Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí Lớp 8
Bài 2: L9PTbảngB/97.98(3điểm)-BT20/121.L7.
Một chiếc thuyền máy khi đi xuôi dòng qua một điểm A trên sông thì gặp một chiếc phao trôi theo dòng nước. Sau đó 45 phút thuyền tới điểm B cách A 3,75 km thì quay lại bơi ngược dòng và gặp lại phao tại 1 điểm cách A 1,5 km. Trong cả hai lần đi xuôi và đi ngược dòng, động cơ của thuyền hoạt động đều như nhau; coi chuyển động của dòng nước đối với bờ sông là chuyển động đều.
1- Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông và vận tốc của thuyền trong nước yên lặng.
2- Vẽ đồ thị đường đi của thuyền và phao theo thời gian trên cùng 1 hệ trục toạ độ.
Bài 3: Thi GVGHH/01.02(6/20điểm) .
Từ 1 điểm A trên sông, cùng một lúc quả bóng trôi theo dòng nước. Còn nhà thể thao bơi ngược dòng. Sau 10 phút nhà thể thao bơi ngược lại và đuổi kịp quả bóng ở một điểm B cách A 1 km (về phía hạ lưu). Coi sức bơi của nhà thể thao không đổi trong quá trình bơi và nước chảy đều. Tìm vận tốc chảy của dòng nước./.
Bài 4:
Có 2 xe ô tô cùng khởi hành từ địa điểm A nằm trên 1 đường tròn bán kính R= 50 km. Xe (1) khởi hành lúc 8 giờ sáng và đi theo hướng AB là đường kính của đường tròn với vận tốc v1= 10 km/h. Xe (2) khởi hành lúc 4 giờ sáng và đi theo đường tròn với vận tốc v2 . Khi tới B xe (2) nghỉ 5 phút vẫn chưa thấy xe (1) tới; xe (2) tiếp tục chuyển động với v3= 3v2. Lần này tới B xe (2) nghỉ 10 phút vẫn chưa gặp xe (1). Xe (2) tiếp tục chuyển động với v4= 4v2 thì sau đó 2 xe gặp nhau tại B.
Bài tập BD HSG vật Lý Bài 1: BT 6/200 - L9HH/02.03(2 điểm)- L9HHv2/04.05(2 điểm). Bài 1.1 /80.NC L7 Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc không đổi 5 km/h. Nhưng đi đến nửa đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc không đổi 12 km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người đó đi toàn bộ quãng đường thì hết bao nhiêu lâu ? Bài 2: L9PTbảngB/97.98(3điểm)-BT20/121.L7.... Một chiếc thuyền máy khi đi xuôi dòng qua một điểm A trên sông thì gặp một chiếc phao trôi theo dòng nước. Sau đó 45 phút thuyền tới điểm B cách A 3,75 km thì quay lại bơi ngược dòng và gặp lại phao tại 1 điểm cách A 1,5 km. Trong cả hai lần đi xuôi và đi ngược dòng, động cơ của thuyền hoạt động đều như nhau; coi chuyển động của dòng nước đối với bờ sông là chuyển động đều. 1- Tính vận tốc của dòng nước đối với bờ sông và vận tốc của thuyền trong nước yên lặng. 2- Vẽ đồ thị đường đi của thuyền và phao theo thời gian trên cùng 1 hệ trục toạ độ. Bài 3: Thi GVGHH/01.02(6/20điểm) .... Từ 1 điểm A trên sông, cùng một lúc quả bóng trôi theo dòng nước. Còn nhà thể thao bơi ngược dòng. Sau 10 phút nhà thể thao bơi ngược lại và đuổi kịp quả bóng ở một điểm B cách A 1 km (về phía hạ lưu). Coi sức bơi của nhà thể thao không đổi trong quá trình bơi và nước chảy đều. Tìm vận tốc chảy của dòng nước./. Bài 4: A v2 G v1 o Có 2 xe ô tô cùng khởi hành từ địa điểm A nằm trên 1 đường tròn bán kính R= 50 km. Xe (1) khởi hành lúc 8 giờ sáng và đi theo hướng AB là đường kính của đường tròn với vận tốc v1= 10 km/h. Xe (2) khởi hành lúc 4 giờ sáng và đi theo đường tròn với vận tốc v2 . Khi tới B xe (2) nghỉ 5 phút vẫn chưa thấy xe (1) tới; xe (2) tiếp tục chuyển động với v3= 3v2. Lần này tới B xe (2) nghỉ 10 phút vẫn chưa gặp xe (1). Xe (2) tiếp tục chuyển động với v4= 4v2 thì sau đó 2 xe gặp nhau tại B. 1- Hỏi 2 xe gặp nhau lúc mấy giờ? 2- Tính v2 bằng bao nhiêu km/h ? Bài 5: Có 2 xe ô tô cùng chuyển động từ A về B trên quãng đường AB= 100 km. Xe (1) khởi hành từ A lúc 7 giờ với vận tốc v1= 40 km/h. Sau khi đi được 1 giờ xe (1) dừng lại nghỉ 30 phút rồi tiếp tục đi về B với vận tốc như cũ. Xe (2) khởi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút với vận tốc v2= 60 km/h. Sau khi đi được 1 giờ xe (2) giảm tốc độ và đi về B với vận tốc v3 = 1/3 v2. 1- Hãy xác định vị trí, thời điểm gặp nhau của hai xe. 2- Biễu diễn chuyển động của 2 xe trên đồ thị./. B A O M N Bài 6: Hai xe ô tô cùng khởi hành từ địa điểm O. Xe (1) đi theo đường OAB. Nghỉ tại B 1giờ rồi chạy thẳng về O với vận tốc v1 = 30 km/h. Xe (2) đi theo đường OMN với v2 = 40 km/h nghỉ 15 phút tại N, rồi trở về B theo đường NM, MA, AB với vận tốc v3 không đổi. Biết OA= 30 km; AB= 60 km; OM=MN= 40 km. Hỏi: 1- Xác định v3 bằng bao nhiêu để xe (2) gặp xe (1). 2- Xác định v3 tại A và tại B. Bài 7:Cho 3 xe chuyển động trên một vòng kín có chiều dài 200 km. Bắt đầu từ A. Xe (1) xuất phát lúc 8 giờ sáng theo chiều hình vẽ với vận tốc v1= 20km/h. Xe (2) chuyển động theo chiều xe (1), nhưng xuất phát chậm hơn xe (1) là 1 giờ và đi với vận tốc v2. Xe (3) xuất phát lúc 10 giờ sáng theo chiều ngược với xe (1) và đi với vận tốc v3. G v1 v3 v2 A 1- Tính v2 và v3 để 3 xe cùng tới C một lúc. Biết A cách C 100 km. Khi 3 xe gặp nhau đồng hồ chỉ mấy giờ. 2- Nếu tại thời điểm 3 xe gặp nhau, xe (1) tiếp tục chuyển động, xe (2) nghỉ lại 1 giờ và xe (3) nghỉ lại 2 giờ sau đó mới chuyển động (vận tốc của 3 xe như cũ) thì khi xe (3) chuyển động được hai vòng, ba xe gặp nhau mấy lần ? Hãy chỉ ra vị trí và thời điểm gặp nhau của từng lần đó. 3- Nếu sau khi gặp nhau tại C, ba xe khởi hành với vận tốc và hướng như cũ thì có bao giờ cả 3 xe gặp lại nhau tại C nữa hay không? Nếu có hãy chỉ ra những thời điểm gặp nhau đó. Bài 8: L9 NT.HH/99.00(2.5 điểm) ...... Lúc 6 giờ sáng có 2 xe cùng khởi hành từ 2 địa điểm A và B cách nhau 100 km và chuyển động cùng chiều (như hình vẽ) Xe (1) có vận tốc v1= 60 km/h, xe (2) có vận tốc v2 A B C Hỏi: a- Để 2 xe gặp nhau tại C cách A 250 km thì vận tốc xe (2) phải là bao nhiêu ? Lúc đó là mấy giờ ? b- Lúc 7 giờ cùng ngày có một xe thứ ba xuất phát từ A. Để ba xe cùng gặp nhau tại một điểm C thì xe (3) phải chuyển động như thế nào ? c- Vẽ đồ thị chuyển động của cả ba xe (trên cùng 1 hệ trục toạ độ)./. Bài 9: ........ Có 2 xe cùng khởi hành từ đỉnh A của một tam giác vuông ABC (như hình vẽ). Biết AB= 60 km, AC= 80 km, xe (1) có vận tốc v1 = 55 km/h. Hỏi: 1- Xe (2) phải có vận tốc v2 bằng bao nhiêu để hai xe gặp nhau tại điểm I là trung điểm của đoạn BC ? B I v1 A v2 C 2- Nếu sau khi gặp nhau tại I hai xe giữ nguyên vận tốc và hướng như cũ thì có bao giờ chúng lại gặp nhau tại điểm I nữa không? Nếu có hãy chỉ ra những thời điểm gặp nhau đó. Cho rằng các xe có đủ nhiên liệu để chuyển động liên tục trên hành trình của mình./. Bài 10: Thi L9HH/04.05 Ba người đi xe đạp từ một điểm, cùng chiều, trên cùng một đường thẳng. Người thứ nhất đi với vận tốc V1 = 8 km/h; Người thứ hai xuất phát muộn hơn người thứ nhất 15 phút và đi với vận tốc V2 = 10 km/h; Người thứ ba xuất phát muộn hơn người thứ hai 30 phút và đuổi kịp hai người trước tại hai nơi cách nhau 5km. Giả thiết cả ba người đều chuyển động thẳng đều. Hãy tính vận tốc của người thứ ba. Bài 1.1: Thi L9HHV1/97.98 Gần giống dạng Bài 8 Lúc 7 giờ xe (1) và xe (2) cùng xuất phát từ 2 địa điểm A và B cách nhau 60km với các vận tốc v1 và v2 chuyển động cùng chiều (như hình vẽ) Biết v1= 40 km/h, v2= 30 km/h. v1 v2 A B C a- Hai xe gặp nhau tại đâu? Lúc mấy giờ ? b- Lúc 7 giờ 45 phút từ một điểm C trên đường thẳng AB có một xe thứ ba khởi hành với vận tốc v3 = 15 m/s. Nó đuổi kịp xe (1) và xe (2) cùng một lúc. Hỏi điểm C cách A bao xa? (Cho rằng các xe chuyển động đều và có đủ nhiên liệu trong hành trình của mình) Bài 1.2: Thi L9S.Thao/96.97-KS00.01-KS Một người chuyển động đều bằng xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B cách nhau 140 km. Người đó khởi hành lúc 7 giờ 30 phút sáng và nếu đi bình thường thì sẽ tới B lúc 11 giờ trưa cùng ngày. Nhưng do xe bị hỏng phải nghỉ mất 66 phút. Nên mặc dù sau đó người đó lên ô tô đi với vận tốc bằng 5/4 vận tốc xe máy mà mãi tới 11 giờ 30 phút người đó mới tới B. Hỏi người đó bị hỏng xe ở chỗ cách A bao nhiêu km? Lúc người đó tới giữa quãng đường AB là lúc mấy giờ ? Bài 1.3: ThiL8HH/97.98 - B16/121.L7 Một người đang ngồi trên một xe ô tô tải chuyển động thẳng đều với vận tốc 18 km/h thì nhìn thấy một ô tô du lịch ở cách mình 300 m và chuyển động ngược chiều. Sau 20 giây thì hai xe gặp nhau. a- Tính vận tốc của xe ô tô du lịch so với đường? b- 40 giây sau khi gặp nhau, hai ô tô cách nhau bao nhiêu km ? c- 1 giờ sau khi gặp nhau, xe có vận tốc lớn quay lại đuổi theo xe có vận tốc nhỏ, tính thời gian giữa 2 lần gặp nhau? Bài 1.4: B9/36.L7 - Thi L8HH/99.00 Vào lúc 6 giờ sáng một xe ô tô tải thứ nhất đi từ A về C. Đến 6 giờ 30 phút một xe ô tô tải thứ hai đi từ B về C với cùng vận tốc như xe tải một. Lúc 7 giờ một xe con đi từ A về C. Xe con gặp xe tải thứ nhất lúc 9 giờ và gặp xe tải thứ hai lúc 9 giờ 30 phút. Tìm vận tốc của xe tải và xe con. Biết AB = 30 km. Bài 1.5: Thi L8 HH/02.03 Một chiếc ca nô chuyển động trên một dòng sông. Nếu ca nô chạy xuôi dòng từ A đến B thì mất 6 giờ, còn nếu ca nô chạy ngược dòng từ B về A thì phải mất 12 giờ. Tính vận tốc của ca nô khi nước yên lặng và vận tốc của dòng nước. Bết khảng cách giữa A và B là 120 km. Bài tập BD HSG Lý Bài 1.6: Thi L8HH/00.01 Hai thành phố A và B cách nhau 250 km. Cùng một lúc từ hai thành phố đó có 2 chiếc ô tô cùng khởi hành và đi đến gặp nhau. Chiếc xuất phát từ A có vận tốc v1= 60 km/h còn chiếc kia có vận tốc v2= 40 km/h. a- Xác định vị trí và 2 xe gặp nhau và cách A bao nhiêu km? b- Vẽ đồ thị chuyển động của 2 ô tô đó. Bài 1.7: L9PT/01.02(2,5điểm)- BT1.20/80NC.L7 Một nhóm 8 người đi làm từ một nơi cách nhà ở 5 km. Họ có một xe máy ba bánh có thể chở được 1 người lái và 2 người ngồi. Họ từ nhà ra đi cùng một lúc, 3 người lên xe máy còn những người khác đi bộ. Đến nơi làm việc thì 2 người ở lại, người lái xe máy quay về đón thêm người trong khi những người còn lại tiếp tục đi bộ. Khi gặp xe máy thì 2 người lên xe đến nơi làm. Cứ thế cho đến khi tất cả mọi người đều đến nơi làm việc. Coi các chuyển động của xe và người là đều, vận tốc của xe là v1 = 30 km/h, vận tốc của những người đi bộ bằng nhau và bằng v2 = 5 km/h. Bỏ qua thời gian khi xe máy quay đầu, thời gian người lên xe khi gặp xe máy và lúc xuống xe. Hãy xác định bằng đồ thị: a- Quãng đường của người đi bộ nhiều nhất. b- Quãng đường đi tổng cộng của xe máy. Bài 1.8: BT10/200- Thi L9HH.v2/97.98-Thi L8hh/01.02(4điểm) Cùng một lúc có 2 xe xuất phát từ 2 địa điểm A và B cách nhau 60 km. Chúng chuyển động thẳng đều và cùng từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc là 30 km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 40 km/h. a- Tính khoảng cách giữa 2 xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát. b- Sau khi xuất phát được 1 giờ 30 phút xe thứ nhất đột ngột tăng tốc và đạt đến vận tốc 50 km/h. Hãy xác định thời điểm 2 xe gặp nhau và vị trí chúng gặp nhau. Bài 1.9: Thi L9HH/99.00 Hai chiếc xe cùng khởi hành từ hai điểm A và B và chạy nhiều vòng (hình vẽ). Xe thứ nhất đi từ A, chạy theo cung lớn AB và dây cung BA với vận tốc không đổi v1 = 1 m/s. Xe thứ hai đi từ B, chạy theo cung nhỏ BA và dây cung BA với vận tốc không đổi v2 = 2 m/s. Cho biết độ dài cung lớn AB là 200m, độ dài cung nhỏ AB là 100m, dây cung AB dài 80m. Xác định khoảng thời gian kể từ lúc hai xe bắt đầu chuyển động đến lúc hai xe gặp nhau lần đầu. m v1 A B v2 n Bài 1.10: Thi L9HH/98.99 Khi đi qua 3/8 chiều dài của chiếc cầu AB, một người nghe sau lưng mình tiếng còi của một chiếc xe ô tô đang đi lại cầu với vận tốc không đổi 60 km/h. Nếu người này chạy ngược lại thì gặp ô tô ở A. Nếu người này chạy về phía trước thì ô tô sẽ đuổi kịp người đó ở B. Hỏi người đó chạy với vận tốc bằng bao nhiêu? Cho rằng vận tốc khi chạy xuôi hay chạy ngược đều như nhau./. A Bài tập BD HSG Lý Bài 2.1: Thi L8HH/00.01 Vật A ở hình vẽ có khối lượng 2 kg. Để giữ A nằm cân bằng thì lực tác dụng vào đầu đây B là bao nhiêu? Để vật A lên cao 2 cm thì ta phải kéo đầu dây B bao nhiêu cm. B F P Bài 2.2: Thi L8/02.03 - BT 99/200 Hai quả cầu sắt giống hệt nhau, được treo vào 2 đầu A và B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ. Thanh kim loại được giữ thăng bằng nhờ sợi dây mắc tại điểm O. Biết OA = OB = l = 20 cm. Nhúng quả cầu ở đầu B vào chậu đựng chất lỏng, người ta thấy thanh AB mất thăng bằng. Để thanh cân bằng trở lại phải dịch điểm treo O về phía A một đoạn x = 1,08 cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng. Biết khối lượng riêng của sắt là D0 = 7,8 g/cm3./. A B O Bài 2.3 Thi L8HH/98.99 2kg Cho 1 hệ cơ như hình vẽ, trong đó vật có khối lượng m = 2kg. 1- Cần tác dụng lên đầu dây C một lực F bằng bao nhiêu để cho hệ thống ở hình vẽ cân bằng? Bỏ qua khối lượng của các ròng rọc và dây treo. 2- Ròng rọc A có khối lượng 1 kg và các lực ma sát tương đương 25 N. Tính hiệu suất của máy? (Cho rằng trọng lượng gấp 10 lần số lượng)./. B C A F Bài 2.4: Thi L9V2/95.96 Một thanh rắn OA đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m = kg, có thể quay quanh một trục đi qua O vuông góc với mặt phẳng tờ giấy. Một dây không dãn, khối lượng nhỏ vắt qua ròng rọc nhỏ cố định S, một đầu nối với đầu A của thanh, đầu kia buộc vào vật nặng có trọng lượng P (N). Ròng rọc S có cùng độ cao bằng với điểm O, OS = OA. Khi thanh lập với phương thẳng đứng một góc α =300 thì hệ thống thanh rắn - vật nặng ở trạng thái cân bằng (hình vẽ). Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và và mọi ma sát. 1. Hãy tìm giá trị của P. 2.Trạng thái cân bằng của thanh là bền hay không bền ? Giải thích. O S P A Bài 2.5: Thi L8HH/03.04-BT26/200 Học sinh A và học sinh B dùng dây để cùng kéo một vật. Để nâng được vật ấy lên học sinh A dùng lực F1= 40 N, còn học sinh B dùng lực F2= 30 N (hình vẽ); F1 và F2 có phương vuông góc với nhau. Học sinh C muốn một mình kéo vật ấy lên như hai học sinh kia thì phải dùng dây kéo vật theo hướng nào và có độ lớn bằng bao nhiêu ? Hãy biểu diễn lực tác dụng của 3 học sinh trên cùng 1 hình vẽ./. F1 P F2 Bài tập BD HSG Lý Bài 3.1: BT74/121.L7 - Thi L8HH/98.99(3điểm) 10 cm Một cục nước đá hình lập phương, mỗi cạnh dài 10 cm, nổi trên mặt nước trong 1bình thuỷ tinh (Hình vẽ). Phần nhô lên trên mặt nước có chiều cao 1 cm. 1- Tính khối lượng riêng của nước đá? Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3 và cho rằng trọng lượng gấp 10 lần khối lượng. 2- Nếu nước đá tan hết thì mực nước trong bình có thay đổi không? 1cm 10cm Bài 3.2: BT 52/200 - Thi L9 bảngB/98-99(2,5điểm) Phía dưới hai đĩa cân của một cân đòn, bên trái treo một vật bằng chì, bên phải treo một vật hình trụ bằng đồng được khắc vạch chia độ đều từ 0 đến 100. Có hai cốc đựng hai chất lỏng A và B khác nhau (hình 1). Ban đầu khi chưa nhúng hai vật vào chất lỏng, cân ở trạng thái cân bằng. Khi cho vật bằng chì chìm hẳn trong chất lỏng A, hình trụ bằng đồng trong chất lỏng B thì phải điều chỉnh mực chất lỏng B sao cho mặt thoáng của nó ngang với vạch 87 thì cân mới thăng bằng. Khi cho vật bằng chì chìm hẳn trong chất lỏng B, hình trụ bằng đồng trong chất lỏng A thì mặt thoáng của chất lỏng A phải ngang vạch 70 thì cân mới thăng bằng. 100 A B 0 Tính tỷ số các khối lượng riêng của hai chất lỏng A và B, từ đó nêu ra một phương pháp đơn giản nhằm xác định khối lượng riêng của một chất lỏng. Bài 3.3: Thi L9HH/00.01- BT 37/200 Hai bình thông nhau và chứa một chất lỏng không hoà tan trong nước có trọng lượng riêng 12.700 N/m3. Người ta đổ nước vào một bình tới khi mặt nước cao hơn 30 cm so với mặt chất lỏng trong bình ấy. Hãy tìm chiều cao của cột chất lỏng ở bình kia so với ngăn cách của nước và chất lỏng. Cho biết trọng lượng riêng của nước là d1= 10.000 N/m3. Bài 3.4: Một vật không thấm nước có khối lượng riêng là 2,6 g/cm3, đem nhúng vào nước nó nặng 150N. Hỏi ở ngoài không khí nó nặng bao nhiêu N. Bài 3.5: Cho bình thông nhau có đường kính Đ1 = Đ2 chứa nước. Mực nước trong bình thay đổi thế nào ? Nếu ta thả 1 miếng nhựa khối lượng M vào 1 nhánh nào đó của bình. Cho khối lượng riêng của nhựa là D, của nước là D0 và D < D0. Bài 3.6: Thi L9P.Châu/98.99(2,5 điểm). Một chất lỏng có khối lượng riêng là D đựng trong bình hình trụ có diện tích đáy là S, người ta thả vào bình chất lỏng đó một vật có khối lượng là m. Tính mực chất lỏng dâng lên trong bình./. Bài tập BD HSG Lý Bài 3.7: Thi L9Bảng B/99.00.L9NT HH Hai bình hình trụ có tiết diện lần lượt là S1, S2 (S1>S2) đặt thẳng đứng và nối với nhau bằng một ống nhỏ nằm ngang có khóa K (hình vẽ). Ban đầu khóa K đóng lại và mỗi bình đựng một chất lỏng đến cùng độ cao H. Trọng lượng riêng của hai chất lỏng lần lượt là d1 và d2 (d1>d2). a. Tìm độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai bình sau khi mở khóa K. b. Người ta đổ tiếp vào bình bên trái (bình có tiết diện S1) một chất lỏng có trọng lượng riêng d3 sao cho mực chất lỏng ở nhánh trái bằng với S1 S2 d1 d2 lúc đầu. Tìm chiều cao h3 của cột chất lỏng đổ thêm vào và độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng ở hai bình. Biện luận kết quả tìm được. Cho biết các chất lỏng không trộn lẫn, bỏ qua thể tích ống nhỏ nằm ngang. Bài 3.8: Thi L10Chuyên ĐHKHTN/2002- Giống BT78/200 Hai quả cầu đặc có thể tích mỗi quả là V= 100 cm3, được nối với nhau bằng một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước (hình vẽ). Khối lượng quả cầu bên dưới gấp 4 lần khối lượng quả cầu bên trên. Khi cân bằng thì 1/2 thể tích quả cầu bên trên bị ngập trong nước. Hãy tính: a- Khối lượng riêng của các quả cầu. b- Lực căng sợi dây. Khối lượng riêng của nước là: D = 1.000 kg/m3. Bài 3.9: Một ống thủy tinh hình trụ dài 50 cm, kín một đầu. 1- Thoạt đầu người ta hơ cho ống nóng đều rồi sau đó úp nhẹ đầu hở của ống vào bể nước lạnh thấy nước dâng lên cao 20 cm trong ống. a. Hãy giải thích hiện tượng dâng lên trong ống. b. Tính áp suất của khí trong ống khi mặt nước đã ổn định. 2- Đổ đầy dầu vào ống rồi úp thẳng đứng ống vào nước, đầu kín ở trên; ấn xuống cho đáy ngang bằng với mặt nước.Tính áp suất ở tại điểm D ở sát và trong đáy ống khi mặt nước đã ổn định. Cho rằng quá trình thao tác không làm đổ bớt dầu ở trong ống. Biết áp suất tại nơi làm thí nghiệm là p0= 750 mmHg; trọng lượng riêng của thủy ngân, nước, dầu lần lượt là: d1= 136.0000 N/m3, d2= 10.0000 N/m3, d3= 9.0000 N/m3. Bài 3.10: Thi L10chuyên HV/01.02- BT 2.2380.NC/L7 Một quả cầu rỗng bằng đồng có một lỗ thủng nhỏ trong lòng nó có một quả cầu rỗng khác cũng bằng đồng (hình vẽ). Hãy trình bày cách xác định thể tích phần rỗng bên trong quả cầu nhỏ bằng các dụng cụ sau: cân, bộ quả cân, bình chia độ và nước. Cho biết khối lượng riêng của đồng bằng D. Bài 3.11: Một miếng hợp kim (bạc + vàng) có trọng lượng trong không khí là 0,309 N và trong nước là 0,289 N; Xác định tỷ lệ phần trăm vàng, bạc. Biết khối lượng riêng của vàng, bạc và nước lần lượt là: DV = 19,3.103 kg/m3; DB = 10,5.103 kg/m3; Dn = 103 kg/m3. Bài tập BD HSG Lý Bài 1.1 /80.NC L7: BT 6/200-L9HH.V2/04.05( Đã có ở bài 1trang 1) Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc 5 km/h. Nhưng đi đến đúng nửa đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp đi tiếp với vận tốc 12 km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người ấy đã đi hết toàn bộ quãng đường mất bao lâu ? Bài 1.2 /80.NC L7: BT.18/200 Một người dự định đi xe đạp trên quãng đường 60 km, với vận tốc 20 km/h. Vì tăng vận tốc nên người đó đã đến sớm hơn dự định 36 phút. Hỏi vận tốc đã tăng thêm là bao nhiêu ? Bài 1.3 /80.NC L7: An có việc cần đi vội ra ga. An có thể đi bộ với vận tốc 6 km/h. Hoặc cũng có thể chờ 24 phút nữa thì sẽ có xe buýt đến ngay cửa nhà mình, đi đến ga với vận tốc 30 km/h. Hỏi An nên chọn cách nào để đến ga sớm hơn ? Bài 1.4 /80.NC L7: Hàng ngày, bố Lan đạp xe từ nhà đến trường đón con, bao giờ ông cũng đến trường đúng lúc Lan ra đến cổng trường. Một hôm, Lan tan học sớm hơn thường lệ 40 phút, em đi bộ về luôn nên giữa đường gặp bố đang đạp xe đến đón. Bố liền đèo em về đến nhà sớm được 20 phút so với mọi hôm. Hỏi: a- Lan đã đi bộ trong bao lâu ? b- So sánh vận tốc của xe đạp với vận tốc đi bộ của Lan. Bài 1.6 /80.NC L7: Hai anh em Bình, An muốn đến thăm bà ở cách nhà mình 14 km mà chỉ có 1 chiếc xe đạp không đèo được. Vận tốc của Bình khi đi bộ và khi đi xe đạp lần lượt là 4 km/h và 10 km/h, còn của An là 5 km/h và 12 km/h. Hỏi hai anh em có thể thay nhau dùng xe như thế nào để xuất phát cùng một lúc và đến nơi cũng cùng một lúc ? (Xe có thể dựng bên đường và thời gian lên xuống xe không đáng kể). Bài 1.7 /80.NC L7: Trong các cửa hàng lớn ở nhiều nước, có những băng chuyền để đưa khách đi. Một người nếu đứng trên băng chuyền, để nó đưa đi từ một quầy hàng này sang một quầy hàng khác thì mất một thời gian t1= 2 phút, còn nếu người ấy tự bước đi trên sàn nhà thì mất một thời gian t2= 3 phút. Hỏi nếu người ấy bước đi đúng như vậy trên băng chuyền (xuôi chiều băng chuyển động) thì mất bao lâu để đi được quãng đường giữa hai quầy hàng đó. Bài 1.10 /80.NC L7: Ông An định đi xe máy từ nhà đến cơ quan, nhưng xe không nổ được máy, nên đành đi bộ. ở nhà con ông sửa được xe, liền lấy xe đuổi theo để đèo ông đi tiếp. Nhờ đó, thời gian tổng cộng để ông đến cơ quan chỉ bằng nửa thời gian nếu ông phải đi bộ suốt quãng đường, nhưng cũng vẫn gấp đôi thời gian nếu ông đi xe máy ngay từ nhà. Hỏi ông đã đi bộ được mấy phần quãng đường thì con ông đuổi kịp./. Bài 1.9 /80.NC L7: Một người có thể đi từ A đến B theo các cách sau: 1. Đi xe buýt: Trên đường có một trạm nghỉ C (hình vẽ). Chuyến nào xe cũng nghỉ ở đấy 1/2 giờ. 2. Đi bộ: Nếu cùng khởi hành một lúc với xe thì khi xe đến B, người ấy còn cách B 1 km. 3. Đi bộ, cùng khởi hành một lúc với xe. Khi xe đến trạm nghỉ, người ấy mới đi được 4 km, nhưng vì xe nghỉ 1/2 giờ nên người ấy đến trạm nghỉ vừa kịp lúc xe chuyển bánh và lên xe đi tiếp về B. 4. Đi xe từ A, khi xe đến trạm nghỉ thì người ấy xuống đi bộ luôn về B và do đó đến B trước xe 15 phút. Hãy xác định: a) Đoạn đường AB. c) Vận tốc của xe và của người. b) Vị trí trạm nghỉ C. d) Thời gian đi theo mỗi cách. Bài 1.11 /80.NC L7: Một hôm, ông An định đi xe máy đến rạp hát. Ông dự tính sẽ đến sớm được 10 phút trước lúc mở màn. Nhưng xe không nổ được máy và ông đi bộ, tính rằng sẽ đến rạp vừa kịp lúc cửa rạp đóng (sau giờ mở màn 15 phút). ở nhà con ông sửa được xe, liền đuổi theo và đèo ông đến rạp vừa kịp giờ mở màn. Hỏi ông đã đi bộ được mấy phần quãng đường thì con ông đuổi kịp./. Bài 1.13 /80.NC L7: Thi L9/00.01 Một ca nô và một bè thả trôi trên sông cùng xuất phát xuôi dòng từ A về B. Khi ca nô đến B nó lập tức quay lại và gặp lại bè ở C cách A một khoảng là 4 km. Ca nô tiếp tục chuyển động về A, rồi quay lại và gặp lại bè ở D. Tính khoảng cách AD, biết AB= 20km./. Bài 1.15 /80.NC L7: BT 4.11/ L10chuyên Một xuồng máy đang đi ngược dòng thì gặp một chiếc bè đang trôi xuôi. Sau khi gặp 1/2 giờ thì động cơ của xuồng bị hỏng.Trong thời gian máy hỏng, xuồng bị trôi theo dòng nước. Được 15 phút thì sửa xong máy, xuồng quay lại đuổi theo bè (vận tốc vx của xuồng đối với nước vẫn như cũ) và gặp lại bè cách điểm gặp trước một đoạn l= 2,5 km. Tìm vận tốc vn của dòng nước ? Bài 1.19 /80.NC L7: Cứ cách 10 phút lại có một xe ô tô đi từ A đến B cách nhau 60 km. Một xe đi từ B về A và khởi hành cùng một lúc với một trong các xe đi từ A. Hỏi trên đường xe này gặp bao nhiêu xe đi từ A về B, biết vận tốc các xe đều bằng 60 km/h ? (Giải bằng đồ thị)./. Bài 1.21 /80.NC L7: Một xe máy chuyển động với vận tốc không đổi v1= 30 km/h và một người đi bộ với vận tốc v2= 5 km/h, cùng khởi hành từ một điểm và cùng đi trên một đường tròn. Hỏi khi đi được một vòng thì người đi bộ gặp chiếc xe mấy lần ? Xét 2 trường hợp: (Giải bằng đồ thị) a- Hai người đi cùng chiều. b- Hai người đi ngược chiều./.
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_vat_li_lop_8.doc