Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (Tiếp)

Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (Tiếp)

II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

Nguyên nhân thực dân Pháp chiếm Bắc Kì lần 2:

Nguyên nhân sâu xa: Tư bản Pháp phát triển, cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì

=>Pháp quyết tâm xâm chiếm

- Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 ( giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý Pháp)

=>Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội

 

pptx 24 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử Lớp 8 - Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ 8 
BÀI 25: KHÁNG CHIẾN 
 LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 – 1884) 
(TIẾP) 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất (1874) 
Theo đó, thực dân Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì với điều kiện triều đình Huế thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) hoàn toàn thuộc quyền cai quản của Pháp 
6 tỉnh Nam Kì thuộc quyền cai quản của Pháp 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Hãy cho biết lí do triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp? 
Triều đình Huế quá đề cao và e sợ thực dân Pháp, không tin vào nhân dân, cho rằng khó có thể thắng quân Pháp 
Triều đình muốn hòa với quân Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp phong kiến 
Triều đình ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây nên làn sóng phản đối mạnh trong nhân dân 
Tình hình đất nước: 
Kinh tế ngày càng kiệt quệ 
Nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên 
Các đề nghị duy tân, cải cách bị khước từ 
 Đất nước rối loạn cực độ 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Nguyên nhân thực dân Pháp chiếm Bắc Kì lần 2: 
Nguyên nhân sâu xa: Tư bản Pháp phát triển, cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì 
=>Pháp quyết tâm xâm chiếm 
- Nguyên nhân trực tiếp: Pháp lấy cớ triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 ( giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý Pháp) 
=>Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội 
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Diễn biến 
Ngày 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu 
Tối hậu thư của Ri-vi-e 
- Phá các hàng rào phòng thủ trong thành. 
- Giải giới binh lính. 
- Đúng 8 giờ các q uan văn võ trong thành phải đến trình diện Ri-vi-e . Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê và giao trả thành . 
Quân Pháp tấn công mà không đợi trả lời. Quân ta anh dũng chống cự, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng 
Kết quả 
Đến trưa, thành Hà Nội thất thủ 
Hoàng Diệu thắt cổ tự tử, bảo toàn khí tiết 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Tổng đốc thành Hà Nội 
Hoàng Diệu 
(1829 – 1882) 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Xuất thân 
Sinh ra trong gia đình có truyền thống nho giáo 
Có 7 anh em, đều là những người tài giỏi 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Sự nghiệp 
Trải qua nhiều chức vụ 
Là Tổng đốc Hà Ninh, phụ trách thành Hà Nội, các vùng phụ cận (1879 – 1882) 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Quyết tử với quân Pháp 
Ngày 25/4/1882, ông chỉ huy nhân dân Hà Nội chống Pháp, dù triều đình chấp nhận đầu hàng 
Trưa hôm đó, thành Hà Nội mất, ông tự vẫn, bảo toàn khí tiết 
Giới thiệu nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu 
Nổi tiếng với chiến thuật “vườn không nhà trống” 
Có công lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) 
Triều đình cầu cứu nhà Thanh, cử người ra Hà Nội thương lượng với Pháp, ra lệnh quân ta rút lên mạn ngược 
Thừa dịp, quân Thanh kéo vào nước ta; quân Pháp chiếm các tỉnh Bắc Kì 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
2) Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp 
Nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến: Tự đốt nhà, tạo bức tường lửa chặn giặc, không bán lương thực cho giặc,... bất chấp lệnh giải tán của triều đình 
Diễn biến trận Cầu Giấy lần thứ 2 (1883) 
Ngày 19/5/1883, hơn 500 quân Pháp kéo ra Cầu Giấy, lọt vào trận địa mai phục của quân ta 
Quân Cờ đen phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh 
Kết quả trận Cầu Giấy lần thứ 2 (1883) 
Quân ta giành thắng lợi 
Nhiều sĩ quan, lính Pháp (gồm Ri-vi-e) bị giết 
Làm quân Pháp hoang mang, dao động 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
2) Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp 
Triều đình chủ trương thương lượng, hi vọng Pháp rút quân 
- Cuối tháng 7/1883, quân Pháp có thêm viện binh, tấn công thẳng vào cửa biển Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế 
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Chiều 18/8/1883, quân Pháp bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa biển Thuận An, đổ bộ vào đây ngày 20/8. 
Triều đình xin đình chiến; buộc chấp nhận hiệp ước Hác-măng ngày 25/8/1883 
Nội dung hiệp ước Hác-măng (1883) 
Triều đình Huế thừa nhận Pháp bảo hộ Bắc Kì và Trung Kì; cắt tỉnh Bình Thuận khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì; nhập 3 tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh vào Bắc Kì; chỉ được cai quản Trung Kì, nhưng mọi việc phải thông qua Khâm sứ Pháp; công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an, nội vụ; Pháp nắm mọi việc giao thiệp với nước ngoài; triều đình phải rút quân ở Bắc Kì về Trung Kì 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Việc triều đình kí Hiệp ước Hác-măng đẩy mạnh phong trào chống Pháp của nhân dân 
Nhiều sĩ phu là quan lại triều đình phản đối lệnh bãi binh 
Cơ sở để phái kháng chiến (Tôn Thất Thuyết đứng đầu) hành động 
II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884 
3) Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884) 
Ngày 6/6/1884, Pháp bắt triều đình Huế kí hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Nội dung hiệp ước giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa ranh giới Trung Kì để xoa dịu dư luận, lấy lòng vua quan 
Ý nghĩa của hiệp ước Pa-tơ-nốt 
 Chấm dứt sự tồn tại của nhà Nguyễn với tư cách quốc gia độc lập (trở thành chế độ thuộc địa nửa phong kiến), kéo dài đến cách mạng tháng 8/1945 
Bản đồ nước ta ở hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt 
Hiệp ước 
Hác-măng 
(1883) 
Hiệp ước 
Pa-tơ-nốt 
(1884) 
Đất 
c ủa 
t riều 
đình 
DẶN DÒ 
 - Trả lời câu hỏi cuối bài (SGK/124). 
 - Đọc trước bài 26: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX”. 
 - Tìm hiểu về 2 nhân vật lịch sử ở bài sau: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_lich_su_lop_8_bai_25_khang_chien_lan_rong_ra_toan.pptx