Đề cương ôn tập cuối học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà

Đề cương ôn tập cuối học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà

1. Sự biến đổi chất:

- Hiện tượng chất biến đổi ( về trạng thái, hình dạng ) mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu, gọi là hiện tượng vật lí.

- Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác, gọi là hiện tượng hóa học.

2. Phản ứng hóa học:

- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.

- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.

3. Định luật bảo toàn khối lượng:

- Nội dung: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

- Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở trước và sau phản ứng vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.

- Tổng quát: Trong phản ứng: A + B → C + D

 Công thức về khối lượng: mC + mD = mA + mD

4. Phương trình hóa học

- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm kèm theo hệ số, sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng luôn bằng nhau.

 

doc 7 trang thuongle 9661
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Lê Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TRÀ BỒNG
TRƯỜNG THCS TT TRÀ XUÂN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 MÔN HÓA HỌC 8 - NĂM HỌC 2020 - 2021
A. LÍ THUYẾT: 
CHƯƠNG I: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ
1. Chất: - Chất có trong vật thể.
 - Mỗi chất có những tính chất nhất định: tính chất vật lí, tính chất hóa học.
 - Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp.
 - Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Nguyên tử: 
 - Là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, cấu tạo gồm:
 + Hạt nhân nguyên tử: gồm hạt proton (p, +) và hạt nơtron (n, không mang điện) 
 + Vỏ tạo tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm (e, -)
 - Trong một nguyên tử có số p = số e
 - Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé, không đáng kể. Vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
3. Nguyên tố hóa học: 
 - Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 
 - Dùng kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố hóa học.
 - Nguyên tử khối: là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. 
+ Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
+ Một đơn vị cacbon (viêt tắt là đvC) bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. 
 1 đvC = 1,6605.10-24 gam
4. Đơn chất – Hợp chất – Phân tử:
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học, gồm có đơn chất phi kim và đơn chất kim loại.
- Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
- Phân tử: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử khối: là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử.
5. Công thức hóa học:
- Công thức hóa học của đơn chất gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố. 
 VD: Al, Fe, S, C, P, H2 , O2 , 
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân. VD: H2O ; NaCl ; CaCO3 ; 
Ý nghĩa CTHH:
VD. CTHH của H2SO4
- Nguyên tố nào tạo ra chất
- H2SO4 do nguyên tố H, S, O tạo ra
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất.
- Trong 1 phân tử H2SO4 có 2H, 1S, 4O 
- Phân tử khối của chất.
- PTK: 1.2 + 32 + 4.16 = 98 (đvC)
6. Hóa trị:
- Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị hoặc của O được chọn làm hai đơn vị.
- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
 Trong công thức: 
 Ta có: x.a = y.b (a là hóa trị của nguyên tố A; b là hóa trị của nguyên tố B)
 - Vận dụng: 
 + Tính hóa trị của một nguyên tố
 + Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị.
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Sự biến đổi chất:
- Hiện tượng chất biến đổi ( về trạng thái, hình dạng ) mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu, gọi là hiện tượng vật lí.
- Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác, gọi là hiện tượng hóa học.
2. Phản ứng hóa học:
- Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
- Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác, kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
3. Định luật bảo toàn khối lượng:
- Nội dung: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
- Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở trước và sau phản ứng vẫn giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi. Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn.
- Tổng quát: Trong phản ứng: A + B → C + D
 Công thức về khối lượng: mC + mD = mA + mD 
4. Phương trình hóa học
- Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm kèm theo hệ số, sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng luôn bằng nhau.
- Các bước lập PTHH:
+ Viết sơ đồ của phản ứng.
+ Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố.
+ Viết PTHH.
- Ý nghĩa PTHH: Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC
1. Các khái niệm:
- Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. 
 ( số N = 6.1023 gọi là số Avogađro)
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất đó.
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. 
 + Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 mol chất khí chiếm thể tích 22,4 lít.
+ Ở điều kiện thường, 1 mol chất khí chiếm thể tích 24 lít.
2. Chuyển đổi giữa khối lượng chất (m), lượng chất (n), thể tích chất khí (V)
- Khối lượng chất: m = n.M (g)
 Lượng chất (số mol) : n = 
 Khối lượng mol : M = 
- Thể tích chất khí (ở đktc): V = n.22,4 (lít) 
 Số mol chất khí (đktc): n = 
3. Tỉ khối của chất khí:
 dA/B = MA= dA/B.MB (g/mol) ; 
 dA/kk = MA = dA/kk .29 (g/mol)
4. Tính theo công thức hóa học
a) Biết CTHH của hợp chất, xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất:
VD: Tính thành phần phần trăm của mỗi nguyên tố có trong những hợp chất sau:
KNO3
Fe2O3
 = 39 + 14 + 16.3 = 101 (g/mol)
 % mK= 
 % mN= 
 % mO = 100% - (38,6% + 13,8%) = 47,6%
 = 56.2 + 16.3 = 160 (g/mol)
 % mFe= 
 % mO = 100% - 70% = 30%
b) Biết thành phần khối lượng các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất:
VD: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40%Cu; 20%S và 40%O. Tìm CTHH của hợp chất, biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.
 mCu = nCu=
 mS = nS=
 mO= 160 – (64 + 32) = 64 (g)	 nO=
 Trong 1 phân tử hợp chất có 1Cu , 1S và 4O
 Vậy: CTHH của hợp chất là CuSO4
5. Tính theo phương trình hóa học:
 Các bước tiến hành :
 B1: Chuyển đổi số liệu đã cho ở đề bài thành số mol. 
 B2: Lập phương trình hóa học. Dựa vào số mol của chất đã biết để tính ra số mol của chất cần biết theo phương trình.
 B3: Chuyển đổi số mol vừa tính được ra khối lượng hoặc thể tích theo yêu cầu của đề bài.
 VD: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam phốt pho trong không khí.
 a) Tính khối lượng P2O5 tạo thành ?
 b) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) đã phản ứng ?
 Giải: Số mol của photpho là: 
 PTHH: 4P + 5O2 2P2O5
 4mol 5mol 2mol
 0,1mol ? ?
 Suy ra: = = 0,125 (mol )
 = = 0,05 (mol )
 a) Khối lượng của chất P2O5 tạo thành là:
 = n . M = 0,05 . 142 = 7,1(g)
 b) Thể tích khí O2 cần dùng là:
 = n . 22,4 = 0,125 . 22,4 = 2,8(l)
II. BÀI TẬP:
 1. Dạng bài tập 1: Hóa trị
Câu 1: Xác định nhanh hóa trị của nguyên tố N, Fe, trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O ; N2O5 ; NH3 ; FeO ; Fe2O3 ; FeSO4 ; Fe2(SO4)3 ; Fe(OH)3 ; FeCO3 ; Fe(NO3)2 
Câu 2: Lập CTHH và tính phân tử khối của những hợp chất có phân tử gồm:
 a) P (V ) và O 
 b) Fe (II) và O
 c) Ca và nhóm NO3
 d) Fe (III) và nhóm SO4
 2. Dạng bài tập 2: Định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 12,8 g kim loại đồng trong bình đựng khí oxi, thu được 16 g đồng (II)oxit (CuO).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng ?
b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng ?
b) Tính khối lượng khí oxi cần dùng?
Câu 2: Cho 5,4 gam nhôm Al tác dụng với dung dịch axit sunfuric (H2SO4) thu được 34,2 gam muối nhôm sunfat Al2(SO4)3 và 0,6 gam khí hiđro (H2).
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng ? 
b) Tính khối lượng axit sunfuric (H2SO4) đã dùng ? 
Dạng bài tập 3: Phương trình hóa học
 Câu 1: Lập PTHH cho các phản ứng sau theo sơ đồ sau:
1/ Al + O2 ---> Al2O3
2/ K + O2 ----> K2O 
3/ Al(OH)3 ----> Al2O3 + H2O
4/ Al2O3 + HCl ----> AlCl3 + H2O
5/ Al + HCl ----> AlCl3 + H2
6/ Fe2O3 + HCl ----> FeCl3 + H20
7/ Fe(OH)3 + H2SO4 ----> Fe2(SO4)3 + H2O
8/ NaOH + H2SO4 ----> Na2SO4 + H2O
9/ Ca(OH)2 + FeCl3 ----> CaCl2 + Fe(OH)3 
10/ Fe(OH)2 + O2 + H2O ----> Fe(OH)3 
11/ FexOy + HCl ----> FeCl2y/x + H2O 
12/ R + HCl ----> RClx + H2 ( R là nguyên tố kim loại tác dụng được với HCl)
Câu 2: Hoàn thành các PTHH sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của 2 cặp chất tùy chọn trong mỗi phản ứng ?
 a) Fe + Cl2 - - -> FeCl3
 b) Al2O3 + H2SO4 - - -> Al2(SO4)3 + H2O
Dạng bài tập 4: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Câu 1: Hãy tính :
 a) Số mol của 11g khí CO2 
 b) Thể tích (ở đktc) của 9.1023 phân tử khí H2 
Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc):
 a) có bao nhiêu mol oxi ?
 b) có bao nhiêu phân tử oxi ?
 c) có khối lượng bao nhiêu gam ?
Câu 3: Tính:
 a) Khối lượng của 3,36 lit O2 ( đktc).
 b) Thể tích (ở đktc) của 4,4 gam CO2.
 c) Số mol của 3.1023 phân tử nước.
Câu 4: Một hỗn hợp khí A gồm: 0,15 mol khí O2 ; 7 g khí N2 và 1,2.1023 phân tử H2 
 a) Tính thể tích của hỗn hợp khí A ở đktc ?
 b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí A ?
Dạng bài tập 5: Tính theo công thức hóa học:
Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: SO2 ; Fe2O3 ; CO(NH2)2 ; C2H6O.
Câu 2: : Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 5,88% H và 94,12% S, khối lượng mol của hợp chất là 34 gam. Tìm CTHH của hợp chất ?
Câu 3: Một hợp chất khí X có thành phần theo khối lượng là 82,35% N và 17,65% H. 
 a) Hãy xác định công thức hóa học của X, biết X có tỉ khối đối với hidro là 8,5. 
 b) Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 3,4 g hợp chất X ?
Câu 4: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong:
 a) 0,125 mol PbO
 b) 24,5 g H2SO4
 c) 4,48 lit CH4 (ở đktc)
Dạng bài tập 6: Tính theo phương trình hóa học:
Câu 1: Đốt cháy hết 48 g lưu huỳnh trong khí oxi, sinh ra chất khí lưu huỳnh đioxit (SO2). 
 a) Tính khối lượng khí SO2 tạo thành ?
 b) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng ?
 c) Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí ? bằng bao nhiêu lần ?
Câu 2: Cho 5,6 gam sắt (Fe) vào axit clohiđric (HCl) sau phản ứng thu được sắt(II) clorua (FeCl2) và khí hiđro(H2).
Tính khối lượng của axit HCl tham gia phản ứng.
Tính thể tích khí hiđro(H2) sinh ra (ở đktc).
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng: Al + O2 ------> Al2O3. 
 a) Hãy lập PTHH của phản ứng ?
 b) Biết có 2,4.1023 nguyên tử Al phản ứng. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích của không khí.
 c) Tính khối lượng Al2O3 tạo thành ?
Câu 4: Cho 32 g sắt (III) oxit Fe2O3 tác dụng hết với khí CO ở nhiệt độ cao, sản phẩm thu được là kim loại sắt và khí CO2 .
 a) Viết phương trình hoá học của phản ứng ?
 b) Tính thể tích khí CO (ở đktc) đã dùng ?
 c) Có bao nhiêu gam sắt tạo thành sau phản ứng ?
** Lưu ý: - Học thuộc bảng 1, bảng 2 trang 42, 43- sách giáo khoa Hóa 8.
 - Xem và giải tất cả bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập Hóa 8 (HKI)
CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ THI THẬT TỐT NHÉ !

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_202.doc