Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Bình

Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Bình

Câu 3: Một học sinh sơ ý làm rớt nhiệt kế xuống nền phòng thí nghiệm, dụng cụ này bể và thủy ngân bắn ra sàn. Thủy ngân rất độc, để loại bỏ lượng thủy ngân này cán bộ phòng thực hành hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:

 A. Cho axit sunfuric đặc vào thủy ngân . B. Cho kim loại bạc vào thủy ngân.

 C. Dùng khăn ướt lau thủy ngân. D. Cho lưu huỳnh dư vào thủy ngân.

Câu 4: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau?

A. SO3. B. SO2¬. C. H2S. D. H2.

Câu 5: Trong 4 cặp chất sau, cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là :

 A. Ba(OH)2, Na2SO4. B. AgNO3, HNO3.

 C. NaNO3, CaCl2. D. CuSO4, KCl.

Câu 6: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:

A. Rót nhanh axit đặc vào nước. B. Rót từ từ axit đặc vào nước.

C. Rót từ từ nước vào axit đặc. D. Rót nước vào axit đặc.

Câu 7: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu nào sau đây?

A. AgNO3, NaCl. B. Na2CO3, NaCl.

C. Na2CO3, KNO3. D. Na2CO3, AgNO3.

Câu 8: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với bazơ?

 A. CuO, Fe2O3, ZnO. B. CaO, SO2, MgO.

 C. P2O5, FeO, K2O. D. P2O5, CO2, SO3.

 

doc 4 trang thuongle 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Trường THCS Tân Bình 	DTDN KỲ THI HSG HUYỆN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM 
	Năm học 2020 – 2021
	Môn Hóa học (Phần lý thuyết)
	Thời gian làm bài: 30 phút (không kể thời gian phát đề)
	(Đề thi có 20 câu)
Câu 1: Dãy kim loại nào sau đây đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường?
A. Na, Ag. 	B. K, Ca. 	C. Zn, Cu.	D. Fe, K.
Câu 2: Khi thực hành thí nghiệm hóa học, vị trí đặt kẹp ống nghiệm tốt nhất trên ống nghiệm:
	A. Khoảng 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống. 	
	B. Khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm xuống. 
	C. Khoảng 1/2 ống nghiệm.	
	D. Đặt kẹp đâu cũng được. 
Câu 3: Một học sinh sơ ý làm rớt nhiệt kế xuống nền phòng thí nghiệm, dụng cụ này bể và thủy ngân bắn ra sàn. Thủy ngân rất độc, để loại bỏ lượng thủy ngân này cán bộ phòng thực hành hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
	A. Cho axit sunfuric đặc vào thủy ngân .	B. Cho kim loại bạc vào thủy ngân.
	C. Dùng khăn ướt lau thủy ngân. 	D. Cho lưu huỳnh dư vào thủy ngân.
Câu 4: Cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu tạo ra chất khí nào trong các chất khí sau?
A. SO3. 	B. SO2.	C. H2S. 	D. H2.
Câu 5: Trong 4 cặp chất sau, cặp chất xảy ra phản ứng hóa học là : 
	A. Ba(OH)2, Na2SO4. 	B. AgNO3, HNO3.	
	C. NaNO3, CaCl2. 	D. CuSO4, KCl.
Câu 6: Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:
A. Rót nhanh axit đặc vào nước. 	B. Rót từ từ axit đặc vào nước.
C. Rót từ từ nước vào axit đặc. 	D. Rót nước vào axit đặc.
Câu 7: Có thể dùng dung dịch HCl để nhận biết các dung dịch không màu nào sau đây?
A. AgNO3, NaCl.	B. Na2CO3, NaCl.
C. Na2CO3, KNO3. 	D. Na2CO3, AgNO3.
Câu 8: Dãy oxit nào sau đây tác dụng được với bazơ?
	A. CuO, Fe2O3, ZnO.	B. CaO, SO2, MgO.
	C. P2O5, FeO, K2O.	D. P2O5, CO2, SO3.
Câu 9: Chất khí nào sau đây thu được bằng phương pháp đẩy nước
	A. H2. 	B. HCl.	C. SO2.	D. CO2.
Câu 10: Muối X khi cho tác dụng với dd NaOH vừa đủ thấy tạo kết tủa xanh lơ, khi cho tác dụng với dd AgNO3 thì sinh ra kết tủa trắng, X là: 
	A. CaCl2. 	B. FeCl2.	C. CuCl2.	D. Cu(NO3)2.
Câu 11: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong một dung dịch:
	A. NaCl, H2SO4. 	B. CaCO3, NaOH. 	
	C. KCl, Ba(OH)2. 	D. BaCl2, AgNO3. 
Câu 12: Muối nào sau đây tác dụng được lần lượt với dung dịch muối Na2SO4 và Na2CO3 đều tạo kết tủa trắng
	A. Fe(NO3)2. B. KCl. 	C. BaCl2.	D. CuCl2. 
Câu 13: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:
A. Al, Zn, Fe. 	B. Zn, Pb, Au. 	C. Mg, Fe, Ag. 	D. Na, Mg, Al.
Câu 14: Hòa tan Ca(OH)2 vào nước, để một thời gian ngoài không khí, thấy trên mặt nước xuất hiện lớp váng màu trắng, không tan trong nước. Lớp váng màu trắng là gì?
A. Ca(OH)2.	B. CaCO3.	C. CaO.	D. CaSO4.
Câu 15 Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.
Câu 16: Để phân biệt dung dịch Na2SO4 và Na2CO3 ta dùng thuốc thử nào?
A. Dung dịch BaCl2. 	C. Dung dịch K2CO3.
B. Dung dịch HCl. 	D. Khí CO2.
Câu 17: Axit H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây:
A. Ag, KOH, Na2CO3. 	C. Mg, Al(OH)3, CuO.
B. Cu, Cu(OH)2; K2SO4. 	D. Na, P2O5, Mg(OH)2.
Câu 18: Có những khí sau: CO2, H2, O2, SO2. Khí nào làm đục nước vôi trong:
A. CO2, O2. 	B. CO2, H2, SO2.
C. CO2, SO2. 	D. CO2, O2, H2.
Câu 19: Dẫn 11,2 lít CO2 vào 500 ml dung dịch NaOH tạo muối trung hòa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là bao nhiêu?
	A. 0,5M. 	B. 1M. 	C. 0,75M. 	D. 2M.
Câu 20: Cho 1 mol kim loại Na tác dụng với nước thì thu được bao nhiêu lít khí H2 sinh ra ở đktc ?
	A. 11,2 lít. 	B. 5,6 lít. 	C. 1,12 lít. 	D. 0,56 lít.
--//--
------------------------------------------------
Trường THCS Tân Bình 	DTDN KỲ THI HSG HUYỆN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
	Năm học 2020 – 2021
	Môn Hóa học (Phần thực hành)
	Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1: (2,5đ) (15 phút) 
Em hãy tiến hành pha chế nước vôi trong Ca(OH)2. Chọn sản phẩm vừa thu được, tiếp tục thí nghiệm chứng minh bazơ làm đổi màu một chất chỉ thị (giấy quỳ tím hoặc phenolphtalein).
Câu 2: (2,5đ) (15 phút) 
Em hãy tiến hành điều chế Cu(OH)2 màu xanh lơ. Lọc lấy sản phẩm vừa thu được, tiếp tục tiến hành thí nghiệm chứng minh bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
Câu 3: (5,0đ) (30 phút) 
Không dùng thêm hóa chất nào khác, hãy nhận biết 4 dung dịch chưa dán nhãn chứa trong các lọ riêng biệt: HCl, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4 bằng phương pháp hóa học.
*Lưu ý yêu cầu chung cho cả 3 câu hỏi trên: Nêu các bước thực hiện, giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng (nếu có).
---//---
Trường THCS Tân Bình 	HƯỚNG DẪN CHẤM 
	DTDN KỲ THI HSG HUYỆN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
	Năm học 2020 – 2021
	Môn Hóa học (Phần thực hành)
I. Hướng dẫn chung
 - Giám khảo sinh hoạt chung với thí sinh trước khi thí sinh tiến hành thực hành.
 - Thí sinh hoàn thành xong từng thí nghiệm thì báo cho giám khảo kiểm tra sản phẩm.
 - Nếu thí sinh làm hỏng dụng cụ thì tùy mức độ nặng nhẹ sẽ trừ điểm thao tác.
 - Sau khi hoàn thành xong thí nghiệm thì thí sinh sẽ vệ sinh dụng cụ và trả về vị trí ban đầu, nếu thí sinh không vệ sinh thì sẽ bị trừ điểm vệ sinh.
II. Hướng dẫn chấm lý thuyết 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
B
D
B
A
B
D
D
A
C
D
C
A
B
D
B
C
C
D
A
III. Hướng dẫn chấm thực hành
Câu 1: (2,5đ) Pha chế nước vôi trong Ca(OH)2, chứng minh bazơ làm đổi màu một chất chỉ thị
Điểm thực hành
Điểm tường 
trình
1
Chọn đúng hóa chất để pha chế nước vôi trong Ca(OH)2
0,25 điểm
2
Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật: Rót, khuấy, nhỏ giọt, tác phong để và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
0,5 điểm
3
Kết quả: thành công được giám khảo công nhận
0,5 điểm
4
Hiện tượng: Ca(OH)2 bazơ làm đổi màu giấy quỳ tím hóa xanh hoặc phenolphtalein không màu hóa đỏ.
0,5 điểm
5
Phương trình: CaO + H2O → Ca(OH)2 
0,5 điểm
9
Vệ sinh, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm trả về như ban đầu
0,25 điểm
Tổng điểm
1,5 điểm
1 điểm
**
Câu 2: (2,5đ) Điều chế Cu(OH)2 màu xanh lơ chứng minh bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Điểm thực hành
Điểm tường 
trình
1
Chọn đúng hóa chất để điều chế Cu(OH)2
0,25 điểm
2
Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật: Rót, khuấy, kẹp, nhỏ giọt, lọc, hơ đun đều. 
0,5 điểm
3
Kết quả: thành công được giám khảo công nhận
0,5 điểm
4
Hiện tượng: - Nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện chất không tan Cu(OH)2 màu xanh lơ.
- Hơ đun đều sinh ra chất rắn màu đen là CuO.
0,5 điểm
5
Phương trình: CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu(OH)2 CuO + H2O
0,5 điểm
6
Vệ sinh, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm trả về như ban đầu
0,25 điểm
Tổng điểm
1,5 điểm
1,0 điểm
***
Câu 3: (5,0đ) Nhận biết các dung dịch chưa dán nhãn: HCl, Na2CO3, BaCl2, Na2SO4
Điểm thực hành
Điểm tường
trình
1
Lấy vừa đủ các lượng hóa chất cần sử dụng
0,5 điểm
2
Thực hiện đúng các thao tác kỹ thuật: kẹp, nhỏ giọt, lắc nhẹ 
0,5 điểm
3
Kết quả: nhận đúng các lọ theo đúng đáp án của giám khảo
(giám khảo quan sát trên phiếu đã phát cho thí sinh)
0,5 điểm
4
HCl
Na2CO3
BaCl2
Na2SO4
HCl
X
↑ CO2
X
X
Na2CO3
↑ CO2
X
↓ trắng
X
BaCl2
X
↓ trắng
X
↓ trắng
Na2SO4
X
X
↓ trắng
X
- Nếu xuất hiện hiện tượng: 1 lọ vào 4 lọ còn lại mà có 1 hiện tượng khí bay hơi ð lọ đó là HCl 
- Nếu xuất hiện hiện tượng: 1 lọ vào 4 lọ còn lại mà có hiện tượng khí bay hơi và hiện tượng kết tủa trắng, ð lọ đó là Na2CO3
- Nếu xuất hiện hiện tượng: 1 lọ vào 4 lọ còn lại mà có 2 hiện tượng kết tủa trắng ð lọ đó là BaCl2
- Nếu xuất hiện hiện tượng: 1 lọ vào 4 lọ còn lại mà có 01 hiện tượng kết tủa trắng ð lọ đó là Na2SO4
1,5 điểm
5
Phương trình: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2# + H2O
 Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3$ + 2NaCl
 Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4$ + 2NaCl
1,5 điểm
6
Vệ sinh, sắp xếp dụng cụ thí nghiệm trả về như ban đầu
0,5 điểm
Tổng điểm
2,0 điểm
3,0 điểm
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tân Bình, ngày 25/10/2020
Người ra đề
Nguyễn Thế Long

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tr.doc