Đề kiểm tra một tiết Vật lí Lớp 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thu Huyền

Đề kiểm tra một tiết Vật lí Lớp 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thu Huyền

Câu 1. Nam ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Câu nào đúng ?

A. Nam đứng yên so với mặt đường. B. Nam chuyển động so với toa tàu.

C. Nam đứng yên so với hàng cây bên đường. D. Nam đứng yên so với toa tàu.

Câu 2. Vận tốc của một ô tô là 32 km/h, của một người đi xe đạp là 3m/s của một tàu hỏa là 10 m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất?

A. Ô tô. B. Tàu hỏa. C. Xe đạp. D. Ô tô và tàu hỏa.

Câu 3. . Một người đi bộ trên một đoạn đường dài 5km trong 2h. Vận tốc trung bình của người này là

A. 0.4 km/h. B. 2,5 km/h. C. 7 km/h. D. 10 km/h.

Câu 4. Nếu đang chạy mà bị vấp thì ta sẽ:

A. Ngã sang trái B. Ngã sang phải

C. Ngã về phía trước D. Ngã về phía sau

Câu 5. Lực ma sát trượt sinh ra khi:

A. Một vật trượt trên bề mặt 1 vật khác B. Một vật lăn trên bề mặt 1 vật khác

C. Một vật nằm trên bề mặt 1 vật khác D. Một vật nghỉ trên bề mặt 1 vật khác

Câu 6. Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố đó là:

A. Phương và chiều B. Độ lớn, phương và chiều

C. Điểm đặt, phương và chiều D. Điểm đặt, phương và chiều, độ lớn

II. TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 7 (1 điểm): Nêu định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều? Cho ví dụ về mỗi chuyển động đó?

 

docx 17 trang thuongle 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Vật lí Lớp 8, 9 - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2020
Ngày giảng: 28/10/2020
Tiết 8	: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
1. kiến thức: 
 	- Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 8 học kì I, gồm từ tiết 1đến tiết 7 theo phân phối chương trình 
	- Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản, giải các bài tập vật lý cơ bản trong phần lớp 8 về chuyển động cơ học, vận tốc, sự cân bằng lưc- quán tính, lực ma sát.
2. Năng lực
	 - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực phân tích, xử lí số liệu 
 	- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, năng lực giải thích hiện tượng trong đời sống, 
3. phẩm chất
	- có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: Trắc nghiệm – Tự luận(TN 30% - TL 70%)
III. XÂY DỰNG MA TRẬN – ĐỀ – ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	- Nghiên cứu tài liệu, lập ma trận, xây dựng đề kiểm tra, đáp án thang điểm; phô tô đề bài cho HS.
 	- Ôn tập kiến thức, chuẩn bị đồ dùng học tập.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
 2. Kiểm tra 45’: GV phát đề cho HS
 3. Thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra:
+ Thu và kiểm tra số lượng bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
 	+ Nhắc nhở hs ôn lại và làm lại bài kiểm tra vào vở. Chuẩn bị bài: Áp suất
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 8
Thời gian: 45 phút
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chuyển động cơ học.
Qua ví dụ nắm được tính tương đối của chuyển động
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
2.Vận tốc, vận tốc TB trong chuyển động không đều.
Nêu được chuyển động đều và chuyển động không đều, lấy được ví dụ
Đổi đơn vị và so sánh được sự chuyển động
Vận dụng được công thức 
Vận dụng được công thức tính vận tốc vng/đ = vng/tàu + vtàu/đ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1đ
10%
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
1
3đ
30%
1
1đ
10%
5
6đ
60%
3. Biểu diễn lực.
Nhận biết được các yếu tố để biểu diễn lực
Biểu diễn và mô tả được lực
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
2đ
20%
2
2,5đ
25%
4. Sự cân bằng lực, quán tính.
Vận dụng để liên hệ thực tế sảy ra khi có quán tính
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0.5đ
5%
5. Lực ma sát.
Nhận biết được lực ma sát trượt sinh ra khi nào
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
20%
Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
3
2đ
20%
3
3đ
30%
3
4đ
40%
1
1đ
10%
10
10đ
100%
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 8
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Nam ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Câu nào đúng ? 
A. Nam đứng yên so với mặt đường. B. Nam chuyển động so với toa tàu.
C. Nam đứng yên so với hàng cây bên đường. D. Nam đứng yên so với toa tàu. 
Câu 2. Vận tốc của một ô tô là 32 km/h, của một người đi xe đạp là 3m/s của một tàu hỏa là 10 m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyến động nào nhanh nhất?
A. Ô tô.	 B. Tàu hỏa. 	 C. Xe đạp. 	 D. Ô tô và tàu hỏa.
Câu 3. . Một người đi bộ trên một đoạn đường dài 5km trong 2h. Vận tốc trung bình của người này là 
A. 0.4 km/h.	 B. 2,5 km/h.	 C. 7 km/h. 	D. 10 km/h.
Câu 4. Nếu đang chạy mà bị vấp thì ta sẽ:
A. Ngã sang trái 	B. Ngã sang phải
C. Ngã về phía trước 	D. Ngã về phía sau
Câu 5. Lực ma sát trượt sinh ra khi:
A. Một vật trượt trên bề mặt 1 vật khác B. Một vật lăn trên bề mặt 1 vật khác
C. Một vật nằm trên bề mặt 1 vật khác D. Một vật nghỉ trên bề mặt 1 vật khác
Câu 6. Biểu diễn véctơ lực phải thể hiện được đầy đủ các yếu tố đó là:
A. Phương và chiều 	 B. Độ lớn, phương và chiều 
C. Điểm đặt, phương và chiều D. Điểm đặt, phương và chiều, độ lớn
II. TỰ LUẬN (7điểm) 
Câu 7 (1 điểm): Nêu định nghĩa về chuyển động đều và chuyển động không đều? Cho ví dụ về mỗi chuyển động đó?
Câu 8 (2 điểm) 
a) Biểu diễn vectơ trọng lực của một vật, biết khối lượng của vật là 150kg , tỉ xích tùy chọn.
b) Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực ở hình vẽ sau:
	A	
	 500N	 F 
Câu 9 ( 3 điểm): Từ điểm A đến điểm B cách nhau 120km một ô tô chuyển động đều với vận tốc v1 = 30km/h. Đến B ô tô quay ngay về A, ô tô cũng chuyển động đều nhưng với vận tốc v2 = 40km/h. Tính vận tốc trung bình của chuyển động cả đi lẫn về 
Câu 10 (1 điểm): Một đoàn tàu chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h, người soát vé trên tàu đi về phía đầu tàu với vận tốc 3km/h. Tính vận tốc của người soát vé so với mặt đất? 
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 8
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 ®iÓm): Mỗi ý ®óng ®ưîc 0,5 điểm
C©u
1
2
3
4
5
6
§¸p ¸n
D
B
B
C
A
D
II. TỰ LUẬN (7 ®iÓm)
Câu
Đáp án
Điểm
7
(1 điểm)
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Ví dụ: tùy vào hs
0,25đ
0,25đ
0,5đ
8
(2 điểm)
a) Trọng lực của vật là: P = 10.m = 10.150 = 1500N	 
 500N
 - Vẽ được hình.
 - Tỉ xích.
 - Kí hiệu vectơ lực.
 P
b)
- Điểm đặt: Tại A
- Phương nằm ngang.
- Chiều từ trái sang phải.
- Cường độ: F = 2000 N.
1đ
1đ
9
(3 điểm)
Tóm tắt:
v1 = 30km/h v2 = 40km/h S = 120km
vtb = ?
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là :
t1 = = = 4 h
Thời gian ô tô đi từ B về A là :
t2 = = = 3h
Thời gian cả đi lẫn về của ô tô là:
t = t1 + t2 = 4 + 3 = 7 h
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về là:
Vtb = = = 34,3 km/h
0,5đ
0,5đ
0.5đ
0,5đ
1đ
10
(1 điểm)
Vận tốc của người soát vé so với mặt đất (vng/đ) bằng tổng vận tốc của người so với tàu (vng/tàu) và vận tốc của tàu so với đất (vtàu/đ) nên ta có: vng/đ = vng/tàu + vtàu/đ = 3 + 36 = 39 km/h
1đ
Duyệt của tổ chuyên môn
 Nuyễn Thị San
Người ra đề
Trần Thị Thu Huyền
Ngày soạn: 24/10/2020
Ngày giảng: 29/10/2020
Tiết 8: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
1. kiến thức: 
 - Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 6 học kì I, gồm từ tiết 1đến tiết 7 theo phân phối chương trình 
- Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản, giải các bài tập vật lý cơ bản trong phần lớp 6 về đo độ dài, đo thể tích, khối lượng, lực, trọng lực.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực phân tích, xử lí số liệu 
 - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, năng lực giải thích hiện tượng trong đời sống, 
3. phẩm chất
- có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: Trắc nghiệm – Tự luận(TN 30% - TL 70%)
III. XÂY DỰNG MA TRẬN – ĐỀ – ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	- Nghiên cứu tài liệu, lập ma trận, xây dựng đề kiểm tra, đáp án thang điểm; phô tô đề bài cho HS.
 	- Ôn tập kiến thức, chuẩn bị đồ dùng học tập.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
 2. Kiểm tra 45’: GV phát đề cho HS
 3. Thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra:
+ Thu và kiểm tra số lượng bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
	+ Nhắc nhở hs xem và lại bài tập tiết kiểm tra. Về nhà đọc trước bài 9.
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 6
Thời gian: 45 phút
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Đo độ dài
Qua số liệu xác định được GHĐ và ĐCNN 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
2. Đo thể tích
Đổi được các đơn vị thể tích
Vận dụng cách đo thể tích vật rắn không thấm nước để xác định thể tích vật đó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
0,5đ
5%
1
3đ
30%
3
5,5đ
55%
3. Khối lượng. Đơn vị đo khối lượng
Nhận biết được dụng cụ đo khối lượng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
4. Lực, hai lực cân bằng
Nhận biết được hai lực cân bằng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
5. Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Hiểu được khi có lực tác dụng vào một vật gây ra kết quả gì.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
6. Trọng lực- Đơn vị lực
Nêu được khái niệm, phương, chièu của trọng lực.
Biết cách đổi đơn vị từ kg sang Niuton
Tính được trọng lượng của vật khi ở trên trái đất so với mặt trăng
1
1đ
10%
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
3
2,5đ
25%
Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
3
2đ
20%
3
3đ
30%
3
4đ
40%
1
1đ
10%
10
10đ
100%
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 6
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dụng cụ nào dùng đo khối lượng vật :
	A. Bình chia độ. B. Ca đong, chai. C. Cân. D. Thước. 
Câu 2: Quả cân 100g thì có trọng lượng là:
	A. 1 N B. 10 N C. 100 N D. 1000N
Câu 3: Hai lực cân bằng là:
	A. Hai lực mạnh như nhau, khác phương, ngược chiều
	B. Hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều
	C. Hai lực không bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
	D. Hai lực không bằng nhau, cùng phương, cùng chiều
Câu 4: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? 
	A. Chỉ làm biến đổi chuyến động của quả bóng.
	B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
	C. Không làm biên dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
	D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 5: Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 10 khoảng bằng nhau. Vậy giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
 	A. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 cm	B. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm
 	C. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm	D. GHĐ 1 mm; ĐCNN 30 cm
Câu 6: Một bình chia độ chứa 65 cm3 nước. Thả hòn đá có thể tích là 30 cm3 chìm trong nước thì mực nước dâng lên tới vạch:
 	A. 65 cm3 	B. 30 cm3 C. 35 cm3 D. 95 cm3
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7: (2 điểm) Đổi đơn vị sau:
1,4m3 = ...................dm3 = ..........................cm3
2000cc = ..................dm3 = ........................l
Câu 8 (1 điểm) :Trọng lực là gì? Phương và chiều trọng lực?
Câu 9 (3 điểm): Cho một bình chia độ có thể tích nước ban đầu V1 = 100cm3. Khi thả viên bi A vào bình chia độ, mực nước dâng lên V2 = 172cm3, tiếp tục thả viên bi B vào bình, mực nước dâng lên V3 = 76cm3. Hãy xác định thể tích của viên bi A và B? 
Câu 10 (1 điểm): Nếu trên Mặt Trăng, một vật có trọng lượng 1,2kg thì khi đem về Trái Đất sẽ có trọng lượng bao nhiêu N.
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 6
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
B
D
B
D
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
7
(2 điểm)
a.	1,4m3 = 1 400dm3 = 1 400 000cm3
b.	2000cc = 2 dm3 = 2l
1đ
1đ
8
(1 điểm)
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. 
- Phương thẳng đứng
- Chiều hướng về phía Trái Đất.
0,5đ
0.25đ
0.25đ
9
(3 điểm)
Tóm tắt
V1 = 100cm3
V2 = 172cm3
V3 = 250cm3
VA = ?
VB = ?
Bài giải:
Thể tích vật A là:
VA = V2 – V1 = 172 – 100 = 72(cm3)
Thể tích vật B là:
VB = V3 – V2 = 250 – 172 = 78 (cm3 )
Vậy thể tích của vật A là 72cm3 và của vật B là 78cm3 
0,5đ
1đ
1đ
0,5đ
10
(1điểm)
 Vì lực hút trên Mặt Trăng = 1/6 lực hút trên Trái Đất, nên ở Trái Đất trọng lượng của vật là P = (1,2. 10).6 = 72N. 
1đ
Ngày 23 Tháng 10 Năm 2020 
Duyệt của tổ chuyên môn
 Nuyễn Thị San
Người ra đề
Trần Thị Thu Huyền
Ngày soạn: /10/2020
Ngày giảng: /10/2020
Tiết 23: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
1. kiến thức: 
 	Hiểu và vận dụng kiến thức về định luật Ôm, định luật Ôm trong đoạn mạch nối tiếp và song song, điện trở của dây dẫn, công suất và điện năng sử dụng, định luật Jun – Len xơ.
2. Năng lực
	 - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực phân tích, xử lí số liệu 
 	- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tính toán, năng lực giải thích hiện tượng trong đời sống, 
3. phẩm chất
	- có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra. 
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức: Trắc nghiệm – Tự luận(TN 30% - TL 70%)
III. XÂY DỰNG MA TRẬN – ĐỀ – ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM
IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	- Nghiên cứu tài liệu, lập ma trận, xây dựng đề kiểm tra, đáp án thang điểm; phô tô đề bài cho HS.
 	- Ôn tập kiến thức, chuẩn bị đồ dùng học tập.
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số
 2. Kiểm tra 45’: GV phát đề cho HS
 3. Thu bài – Nhận xét giờ kiểm tra:
+ Thu và kiểm tra số lượng bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
 	+ Nhắc nhở hs ôn lại và làm lại bài kiểm tra vào vở. Chuẩn bị bài tiết trải nghiệm sáng tạo.
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 45 phút
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm - Đoạn mạch nối tiếp – Đoạn mạch song song
Nhận biết được công thức tính điện trở tương tương của đoạn mạch nối tiếp
Tính được điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Vận dụng công thức R= U/I
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
¼
0,5đ
5%
9/4
1,5đ
15%
2. Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn
Nêu được khái niệm và viết công thức tính điện trở suất. Chỉ ra được tên và đơn vị có trong công thức
Hiểu được điện trở tỉ lệ thuận với chiều dài và tỉ lệ ngịch với tiết diện và so sánh được điển trở của hai dây dẫn
Vận dụng công thức 
R = p.l/S 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
1
1đ
10%
4
4,5đ
45%
3. Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật.
Nhận biết được công dụng của biến trở
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
0,5đ
5%
4. Công suất điện
Nhận biết được đơn vị của công suất
Hiểu được ý nghĩa số vôn và số oát ghi trên bóng đèn
Vận dụng được công thức P = U.I
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
1
1đ
10%
¼
0,5đ
5%
9/4
2đ
20%
5. Điện năng – Công của dòng điện.
Nhận biết được công thức tính công của dòng điện
Vận dụng được công thức A = P.t tính điện năng và tiền điện.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5đ
5%
½
1đ
10%
3/2
1,5đ
15%
Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
5
4đ
40%
4
3đ
30%
1
2đ
20%
1
1đ
10%
11
10đ
100%
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3đ): Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp được tính theo công thức.
A. Rtđ = R1.R2	B. Rtđ = R1+R2	C.	D. 
Câu 2. Nếu giảm chiều dài của một dây dẫn đi 4 lần và tăng tiết diện dây đó lên 4 lần thì điện trở của dây dẫn sẽ
A. Tăng 8 lần.	B. Tăng 16 lần. C. Không đổi. D. Giảm 16 lần. 
Câu 3. Đơn vị công của công suất điện? 
 A. W B. A C. J D. V
Câu 4. Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh
A. Chiều dòng điện trong mạch.	B. Đường kính dây dẫn của biến trở. 
C.	Cường độ dòng điện trong mạch.	D. Tiết diện dây dẫn của biến trở.
Câu 5. Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 6Ω mắc song song với nhau, điện trở tương đương của mạch là:
A. Rtđ = 2Ω. B. Rtđ = 3Ω.	C. Rtđ = 6Ω. D. Rtđ = 9Ω.
Câu 6. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công của dòng điện?
 A. A = U.I.t.	B. A = .t	C. A= .t	D. A= I 2.R .t
II. TỰ LUẬN (7điểm) 
Câu 7 (2 điểm). Điện trở suất là gi? Viết công thức tính điện trở suất? Nêu rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng có trong công thức?
Câu 8 (1 điểm).Một bóng điện có ghi 220V – 100W, hãy cho biết ý nghĩ của số ghi trên bóng đèn?
Câu 9 (1 diểm). Hai đoạn dây cùng chất, có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 0,9mm2. Dây thứ hai có tiết diện 1,62mm2. Hãy so sánh điện trở của hai dây này? 
Câu 10 (2 điểm). Một bếp điện có ghi 220 V – 4 A.
	a. Tính điện trở và công suất của bếp lúc hoạt động bình thường
	b. Trung bình mỗi ngày bếp bếp sử dụng 10 phút. Tính điện năng và tiền điện mà bếp điện phải trả trong 30 ngày. Biết 1kWh giá 700đồng.
Câu 11 ( 1 điểm). Hai dây dẫn được là từ cùng một loại vật liệu, dây thứ nhất có điện trở R1 = 15Ω, có chiều dài l1 = 24m và có tiết diện S1 = 0,2mm2, dây thứ hai có điện trở R2 = 10Ω, có chiều dài l2 = 30m. Tính tiết diện S2 của dây thứ hai
TRƯỜNG PTDTNT THCS VĂN YÊN
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2020-2021
Môn: Vật lí 9
Thời gian: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3 ®iÓm): Mỗi ý ®óng ®ưîc 0,5 điểm
C©u
1
2
3
4
5
6
§¸p ¸n
B
D
A
C
A
B
II. TỰ LUẬN (7 ®iÓm)
Câu
Đáp án
Điểm
7
(2 điểm)
 - Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện đều là 1m2.
- Công thức: 
Trong đó: l chiều dài dây (m)
 S tiết diện của dây (m2)
 r điện trở suất (Wm)
 R điện trở (W).
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
8
(1 điểm)
Một bóng điện có ghi 220V – 1000W nghĩa là bóng điện hoạt động bình thường khi nó sử dụng với hiệu điện thế nguồn điện là 220 V bằng hiệu điện thế định mức và lúc đó công suất bóng đèn đạt được là 100 W
1đ
9
(1 điểm)
 Vì hai dây cùng chất, có cùng chiều dài nên điện trở của mỗi dây tỉ lệ ngịch với tiết diện của chúng.
1đ 
10
(2 điểm)
Tóm tắt
U = 220 V 
I = 4 A
a. R = ? ; P = ?
b. t = 10’ = 600s
 A = ?
 T = ? đồng
Bài giải
Điện trở của bếp là:
Công suất của bếp là
P = U.I = 220.4 = 880 (W) = 0,88 (kw)
Điện năng mà bếp sử dụng trong 30 ngày
A = P.t = 880.600. 30 = 1584000 (J)
 = 4,4 (kw.h)
Số tiền điện bếp điện dùng trong 30 ngày 
T = 4,4 . 700 = 3080 (đồng) 
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
11
(1 điểm)
Áp dụng công thức: (hai dây này cùng làm bằng một loại vật liệu) 
0,25đ
0,5đ
0,25đ
Duyệt của tổ chuyên môn
 Nuyễn Thị San
Người ra đề
Trần Thị Thu Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mot_tiet_vat_li_lop_8_9_nam_hoc_2020_2021_tran_t.docx