Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Hải Yến

Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Hải Yến

Bài 3: (3 điểm)

5,6 lít hợp chất khí A (ở đktc) nặng 4,25 gam, được cấu tạo bởi nguyên tố X hoá trị 3 và nguyên

tố hiđro. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y (hoá trị y, với 3 ≥ y ≥ 1) và nhóm sunfat (SO4),

biết rằng phân tử hợp chất A chỉ nặng bằng 4,25% phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của

các nguyên tố X và Y. Viết công thức hoá học của hợp chất A và hợp chất B.

Bài 4: (5 điểm)

Cho 5,6 gam bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M (d = 1,08 g/ml) đến khi phản ứng kết

thúc thu được chất rắn X và dung dịch Y. Lọc lấy chất rắn X đem hoà tan trong dung dịch HCl

dư thấy còn lại m gam chất rắn không tan.

1) Tính m.

2) Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y.

Bài 5: (5 điểm)

Cho 13,6 gam hỗn hợp hai kim loại gồm đồng và magie vào 36,5 gam dung dịch HCl 20% để

phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thử dung dịch bằng quì tím thấy quì tím không chuyển

màu. Trong dung dịch còn một lượng chất rắn không tan. Lọc chất rắn này, đem rửa sạch, nung

trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 16 gam oxit. Tính khối lượng mỗi kim

loại trong hỗn hợp đầu.

pdf 4 trang thuongle 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cô Nguyễn Hải Yến – GV luyện thi chuyên hoá, thi THPTQG 0904052276 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HOÁ 8 QUẬN HÀ ĐÔNG (2014 – 2015) 
Thời gian: 90 phút 
Bài 1: (4 điểm) 
1. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau và giải thích (viết PTHH nếu có) 
a) Cho viên kim loại kẽm vào dung dịch axit clohidric. 
b) Dẫn luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit nung nóng. 
c) Cho vôi sống vào nước. 
d) Cho mẩu kim loại natri vào cốc nước. 
2. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào có thể nhận ra các chất rắn sau đựng trong các lọ 
riêng biệt mất nhãn: CaO, P2O5, Na2O, MgO. 
Bài 2: (3 điểm) 
Cho A, B, X, Y, D, E, G, T là những chất vô cơ. Hãy xác định các chất thích hợp nhất trong 
các phương trình phản ứng sau, em hãy thay vào và hoàn thành phương trình phản ứng (kèm theo 
điều kiện phản ứng nếu có). 
1) A + B X 
2) X + CO A + D 
3) A + HCl G + E 
4) X + E A + Y 
5) B + E Y 
6) Na + Y T + E 
Bài 3: (3 điểm) 
5,6 lít hợp chất khí A (ở đktc) nặng 4,25 gam, được cấu tạo bởi nguyên tố X hoá trị 3 và nguyên 
tố hiđro. Hợp chất B được tạo bởi nguyên tố Y (hoá trị y, với 3 ≥ y ≥ 1) và nhóm sunfat (SO4), 
biết rằng phân tử hợp chất A chỉ nặng bằng 4,25% phân tử hợp chất B. Tìm nguyên tử khối của 
các nguyên tố X và Y. Viết công thức hoá học của hợp chất A và hợp chất B. 
Bài 4: (5 điểm) 
Cho 5,6 gam bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 0,5M (d = 1,08 g/ml) đến khi phản ứng kết 
thúc thu được chất rắn X và dung dịch Y. Lọc lấy chất rắn X đem hoà tan trong dung dịch HCl 
dư thấy còn lại m gam chất rắn không tan. 
1) Tính m. 
2) Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch Y. 
Bài 5: (5 điểm) 
Cho 13,6 gam hỗn hợp hai kim loại gồm đồng và magie vào 36,5 gam dung dịch HCl 20% để 
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thử dung dịch bằng quì tím thấy quì tím không chuyển 
màu. Trong dung dịch còn một lượng chất rắn không tan. Lọc chất rắn này, đem rửa sạch, nung 
trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 16 gam oxit. Tính khối lượng mỗi kim 
loại trong hỗn hợp đầu. 
(Cho Fe=56, S=32, O=16, H=1, Na=23, N=14, Cl=35,5; Cu=64, Mg=24) 
Cô Nguyễn Hải Yến – GV luyện thi chuyên hoá, thi THPTQG 0904052276 
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HOÁ 8 QUẬN HÀ ĐÔNG (2014 – 2015) 
Bài 1: (4 điểm) 
Hiện tượng xảy ra khi cho: 
a) Kẽm vào dung dịch HCl 
Viên kẽm tan ra, tạo thành dung dịch trong suốt không màu, đồng thời có khí không màu, không 
mùi thoát ra. 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
b) Dẫn luồng khí hiđro đi qua bột đồng (II) oxit nung nóng 
Chất rắn chuyển dần từ màu đen (CuO), sang màu đỏ (Cu) 
H2 + CuO Cu + H2O 
c) Cho vôi sống vào nước. 
Vôi sống tan. Tạo thành dung dịch nước vôi trong, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. 
CaO + H2O Ca(OH)2 
d) Cho mẩu kim loại natri vào cốc nước. 
Natri nóng chảy, tan ra chạy trên mặt nước, có khí không màu, không mùi thoát ra, phản ứng tỏa 
nhiều nhiệt 
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
+ Trích các mẫu thử, cho vào các ống nghiệm, đánh số thứ tự của các ống nghiệm. 
+ Cho nước vào các mẫu thử. 
- Mẫu nào chất rắn tan tạo thành dung dịch trong suốt là mẫu đựng Na2O hoặc P2O5 (nhóm X) 
- Mẫu nào chất tan trong nước tạo thành dung dịch có vẩn đục là CaO. 
- Mẫu nào chất rắn không tan là MgO. 
+ Cho quỳ tím vào các mẫu thử ở nhóm X 
- Nếu mẫu thử làm quỳ tím hóa xanh là NaOH, chất ban đầu là Na2O. 
- Nếu mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là H3PO4, chất ban đầu là P2O5. 
CaO + H2O Ca(OH)2 (bazơ ít tan trong nước) 
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (axit) 
Na2O + H2O 2NaOH (bazơ tan tốt trong nước) 
MgO + H2O Không tan trong nước 
Bài 2: (3 điểm) 
1) A + B X 
 3Fe + 2O2 Fe3O4 
2) X + CO A + D 
 Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 
3) A + HCl G + E 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
4) X + E A + Y 
 
ot
 
ot
 
ot
Cô Nguyễn Hải Yến – GV luyện thi chuyên hoá, thi THPTQG 0904052276 
Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O 
5) B + E Y 
 O2 + 2H2 2H2O 
6) Na + Y T + E 
 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 
Bài 3: (3 điểm) 
* Đặt CTHH của A là XH3 
nA = 5,6/22,4 = 0,25 mol 
mA = 4,25 gam MA = mA/nA = 4,25/0,25 = 17 g/mol 
MA = MX + 3MH = 17 MX = 14 g/mol X là N 
CTHH của A là NH3 (chất khí, mùi khai, không màu, tan vô hạn trong nước) 
* Đặt CTHH của hợp chất B là Y2(SO4)y 
Vì MA = 4,25%MB MB = 17/4,25% = 17x100/4,25 = 400 g/mol 
MB = 2MY + (32 + 16*4).y = 400 g/mol MY = (400 - 96y)/2 
y 1 2 3 
MY 152 104 2MY + 96*3 = 400 
 MY = (400 -96*3)/2 = 56 
g/mol 
Y là Fe 
Hợp chất B có công thức là Fe2(SO4)3 (tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch trong suốt màu 
vàng nâu) 
Bài 4: (5 điểm) 
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu (1) 
nFe = 5,6/56 = 0,1 mol 
Vdd = 100 ml = 0,1 lít 
CM = n/V nCuSO4 = CM.V = 0,5*0,1 = 0,05 mol 
Xét tỷ lệ: nCuSO4/hệ só của CuSO4 = 0,05/1 < nFe/ hệ số của Fe = 0,1/1 Fe dư, CuSO4 hết 
Chất rắn X gồm Cu và Fe dư. 
Dung dịch Y chứa FeSO4 
Fe + 2HCldư FeCl2 + H2 
Cu + HCl không phản ứng 
Theo (1) ta có: nFe pư = nCu = nCuSO4 = 0,05 mol 
nFe dư = nFe ban đầu - nFe pư = 0,1 – 0,05 = 0,05 mol 
mFe dư = 0,05*56 = 2,8 g 
mCu = 0,05*64 = 3,2g 
 Chất rắn không tan trong dung dịch HCl là Cu 
m = mCu = 32,g 
 
ot
 
ot
Cô Nguyễn Hải Yến – GV luyện thi chuyên hoá, thi THPTQG 0904052276 
Theo (1): nFeSO4 = nCuSO4 = 0,05 mol mFeSO4 = 0,05*152 = 7,6g 
mdung dịch Y = mFe pư + mdung dịch CuSO4 – mCu 
mdung dịch CuSO4 = V*d = 100*1,08 = 108 g 
 mdung dịch Y = mFe pư + mdung dịch CuSO4 – mCu = 0,05*56 + 108 – 3,2 = 107,6g 
C% dung dịch FeSO4 = (mFeSO4/mdd sau pư)*100% = 7,6*100%/107,6 = 7,06% 
Bài 5: (5 điểm) 
Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1) 
Quỳ tím không chuyển màu, có nghĩa dung dịch hết axit 
Chất rắn sau phản ứng: Cu, có thể có Mg dư 
2Cu + O2 2CuO (2) 
2Mgdư + O2 2MgO (3) 
nHCl = 36,5*20/(100*36,5) = 0,2 mol 
Theo (1): nMg pư = ½ nHCl = 0,1 mol 
Gọi nCu = a mol; nMg dư = b mol (b≥0) 
Theo đầu bài: mCu + mMg dư + mMg (1) = 13,6 (g) 
 64a + 24b + 0,1*24 = 13,6 
Theo (2), (3): mCuO + mMgO = 80a + 40b = 16 
 a = 0,1; b = 0,2 
 mCu = 0,1*64 = 6,4 g; mMg = 0,3*24 = 7,2g 
 
ot
 
ot

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2014_2015_nguyen.pdf