Bài giảng môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai
Chiến tranh thế giới thứ hai (còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,.) là một cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945, diễn ra giữa các lực lượng Khối Đồng Minh và Phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến nay, đây là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.[6]
Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả những hành động diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[8]).
Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía bên kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước còn lại trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản đồng minh của Liên Xô. Hoa Kỳ liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi Liên Xô liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến II. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã dân chủ hóa quốc gia này. Trong khi đó, do hậu quả của cuộc nội chiến, Trung Quốc tồn tại hai nhà nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.
Chiến tranh thế giới thứ hai[1939 –1945]Chiến tranh thế giới thứ hai (còn được nhắc đến với các tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là một cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945, diễn ra giữa các lực lượng Khối Đồng Minh và Phe Trục theo chủ nghĩa phát xít. Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến nay, đây là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và gây nhiều tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.[6]Chiến sự xảy ra tại khắp các khu vực: Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, phần lớn Đông Á và Đông Nam Á. Trong đó, chiến sự có quy mô lớn nhất, số người thiệt mạng nhiều nhất diễn ra ở khu vực Đông Âu giữa Liên Xô (một nước thuộc khối Đồng Minh) và phe Trục (gồm Đức Quốc Xã và 8 nước chư hầu của Đức). Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 (theo giờ Berlin, còn theo giờ Moskva là ngày 9 tháng 5) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt. Khoảng 70 triệu người đã chết do cuộc chiến này (con số thương vong vẫn tiếp tục được nghiên cứu), kể cả những hành động diệt chủng của Đức Quốc xã (Holocaust). Trong số thương vong, 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô từ 23 tới 27 triệu người chết, trong khi theo tỷ lệ dân số là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh[8]).Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa...Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai khối: một phía chịu ảnh hưởng của phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía bên kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước đồng minh của Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch gây ảnh hưởng chính trị thông qua các viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch Marshall trong khi các nước còn lại trở thành các nước chủ nghĩa cộng sản đồng minh của Liên Xô. Hoa Kỳ liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi Liên Xô liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến II. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã dân chủ hóa quốc gia này. Trong khi đó, do hậu quả của cuộc nội chiến, Trung Quốc tồn tại hai nhà nước: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.I- Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ haiIII-Bài tậpII- Những diễn biến chính NỘI DUNG BÀI HỌCSau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, mâu thuẫn về thuộc địa giữa đế quốc gay gắt, dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối địch nhau là khối đồng minh Anh - Pháp - Mỹ và phát xít Đức - Ý - Nhật.Chính sách thỏa hiệp của Anh - Pháp - Mỹ đã tạo điều kiện để phát xít Đức - Ý - Nhật châm ngòi cho chiến tranh.Anh – Pháp – Mỹ muốn gây chiến tranh nên mượn phát xít tiêu diệt Liên Xô vì Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.Hít-le chiếm Tiệp Khắc (3-1939).Trước thái độ nhân nhượng của Anh – Pháp - Mỹ và chưa đủ sức đánh Liên Xô nên Hít-le đánh Châu Âu.Ngày 1-9-1939 tấn công Ba Lan nên Anh - Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. I- Nguyên nhânAdolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] ; phiên âm tiếng Việt: Hít-le hay Hít-lơ; (20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là một nhà chính trị người Đức, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934.Hitler thiết lập ra chế độ độc quyền độc tài toàn trị ở Đệ Tam Đế chế, cấm tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác,[1] được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust).CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT ? TỘI ÁC CỦA HITLERChế độ cai trị độc tài, tàn nhẫnTrong suốt khoảng thời gian cai trị từ năm 1933 – 1945, Hitler đã tạo ra một chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc. Chế độ này đưa nước Đức vào sự cai quản gần như mọi mặt của cuộc sống một cách đầy tàn bạo.Các đảng đối lập bị cấm chỉ và các đối thủ của Đảng Quốc Xã đều bị giết hại.Người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đều bị tra tấn và thủ tiêu.Thậm chí các Giáo hội Cơ đốc cũng bị áp bức, với hàng loạt lãnh đạo bị bắt nhốt.CHÂM NGÒI CHO CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ IIVới sự lãnh đạo của Hitler, Đức Quốc Xã ngày càng hung hăng và đòi hỏi về lãnh thổ. Lần lượt vào các năm 1938 và 1939 Quốc xã xâm chiếm Áo rồi đến Tiệp Khắc. Tháng 9 năm 1939, Đức đã tiến hành xâm lược Ba Lan. Sự kiện này đã châm ngòi Thế chiến thứ II khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.Cuộc chiến trở nên thảm khốc và ác liệt hơn với sự đối đầu giữa hai phe: phe đồng minh bao gồm Anh, Liên Xô và Mỹ còn phe Trục phát xít là sự tham gia của Đức, Ý và Nhật Bản. Đến tận bây giờ, Thế chiến II vẫn là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất với cái chết của hơn 70 triệu người.TỘI ÁC DIỆT CHỦNGTội ác kinh khủng nhất của Hitler chúng ta phải kể đến đó là tội ác diệt chủng. Trong vòng nhiều năm, Đức Quốc Xã đã tiến hàng vây bắt, sát hại các chủng tộc trong các trại tập trung và trại hủy diệt của chúng.Trong đó sự kiện đáng sợ nhất đó là cuộc tàn sát trên quy mô lớn người Do Thái và các nhóm dân tộc thiểu số khác trong cuộc diệt chủng Holocaust. Đây là cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.Đức Quốc xã đã tập trung các nạn nhân ở 35 quốc gia châu Âu có người Do Thái đến các trại lao động và trại hành quyết. Các nạn nhân sẽ bị tra tấn dã man bằng nhiều phương thức sau đó mới bị giết. Phát xít Đức không chỉ dùng súng mà còn sử dụng độc dược, hơi ngạt để giết người trên diện rộng. Chiến dịch tàn sát tiếp tục diễn ra cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai tại chiến trường châu Âu chấm dứt vào năm 1945.CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT ? A-đôn-phơ Hít-le - nhà độc tài chính trị và là kẻ giết người hàng loạt độc ác nhất của mọi thời đại đã tự kết liễu mình bằng một viên đạn từ chính khẩu súng lục của y trong hầm boong-ke tại Béc-lin. Trước khi chết, Hít-le giống như một binh sĩ bình thường hơn là một nhà quân phiệt độc tài. Hắn mặc một bộ quân phục đơn giản của lính Đức màu xám, chỉ gắn 2 huy chương được trao trong Thế chiến I: Huy chương Chữ thập Sắt hạng nhất và Huy chương Uôn Bát-giơ (Wound Badge) vì bị thương trên chiến trường. Trong suốt cuộc đời mình, Hít-le đã rất tự hào về hai tấm huy chương này bởi chúng đã “nhuốm màu đất của nước Pháp và bùn của vùng Phlan-đơ (Flander)”.CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT ? 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (1-9-1939 đến đầu năm 1943)Với chiến thuật chớp nhoáng Đức chiếm hầu hết các nước Châu Âu trừ Anh và vài nước trung lập.22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô và dần dần tiến sâu vào lạnh thổ Liên Xô.7-12-1941 Nhật tấn công hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng; chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.9-1940 Ý chiếm Ai Cập, chiến tranh lan rộng ra toàn thế giớiTháng 1-1942 Mặt trận Đồng Minh chống phát xít được thành lập.II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH2. Quân Đồng Minh phản công, chiến tranh kết thúc từ đầu năm 1943 – 8/1945a. Mặt trận Xô và ĐứcNgày 2-2-1943: Chiến thắng Xtalingrat, Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công.Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức.5-1943 Đức - Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi.6-6-1944 Mỹ - Anh đổ bộ lên Bắc Pháp.9-5-1945 Đức hàng không điều kiện, chiên tranh kết thúc ở Châu Âu.II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNHb. Châu Á - Thái Bình DươngHồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki15-8-1945: Nhật hàng không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.c. Tính chất của chiến tranhLà chiến tranh đế quốc, phi nghĩa, khi Liên Xô tham chiến là chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ tổ quốc, giải phóng nhân loại.II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNHCâu 1: Khối Phát xít gồm những nước nào?A. Đức , I-ta-li-a, Nhật BảnB. Đức, I-ta-li-a, PhápC. Nhật Bản, Anh, PhápD. Đức, Nhật Bản, AnhCâu 2: Chiến tranh thế giới thứ hai được mở đầu bằng sự kiện nào?A. Quân Đức chiếm Tiệp Khắc.B. Sát nhập Áo vào ĐứcC. Quân Đức tấn công Ba LanD. Anh tuyên chiến với Đức.III-Bài tậpCâu 3: Những nước thực hiện đường lối nhượng bộ thỏa hiệp là nước nào?A. Anh, PhápB. Anh, Pháp, MỹC. Anh, MỹD. I-ta-li-a, Đức, Mỹ.Câu 4: Toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng vào thời gian nào?A. 1944B. Cuối năm 1944C. Cuối năm 1943D. Năm 1945Câu 5: Tháng 1/1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích gì?A. Chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở châu Âu.B. Trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mỹ.C. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.D. Liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.Câu 6: Chiến thắng nào của Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh thế giới thứ hai?A. Chiến thắng Xta-lin-grat (2/2/1943)B. Chiến thắng liên quân Anh, Mỹ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944)C. Chiến thắng của Liên Xô ở trận Béc-lin (9/5/1945)D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6 và 9/8/1945)Câu 7: Đâu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 – 1945?A. Đức muốn làm bá chủ châu Âu và thống trị thế giới.B. Sự xuất hiện chủ nghĩa Phát xít.C. Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ phát xít của các nước (Anh, Pháp, Mỹ).D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).Câu 8: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?A. Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc theo hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn.B. Do chính sách thỏa hiệp nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mỹ.C. Do hậu quả của Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau.D. Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)Câu 9: Vai trò của Liên Xô, Mỹ, Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 1944 – 1945 là gì?A. Lực lượng nòng cốt và quan trọng nhất trong việc đánh bại Nhật Bản.B. Hậu phương vững chắc đánh bại chủ nghĩa phát xít Nhật bản.C. Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt Nhật Bản.D. Giữ vai trò quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức.Câu 10: Nhận định nào Đúng nhất về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đối với Lịch sử nhân loại trong thế kỉ XX?A. Cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây thiệt hại to lớn về người và của.B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.C. Gây nhiều đau khổ, mất mát cho nhân loại và thiệt hại lớn nhất về vật chất.D. Chiến tranh chứng tỏ các nước không thể điều hòa và giải quyết các mâu thuẫn.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_lich_su_lop_8_bai_21_chien_tranh_the_gioi_thu.pptx