Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch

Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch

Vậy, Dung dịch là:

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

VD: Nước đường (đồng nhất đường và nước)

 Nước muối (đồng nhất muối và nước)

Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác để thành dung dịch

VD: Nước là dung môi trong nước đường

 Nước là dung môi trong nước muối

Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

VD: Đường là chất tan trong nước đường

 Muối là chất tan trong nước muối

 

pptx 21 trang phuongtrinh23 28/06/2023 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DUNG DỊCH 
DUNG DỊCH 
ĐIỀN CHỖ TRỐNG: 
1. Khi hoà tan muối ăn trong nước được muối ăn. 
2. Khi hoà tan các chất tan vào nước hoặc chất lỏng khác ta được của chất tan đó. 
3. Nước muối bao gồm hai thành phần hoà vào nhau tạo thành một thể thống nhất là và . 
4. Khí HCl tan vào nước tạo thành axit Clohiđric. 
dung dịch 
dung dịch 
Nước 
Muối 
dung dịch 
Dung dịch là gì? 
DUNG DỊCH 
Ví dụ 1 
Cho một thìa nhỏ đường vào nước, khuấy nhẹ. 
Em có thể phân biệt được nước và đường sau khi hoà tan đường được không ? Tại sao? 
=>Không thể phân biệt được nước và đường sau khi hoà tan . 
Vì chúng đã tạo thành chất lỏng đồng nhất. 
Ta có thể kết luận gì về đường và nước? 
Đường là chất tan , 
nước là dung môi của đường, 
nước đường là dung dịch. 
DUNG DỊCH 
Ví dụ 2 
Cho một thìa nhỏ dầu ăn hoặc mỡ vào cốc thứ nhất đựng xăng hoặc dầu hoả, 
vào cốc thứ hai đựng nước, khuấy nhẹ. 
Cốc 1 
Xăng 
Dầu ăn 
Dung dịch 
Dầu ăn 
Nước 
Nước 
Dầu ăn 
Cốc 2 
Kết quả? 
=> Dầu ăn hòa tan trong xăng, dầu 
=> Tạo thành dung dịch 
=> Dầu ăn không hòa tan trong nước 
=> Không có dung dịch 
=> Xăng là dung môi của dầu ăn 
=> Nước không phải là dung môi của dầu ăn 
Vậy, Dung dịch là: 
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan 
Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác để thành dung dịch 
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi 
VD: Nước đường (đồng nhất đường và nước ) 
 Nước m u ối (đồng nhất muối và nước) 
VD: Nước là dung môi trong nước đường 
 Nước là dung môi trong nước m u ối 
VD: Đường là chất tan trong nước đường 
 Muối là chất tan trong nước m u ối 
Dung dịch 
Không phải dung dịch 
Để thu được Gang, Thép người ta nung nóng chảy sắt (Fe) (Ở nhiệt độ cao trên 1539 0 C) trộn với một số nguyên tố khác ( chủ yếu là cacbon (C) ). Sau đó để nguội người ta thu được Gang hoặc Thép ( Phụ thuộc vào hàm lượng cacbon mà tạo thành Gang hay Thép) . 
Vậy theo em Gang, Thép có phải là dung dịch không ? Vì sao? Nếu phải thì em hãy cho biết chất nào là chất tan , chất nào là dung môi ? 
CÂU HỎI 
- Gang, Thép là 1 dung dịch vì đây là hỗn hợp đồng nhất giữa sắt (Fe) và cacbon (C) và một số nguyên tố khác. 
- Dung môi : Là sắt.(Fe) 
- Chất tan : Là cacbon.(C) 
ĐÁP ÁN 
Chú ý: 
Sự phân biệt dung môi và chất tan của các chất cùng trạng thái tan được vào nhau tạo thành dung dịch là sự tương đối dựa chủ yếu vào thành phần ( thường là thể tích) : 
 + Thành phần chất nào chiếm nhiều hơn được coi là dung môi . 
 + Thành phần chất nào ít hơn được coi là chất tan . 
 + Nếu thành phần tương đương nhau thì khái niệm dung môi và chất tan chỉ là do cách gọi mà thôi. 
Em hãy nêu khái niệm chất tan, dung môi và dung dịch. 
Trong VD sau : 
Hòa tan 10g NaCl vào 100ml nước. 
Đâu là chất tan, dung môi, dung dịch ? 
LUYỆN TẬP 
Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi. 
Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. 
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. 
Trong VD: 
Chất tan là 10g NaCl, 
Dung môi là 100ml H 2 O, 
Dung dịch là dung dịch sau khi hòa tan hoàn toàn 10g NaCl vào 100ml H 2 O. 
(2NaCl + 2H 2 O → 2NaOH + Cl 2 ↑ + H 2 ↑) 
DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ 
DUNG DỊCH BÃO HOÀ 
Thí nghiệm: 
Cho dần dần và liên tục đường vào cốc nước, khuấy nhẹ 
Đường 
Dung dịch chưa bão hoà 
Dung dịch đã bão hoà 
Đường không tan 
Nước 
Ta thấy: với số lượng đường tăng dần, thì giai đoạn đầu dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm đường => Dung dịch đường chưa bão hòa 
Giai đoạn sau khi số lượng thêm đến mức không hòa tan thêm đường nữa => D ung dịch đường bão hòa 
Nhận xét: 
Kết luận: 
Ở một nhiệt độ xác đinh: 
 - Dung dịch là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. 
 - Dung dịch là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. 
chưa bão hoà 
bão hoà 
L ưu ý: Độ bão hòa của một dung dịch thay đổi theo nhiệt độ (t o C), P (áp suất) và tùy thuộc vào chất tan rắn, lỏng hay chất dễ bay hơi. 
Ví dụ: Ở 20 o C, 100 gam nước hòa tan được tối đa 39,5 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Nếu tăng nhiệt độ lên dung dịch trên trở thành dung dịch chưa bão hòa. 
CÂU HỎI 
 Ở nhiệt độ không đổi( ví dụ 20 0 C), làm cách nào để : 
Biến dung dịch đường chưa bão hoà thành bão hoà? 
Biến dung dịch đường bão hoà thành chưa bão hoà? 
( Không được thay đổi nhiệt độ và áp suất khi biến đổi) 
ĐÁP ÁN 
Ta cho thêm đến dư lượng đường pha vào. 
Ta cho thêm một lượng nước vào cho đến khi không thấy có đường lắng ở đáy vật dụng đựng dung dịch đang pha. 
LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT RẮN XẢY RA NHANH HƠN ? 
- Bằng kiến thức bản thân, em cho biết, trong đời sống hàng ngày khi pha (hoà tan) một chất nào đó ( nước đường chẳng hạn ) em thường làm những cách thức nào để làm cho đường tan nhanh hơn ? 
=> Khuấy, pha nước nóng, với những hạt to thì đập hoặc nghiền nhỏ. 
Thí nghiệm mô phỏng 
Trường hợp 1 
Để yên 
Trường hợp 2 
Khuấy đều 
Trường hợp 3 
Đun nóng 
Trường hợp 4 
Nghiền nhỏ 
Qua thí nghiệm mô phỏng đó hãy phán đoán xem quá trình hoà tan của chất rắn xảy ra nhanh hơn trong những trường hợp nào? Tại sao? 
Trường hợp 1: Để Yên 
Quá trình hòa tan chậm hơn, vì 
Các phân tử nước chuyển động chậm, các phân tử đường khó khăn xen vào giữa các phân tử nước nhanh chóng. Vậy nên mất thời gian lâu nhất . 
Các trường hợp sau làm cho chất rắn hoà tan nhanh hơn, vì: 
TH2:Khuấy đều dung dịch: 
Luôn tạo sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước. 
TH3: Đun nóng dung dịch: 
Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh, làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn. 
TH4: Nghiền nhỏ chất rắn: 
Làm kích thước chất rắn càng nhỏ, sự gia tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn với các phân tử nước. 
ÔN TẬP 
là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. 
là chất bị hòa tan trong dung môi. 
là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. 
là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan 
là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan. 
Khuấy dung dịch 
Đun nóng dung dịch 
Nghiền nhỏ chất rắn 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_hoa_hoc_lop_8_bai_40_dung_dich.pptx