám bèo làm vật mốc thì vận tốc của ca nô là bao nhiêu?
b) Ca nô sau khi đến B thì quay trở lại A. Khi đó vận tốc của thuyền so với đám bèo là bao nhiêu? Công suất của động cơ coi như không đổi.
Câu 3.7. Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều với v = 8m/s so với mặt nước, còn mặt nước tĩnh lặng. Một người đi đều trên sàn thuyền có v = 1,6m/s so với thuyền. Xác định vận tốc của người đó so với mặt nước trong các trường hợp.
a) Người và thuyền chuyển động cùng chiều.
b) Người và thuyền chuyển động ngược chiều.
Câu 3.8. Một canô chạy thẳng đều xuôi dòng từ bến A đến bến B cách nhau 48km mất khoảng thời gian 4 giờ. Vận tốc của dòng chảy là 6km/h. Một đám bèo trôi theo dòng nước. Chọn đám bèo làm vật mốc thì vận tốc của ca nô là bao nhiêu?
Câu 3.9. Ta biết rằng, lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật. Khi tàu khởi hành, lực kéo đầu máy làm tàu tăng dần vận tốc. Nhưng có những đoạn đường, mặc dù đầu máy vẫn chạy để kéo tàu nhưng tàu không thay đổi vận tốc. Điều này có mâu thuẫn với nhận định trên không? Tại sao?
Câu 3.10. Quả cầu nặng 0,2kg được treo vào một sợi dây cố định (H.5.1). Hãy biểu diễn các vectơ lực tác dụng lên quả cầu. Chọn tỉ xích 1N ứng với 1cm.
ĐÁP ÁN
Câu 3.1.
Người thứ 1: s1 = 300m; t1 = 1 phút = 60s.
Người thứ 2: s2 = 7,5km = 7500m; t2 = 0,5h = 1800s.
a) So sánh v1, v2 ?
b) Sau thời gian t = 20 phút, khoảng cách hai người ? (km)
Lời giải:
a) Vận tốc của người thứ nhất là:
Vận tốc của người thứ hai là:
Vì v1 > v2 nên người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.
b)
Ta có: t = 20 phút = 1/3 giờ
v1 = 5m/s = 18km/h;
v2 = 4,17m/s = 15km/h
Sau thời gian t = 20 phút = 1/3 giờ, người thứ nhất đi được quãng đường là:
s1 = v1 x t = 18 x 1/3 = 6(km)
Khi đó người thứ hai đi được quãng đường là:
s2 = v2 x t = 15 x 1/3 = 5(km)
Sau thời gian 20 phút, khoảng cách hai người là:
s = s1 - s2 = 6 - 5 = 1(km)
Câu 3.2.
vxuôi dòng = v1 = 20m/s; vngược dòng = v2 = 10m/s; vtb = ?
Gọi quãng đường AB là S (m).
Thời gian ca nô đi xuôi dòng là:
Thời gian ca nô đi ngược dòng là:
Vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về là:
Câu 3.3. - Vì dòng nước và thuyền chuyển động ngược chiều nhau. Nên nếu chọn dòng nước là mốc thì vận tốc thuyền là:
 14 +2 = 16 (km/h)
Đáp số: 16km/h
Câu 3.4.- Vì dòng nước và thuyền chuyển động cùng chiều nhau. Nên nếu chọn dòng nước là mốc thì vận tốc thuyền là:
 17 – 3 = 14 (km/h)
Câu 3.5.- Vì thuyền và dòng nước chuyển động cùng phương và ngược chiều. Nên vận tốc thuyền so với mặt nước bằng tổng vận tốc của thuyền so với bờ và vận tốc dòng nước.
- Vận tốc thuyền so với bờ là:
 14 – 2 = 12 (km/h)
Đáp số: 12km/h
Câu 3.6.
a) Mỗi 1 giờ thì thuyền và đám bèo cách xa nhau thêm 20km. Như vậy nếu chọn đám bèo làm mốc thì vận tốc của thuyền là 20km/h
b) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
 48 : 2 = 24 (km/h)
- Vận tốc của dòng nước là:
 24 – 20 = 4 (km/h)
- Vận tốc của thuyền so với bờ khi ngược dòng là:
 20 – 4 = 16 (km/h)
- Đám bèo trôi theo dòng nước nên vận tốc của nó là 4km/h.
- Vận tốc của thuyền so với bèo là:
 16 + 4 = 20 (km/h)
Đáp số:
 a) 20km/h
 b) 20km/h
Câu 3.7.- Gọi v12 là vận tốc của người so với mặt nước.
 v1 là vận tốc của người so với thuyền
 v2 là vận tốc của thuyền so với mặt nước biển.
- a) Khi người và thuyền chuyển động cùng phương, chiều:
 v12 = v1 + v2 = 1,6+8 = 9,6 (m/s)
- b) Khi người và thuyền chuyển động cùng phương, ngược chiều:
 v12 = v2 - v1 = 8 - 1,6 = 6,4 (m/s)
Đáp số:
 a) 9,6m/s
 b) 6,4m/s
Câu 3.8. - Gọi v1 là vận tốc của ca nô so với bờ
 v2 là vận tốc của nước so với bờ
 v21 là vận tốc của ca nô so với đám bèo
- Vận tốc của ca nô với bờ là :
 v1 =S : t = 48 : 4 = 12 (km/h)
- Đám bèo trôi theo dòng nước nên đám bèo chuyển động cùng phương, chiều và độ lớn với dòng nước. Ca nô cũng chuyển động cùng phương, chiều với dòng nước, nên ca nô chuyển động cùng phương, chiều với đám bèo.
- Vận tốc của ca nô so với đám bèo là:
 v21 = v1 - v2 = 12 – 6 = 6 (km/h)
Đáp số: 6km/h
Câu 3.9. Khi lực kéo của đầu máy cân bằng với lực cản tác dụng lên đoàn tàu sẽ làm đoàn tàu không thay đổi vận tốc. Do vậy điều này không mâu thuẫn với nhận định lực tác dụng lên vật làm thay đổi vận tốc của vật.
Câu 3.10.
Trọng lực P của quả cầu có độ lớn: P = 10.m = 10.0,2 = 2N
Ta thấy quả cầu đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng nhau (trọng lực P→và sức căng T→)
MỨC ĐỘ 4. VẬN DỤNG (CAO)
TRẮC NGHIỆM
Câu 4.1. Một người đi xe máy từ A đến B. Trên đoạn đường đầu người đó đi hết 15 phút. Đoạn đường còn lại người đó đi trong thời gian 30 phút với vận tốc 12m/s. Hỏi đoạn đường dầu dài bao nhiêu? Biết vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là 36km/h.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
3 km.
5,4 km.
10,8 km.
21,6 km.
Câu 4.2. Một học sinh đi xe đạp trên một đoạn đường dốc dài 100m. 75 m đầu học sinh đó đi với vận tốc 2,5 m/s. Biết thời gian đi cả đoạn dốc là 35 giây. 
Thời gian học sinh đó đi hết đoạn đường còn lại là:
5 giây.
15 giây.
20 giây.
30 giây.
Câu 4.3. Một ôtô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h, cũng đi từ bến trên, một người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô sẽ đuổi kịp ôtô lúc:
A. 8h
B. 8h30 phút
C. 9h
D. 7h40 phút
Câu 4.4: Một người đi xe đạp khởi hành từ A đến B với vận tốc 12 km/h. Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36 km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi thì sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?
A. 1 giờ B. 1,5 giờ
C. 2 giờ D. 2,5 giờ
Câu 4.5: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 40 km/h. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 60 km/h. Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
A. 15 giờ 37 phút B. 15 giờ 50 phút
C. 16 giờ 7 phút D. 16 giờ 30 phút.
ĐÁP ÁN
4.1B
4.2A
4.3C
4.4B
4.5C
 B. TỰ LUẬN MỨC 4
 Câu 4.1. Hai ô tô cùng khởi hành và chuyển động thẳng đều và ngược chiều nhau. Vận tốc của xe thứ nhất gấp 1,2 lần vận tốc của xe thứ hai. Ban đầu hai xe cách nhau 198 km và sau 2 giờ thì hai xe gặp nhau. Tính vận tốc của hai xe?
Câu 4. 2. Một người đứng ở sân ga nhìn ngang đầu toa thứ nhất của đoàn tàu đang khởi hành, thấy toa thứ nhất đi qua trước mặt trong thời gian 6s. Giả sử chuyển động của đoàn tàu là nhanh dần và cứ toa sau đi qua trước mặt người quan sát trong thời gian ít hơn toa liền trước là 0,5s. Chiều dài mỗi toa là 10m. Tìm thời gian để toa thứ năm đi qua trước mặt người quan sát và vận tốc trung bình của đoàn tàu năm toa khi khởi hành?
Câu 4.3. Trong một phút, một người ngồi trên xe lửa đếm được 60 lần xe qua chỗ nối đường ray. Tính vận tốc của đoàn tàu ra km/h, biết tàu chuyển động đều và mỗi đoạn đường ray dài 15m.
Câu 4.4. Một canô đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc 20m/s rồi đi ngược dòng từ B về A với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về.
Câu 4.5. Lúc 12 giờ trưa, một ô tô xuất phát từ điểm A tới B với vận tốc 60km/giờ. Cùng lúc đó, từ điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi xe máy với vận tốc 45 km/giờ về B. Hỏi lúc mấy giờ ô tô đuổi kịp người đi xe máy?
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN MỨC 4
Câu 4.1. Gọi v1, v2 lần lượt là vận tốc của xe thứ nhất và xe thứ hai.
Vận tốc của xe thứ nhất gấp 1,2 lần vận tốc của xe thứ hai nên v1 = 1,2.v2
Do hai xe đi ngược chiều nhau nên sau mỗi giờ (1h) hai xe lại gần nhau 1 khoảng:
v1 + v2 = 1,2.v2 + v2 = 2,2.v2.
Ban đầu hai xe cách nhau 198 km và sau 2h hai xe gặp nhau nên ta có:
2,2.v2.2 = 198
⇒ v2 = 45km/h và v1 = 54km/h.
Câu 4.2.
Thời gian toa sau qua trước mặt người quan sát nhiều hơn toa liền trước là 0,5s nên thời gian toa thứ hai qua trước mặt người quan sát: t2 = 6 – 0,5.1 = 5,5s.
Tương tự như vậy, ta tìm được thời gian để toa thứ năm đi qua trước mặt người quan sát là: t5 = 6 – 0,5.4 = 4s.
Tổng thời gian đoàn tàu qua trước mặt người quan sát:
t = 6 + 5,5 + 5 + 4,5 + 4 = 25s.
Chiều dài của đoàn tàu 5 toa là: s = 5.10 = 50m.
Vận tốc trung bình của đoàn tàu vào ga là:
Câu 4.3. Đổi 1 phút = 1/60 h.
Quãng đường mà tàu đã chuyển động được trong một phút là:
S = 60.15 = 900m = 0,9km
Vận tốc của đoàn tàu ra km/h là:
Câu 4.4. vxuôi dòng = v1 = 20m/s; vngược dòng = v2 = 10m/s; vtb = ?
Gọi quãng đường AB là S (m).
Thời gian ca nô đi xuôi dòng là:
Thời gian ca nô đi ngược dòng là:
Vận tốc trung bình của ca nô trong cả quãng đường đi và về là:
Câu 4.5
 Mỗi giờ xe ô tô lại gần xe máy được là: 60-45=15 (km)
- Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 40 : 15 = 8/3 (giờ) = 2 giờ 40 phút
- Hai xe gặp nhau lúc: 12 giờ + 2 giờ 40 phút = 14 giờ 40 phút
Đáp số: 14 giờ 40 phút

Tài liệu đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_mon_vat_li_lop_8.docx