Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8
Bài 2: Có hai cốc nước đựng hai lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau: Một cốc nước lạnh và một
cốc nước nóng.
a) Hỏi cốc nước nào có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao?
b) Nếu trộn hai cốc với nhau nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào?
Bài 3: Nhỏ giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã
có màu mực. Tại sao?
Bài 4: Tại sao nồi xoong làm bằng kim loại còn bát đĩa thì làm bằng sứ?
Bài 5: Hãy giải thích tại sao thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
Bài 6: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng?
Bài 7: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?
Bài 8: Tại sao vào những ngày trời rét khi sờ tay vào kim loại thấy lạnh, còn khi sờ tay vào gỗ thì thấy ấm? Có
phải nhiệt độ của gỗ cao hơn nhiệt độ của kim loại không?
Bài 9: Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng?
Bài 10: Tại sao về mùa đông ở nhà mái tôn thì thấy lạnh nhưng ở nhà mái tranh thì thấy ấm?
Bài 11: Khi đưa một vật lên cao 2,5m bằng mặt phẳng nghiêng dài 24m người ta phải thực hiện công là 3600J.
Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,75.
a) Tính trọng lượng của vật.
b) Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó.
Bài 12: Người ta phải dùng một lực 400N để được một vật nặng 75 kg lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều
dài 3,5m độ cao 0,8m
a) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
b) Tính công thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát đó
Anvi’s edu 0774091539 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN: VẬT LÍ 8 PHÂN 1 LÝ THUYÊT I. LÍ THUYẾT: 1) Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công giải thích các kí hiệu và nêu đơn vị. 2) Phát biểu định luật về công. 3) Nêu khái niệm công suất? Viết công thức tính công suất. Khi nói công suất của chiếc quạt là 50W điều đó có nghĩa gì? 4) Khi nào vật có cơ năng? Thế nào là thế năng hấp dẫn? Thế nào là thế năng đàn hồi? Thế nào là động năng? 5) Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa nhiệt độ của vật và vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật có mối liên hệ với nhau như thế nào? 6) Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? II. BÀI TẬP: Bài 1: Mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích vì sao? Bài 2: Có hai cốc nước đựng hai lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau: Một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng. a) Hỏi cốc nước nào có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao? b) Nếu trộn hai cốc với nhau nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Bài 3: Nhỏ giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Bài 4: Tại sao nồi xoong làm bằng kim loại còn bát đĩa thì làm bằng sứ? Bài 5: Hãy giải thích tại sao thả một cục đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt? Bài 6: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh mỏng? Bài 7: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày? Bài 8: Tại sao vào những ngày trời rét khi sờ tay vào kim loại thấy lạnh, còn khi sờ tay vào gỗ thì thấy ấm? Có phải nhiệt độ của gỗ cao hơn nhiệt độ của kim loại không? Bài 9: Tại sao một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng? Bài 10: Tại sao về mùa đông ở nhà mái tôn thì thấy lạnh nhưng ở nhà mái tranh thì thấy ấm? Bài 11: Khi đưa một vật lên cao 2,5m bằng mặt phẳng nghiêng dài 24m người ta phải thực hiện công là 3600J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,75. a) Tính trọng lượng của vật. b) Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó. Bài 12: Người ta phải dùng một lực 400N để được một vật nặng 75 kg lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m độ cao 0,8m a) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. b) Tính công thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát đó Bài 13: Người ta kéo một vật khối lượng 24kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực càn ma sát trên đường là 36N a) Tính công của người kéo. Coi chuyển động là đều b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng A/ LÍ THUYẾT : 1/ a/ Định nghĩa công suất, viết công thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. b/ Công suất của một chiếc quạt là 35W nghĩa là gì? 2/ a/ Khi nào một vật có cơ năng? Nêu các dạng của cơ năng ? b/ Khi nào vật có thế năng hấp dẫn ? Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho ví dụ. c/ Khi nào vật có thế năng đàn hồi? Thế năng đàn hồi của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho ví dụ. d/ Khi nào vật có động năng ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho ví dụ. 3/ Các chất được cấu tạo như thế nào ? Nêu ví dụ chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách. 4/ a/ Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu ví dụ chứng tỏ các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng . b/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối quan hệ với nhau như thế nào ? 5/ a/ Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng ?Mỗi trường hợp cho một ví dụ. Anvi’s edu 0774091539 2 b/ Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng. B/ BÀI TẬP : 1/ Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp ? 2/ Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích ? 3/ Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây, cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao ? 4/ Tại sao trong nước hồ ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ? 5/ Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy có đúng không ? Tại sao ? 6/ Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ? Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? 7/ Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ? Chim hay đứng xù lông ? 8/ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ bị vở hơn cốc mỏng ? Muốn cốc không bị vở khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ? 9/ Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không ? 10/ Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao ? 11/ Giải thích sự tạo thành gió ? 12/ Tại sao về mùa đông sờ vào len ta thấy ấm, còn sờ vào đồng ta cảm thấy lạnh? 13/ Cho một thìa đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng. Hiện tượng xảy ra như thế nào ? Giải thích. 14/ Ngồi gần lò than , lò sưởi , bóng đèn điện em thấy nóng .Vậy sự truyền nhiệt đã xảy ra theo con đường nào ? 15/ a/ Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Sự khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ tăng? b/ Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao? 16/ Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy chúng nóng lên. Có phải tay nóng lên là do đã nhận được nhiệt lượng không? Tại sao? 17/ Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát, dĩa thường làm bằng sứ ? 18/ Tại sao những ngày trời rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày trời nắng nóng sờ vào ta thấy nóng ? 19/ Tại sao bức xạ nhiệt truyền được trong chân không, còn sự dẫn nhiệt và đối lưu không truyền được trong chân không ? 20/ Tại sao đặt lon nước ngọt dưới cục nước đá thì lon nước ngọt chóng lạnh hơn khi ta đặt nó trên cục nước đá ? 21/ a/ Tại sao ướp lạnh cá người ta thường để cá dưới lớp nước đá ? b/ Dùng đèn cồn đun nước ở miệng ống nghiệm, ở giữa ống nghiệm và ở đáy ống nghiệm thì trường hợp nào làm nước trong ống nghiệm nhanh nóng? Tại sao? 22/ Máy bay đang bay trên cao, nó có những dạng năng lượng nào mà em đã học ? Tại sao nó có những dạng năng lượng đó ? 23/ Vì sao trong các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng mà không sơn màu khác ? 24/ Tại sao trong cái ấm điện dây đun được đặt gần sát đáy ấm, còn tủ lạnh thông thường ngăn làm đá lại được đặt ở trên cùng ? 25/ Tại sao về mùa hè mặc áo trắng ta cảm thấy mát hơn áo có màu sẫm ? 26/ Về mùa hè ở một số nước châu Phi rất nóng, người ta thường mặc áo quần trùm kín cả người, còn ở nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao? 27/ Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà máy tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh? 28/ Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa. 29/ Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ hai nâng vật nặng 2000N lên cao 4m trong vòng 2 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu. PHẦN 2 GIẢI ĐỀ ĐỀ 1 Anvi’s edu 0774091539 3 A. Trắc nghiệm (4,0 điểm) Câu 1. Vật nào sau đây có động năng lớn nhất khi chuyển động cùng vận tốc? A. Xe tải có trọng lượng 15000N. B. Xe ô tô có trọng lượng 7800N. C. Xe đạp có trọng lượng 300N. D. Xà lan có trọng lượng 300000N Câu 2. Khi đổ 50 cm3 cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích: A. bằng 100cm3 B. nhỏ hơn 100cm3 C. lớn hơn 100cm3 D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100cm3 Câu 3. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Cục nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C) D. Than chì ở 320C. Câu 4. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ? A. Xe ô tô đang đỗ bên đường B. Trái bóng đang lăn trên sân. C. Hạt mưa đang rơi xuống. D. Em bé đang đọc sách. Câu 5. Trong chân không, hình thức truyền nhiệt chủ yếu là gì? A. Đối lưu B. Bức xạ nhiệt C. Dẫn nhiệt D. Cả đối lưu, dẫn nhiệt, bức xạ nhiệt. Câu 6. Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J (Jun) B. m (mét) C. N (Niu tơn) D. W (oát) Câu 7. Hiện tượng đường tan trong nước là: A. dẫn nhiệt. B. bức xạ nhiệt C. đối lưu D. khuếch tán. Câu 8. Một lực sĩ nâng quả tạ có trọng lượng 200N lên cao 2m thì công của lực nâng của lực sĩ là bao nhiêu? A. 200J B. 100J. C. 400J D. 0,01J B. Tự luận (6,0 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) a) Công suất là gì? b) Khi nói công suất của xe tải là 30000W, số 30000W cho ta biết điều gì? Câu 10: (1,5 điểm) a) Nhiệt năng là gì? b) Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật, kể ra? c) Nhiệt lượng là gì? Câu 11: (1,5 điểm) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ? Câu 12: (2,0 điểm) Một công nhân dùng ròng rọc cố định để mang gạch lên tầng trên. Biết người công nhân phải dùng lực kéo là 2500N mới đem được bao gạch lên cao 6m trong thời gian 30 giây. Tính: a) Công của lực kéo người công nhân đó? b) Công suất của người công nhân đó? ĐỀ 2 Phần I: Trắc nghiệm (Khoanh tròn trước đáp án đúng) Câu 1: Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ? A. Xe ô tô đang đỗ bên đường B. Trái bóng đang lăn trên sân. C. Hạt mưa đang rơi xuống. D. Em bé đang đọc sách. Câu 2: Một lực sĩ nâng quả tạ có 200N lên cao 2m thì công của lực nâng của lực sĩ là bao nhiêu? A. 200 J B. 100 J C. 0,01 J D. 400 J Câu 3: Một vật được gọi là có cơ năng khi: Anvi’s edu 0774091539 4 A.Trọng lượng của vật rất lớn. B.Khối lượng của vật rất lớn. C.Vật có khả năng thực hiện công cơ học. D.Vật có kích thước rất lớn. Câu 4: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố: A. Khối lượng của vật B. Vận tốc của vật C. Khối lượng và chất làm vật D. Khối lượng và vận tốc của vật Câu 5: Đơn vị của công suất là: A. J (Jun) B. J.s (Jun nhân giây) C. J/s (Jun trên giây) D. N (Newton) Câu 6: Ném một vật lên cao, động năng giảm. Vì vậy: A. Thế năng của vật không đổi . B. Thế năng của vật cũng giảm theo. C. Thế năng của vật tăng lên. D. Thế năng và động năng của vật càng tăng. Phần II: Tự luận Câu 7: (1,5 điểm) Cơ năng là gì? Nêu 2 ví dụ về sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của vật? Câu 8: (2 điểm) Máy A thực hiện một công 240kJ trong 2 phút, máy B thực hiện được một công 60kJ trong 30 giây. So sánh công suất của hai máy đó. Câu 9: (2,5 điểm) Một người kéo một vật từ giếng sâu 8 m lên đều trong 1/3 h. Người ấy phải dùng một lực F = 180 N. Tính công và công suất của người kéo ? Câu 10: (1 điểm) Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,6m, có một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 60kg. Mỗi chuyến lên tầng 10, nếu không dừng lại ở các tầng khác thì mất 1 phút. Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu? ĐỀ 3 I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7điểm) Em hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng ở đầu mỗi câu mà em cho là đúng nhất trong những câu sau. Câu1: Điều nào sau đây khi nói về cơ năng? Hãy chon câu đúng nhất. A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi . B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn . C. Cơ năng của vật do vật chuyển động mà có gọi là động năng. D. Các câu A,B,C đều đúng. Câu 2: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng ? A. Viên đạn đang bay . C. Lò so đang lăn trên mặt đất. B. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 3 . Trong các vật sau đây vật nào không có động năng ? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Câu 4. Trong các vật sau vật nào không có thế năng (so với mặt đất ) ? A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà . C. Một người đứng trên tầng ba của toà nhà B. Hòn bi lăn trên sàn nhà . D. Quả bóng đang bay trên cao . Sử dụng dữ kiện sau : Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ trả lời các câu 5 và 6. A B C Câu 5: Ở vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác. Câu 6: Ở vị trí nào hòn bi có động năng lớn nhất ? Hãy chọn câu đúng. A. Tại A B. Tại B C. Tại C D. Tại một vị trí khác. Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử ? Anvi’s edu 0774091539 5 A. Chuyển động không ngừng. B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Câu 8: Các nguyên tử, phân tử có thể nhìn thấy được bằng: A. Kính lúp C. Mắt thường B. Kính hiển vi D. Kính hiển vi hiện đại Câu 9: Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm. A. Thể tích B.Trọng lượng C.Nhiệt độ. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 10: Chọn câu sai trong các câu: A. Bất kỳ vật nào cũng có nhiệt năng. B .Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật tăng. C. Khi làm lạnh một vật nhiệt năng của vật giảm. D. Nhiệt năng của vật luôn không thay đổi. Câu 11: Trong sự dẫn nhiệt có liên quan đến hai vật, nhiệt lượng được truyền từ vật có : A. Khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ. B. Thể tích lớn sang vật có thể tích nhỏ. C. Nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ. D. Từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Câu 12: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau : A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong chuyển động Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào. Câu 13 : Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau: a/. Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách , đó là ( 1 ) và ..(2).. b./ .(3) của vật là tổng động năng của các (4) .. cấu tạo nên vật II/TỰ LUẬN(3điểm) Câu 1: Lấy 1 cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối từ từ vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài . Hãy giải thích tại sao? Câu 2: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh? ĐỀ 4 A. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Câu 1. Vật nào sau đây có động năng lớn nhất khi chuyển động cùng vận tốc? A. Xe tải có trọng lượng 15000N. B. Xe ô tô có trọng lượng 7800N. C. Xe đạp có trọng lượng 300N. D. Xà lan có trọng lượng 300000N Câu 2. Khi đổ 50 cm3 cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích: A. bằng 100cm3 B. nhỏ hơn 100cm3 C. lớn hơn 100cm3 D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100𝑐𝑚3 Câu 3. Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Cục nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C) D. Than chì ở 320C. Câu 4. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ? A. Xe ô tô đang đỗ bên đường B. Trái bóng đang lăn trên sân. C. Hạt mưa đang rơi xuống. D. Em bé đang đọc sách. Câu 5. Đơn vị của nhiệt lượng là: A. J (Jun) B. m (mét) C. N (Niu tơn) D. W (oát) Anvi’s edu 0774091539 6 Câu 6. Hiện tượng đường tan trong nước là: A. dẫn nhiệt. B. tan trong nước C. đối lưu D. khuếch tán. B. Tự luận (7,0 điểm) Câu 7: (1,0 điểm) a) Công suất là gì? b) Viết công thức tính công suất ? Nêu tên các đại lượng và đơn vị ? Câu 8: (2,0 điểm) a) Khi nói công suất của xe tải là 30000W, số 30000W cho ta biết điều gì? b) Nhiệt năng là gì ? Nhiệt lượng là gì ? Ký hiệu nhiệt lượng ? Câu 9: (1,0 điểm) Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực. Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ? Câu 10: (1,0 điểm) Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2m. Nếu không có lực ma sát thì lực kéo là 125 N. a. Tính công nâng vật lên theo phương thẳng đứng? b. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng? c. Trong thực tế có lực ma sát và lực kéo vật là 150N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng? Câu 11: (1,5 điểm) a) Người ta nói : “Mọi vật đều có nhiệt năng”. Theo em, câu nói đó đúng hay sai? Tại sao? b) Viết công thức tính nhiệt lượng của vật? Nêu tên các đại lượng và đơn vị tương ứng. Câu 12: (1 điểm) Nêu khái niệm các hình thức truyền nhiệt? Các hình thức đó xảy ra chủ yếu ở môi trường nào? Câu 13: (2,5 điểm) a) Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng đàn hồi là gì? Động năng là gì? b) Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hai chiếc xe cùng khối lượng đang chuyển động trên đường. Động năng của 2 vật đó có bằng nhau không? Tại sao? Câu 14: (2 điểm) Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 000N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 72km/h. Trong 10 phút, công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu. ĐỀ 5 Câu 1: (2 điểm) a) Viết biểu thức tính công cơ học? b) Giải thích rõ từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công. Câu 2: (2 điểm) a) Em hãy phát biểu định luật về công? b) Công suất cho ta biết điều gì? Câu 3: (2 điểm) a/ Thế nào là sự bảo toàn cơ năng? b/ Nêu hai ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác. Câu 4: (2 điểm) Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn hay chậm đi khi tăng nhiệt độ. Anvi’s edu 0774091539 7 Câu 5: (2 điểm) a) Trong các chất sau chất nào dẫn nhiệt tốt nhất: chất rắn, chất lỏng, chất khí. b) Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? ĐỀ 6 A – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) I - Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học? A. Một học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển. B. Máy xúc đất đang làm việc. B. Một khán giả đang ngồi xem phim trong rạp. C. Một học sinh đang ngồi học bài. Câu 2: Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C. B. Cục nước đá ở 00C. C. Nước đang sôi (1000C). D. Than chì ở 320C. Câu 3: Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10m thì công của cơ là: A. 1000J B. 50J C. 100J D. 500J Câu 4: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây: A. Chuyển động không ngừng. B. Không có khoảng cách giữa chúng. C. Chuyển động càng nhanh khi tăng nhiệt độ. D. Giữa chúng có khoảng cách. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? A. Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi. B. Các máy cơ đơn giản không cho lợi về công. C. Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực. D. Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi. Câu 6: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém hơn nào dưới đây là đúng? A. Đồng, không khí, nước. B. Không khí, đồng, nước. C. Đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, đồng. Câu 7: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào vật vừa có động năng, vừa có thế năng? A. Khi vật đang đi lên và đang rơi xuống. B. Chỉ khi vật đang đi lên. C. Chỉ khi vật đang rơi xuống. D. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất. Câu 8: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng A. Viên đạn đang bay . C. Lò so đang lăn trên mặt đất. B. Lò so để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Lò so bị ép đặt ngay trên mặt đất. II – Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp đề điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 9: Nếu vật................................theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó................................ Câu 10: Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: .............................hoặc......................... Câu 11: ...............................và...............................là hai dạng của cơ năng. Câu 12: Các nguyên tử, phân tử chuyển động...................................... Câu 13: Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là ..................................... B – TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 14: (1,5 điểm) Tại sao nhỏ một giọt mực vào một chén nước thì nước trong chén chuyển dần thành màu mực? Câu 15: (2 điểm) Một người phải dùng một lực 80N để kéo một gàu nước đầy từ dưới giếng sâu 9 mét lên đều trong 15 giây. Tính công và công suất của người đó? Câu 16: (2,5 điểm) 1 xe cẩu có công suất 15 kW, để nâng một vật nặng 1 tấn lên độ cao 6m. Biết hiệu suất của động cơ là 80% a. Tính công có ích của động cơ? b. Tính thời gian nâng vật?
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8.pdf