Đề kiểm tra một tiết học kì I Hóa học Lớp 8

Đề kiểm tra một tiết học kì I Hóa học Lớp 8

Câu 3. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết

 A. Nước cất. B. Nước suối.

 C. Nước khoáng. D. Nước đá từ nhà máy.

Câu 4. Dãy chất sau đây đều là hợp chất ?

 A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3 B. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3

 C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al

Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều là kim loại

 A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc . B. Vàng, magie, nhôm, clo.

 C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm , thiếc.

Câu 6. Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:

 A. Thêm muối B. Thêm nước C. Đông lạnh D. Đun nóng

Câu 7. Số .là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.

 A. Proton B. Notron C. Electron D.Notron và electron

Câu 8. Phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi. Công thức của ozon là

 A. 3O B. 3O2 C. O3 D. 3O3

Câu 9: Cách viết nào sau đây là sai:

A. 4 nguyên tử natri : 4Na

B. 1 nguyên tử nitơ: N

C. 3 nguyên tử canxi: 3C

D. 2 nguyên tử sắt: 2 Fe

 

docx 5 trang thuongle 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết học kì I Hóa học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:.................................
Tiết:16
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Kiểm tra đánh giá kiến thức phần nguyên tử, đơm chất, hợp chất...
2. Về kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra
3. Về thái độ:
	- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
4. Định hướng phát triển năng lực:
Rèn cho HS các năng lực: 
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề	
II. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
1. Chuẩn bị của GV:
+Đề kiểm tra, ma trận đề
2. Chuẩn bị của HS:
	- Ôn lại kiến thức chuẩn bị cho bài kiểm tra.
III. HÌNH THỨC RA ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận 
	- Học sinh làm bài trên lớp thời gian 45 phút.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra
	* Sĩ số:
	* Bài cũ: Không kiểm tra.
2. Hoạt động khởi động:
* Thiết lập ma trận:
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
Tổng
%
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chất
Xác định chất, vật thể
Nước tinh khiết
Tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối
Số câu
Điểm 
%
1
1
1
3C
2.5đ
25%
Nguyên tử
Cấu tạo của hạt nhân
Cách biểu diễn số nguyên tử, phân tử.
So sánh khối lượng giữa các nguyên tử, phân tử
Số câu
Điểm 
%
1
2
1
4C
1đ
10%
Nguyên tố hóa học
Đặc trưng của 1 nguyên tố
Số câu
Điểm
%
1
1C
0.25đ
2.5%
Đơn chất, hợp chất, phân tử
Tính phân tử khối của hợp chất.
Xác định đơn chất kim loại, hợp chất
Số câu
Điểm
%
2
1
 3C
2.5đ
 25%
Công thức hóa học
 Lập CTHH
Xác định tên nguyên tử của nguyên tố khi biết PTK 
Số câu
Điểm 
%
1
1
2C
1.25đ
12.5%
Hóa trị
Hóa trị của H và O
Xác định hóa trị và tìm công thức hóa học khi biết hóa trị
Số câu
Điểm
%
1
1
1
3C
2.5đ
25%
Tổng số câu:
Tổng số điểm, %
2TN
1TL
2.5đ = 25%
6TN
1TL
3.5đ = 35%
4TN
1TL
3đ = 30%
TN
1TL
1đ = 10%
16C
10đ
100%
I. Trắc nghiệm. (Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau) (3đ)
Câu 1. Trong hạt nhân nguyên tử, thì gồm những loại hạt nào
 A. Proton, electron	 B. Proton, notron.
 C. Electron. D. Electron, proton, notron.
Câu 2. Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào?
 A.	H chọn làm 2 đơn vị B. O là 1 đơn vị. 
 C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị. 
Câu 3. Chất nào sau đây được coi là tinh khiết 
 A. Nước cất.	 B. Nước suối.
 C. Nước khoáng.	 D. Nước đá từ nhà máy.
Câu 4. Dãy chất sau đây đều là hợp chất ? 
 A. Cl2, KOH, H2SO4, AlCl3 B. CuO, KOH, H2SO4, AlCl3
 C. CuO, KOH, Fe, H2SO4. D. Cl2, Cu, Fe, Al
Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều là kim loại
 A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc . B. Vàng, magie, nhôm, clo. 	
 C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. D. Sắt, chì, kẽm , thiếc.	
Câu 6. Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:
 A. Thêm muối	B. Thêm nước	 C. Đông lạnh	 D. Đun nóng
Câu 7. Số ..là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
 A. Proton	 B. Notron	 C. Electron	 D.Notron và electron 
Câu 8. Phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi. Công thức của ozon là
 A. 3O	 B. 3O2	 C. O3 	 D. 3O3
Câu 9: Cách viết nào sau đây là sai:
4 nguyên tử natri : 4Na
1 nguyên tử nitơ: N
3 nguyên tử canxi: 3C
2 nguyên tử sắt: 2 Fe
Câu 10: Năm phân tử hiđro viết là:
5H
5H2
H2
5 h2
Câu 11: Phân tử hiđro nhẹ hơn bao nhiêu lần so với phân tử oxi?
0,0625
0,625
0,125
1,25
Câu 12: Một oxit có công thức là Fe2Ox có PTK là 160 đvC. Hóa trị của Fe trong oxit là:
A. I 
B. II
 C. III D. IV 
II. Tự luận
Câu 13. (2đ)Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong các câu sau đây? 	 
 a. Than chì là chất dùng làm lõi bút chì. 
 b. Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su 
Câu 14. (2đ) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất sau: 
 a. Canxi oxit, biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O 
 b. Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O. 
Câu 15. (2đ)
 a. Xác định hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất sau: FeCl2? Biết Cl có hóa trị I
 b. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: Cu (II) và O ; Al ( III) và SO4 (II).
Câu 16. (1đ)Trong phân tử một hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tử nguyên tố R và 5 nguyên tử nguyên tố oxi. Tìm nguyên tử khối và tên nguyên tố R. Biết hơp chất này nặng hơn phân tử hidro 71 lần.
( Cho biết: H =1; C =12; N =14; O =16; P =31; S =32; Ca =40; Fe =56; Cu =64)
* HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm. (3 điểm) Mỗi câu đúng 0,25đ
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
B
C
A
B
D
D
A
C
B
B
A
C
II. Tự luận. (7 điểm)
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
(2đ)
a
b
Chất
Than chì 
Sắt, nhôm, cao su 
Vật thể
Bút chì
Xe đạp 
1đ
1đ
2
(2đ)
 a. CT: CaO
PTK= 56 đvC
 b. CT: CuSO4 
PTK= 160 đvC
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
3
(2đ)
a. FeCl2 thì Fe có hóa trị II
b. Cu (II) và O => CuO
 Al ( III) và SO4 (II) => Al2(PO4)3
1đ
0,5đ
0,5đ
4
(1đ)
 CT: R2O5
PTK của hợp chất:
71.PTK (H2) =2.71=142 (đvC)
⇔ 2R + 5[O] =142
⇔ 2R +80 =142
⇔ 2R = 62
⇔ R = 31 (đvC)
Vậy R ∈ nguyên tố P (Photpho)
0,25đ
 0,25đ
0,25đ
0,25đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mot_tiet_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8.docx