Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương: Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang - Nguyễn Thị Hậu

Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương: Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang - Nguyễn Thị Hậu

I – GIỚI THIỆU

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc vùng đất Tràng Kênh – Bạch Đằng

 ( Huyện Thủy Nguyên )

Cách trung thâm thành phố Hải Phòng khoảng 18km về phía Đông Bắc

Là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta.

Đây là quần thể kiến trúc tâm linh mang giá trị lịch sử, văn hóa, gắn liền với những chiến công oanh liệt của Đức Vương Ngô Quyền (năm 938), Vua Lê Đại Hành (năm 981), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (năm 1288) trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại.

 

pptx 8 trang phuongtrinh23 27/06/2023 3250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Địa lí Lớp 8 - Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu địa phương: Tìm hiểu khu di tích Bạch Đằng Giang - Nguyễn Thị Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌM HIỂU KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG 
GIÁO VIÊN : NGUYỄN THỊ HẬU 
TRƯỜNG TH-THCS THUỴ HẢI- THÁI THUỴ THÁI BÌNH 
I – GIỚI THIỆU 
Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc vùng đất Tràng Kênh – Bạch Đằng 
 ( Huyện Thủy Nguyên ) 
Cách trung thâm thành phố Hải Phòng khoảng 18km về phía Đông Bắc 
Là địa danh nổi tiếng với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược trong lịch sử nước ta. 
Đây là quần thể kiến trúc tâm linh mang giá trị lịch sử, văn hóa, gắn liền với những chiến công oanh liệt của Đức Vương Ngô Quyền (năm 938), Vua Lê Đại Hành (năm 981), Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (năm 1288) trên dòng sông Bạch Đằng huyền thoại. 
II – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 
Khu di tích này vốn là một ngôi miếu cổ thờ vong linh các tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên dòng sông Bạch Đằng. Để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc lập nên những chiến thắng vang dội trên dòng sông lịch sử, người dân và nhiều nhà hảo tâm đã chung tay góp sức xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang - một quần thể kiến trúc quy mô bề thế, khang trang như hiện nay. 
Công trình được xây dựng vào năm 2008 và chính thức hoạt động đưa vào sử dụng vào năm 2011. Có thể coi Bạch Đằng Giang là một công viên rộng lớn, khang trang giúp du khách cảm nhận nhiều sự khác nhau về nghệ thuật kiến trúc hiện đại. 
III – GIÁ TRỊ LỊCH SỬ 
 Sông Bạch Đằng nổi tiếng với 3 chiến công của dân tộc Việt Nam: 
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938 : Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán 
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 981: Hoàng đế Lê Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược 
Trận thủy chiến sông Bạch Đằng năm 1288: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Mông - Nguyên (trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba ). 
Tháng Chạp năm 938, Hoằng Tháo dẫn quân Nam Hán tiến vào sông Bạch Đằng, xâm lược nước ta. 
Ngô Quyền bố trí trận địa cọc dưới lòng sông rồi cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua, dụ địch đuổi theo. 
 Khi thủy triều rút, đầu cọc bịt sắt nhô lên, Ngô Quyền huy động toàn lực phản công. Quân Nam Hán trước sau đều bị chặn đánh quyết liệt, thuyền giặc đâm phải cọc chìm đắm vô số. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc ta. 
Đến năm 981, cũng trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử, Hoàng đế Lê Hoàn đã học theo kế sách của Ngô Quyền 43 năm trước để đánh bại quân Tống xâm lược, giết chết tướng giặc Hầu Nhân Bảo, làm nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội lần thứ hai, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Đại Cồ Việt. 
Năm 1288, sông Bạch Đằng lại một lần nữa cuộn sóng, nhấn chìm quân xâm lược Nguyên-Mông. Trận Bạch Đằng 1288 của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lăng của đế chế Mông-Nguyên xuống vùng Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu, tan rã đế chế hùng mạnh, tàn bạo này. 
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NỔI TIẾNG Ở KHU DI TÍCH BẠCH ĐẰNG GIANG 
Đền Thờ Quốc Vương Ngô Quyền 
Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành. 
Linh Từ Tràng Kênh Thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn 
Đền Thờ Chủ Tịch Hồ Chi Minh 
Mở Rộng : Giới Thiệu Về Bãi Cọc Cao Quỳ 
Thuộc khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên 
Kết quả khai quật đã phát hiện được 37 cọc gỗ, 2 cụm gỗ, 22 hố cọc và 4 hố đất đen. Các cọc này xuất lộ ở độ sâu khá tương đồng. Chúng được đóng, chôn trong khu vực chứa nhiều bùn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Đây là khu vực bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rõ ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc có kích thước không đều nhau, loại nhỏ từ 10-18cm, loại lớn từ 28-32cm, đặc biệt có cọc đường kính từ 37-40cm. Các cọc chủ yếu làm bằng gỗ sến nhựa và lim. 
Việc phát hiện, khai quật được các bãi cọc Bạch Đằng - chứng tích một phần của các trận địa năm xưa có ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học quân sự và văn hóa lịch sử, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và ý nghĩa hơn nhiều 
IV – GIÁ TRỊ VĂN HÓA 
Ghi nhận những giá trị to lớn nói trên, đầu năm 2021 Khu di tích Bạch Đằng Giang đã vinh dự được nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia. Sự kiện này minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của thành phố Hải Phòng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa của Khu di tích. Được biết, theo kế hoạch, thành phố Hải Phòng sẽ cùng các chuyên gia, cơ quan chuyên môn tiếp tục nghiên cứu, từng bước bổ sung giá trị hướng tới trình đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích chiến thắng trên sông Bạch Đằng là Di sản văn hóa thế giới. 
Khu du tích Bạch Đằng Giang là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “3 không” bao gồm: không thương mại, không thu phí, không rác thải. Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích đã mang đến một không gian văn hóa - lịch sử yên bình đúng nghĩa. 
Vì vậy nơi đây thu hút được nhiều du khách từ mọi nơi muốn tìm hiểu về văn hóa lịch sử Việt Nam 
BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC, CẢM ƠN MỌI NGƯỜI ĐÃ 
	LẮNG NGHE ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_dia_li_lop_8_bai_44_thuc_hanh_tim_hieu_dia_phuong.pptx