Đề kiểm định chất lượng học sinh Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Đề kiểm định chất lượng học sinh Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ

Câu 3 (4 điểm):

Khi gặp một người vừa bị ngất do điện giật, em cần phải làm gì và làm như thế nào ?

Câu 4 (4 điểm):

a. Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, em hãy giải thích câu nói: “Nhai kỹ - No lâu”.

b. Rau xanh chứa nhiều Vitamin. Em hãy trình bày cách lựa chọn, sơ chế, nấu và sử dụng rau để vẫn đảm bảo lượng Vitamin cho cơ thể (Lấy ví dụ minh họa trên một loại rau cụ thể).

Câu 5 (4 điểm):

a. Bạn Minh làm thí nghiệm trên ếch tủy, vô tình làm đứt một số rễ tủy ở phần dưới tủy sống (liên quan đến 2 chi sau). Em hãy giúp Minh xác định xem loại rễ nào còn, loại rễ nào bị đứt.

b. Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.

 

doc 4 trang thuongle 7380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm định chất lượng học sinh Sinh học Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Tân Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH 
CÁC KHỐI 6,7,8, NĂM HỌC 2016-0217
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 01 trang)
Môn: Sinh học 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm định: 13,14/4/2017
Câu 1 (2 điểm):
 	Em vận dụng được những kiến thức gì để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các tật, bệnh về cơ xương thường xẩy ra ở tuổi thiếu niên ? 
Vì sao khi mua xương lợn về hầm kỹ, thấy nước hầm xương sánh và ngọt, còn xương thì bở, mềm ra ?
Câu 2 (3 điểm):
a. Trình bày các hoạt động chủ yếu của Bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo. Vì sao ta phải tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh ?
Câu 3 (4 điểm):
Khi gặp một người vừa bị ngất do điện giật, em cần phải làm gì và làm như thế nào ?
Câu 4 (4 điểm):
a. Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, em hãy giải thích câu nói: “Nhai kỹ - No lâu”.
b. Rau xanh chứa nhiều Vitamin. Em hãy trình bày cách lựa chọn, sơ chế, nấu và sử dụng rau để vẫn đảm bảo lượng Vitamin cho cơ thể (Lấy ví dụ minh họa trên một loại rau cụ thể).
Câu 5 (4 điểm):
a. Bạn Minh làm thí nghiệm trên ếch tủy, vô tình làm đứt một số rễ tủy ở phần dưới tủy sống (liên quan đến 2 chi sau). Em hãy giúp Minh xác định xem loại rễ nào còn, loại rễ nào bị đứt.
b. Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.
Câu 6 (3 điểm):
Em vận dụng được những kiến thức gì để vệ sinh da của mình được tốt.
........................Hết.....................
Họ và tên thí sinh.............................................................Số báo danh.....................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL KHÁ, GIỎI NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Sinh học – Lớp 8
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
 a. Em vận dụng được những kiến thức gì để giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể chống các tật, bệnh về cơ xương thường xẩy ra ở tuổi thiếu niên? 
b. Vì sao khi mua xương lợn về hầm kỹ, thấy nước hầm xương sánh và ngọt, còn xương thì bở, mềm ra?
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.75
a. - Dinh dưỡng hợp lý: đủ chất, đủ lượng, đủ năng lượng, không kén chọn thức ăn 
- Tắm nắng hợp lý, để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành Vitamin D, để tạo xương.
- Lao động và thể dục, thể thao thường xuyên và vừa sức.
- Chống cong vẹo cột sống:
+ Mang vác vừa sức, nên phân bố đều 2 bên.
+ Khi ngồi học ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nằm trên bàn 
b. Thành phần hóa học của xương gồm: Chất vô cơ làm cho xương cứng chắc, chất cốt giao(hữu cơ) làm cho xương dẻo dai và đàn hồi. Khi hầm xương, chất cốt giao bị phân hủy -> làm cho nước hầm sánh và ngọt. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bở, mềm ra.
2a
2b
a. Trình bày các hoạt động chủ yếu của Bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 
b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo. Vì sao ta cần phải tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh?
 0,5
0,25
0,25
 0,5
0,5 
1
a. Các hoạt động chủ yếu của Bạch cầu:
- Thực bào: Có 2 loại bạch cầu chủ yếu tham gia thực bào là bạch cầu trung tính và đại thực bào(bạch cầu mônô), các bạch cầu này hình thành chân giả để bắt và nuốt các vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.
- Tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên: do các bạch cầu lim pho B thực hiện.
- Phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh: do các tế bào lim pho T thực hiện.
b. – Miễn dịch tự nhiên có được một cách tự nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã bị nhiễm bệnh. 
- Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.
- Chúng ta cần phải tích cực tham gia tiêm chủng phòng bệnh vì:
Khi đưa vắc xin vào cơ thể sẽ có tác dụng hình thành phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể phản ứng kịp thời khi bị vi sinh vật xâm nhập để bảo vệ cơ thể.. Mỗi loại vắc xin chỉ phòng được một loại bệnh tương ứng.
3
3
Khi gặp một người bị ngất do điện giật, em cần phải làm gì và làm như thế nào?
1,5
 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Khi gặp một người bị ngất do điện giật, em cần phải làm:
- Cách li người đó ra khỏi dòng điện: rút phích cắm điện, sập cầu dao hoặc lấy que khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân 
- Sơ cứu nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.
HS trình bày các bước cơ bản khi hô hấp nhân tạo hà hơi thổi ngạt (hoặc ép lồng ngực)
+ Đặt nạn nhân nằm ngửa, em quỳ gối bên cạnh nạn nhân.
+ Một tay bóp chặt mũi, một tay bóp há miệng nạn nhân.
+ Hít một hơi dài, áp chặt miệng mình sát miệng nạn nhân rồi thổi khí vào, sau đó thả 2 tay cho khí tự ra.
+ Cứ tiếp tục như vậy làm thông khí ở phổi nạn nhân với 12 – 20 lần /phút.
Sao cho lượng khí được lưu thông mỗi nhịp ít nhất khoảng 200ml.
+ Làm đến khi nào nạn nhân tự thở được mới thôi. Hoặc đến khi da nạn nhân đổi màu xám thì không cứu được nữa.
4
4a
4b
a. Dựa vào kiến thức đã học ở Sinh học 8, em hãy giải thích câu nói: “Nhai kỹ - No lâu”
 b. Rau xanh chứa nhiều Vitamin. Em hãy trình bày cách lựa chọn, sơ chế, nấu và sử dụng rau để vẫn đảm bảo lượng Vitamin cho cơ thể. (Lấy ví dụ minh họa trên một loại rau cụ thể)
1,5
 0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
a. “Nhai kỹ - No lâu”
HS giải thích được: “Nhai kỹ” tức là thức ăn được biến đổi lý học tốt, nghiền nhỏ, trộn đều với dịch tiêu hóa -> thức ăn được biến đổi hóa học tốt, tạo được nhiều chất dinh dưỡng -> cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng -> hiệu quả tiêu hóa cao -> “no lâu”
 Vì vậy khi ăn chúng ta cần ăn chậm, nhai kỹ để hiệu quả tiêu hóa cao nhất.
b. Rau xanh chứa nhiều Vitamin, cách lựa chọn, sơ chế, nấu và sử dụng rau để vẫn đảm bảo lượng Vitamin cho cơ thể.(VD rau cải):
- Lựa chọn: rau tươi, mới hái, không bị bầm giập 
- Sơ chế: Loại bỏ phần không ăn được(lá già, rễ ). rửa sạch nhẹ nhàng 2 mặt của lá rồi mới cắt nhỏ vừa ăn.
- Nấu: Bỏ gia vị vào nước, đun nước thật sôi mới cho rau vào, trong quá trình nấu ít đảo trộn, đun to lửa.
- Sử dụng: Nên ăn nóng, không nên hâm đi hâm lại.
5a
5b
 a. Bạn Minh làm thí nghiệm trên ếch tủy, vô tình làm đứt một số rễ ở phần dưới tủy sống. Em hãy giúp Minh xác định xem loại rễ nào còn, loại rễ nào bị đứt.
 b. Phân biệt phản xạ sinh dưỡng với phản xạ vận động về mặt cấu trúc và chức năng.
0,5
1,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
a. - Treo ếch tủy lên, kích thích 1 chi trước bằng dd HCL 3%
 Chi sau bên nào co thì chứng tỏ rễ trước bên đó còn.
- Kích thích chi sau trái bằng dd HCL 3%:
+ Nếu không chi nào co-> rễ sau bên chi sau trái bị đứt. 
+ Nếu chi sau trái và 2 chi trước co: thì rễ trước, rễ sau bên chi sau trái còn, rễ trước bên chi sau phải bị đứt. 
+ Nếu chi sau phải và 2 chi trước co: thì rễ trước bên chi sau trái bị đứt, rễ trước bên chi sau phải vẫn còn.
Tương tự kích thích ở chi sau phải 
 b. HS trình bày được: 
Phản xạ sinh dưỡng
Phản xạ vận động
- Trung khu thần kinh nằm ở sừng bên của tủy sống và ở trụ não.
- Nơ ron liên lạc tiếp xúc với nơ ron trước hạch sừng bên chất xám.
- Đường li tâm gồm nơ ron trước hạch -> hạch -> nơ ron sau hạch (không có bao mielin).
- Tốc độ dẫn truyền chậm 
- Điều khiển hoạt động cơ quan sinh dưỡng.
- Trung khu thần kinh nằm ở phần còn lại trong chất xám.
- Nơ ron liên lạc tiếp xúc với nơ ron vận động ở sùng trước. 
- Đường li tâm chỉ có 1 nơ ron chạy thẳng từ TW –> cơ quan trả lời.(có bao mielin)
- Tốc độ dẫn truyền phản xạ nhanh.
- Điều khiển hoạt động cơ xương.
6
 Em vận dụng được những kiến thức gì để vệ sinh da của mình được tốt. 
1.5
1,5
- Bảo vệ da:
+ Giữ gìn da sạch sẽ: tắm rửa hàng ngày, dùng xà phòng ít xút, 
+ Chống xây xát da: 
+ Chú ý không làm bỏng 
- Rèn luyện da:
+ Lao động, thể dục thể thao hợp lý 
+ Tắm nắng 
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ 
(HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_dinh_chat_luong_hoc_sinh_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2016.doc