Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Hồ Hữu Phước
II. Bài tập:
1. Trắc nghiệm :
Câu 1: Hóa học là ngành khóa học nghiên cứu
A. các loại sinh vật và khả năng phát triển của chúng.
B. các loại hóa thạch thời tiền sử.
C. các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
D. các loài động vật và tập tính của chúng.
Câu 2: Chất có ở đâu?
A. Khắp mọi nơi. B. Khí quyển. C. Mặt đất. D. Dưới biển.
Câu 3:Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?
A. Cây mía. B. Máy bay. C. Bóng đèn. D. Máy vi tính.
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Hồ Hữu Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ THEO HƯỚNG DẪN (Tuần 01) Lý thuyết: Bài 1: Mở đầu môn Hóa học: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Khi học tập môn Hóa học, cần thực hiện các hoạt động sau: Tự thu nhập tìm kiếm kiến thức, xử lí thông tin, vận dụng và ghi nhớ. Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. Link video bài giảng: Bài 2: Chất(tiết 1): Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất có những tính chất nhất định: + Những yếu tố như: Trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt... của một chất được gọi là tính chất vật lí của chất + Khả năng biến đổi thành chất khác, như khả năng phân hủy, tính cháy được gọi là tính chất hóa học của chất. Phương pháp để biết được tính chất của chất: + Quan sát: Quan sát kĩ bằng mắt thường ta có thể nhận ra một số tính chất vật lí của chúng. + Dùng dụng cụ đo: Ngoài những tính chất có thể quan sát được bằng mắt thường, muốn biết được một chất nóng chảy hay sôi ở nhiệt độ nào, có khối lượng riêng bằng bao nhiêu ta phải sử dụng dụng cụ đo. + Làm thí nghiệm: Những tính chất như có tan được trong nước hay không, có dẫn điện hay dẫn nhiệt không thì ta cần kiểm tra bằng cách làm thí nghiệm. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? + Giúp phân biệt chất này với chất khác. + Biết cách sử dụng chất + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. Link video bài giảng: Bài tập: Trắc nghiệm : Câu 1: Hóa học là ngành khóa học nghiên cứu các loại sinh vật và khả năng phát triển của chúng. các loại hóa thạch thời tiền sử. các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng. các loài động vật và tập tính của chúng. Câu 2: Chất có ở đâu? Khắp mọi nơi. B. Khí quyển. C. Mặt đất. D. Dưới biển. Câu 3:Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên? Cây mía. B. Máy bay. C. Bóng đèn. D. Máy vi tính. Tự luận : Câu 4: a) Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo. b) Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất? Câu 5: Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng: a) Nhôm b) Thủy tinh c) Chất dẻo Câu 6: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các ý sau: a) Cơ thể người có 63% : 68% khối lượng là nước. b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo. d) Áo may bằng sợi bông (95% : 98% là xenlulozơ) mặc thoáng hơn áo may bằng nilon (một thứ tơ tổng hợp). e) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su. Câu 7: Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than. Muối ăn Đường Than Màu Vị Tính tan Tính cháy Câu 8: Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp. Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được (1)... Dùng dụng cụ đo mới xác định được (2)... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải (3)... Lưu ý : Phần bài tập các em làm vào vở bài tập để chụp ảnh bài giải nộp cho thầy(Thầy sẽ có hướng dẫn nộp bài ở buổi học đầu tiên)
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022_ho_huu_p.docx