Đề kiểm định chất lượng học sinh Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Đề kiểm định chất lượng học sinh Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Theo ANTĐ. (Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất. 06/07/2012)

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. Theo em dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? “Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” – Thuận khẳng định.

c. Nội dung chính của văn bản là gì ?

 d. Câu chuyện trên đã gửi gắm đến bạn đọc thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với em?

Phần II. Làm văn (15,0 điểm)

Câu 1. (5,0 điểm)

 Ở phần cuối truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “.Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men”.

Hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày cảm nhận của em về câu nói của Xiu.

 

doc 5 trang thuongle 4241
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm định chất lượng học sinh Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
Đề chính thức
 (Đề thi gồm 02 trang)
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHỐI 6,7,8
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: Ngữ văn 8 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
 	Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
	Những ai từng quan tâm đến đợt thi Đại học – Cao đẳng 2012 vừa qua hẳn không thể nào quên được tấm gương hiếu học của cậu học trò nghèo Ngô Văn Thuận (Yên Thành – Nghệ An). Nhà nghèo không đủ điều kiện mua vé xe, vé tàu ra Hà Nội dự thi, Thuận đã một mình vượt quãng đường 300 km với chiếc xe đạp cũ đi mượn, 1 chai nước, 2 chiếc bánh mỳ và 30 ngàn đồng trong túi.
	Khởi hành từ 1h trưa tại quê nhà, Thuận lên đường mang theo ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Lúc mệt thì xuống dắt xe, hết mệt lại đi tiếp, đêm xuống không có chỗ ngủ, cậu phải xin ngủ nhờ một bệnh viện ven đường. Nghe qua có lẽ ít người dám tin nhưng Ngô Văn Thuận đã dũng cảm làm những việc “không tưởng” để theo đuổi đam mê và tương lai của mình. Hành trình ấy đã viết nên một câu chuyện cảm động trong cuộc sống này.
	Khi chiếc xe đạp của cậu học trò nhỏ dừng tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, hoàn cảnh đáng thương và nỗ lực tuyệt vời đáng quý của Thuận đã làm động lòng người dân tại đây. Đích thân đồng chí Đại úy Nguyễn Quốc Khánh, công an phụ trách Liên Ninh và đồng chí Trần Trọng Dực - Ủy viên thường vụ thành ủy, trưởng ban kiểm tra thành ủy Hà Nội đã giúp đỡ Thuận trong hai ngày thi đại học. Sau khi trở về từ Hà Nội, Ngô Văn Thuận lại đạp xe đạp đi làm đủ nghề để kiếm từng đồng tiền nhỏ giúp gia đình. Khi trường sĩ quan lục quân 1 công bố điểm chuẩn là 16,5 điểm. Thuận tiếc vì không đủ điểm đỗ. Tuy nhiên cậu học trò vẫn quyết tâm vừa đi làm thêm giúp bố mẹ, vừa dành dụm tiền để học tiếp. “Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” – Thuận khẳng định. Những tưởng rằng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây với bao niềm tiếc nuối cho cậu học trò nghèo hiếu học, thì ngày 29/8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định về việc tuyển bổ sung đào tạo đại học cấp phân đội cho Ngô Văn Thuận vào trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp. Thuận đã được tuyển thẳng. Hàng triệu con tim vỡ òa khi biết tin, nhưng vui nhất có lẽ là Thuận và gia đình. Kể từ nay, tương lai cậu học trò đã bước sang một trang mới.
Theo ANTĐ. (Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất. 06/07/2012) 	
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. 
b. Theo em dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì? “Chỉ có học em mới đi được thật xa trên đường đời” – Thuận khẳng định. 
c. Nội dung chính của văn bản là gì ? 
	d. Câu chuyện trên đã gửi gắm đến bạn đọc thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa gì đối với em? 
Phần II. Làm văn (15,0 điểm)
Câu 1. (5,0 điểm)
 	Ở phần cuối truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, Xiu đã nói với Giôn-xi: “...Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men”. 
Hãy viết đoạn văn khoảng 20 dòng trình bày cảm nhận của em về câu nói của Xiu. 	
Câu 2. (10,0 điểm)
 	Cảm nhận sự tương đồng và khác biệt trong hai đoạn thơ sau:
	Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
	Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
	Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
	Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
	Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
	Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
	Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
	Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
	(Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)
và:
	Ta nghe hè dậy bên lòng
	Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !
	Ngột làm sao, chết uất thôi
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu !
	( Trích Khi con tu hú - Tố Hữu)
...Hết 
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHỐI 6,7,8
NĂM HỌC 2016 – 2017
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: Ngữ văn 8 
	(Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang)	
A. YÊU CẦU CHUNG
Do đặc trưng của môn Ngữ văn và mục đích của kì thi chọn học sinh giỏi, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm; khuyến khích những bài viết sáng tạo, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
2. Tổng điểm của toàn bài là 20.0 điểm, cho lẻ đến 0.5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ cho điểm từng câu, từng ý, trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các mức điểm cụ thể khác.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. Yêu cầu về kiến thức
a. Phương thức biểu đạt chính của văn bản : Tự sự (0,5 điểm)
b. Tác dụng của dấu “ ” trong câu dùng để đánh dấu câu dẫn trực tiếp (1,0 điểm) 
c. Nội dung chính của văn bản : Cậu học trò nghèo hiếu học (1,0 điểm)
d. Thí sinh có thể nhận ra và nêu được bức thông điệp mà câu chuyện gửi gắm đến cho mọi người và có ý nghĩa với bản thân miễn là hợp lí, thuyết phục và phù hợp với nội dung văn bản. Chẳng hạn như: ý chí và nghị lực vượt khó; chỉ cần có quyết tâm, thành công sẽ mỉm cười với bạn (2,5 điểm)
Phần II. Làm văn (15,0 điểm)
Câu 1. (5,0 điểm)
 1.Về kĩ năng 
 - Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận.
 - Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, phù hợp.
 - Diễn đạt lưu loát, linh hoạt, hành văn uyển chuyển, kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, bình luận, phân tích, 
 - Không mắc các lỗi về viết câu, dùng từ, chính tả.
2. Về nội dung 
 - Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm).
 - Khẳng định “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác, vì:
 + Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt. (0,5 điểm). 
 + Nó có giá trị nhân sinh (cứu người). (0,5 điểm). 
 + Giàu lòng nhân ái, đức hy sinh, sẵn sàng cho, thậm chí là cả cuộc sống của mình vì người khác. (0,5 điểm). 
 + Là kết tinh của trái tim nhân đạo và vai trò của nghệ thuật chân chính.(0,5 điểm). 
 + Hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, làm cho câu chuyện bất ngờ hấp dẫn. 
(Giôn-xi đi từ chết -> sống; Bơ -men đi từ sống -> chết). (1,0 điểm).
 - Khẳng định vai trò chi tiết cuối trong tác phẩm tự sự . (1,0 điểm).
 - Rút ra bài học, liên hệ bản thân. (0,5 điểm).
Câu 2. (10,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Thí sinh tạo lập được một văn bản nghị luận văn học hoàn chỉnh, bàn, phân tích một nội dung liên quan đến hai tác phẩm đã học. 
- Xây dựng bố cục bài văn chặt chẽ, mạch lạc.
- Trình bày rõ ràng, ít mắc lỗi diễn đạt, chính tả, có cảm xúc khi viết.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh sinh có thể trình bày bằng những cách khác nhau. Sau đây là một hướng giải quyết :
1. Giới thiệu chung 
- Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm, vị trí 2 đoạn thơ (đoạn thơ trích trong Nhớ rừng là đoạn đầu của bài; đoạn trong bài Khi con tu hú là phần cuối của bài).
2. Điểm tương đồng: Khát vọng tự do đều thể hiện:
- Tâm trạng bức bối, căm uất của những thân phận tù ngục, mất tự do trong cảnh nô lệ tăm tối của đất nước. (dẫn chứng và phân tích)
- Hướng đến cuộc sống tự do bên ngoài, đấu tranh để thoát khỏi cảnh ngục tù, mất tự do.
3. Điểm riêng độc đáo: Cách thể hiện khát vọng tự do, biểu hiện cụ thể của khát vọng này ở hai đoạn thơ khác nhau:
- Đoạn thơ trong Nhớ rừng đậm chất lãng mạn, dạt dào cảm xúc, rất mới về ngôn từ. Khát vọng tự do thể hiện qua: tình cảnh tù ngục, mất tự do rất đỗi thê thảm của chúa sơn lâm; nỗi căm uất cho thân phận; thể hiện sự ý thức rõ về thân phận sa cơ, bị hạ thấp, bị biến thành trò mua vui cho người đời; tâm trạng tủi nhục vì thân phận mất tự do, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực. (dẫn chứng và phân tích).
- Đoạn thơ trong Khi con tu hú thể hiện khát vọng tự do qua tâm trạng căm uất của một chiến sĩ cộng sản khi bị tù đày mà nghe hè về bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do qua cảm giác ngột ngạt, bức bối vì mất tự do. Đặc biệt, khát vọng ấy thể hiện qua khao khát tung phá, đập tan gông cùm, xiềng xích tù đày để đến với tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực. (dẫn chứng và phân tích).
- Đoạn thơ trong Nhớ rừng của Thế Lữ là những vần thơ tự do lãng mạn, thể hiện khát vọng tự do, tâm sự của cả một lớp trí thức bế tắc trước thời cuộc qua hình ảnh con hổ bị giam cầm. Đoạn thơ trong Khi con tu hú của Tố Hữu lại là những vẫn thơ lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc nhằm thể hiện tinh thần cách mạng đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, đại diện cho khát vọng tranh đấu vì độc lập tự do của dân tộc - một lý tưởng cao cả của thời đại, là tiếng nói đấu tranh của những chiến sỹ cộng sản kiên trung. 
4. Đánh giá, mở rộng.
- Hai đoạn thơ tuy đại diện cho hai trào lưu khác nhau, cách thức thể hiện khác nhau, nhưng đều hướng đến mong muốn tự do, khao khát tự do cháy bỏng. Đây cũng chính là tâm sự chung, khát vọng chung của một thế hệ trí thức trước cách mạng tháng Tám 1945 đang chìm trong đêm đen nô lệ.
- Có thể liên hệ đến các bài thơ khác thuộc Thơ mới và thơ ca yêu nước, cách mạng trước 1945.
- Tuy là hai đoạn thơ song cũng đã khẳng định được tài năng và sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật tạo nên dấu ấn riêng của hai nhà thơ...
* Biểu điểm:
* Đạt 9,0-10,0 điểm : Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn phong sắc sảo, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả.
* Đạt 7,0 – 8,0 điểm: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có cảm xúc, Còn một số sai sót nhỏ về dùng từ, viết câu.
* Đạt 5,0 – 6,0 điểm: Đáp ứng 1/2 các yêu cầu trên, văn viết lưu loát, song còn mắc một số lỗi chính tả, ngữ pháp.
* Đạt 3,0 – 4,0 điểm: Hiểu đề song chưa xác định đúng trọng tâm, lập luận còn lúng túng, diễn đạt còn một số hạn chế.
( Các mức điểm còn lại GV cần căn cứ cụ thể vào mức độ bài làm của HS để linh động cho điểm cho hợp lí) 
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_dinh_chat_luong_hoc_sinh_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016.doc