Đề cương khảo sát chất lượng học kì I Sinh học Lớp 8

Đề cương khảo sát chất lượng học kì I Sinh học Lớp 8

Câu 4: mô cơ có chức năng là:

A. Tạo nên hệ thần kinh

B. Co dãn tạo nên sự vận động

C. Tạo nên hệ hô hấp

D. Tạo nên khung xương neo giữ các cơ quan

Câu 5: các sợi ngắn xuất phát từ thân noron có tên gọi là:

A. Sợi trục

B. Sợi trục-sợi nhánh

C. Sợi nhánh

D. Các dây thần kinh

Câu 6: ở người vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao mielin là

A. 0,1 m/s

B. 10 m/s

C. 100 m/s

D. 1000m/s

Câu 7: bộ xương người được chia làm 3 phần là:

A. Xương đầu, xương thân và xương chi

B. Xương đầu, xương cổ và xương thân

C. Xương thân, xương tay và xương chân

D. Xương đầu, xương tay và xương chân

Câu 8: ở xương dài, bọc hai đầu xương là:

A. Mô xương cứng

B. Mô xương xốp

C. Màng xương

D. Lớp sụn

 

doc 10 trang thuongle 6281
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương khảo sát chất lượng học kì I Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ xương khớp
Câu 1: cho các đặc điểm cấu tạo của tế bào sau:
Vách tế bào dày, cứng, cấu tạo bằng xenlulozo
Màng tế bào mỏng, mềm, cấu tạo bằng protein và lipit
Không có lạp thể
Có lạp thể
Có không bào khá to
Có không bào nhỏ
Không có trung thể
Có trung thể
Các đặc điểm của tế bào người là:
2,3,6,8
2,4,5,8
1,4,5,7
1,3,5,8
Câu 2: chân giò lợn được cấu tạo từ các loại mô nào?
Mô biểu bì, mô sụn, mô sợi, mô thần kinh
Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ vân, mô thần kinh
Mô cơ vân, mô mỡ, mô cơ trơn, mô thần kinh
Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ trơn, mô cơ vân
Câu 3: khi ta chạy có những hệ cơ quan nào trực tiếp tham gia phối hợp hoạt động?
Hệ vận động
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ bài tiết
Hệ nội tiết
Hệ thần kinh
Hệ sinh dục
2,3,4,5,6,7
1,3,4,5,6,7
1,2,3,4,5,6
1,2,3,5,6,7
Câu 4: mô cơ có chức năng là:
Tạo nên hệ thần kinh
Co dãn tạo nên sự vận động
Tạo nên hệ hô hấp
Tạo nên khung xương neo giữ các cơ quan
Câu 5: các sợi ngắn xuất phát từ thân noron có tên gọi là:
Sợi trục
Sợi trục-sợi nhánh
Sợi nhánh
Các dây thần kinh
Câu 6: ở người vận tốc truyền xung thần kinh trên dây thần kinh có bao mielin là
0,1 m/s
10 m/s
100 m/s
1000m/s
Câu 7: bộ xương người được chia làm 3 phần là:
Xương đầu, xương thân và xương chi
Xương đầu, xương cổ và xương thân
Xương thân, xương tay và xương chân
Xương đầu, xương tay và xương chân
Câu 8: ở xương dài, bọc hai đầu xương là:
Mô xương cứng
Mô xương xốp
Màng xương
Lớp sụn
Câu 9: trong cấu tạo tế bào của cơ vân, tế bào cơ chính là:
Sợi cơ
Tơ cơ
Bó cơ
Bắp cơ
Câu 10: đặc điểm nào dưới đây về hoạt động của cơ là không đúng?
Cơ gấp và cơ duỗi của người bị liệt không bao giờ duỗi tối đa
Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hửng của hệ thần kinh
Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận trong cơ thể đều co tối đa
Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận trong cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích
Câu 11: một trong những nguyên nhân gây ra sự mỏi cơ là:
Cơ thể không được cung cấp đủ khí CO2
Cơ thể được cung cấp quá nhiều khí CO2
Cơ thể không được cung cấp đủ khí O2
Cơ thể được cung cấp quá nhiều khí O2
Câu 12: bộ xương người tiến hóa theo hướng:
Thích nghi với đời sống xã hội
Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động
Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng
Thích nghi với việc ăn thức ăn chín
Câu 13: phát biểu nào sau đây không đúng về bộ xương người:
Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ
Khối xương sọ có 10 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não
Các xương sườn gắn với cột sống và gắn xới xương ức tạo thành lồng ngực
Xương mặt nhỏ, có xưng hàm bớt thô so với động vật
Câu 14: các xương liên hệ với nhau bởi:
Khớp xương
Dây chằng
Dịch khớp
Lớp sụn
Câu 15: khớp động vật có chức năng:
Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể
Đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
Hạn chế hoạt động của các khớp
Tăng khả năng đàn hồi
Câu 16: sụn bọc đầu xương của xương dài có chức năng là:
Phân tán lực tác động
Chịu lực, đảm bảo vững chắc cho xương
Giảm ma sát trong khớp xương
Giúp xương phát triển to về bề ngang
Câu 17: sự khác nhau giữa xương tay và xương chân là kết quả của sự.....(1)..... tay và chân trong quá trình tiến hóa thích nghi với....(2)....
Cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống là:
1: đồng hóa; 2: tư thế đứng thẳng và lao động
1: đồng hóa; 2:đời sống xã hội loài người
1: phân hóa; 2: tư thế đứng thẳng và lao động
1: phân hóa; 2: đời sống trên cạn
Câu 18: xưng dài là loại xương hình ....(1)...., ở giữa chứa....(2)....ở trẻ em và chứa......(3)....ở người trưởng thành
Cụn từ thích hợp để điền vào chỗ trống là:
1: ống; 2: tủy đỏ; 3: mỡ vàng
1: bản dẹt; 2: tủy đỏ; 3: mỡ vàng
1: ống; 2: mỡ vàng; 3: tủy đỏ
1: bản dẹt; 2: mỡ vàng; 3: tủy đỏ
Câu 19: ở xương dài, màng xương có vai trò:
Giúp xương phát triển to về bề ngang
Bao bọc, bảo vệ xương
Phân tán lực tác động lên xương
Chịu lực, đảm bảo sự vững chắc của xương
Câu 20: trong xương dài, thành phần nào giúp phân tán lực lên xương:
Lớp sụn
Mô xương cứng
Mô xương xốp
Khoang xương
Câu 21: tỉ lệ chất cốt giao có trong xương:
Thay đổi theo độ tuối
Thay đổi theo hình dạng của xương
Luôn ổn định
Thay đổi theo trạng thái vận động
Câu 22: xương dài ra là nhờ:
Phân chia màng xương tạo ra những tế bào mới đảy vào trong và hóa xương
Các mô xương cứng phân chia tạo ra những tế bào
Các mô xương xốp phân chia tạo ra những tế bào
Sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng
Câu 23: mỗi tế bào cơ được cấu tạo từ các
Bắp cơ
Tơ cơ
Bó cơ
Sợi cơ
Câu 24:bắp cơ gồm:
Nhiều bó cơ
Nhiều tơ cơ
Nhiều sợi cơ
Nhiều tơ cơ mảnh
Câu 25: nhận định nào sau đây là đúng về đặc điểm cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
Mỗi sợi cơ gồm rất nhiều tơ cơ xếp chồng lên nhau
Tơ cơ có 3 loại là tơ cơ dày, tơ cơ mảnh và tơ cơ trơn
Các tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp chồng lên nhau
Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ
Câu 26: đơn vị cấu trúc của tế bào cơ còn gọi là:
Bắp cơ
Tiết cơ
Sợi cơ
Tơ cơ
Câu 27: nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của cơ:
Cơ co khi có kích thích của môi trường và không chịu ảnh hửơng của hệ thần kinh
Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ ngắn lại
Cơ thường bám vào 2 xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể
Tính chất của cơ là co và dãn
Câu 28: công thức tính công cơ là:
A = s/F
A = F/s
A = F.s
A = 1/(F.s)
Câu 29: đơn vị đo công là:
Mét
Niutơn
Jun
Kilogam
Câu 30: Một người kéo vật nặng 5kg di chuyển một quãng đường thì sản sinh ra 1 công là 250 jun. Tính quãng đường vật di chuyển
5m
50m
500m
5000m
Câu 31: đặc điểm nào dưới đây không có ở bộ xương thú
Lồi cằm xưng mặt phát triển
Xương gót nhỏ
Lồng ngực nở theo chiều lưng-bụng
Xương chậu hẹp
Câu 32: phát biểu nào sau đây là không đúng
Cơ nhai của ngừi phát triển mạnh
Người không còn gờ mày trên hốc mắt
Lồng ngực của ngừơi nở sang 2 bên
Cột sống của người cong ở 4 chỗ
Câu 33: trong cơ thể người, xương nào dài nhất:
Xương đùi
Xương đốt sống
Xương chày
Xương mác
Câu 34: lớp ngoài cùng của thân xương dài là:
Mô xương xốp
Mô xương cứng
Màng xương
Tủy xương
Câu 35: đơn vị cấu trúc của tế bào cơ là
Phần tơ cơ nằm ngoài 2 tấm Z
Phần tơ cơ nằm trên 2 tấm Z
Phần tơ cơ nằm giữa 2 tấm Z
Phần tơ cơ nằm dưới 2 tấm Z
Câu 36: đặc điểm nào dưới đây không có ở bộ xương người
Xương gót nhỏ
Xương chậu nở
Xương chân hình vòm
Xương đùi lớn
Câu 37: sự ô xy hóa các chất dinh dưỡng trong cơ có vai trò:
Phân giải các chất hữu cơ
Tổng hợp các chất hữu cơ
Tạo ra năng luojng cho cơ
Cung cấp oxy cho hoạt động của cơ
Câu 38: gặp người bị tai nạn gãy xương không được:
Nhẹ nhàng lau sạch vết thương
Tiế hành sơ cứ, băng bó tạm thời
Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế
Nắn xương cho nạn nhân
Tuần hoàn
Câu 39: yếu tố khoáng có vai trò ảnh hưởng đến sự đông máu là:
a. Natri b.Canxi c.Kali d.Magie
Câu 40: trong máu của người, các tế bào máu chiếm tỉ lệ khoảng:
a.45% b.55% c.65% d.75%
Câu 41: máu có màu đỏ thẫm là máu:
Từ phổi về tim và đi tới các tế bào
Từ các tế bào về tim rồi tới phổi
Có nhiều hồng cầu
Có ít hồng cầu
Câu 42: ở người, sự thực bào có sự tham gia hoạt động của:
Các bạch cầu
Các tiểu cầu
Các hồng cầu
Các kháng thể
Câu 43: ở người, tâm nhĩ trái là:
Nơi chứa máu được bơm tới tâm thất phải
Nơi chứa máu được bơm tới vòng tuần hoàn lớn
Nơi chứa máu được bơm tới tâm thất trái
Nơi chứa máu được bơm tới vòng tuần hoàn nhỏ
Câu 44: mỗi chu kỳ hoạt động của tim người trưởng thành kéo dài:
A,0,1 giây b.0,3 giây c.0,5 giây d.0,8 giây
Câu 45: máu có màu đỏ là do chứa:
a. Hồng cầu b.Bạch cầu c.Tiểu cầu d.Huyết tương
Câu 46: những người bị bệnh thiếu máu thường không phải do thiếu số lượng máu, mà do thiếu số lượng một thành phần nào đó trên đơn vị thể tích máu khiển khả năng trao đổi khí của máu kém đi. Hãy cho biết tên thành phần máu bị thiếu
a.Bạch cầu b.Tiểu cầu c.Huyết tương d.Hồng cầu
Câu 47: ở người, hồng cầu không có nhân giúp:
Giảm bớt năng lượng tiêu tốn khi làm việc liên tục
Vận chuyển khí khi cơ thể cần làm việc liên tục
Tăng diện tích tiếp xúc với khí O2 và CO2
 Trảo đổi khí dê dàng khi hồng cầu qua phổi
Câu 48: ở người, hồng cầu có hình đĩa lõm 2 mặt giúp:
Giảm bớt năng lượng tiêu tốn khi làm việc liên tục
Vận chuyển khí khi cơ thể làm việc liên tục
Tăng diện tích tiếp xúc với khí O2 và CO2
Trao đổi khí dễ dàng khi hồng cầu qua phổi
Câu 49: sự kết hợp lỏng lẻo giữa tế bào hồng cầu với O2 và CO2 có ý nghĩa:
Giúp trao đổi khí dễ dàng khi hồng cầu qua phổi và tế bào
Giúp giảm bớt năng lượng tiêu tốn khi làm việc liên tục
Giúp tăng diện tích tiếp xúc với khí O2 và CO2
Vận chuyển khí khi cơ thể làm việc liên tục
Câu 50: tế bào máu chịu trách nhiệm vận chuyển khí O2 và CO2 là:
a.Tiểu cầu bHồng cầu c.Bạch cầu trung tính d.Bạch cầu ưa axit
Câu 51: tế bào bạch cầu có đặc điểm nào dưới đây:
Trong suốt, có nhân
Màu hồng, hình đĩa, không nhân
Không màu, không có nhân
Chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào mẹ
Câu 52: kháng nguyên là những phân tử hay tế bào ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tạo ra:
Kháng sinh
Kháng thể
Huyết thanh
Vacxin
Câu 53: loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết ra kháng thể
Tiểu cầu
Limpho B
Bạch cầu mono
Bạch cầu trung tính
Câu 54: quan sát 1 đĩa tiết đông, thấy trên mặt có màu đỏ sậm là do:
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí CO có trong không khí
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí O2 trong không khí
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí CO2 trong không khí
Hemoglobin của hồng cầu kết hợp với khí N2 trong không khí
Câu 55: tế bào limpho B bảo vệ cơ thể bằng cách:
Tiết dịch tiêu hóa vi khuẩn
Tiết protein đặc hiệu phá hủy tế bào nhiễm vi khuẩn
Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn
Tiết chất nhầy bao lấy vi khuẩn
Câu 56: miễn dịch là:
Khả năng con người không bao giờ mắc bệnh lây nhiễm
Khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó
Nếu đã mắc một số bệnh, khi khỏi, lần sau không bị mắc các bệnh này nữa
Con sinh ra không mắc một số bệnh do mẹ truyền cho
Câu 57: khả năng một người đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó, sau không mắc lại bệnh đó nữa gọi là:
Miễn dịch bẩm sinh
Miễn dịch chủ động
Miễn dịch tập nhiễm
Miễn dịch bị động
Câu 58: sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể diễn ra theo cơ chế:
Chìa khóa và ổ khóa
Thực bào
Kết hợp ngẫu nhiên
Tương tác bổ sung
Câu 59: tế bào limpho T phá hủy tế bào cơ thể bị nhiễm khuẩn bằng cách:
Tiết ra kháng thể để tương tác với kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa
Tiết ra protein đặc hiệu làm tan màng tế bào nhiễm để phá hủy chúng
Dùng enzym phân cắt các tế bào nhiễm thành mảnh nhỏ
Tiết kháng thể để tạo điều kiện cho các đại thực bào đến thực bào
Câu 60: ở người, hồng cầu mang 2 loại kháng nguyên là
a.AB và O b.A và B c.AB và A d.AB và B
Câu 61: kháng thể alpha có trong huyết tương sẽ:
Gây kết dính với kháng nguyên B
Gây kết dính với kháng nguyên A
Gây kết dính với kháng nguyên AB
Gây kết dính với kháng nguyên O
Câu 62: phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhóm máu ở người:
ở nhóm máu A, hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có alpha và beta
ở nhóm máu A, hồng cầu chỉ có alpha, huyết tương không có A, chỉ có B
ở nhóm máu A, hồng cầu chỉ có alpha, huyết tương không có B, chỉ có A
ở nhóm máu A, hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có beta, chỉ có alpha
Câu 63: nhóm máu có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác là
a.Nhóm máu AB b.Nhóm màu B c.Nhóm máu A d.Nhóm máu O
Câu 64:nhóm máu chỉ chuyền được cho chính nó mà không truyền được cho nhóm máu khác là
Nhóm máu O
Nhóm máu B
Nhóm máu A
Nhóm máu AB
Câu 65: nhóm máu không chứa bất kỳ kháng thể nào trong huyết tương là:
Nhóm máu O
Nhóm máu B
Nhóm máu A
Nhóm máu AB
Câu 66: khi bị thương, loại ion tham gia vào sự hình thành khối máu đông là:
Ca2+
Na+
Mg2+
Ba2+
Câu 67: yếu tố nào dưới đây không tham gia vào quá trình đông máu
Bạch huyết
Tiểu cầu
Ca2+
Chất sinh tơ máu
Câu 68: An có nhóm máu A bị tai nạn giao thông, mất nhiều máu cần được truyền máu . An chỉ nhận được từ những người có nhóm máu là
 AB hoặc O
B hoặc O
A hoặc O
A hoặc B
Câu 69: trong vòng tuần hoàn lớn, máu trở về tim được chứa trong:
Tâm nhĩ trái
Tâm nhĩ phải
Tâm thất trái
Tâm thất phải
Câu 70: máu mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được xuất phát từ
Tâm nhĩ phải
Tâm thất phải
Tâm nhĩ trái
Tâm thất trái
Câu 71: loại mạch mãu giữ nhiệm vụ dẫn mãu từ tâm thất phải lên phổi làn:
Động mạch phổi
Tĩnh mạch phổi
Động mạch chủ
Tĩnh mạch chủ
Câu 72: máu sau khi đã lấy oxy, thải carbonic được vận chuyển về:
Tâm nhĩ phải
Tâm thất phải
Tâm nhĩ trái
Tâm thất trái
Câu 73: loại mạch máu giữ nhiệm vụ dẫn máu từ tâm thất trái đến các phần của cơ thể là
Động mạch phổi
Tĩnh mạch phổi
Động mạch chủ
Tĩnh mạch chủ
Câu 74: vòng tuần hoàn lớn:
Bắt đầu từ tâm thất trái, kết thúc ở tâm nhĩ phải
Bắt đầu từ tâm thất phải, kết thúc ở tâm nhĩ trái
Bắt đầu từ tâm thất trái, kết thúc ở tâm nhĩ trái
Bắt đầu từ tâm thất phải, kết thúc ở tâm nhĩ phải
Câu 75: trong vòng tuần hoàn nhỏ, máu trở về tim được chứa trong:
Tâm nhĩ trái
Tâm nhĩ phải
Tâm thất trái
Tâm thất phải
Câu 76: trong hệ bạch huyết, phân hệ lớp thu bạch huyết ở
Nửa trên bên phải và toàn bộ phần dưới cơ thể
Nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể
Nửa dưới bên trái và toàn bộ phần trên cơ thể
Nửa dưới bên phải và toàn bột phần trên cơ thể
Câu 77: khi tâm thất trái co, máu được bơm tới
Vòng tuần hoàn lớn
Vogng tuần hoàn nhỏ
Tâm nhĩ trái
Tâm nhĩ phải
Câu 78: tim người có:
a.2 ngăn b.3 ngăn c.4 ngăn d.5 ngăn
Câu 79: ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là:
Tâm thất phải
Tâm nhĩ trái
Tâm nhĩ phải
Tâm thất trái
Câu 80: trong mỗi chu kì, tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây:
Làm việc 0,1 giây và nghỉ 0,7 giây
Làm việc 0,3 giây và nghỉ 0,5 giây
Làm việc 0,4 giây và nghỉ 0,4 giây
Làm việc 0,7 giây và nghỉ 0,1 giây
Câu 81: trong mỗi chu kỳ tim, các pha diễn ra theo tuần tự là
Pha thất co, pha nhĩ co, pha dãn chung
Pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung
Pha dãn chung, pha thất co, pha nhĩ co
Pha nhĩ co, pha dãn chung, pha thất co
Câu 82: trong hệ tuần hoàn, huyết áp có giá trị cao nhất ở
Động mạch chủ
Tĩnh mạch chủ trên
Tĩnh mạch chủ dưới
Động mạch phổi
Câu 83: nhịp tim không tăng trong trường hợp nào dưới đây
Khi cơ thể có khuyết tật ở hệ tuần hoàn( van tim bị hở hay hẹp, mạch máu xơ cứng...)
Khi cơ thể bị sốc(sốt cao, mất máu, mất nước nhiều, quá hồi hộp hoặc sợ hãi....)
Khi sử dụng các chất kích thích( rượu, thuốc lá, heroin...)
Khi ngủ nhiều và thức dậy muộn vào buổi sáng
Câu 84: khi máu vận chuyển trong hệ mạch thì:
Huyết áp tăng dần
Huyết áp giảm dần
Huyết áp có thể tăng hoặc giảm tùy từng thời điểm
Huyết áp không đổi
Hệ tiêu hóa
Câu 85: chức năng nào sau đây không phải là của hệ tiêu hóa
Thủy phân thức ăn
Hấp thu chất dinh dưỡng
Tổng hợp các chất hữu cơ
Thải bỏ các chất thừa không thể hấp thu
Câu 86: phản xạ nuốt diễn ra nhờ hoạt động chủ yếu của:
Răng
Lưỡi
Thực quản
Tuyến nước bọt
Câu 87: trong thức ăn, chất nào sau đây được chuyển đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa
Gluxit
Vitamin
Nước
Muối khoáng
Câu 88: khi chúng ta nhai kỹ cơm thấy có vị ngọt vì:
Enzym amilaza phân giải một phần lipit thành đường mantozo
Enzym lipaza phân giải một phần lipit thành axit béo
Enzym amilaza phân giải một phần tinh bột chính thành đường mantozo
Enzym lipaza phân giải một phần tinh bột chính thành đường mantozo
Câu 89: nhận định nào sau đây không đúng:
Tại khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lý học và hóa học
Lipit trong thức ăn được biến đổi ở dạ dày
Biến đổi hóa học ở dạ dày là nhờ hoạt động của enzym pepsin
Tại ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học
Câu 90: trong quá trình tiêu hóa, ruột già có chức năng chủ yếu là
Triệt khử các chất độc hại với cơ thể
Điều hòa nồng độ các chất trong máu
Hấp thu các chất dinh dưỡng
Hấp thụ nước và thải phân
Câu 91:chất nào dưới đây qua hoạt động tiêu hóa sẽ bị phân giải thành axid béo và glycerin
Lipid
Vitamin
Protein
Gluxit
Câu 92:trong khoang miệng, thành phần tham gia vào hoạt động đảo trộn thức ăn là
Lưỡi
Rẳng cửa
Tuyến nước bọt
Enzym amilaza
Câu 93: thực chất của sự biến đổi lý học thức ăn trong khoang miện là
Sự biến đổi tinh bột trong thức ăn thành đường mantozo
Sự biến đổi protein trong thức ăn thành axit amin
Sự cắt nhỏ, nghiền và đảo trộn thức ăn thấm đẫm nước bọt
Sự biến đổi một phần lipit trong thức ăn thành axit béo
Câu 94: loại thực phẩm nào dưới đây bị biến đổi về mặt hóa học trong khoang miệng
a.Thịt b.Rau c.Sữa d.Cháo
Câu 95:trong hoạt động tiêu hóa, sự co bóp của dạ dày có tác dụng
Hòa loãng thức ăn
Làm mềm nhuyễn, đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn hơn
Phân giải một phần tinh bột thành đường mantozo
Câu 96: khi nuốt thức ăn, sụn thanh thiệt sẽ đóng kín
Hầu
Khí quản
Thực quản
Họng
Câu 97: trong cấu tạo của thành dạ dày, lớp nào dưới đây tiếp xúc trực tiếp với thức ăn và dịch tiêu hóa:
Lớp màng bao
Lớp cơ
Lớp niêm mạc
Lớp dưới niêm mạc
Câu 98: loại axit được tiết ra trong dạ dày là 
a.HCl b.H2SO4 c.HNO3 d.HBr
Câu 99: phát biểu nào sau đây là đúng:
Tá tràng là phần giữa của ruột non
Tá tràng nhận thức ăn từ thực quản đưa xuống
Tá tràng là nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào
Tại tá tràng chỉ diễn ra sự tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học
Câu 100: trong hệ tiêu hóa, bộ phận nào dưới đây có kích thước dài nhất:
a.Ruột thẳng b.Ruột già c.Ruột thừa d.Ruột non
Câu 101: hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột tạo điều kiện cho:
Sự thải bã ở ruột già
Sự hấp thu chất dinh dưỡng ở ruột non
Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non
Sự tiêu hóa thức ăn ở ruột già
Câu 102: nhóm nào dưới đây gốm toàn những chất dinh dưỡng được vận chuyển theo con đường máu:
Axit amin, nước axit béo và glycerin, vitamin
Axit amin, các muối khoáng, nước và vitamin E
Lipit đã được nhũ tương hóa, vitamin A, các muối khoasg, nước
Axit amin, các muối khoáng, nước, axit béo và glycerin
Câu 103: giun, sán thừng gây ảnh hưởng đến bộ phận nào trong ống tiêu hóa
a.Dạ dày b.Thực quản c.Ruột già d.Ruột
Câu 104: loại vi khuẩn là tác nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng là:
a.Lactobacilli b.Vibrio cholerae c.Salmonella typhi d.Helicobacter pylori
Câu 105: tại ruột non, loại vitamin được vận chuyển theo con đường máu là:
a.Vitamin C b.Vitamin D c.Vitamin A d.Vitamin K
Câu 106: cho các chất có trong thức ăn sau
Vitamin
Muối khoáng
Gluxit
Protein
Lipit
Các chất được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa là:
A.1,2,3 b.2,3,4 c.1,3,5 d.3,4,5
Câu 107: thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự đóng mở của
a.Môn vị b.Cơ thành ruột non c.Các cơ ở dạ dày d.Tâm vị
Câu 108: sau khi ăn, thức ăn còn bám ở răng sẽ làm cho:
Nước bọt tiết nhiều hơn dễ tiêu hóa thức ăn
Nước bọt tiết ít hơn khó tiêu hóa thức ăn
Tạo môi trường axit phá hủy men răng
Tạo môi trường kiềm phá hủy men răng
Câu 109: cơ quan không phải bộ phận của ống tiêu hóa là:
A. Thực quản b. Tụy c.Ruột già d.Ruột non
Câu 110: thức ăn được lưu trữ tại dạ dày trong khoảng:
a.1-3 giờ b.2-5 giờ c.3-6 giờ d.4-7 giờ
Câu 111: tại sao có thể coi như thức ăn qua thực quản không được biến đổi gì về mặt lý học và hóa học?
Vì thực quả không có enzym để tiêu hóa hóa học
Vì thực quản không có các lớp cơ để tiêu hóa lý học
Vì thực quản quá bén để thực hiện tiêu hóa
Vì thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây)
Câu 112: enzym trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện
 Nhiệt độ = 100oC và pH = 8
Nhiệt độ = 30oC và pH = 7
Nhiệt độ = 37oC và pH = 7,2
Nhiệt độ = 32oC và pH = 7,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8.doc