Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 82, Bài 19: Văn bản Khi con tu hú (Tố Hữu)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 82, Bài 19: Văn bản Khi con tu hú (Tố Hữu)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Tố Hữu ( 1920 – 2002 ), tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế.

 Giác ngộ lý tưởng cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.

Thơ ông trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

2. TÁC PHẨM

a. Đọc, chú thích

b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong tháng 7/1939 khi nhà thơ đang bị giam cầm. 

c. Thể loại: lục bát

d. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm

f. Nhan đề:

- Khá lạ, chưa trọn vẹn ý. Nó chỉ là một trạng ngữ chỉ thời điểm đó .  gây sự chú ý, gợi mở mạch cảm xúc toàn bài

Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.

 

ppt 21 trang thuongle 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 82, Bài 19: Văn bản Khi con tu hú (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHI CON TU HÚTỐ HỮUTiết 82: Tố Hữu 1920 - 20021. Tác giả: Tố Hữu ( 1920 – 2002 ), tên thật Nguyễn Kim Thành, quê ở Huế. Giác ngộ lý tưởng cách mạng trong phong trào học sinh, sinh viên.Thơ ông trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.I. TÌM HIỂU CHUNGTừ ấy ( 1937 – 1946)Máu lửa (1937-1939)Xiềng xích ( 1939 – 1942)Giải phóng (1942 – 1946)Khi con tu hú2. TÁC PHẨMa. Đọc, chú thíchb. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong tháng 7/1939 khi nhà thơ đang bị giam cầm. c. Thể loại: lục bátd. Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảme. Bố cục 	Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần	Vườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào	Trời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không 	Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!	Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!KHI CON TU HÚ ( Tố Hữu)Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạng.Tâm trạng của người tù cách mạng.- Khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.f. Nhan đề:- Khá lạ, chưa trọn vẹn ý. Nó chỉ là một trạng ngữ chỉ thời điểm đó . gây sự chú ý, gợi mở mạch cảm xúc toàn bàiII. TÌM HIỂU CHI TIẾT	Khi con tu hú gọi bầyLúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần	Vườn râm dậy tiếng ve ngânBắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào	Trời xanh càng rộng càng caoĐôi con diều sáo lộn nhào từng không 1. Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng của người tù cách mạngMàu sắc:Màu hồng của nắng, vàng của bắp, của lúa chín, màu xanh của cỏ cây, mây trời. => Thị giác.Hương vị:Ngọt của trái chín, của lúa chín. =>Vị giác.Không gian:Rộng lớn, thanh bình, tự do.Ngọt ngào, đầy sức sống Âm thanh:Tiếng chim tu hú, tiếng sáo diều, ve ngân. =>Thính giác.Vui tươi rộn rã Tươi sáng, rực rỡ Náo nức, rộn rãRực rỡNgọt ngàoKhoáng đạtSử dụng từ gợi hình ảnh, gợi âm thanh, biện pháp liệt kê, vận dụng các giác quan.Môi trường tự do, khoáng đạt, trong lành, vạn vật sinh sôi nảy nở.Diều sáo của Việt Nam là một trò chơi dân gian có từ rất lâu đời , thực sự là một di sản văn hóa quý giá không nước nào có được.	Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!	Ngột làm sao chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!2. Tâm trạng của người tù cách mạng.HÌNH MINH HOẠ- Không gian: Rộng lớn.- Cuộc sống: Tự do- Không gian: Chật hẹp.- Cuộc sống: Mất tự do. > Từ ngữ mạnh.- Từ ngữ cảm thán: ôi, thôi => Cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao tự do cháy bỏng. HÌNH MINH HOẠCÙNG SUY NGẪM??? (3 phút)? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều xuất hiện tiếng chim tu hú. Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về ý nghĩa của tiếng chim ở câu thơ đầu và câu thơ cuối? Đáp án:* Giống nhau: Ở cả hai câu thơ tiếng chim tu hú như tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ đối với nhân vật trữ tình – người tù cách mạng trẻ tuổi.* Khác nhau:- Câu đầu: Gợi cảnh đất trời bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè, tâm trạng náo nức hoà vào cảnh vật.- Câu cuối: Gợi niềm chua xót đau khổ - tâm trạng u uất, bực bội, khao khát tự do.HÌNH MINH HOẠAI NHANH HƠNPhan Châu Trinh(1872-1926)ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔNPhan Bội Châu(1867-1940)VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁCThân thể ở trong laoTinh thần ở ngoài laoMuốn nên sự nghiệp lớnTinh thần càng phải cao.AI NHANH HƠNIII. Tổng kết:Nghệ thuật:Hình ảnh miêu tả thật đẹp, dạt dào sức sống, rất gợi cảm và có hồn.Sử dụng thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán: khi tươi sáng, khi khoáng đạt, khi dằn vặt uất hận rất phù hợp với cảm xúc thơ.2. Nội dung:- Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.4. Củng cố:? Bài thơ thuộc phương thức biểu đạt chính nào?Miêu tả.	c. Tự sự. Biểu cảm. 	d. Nghị luận.? Giá trị nghệ thuật của bài thơ được tạo nên từ những điểm nào?Hình ảnh miêu tả thật đẹp, dạt dào sức sống, rất gợi cảm và có hồn.Sử dụng thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt.Giọng điệu tự nhiên, cảm xúc nhất quán: khi tươi sáng, khi khoáng đạt, khi dằn vặt uất hận rất phù hợp với cảm xúc thơ.Tất cả đều đúng.5. Hướng dẫn về nhà:Học thuộc lòng bài thơ.Sưu tầm những bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình. Chuẩn bị bài : Tức cảnh Pắc Pó.	+ Tìm hiểu kĩ về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.	+ Tìm hiểu về địa danh Pắc Pó.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_82_bai_19_van_ban_khi_con_tu_hu.ppt