Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 37: Diện tích đa giác - Lý Ngọc Hà

Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 37: Diện tích đa giác - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : nắm vững CT tính diện tích đa giác đơn giản , đặc biệt là CT tính diện tích tam giác và diện tích hình thang . Biết chia hợp lý đa giác cần tìm thành các đa giác đơn giản .

2. Kỹ năng : biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết .

 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1. Đối với GV : bảng phụ .

2. Đối với HS : ôn tập CT tính diện tích các hình .

 

doc 3 trang Phương Dung 31/05/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Tuần 21, Tiết 37: Diện tích đa giác - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 tiết 37
Ngày soạn : 12 / 1 / 2008
Ngày dạy : 16 / 1 / 2009
 §6 DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : nắm vững CT tính diện tích đa giác đơn giản , đặc biệt là CT tính diện tích tam giác và diện tích hình thang . Biết chia hợp lý đa giác cần tìm thành các đa giác đơn giản .
2. Kỹ năng : biết thực hiện các phép vẽ và đo cần thiết .
 3. Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1. Đối với GV : bảng phụ .
2. Đối với HS : ôn tập CT tính diện tích các hình . 
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH CỦA MỘT ĐA GIÁC BẤT KÌ (10 phút)
1. Cách tính diện tích của một đa giác bất kỳ :
1.1 Treo bảng phụ hình vẽ 148 SGK-P.129
- Để tính diện tích 1 đa giác bất kỳ ta làm như thế nào ?
- Vậy để tính SABCDE ta làm như thế nào ?
- Cách làm đó dựa trên cơ sở nào ?
- Bảng phụ hình vẽ 149 SGK-P.129
- Để tính SMNPQR ta làm thế nào ?
1.2 Giới thiệu : trong 1 số trường hợp để việc tính toán thuận lợi ta có thể chia đa giác thành nhiều tam giác vuông và hình thang vuông .
- Quan sát hình vẽ và trả lời .
- Ta chia đa giác thành các tam giác hoặc các tứ giác mà ta đã có CT tính diện tích hoặc tạo ra 1 tam giác nào đó có chứa đa giác .
 SABCDE = SABC + SACD + SADE
- Dựa trên t/c diện tích đa giác . Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm chung thì diện tích của nó bằng tổng diện tích của những đa giác đó 
 SMNPQR = SNST – (SMRS + SPQT) 
- Quan sát hình vẽ và nghe GV giới thiệu cách làm .
Hoạt động 2 : VÍ DỤ (15 phút)
2. Ví dụ :
- Cho HS đọc VD – SGK 
- Bảng phụ hình vẽ 150 SGK-P.129 
- Ta nên chia đa giác thành những hình nào ?
- Để tính diện tích các hình đó ta cần biết độ dài của những cạnh nào ? 
- Gọi 1 HS lên bảng tính diện tích các hình và diện tích của đa giác , cả lớp cùng làm vào tập .
- Cho lớp nhận xét .
* Chốt lại : cách tính diện tích của 1 đa giác .
- Lên bảng vẽ thêm và trả lời .
- Trả lời miệng .
1 HS giải bảng .
- Nhận xét .
Hoạt động 3 : LUYỆN TẬP (18 phút)
BT 138 SGK-P.130
BT 40 SGK-P.131
3.1 Gọi một HS đọc đề BT .
- Để tính diện tích phần còn lại của đám đất ta làm như thế nào ?
- Cho HS hoạt động nhóm .
- Cho nhận xét chéo .
3.2 Gọi 1 HS đọc đề BT 40 SGK .
- Treo bảng phụ hình vẽ 155 SGK 
- Ta có thể chia đa giác này thành mấy hình ?
- Nêu cách tính diện tích phần gạch sọc trên hình .
- Cho nữa lớp làm 1 cách .
- Cho nhận xét và so sánh kết quả .
- Đọc và phân tích đề BT .
- Ta tính diện tích con đường và diện tích của đám đất .
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm lên trình bày .
 Diện tích con đường hình bình hành là :
 SEBGF = FG.BC = 6.000 (m2)
 Diện tích đám đất HCN là :
 SABCD = AB.BC = 18.000 (m2)
 Diện tích phần còn lại là :
 18.000 – 6.000 = 12.000 (m2)
- Nhận xét chéo .
- Chia thành 5 hình .
- Có 2 cách :
 · Cách 1 :
 Ssọc = S1 + S2 + S3 + S4 + S5
 · Cách 2 :
Ssọc = Stoàn hình – Sô vuông
Hoạt động 4 : DẶN DÒ (1 phút)
Ôn tập các kiến thức đã học ở chương II .
Làm các BT 37 , 39 SGK-P.130 , 131

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_tuan_21_tiet_37_dien_tich_da_giac_ly.doc