Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 - Thấy được ĐNA có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu .

 - Biết được sự đa dạng trong văn hóa của khu vực

 - Phân tích những thuận lợi khó khăn của dân cư xã hội ĐNA đối với sự phát triển kinh tế xã hội

 b) Về kỹ năng:

 * Kĩ năng bài học:

 - Phân tích , so sánh số liệu, sử dụng những tư liệu địa lí.

 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

 - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích.

 c) Về thái độ: yêu thích học tập bộ môn, có ý thức cộng đồng trong khu vực.

 2. Định hướng phát triển năng lực:

 - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.

 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:

 a) Phương pháp:

 Trực quan bản đồ, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết giảng tich cực.

 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Chuẩn bị của GV:

 - Bản đồ phân bố dân cư châu á.

 - Bản đồ tự nhiên khu vực ĐNA.

 2. Chuẩn bị của HS: Tranh ảnh, tư liệu về các tôn giáo.

III. Chuỗi các hoạt động dạy học:

 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Khu vực ĐNA có bao nhiêu quốc gia? Đó là những quốc gia nào? Có bao nhiêu triệu dân? Quốc gia nào có dân số đông nhất? Quốc gia nào có dân số thấp nhất? Theo những tôn giáo nào?

 

doc 80 trang thucuc 4610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tiết 19: Bài 14: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 -Trình bày được những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội nổi bật của Đông Nam Á: 
 + Là cầu nối giữa châu Á với châu Đại Dương =>Có vị trí chiến lược quan trọng 
 + Địa hình chủ yếu là đồi núi. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa. 
 + Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.
 + Tốc độ phát triển kinh tế khá cao song chưa vững chắc: Nền nông nghiệp lúa nước, đang tiến hành công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi.
 b) Về kỹ năng:
 * Kĩ năng bài học:
 - Đọc và khai thác kíên thức từ bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực , đảm nhận trách nhiệm , làm việc tập thể, giải quyết vấn đề.
 c) Về thái độ: 
 - Yêu thích học tập bộ môn, yêu quê hương đất nước mình
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.
 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học: 
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á
 - Các cảnh quan khu vực Đông Nam Á và biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa một số địa điểm ở Đông Nam Á.
 2. Chuẩn bị của Học sinh: 
 - Kiến thức SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Xác định vị trí của Việt Nam trên bản đồ Châu Á. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á. Vậy khu vực Đông Nam Á gồm có những bộ phận nào? Tự nhiên của các bộ phận đó khác nhau như thế nào? 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: cá nhân (8 phút)
- GV: ? Vì sao bài đầu tiên về khu vực Đông Nam Á lại có tên: “Đông Nam Á đất liền - hải đảo”?
HS: Gồm 2 phần : đất liền, hải đảo. Chỉ bản đồ. Phần đất liền... các đảo.
- GV: Quan sát H15.1 SGK, cho biết:
 ? Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào Đông Nam Á?
 + HS: Cực Bắc: Mianma (vĩ tuyến 280 5’ B), cực Nam: (vĩ tuyến 1005’ N), cực Tây: Mianma (kinh tuyến 920 B), cực Đông: Niughinê (kinh tuyến 1400 Đ)
? ĐNA là cầu nối giữa 2 đại dương và các châu lục nào?
+ HS: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Á.
? Giữa các đảo và quần đảo của khu vực có hệ thống các biển nào? Đọc tên xác định vị trí?
+ HS: Đảo Xumatơra, Giava, Xulaxêdi, Luxôn, Calimanta. Biển : Anđaman, b. Đông, b. Giava, b. Xulu, b. Xulavêđi, b. Banđa.
? Ý nghĩa vị trí của khu vực?
 + HS: Tạo nên khí hậu thuộc đới nóng, nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng sâu sắc tới thiên nhiên và khu vực.
VD: Inđônêsia là nước có diện tích rừng rậm đứng thứ 3 thế giới (sau vùng Amadôn, khu vực Công Gô)
Giảng: Khí hậu ảnh hưởng tới nền sản xuất nông nghiệp lúa nứơc: nơi trồng lúa nứơc vùng S.Mê Nam và S. Hồng (VN), vị trí trung gian giữa lục địa Á – Âu , châu Đại Dương, khu vực có ý nghĩa quan trọng chiến lược cả về kinh tế lẫn quân sự.
* Hoạt đông 2: Nhóm nhỏ (25 phút)
? Nét đặc trưng của địa hình ĐNA thể hiện như thế nào?
HS: Có sự tương phản giữa đất liền và hải đảo.
? So sánh sự khác nhau về địa hình lục địa, hải đảo? (Hợp nhóm 4 em)
+ HS: Bảng 1 phần phụ lục:
Giảng: S. Mê Kông là sông lớn dài 4500 Km có b. Hồ và sông Tông Lê Sáp điều tiết mục nứơc lũ.
- GV: Quan sát H14.1 nêu các hướng gió Đông Nam Á vào mùa hạ và mùa đông?
HS: 
 + GMMH: ĐNA xuất phát từ áp cao nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam. Vượt qua xích đạo thành gió Tây Nam nóng, mưa nhiều.
 + GMMĐ: xuất phát từ áp cao xibia thổi về áp thấp xích đạo, đặc tình lạnh khô, nhờ gió mùa nên vùng này có mưa và không bị hạn như Tây Á và Châu Phi.
- Giảng: Do ảnh hưởng của gió mùa nên khu vực Đông Nam Á không bị khô hạn như Tây Nam Á và Châu Phi.
- GV: Nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa 2 địa điểm tại hình 14.1, cho biết chúng thuộc đới, kiểu khí hậu nào? Tìm vị trí địa điểm đó trên hình 14.1?
 + HS: Bảng 2 phần phụ lục
 Nhận xét: Thuộc đới nóng, Pađăng có khí hậu xích đạo ẩm, Yangun có khí hậu gió mùa. HS lên chỉ bản đồ 2 địa điểm trên.
- GV: Xác định vị trí 5 sông lớn trên hình 14.1: nơi bắt nguồn, hướng chảy của sông; các biển vịnh nơi có nứơc sông đổ vào?
 + HS: 5 sông lớn: s. Hồng, Mêkông, MêNam, Xaluen, Iraoađi, bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc và Trung Quốc; chảy theo hướng Bắc Nam; Tây Bắc – Đông Nam là chính; các biển H14.1; vịnh H14.1.
- Giảng: MêKông sông lớn đất đai màu mỡ các con sông, khí hậu nóng thuận lợi cho trồng lúa nứơc, dân cư đông.
- GV: Đặc điểm nổi bật của cảnh quan ĐNA? Giải thích?
+ HS: Rừng nhiệt đới rừng thưa rụng lá vào mùa khô, xavan, rừng rậm 4 mùa xanh tốt.
- Giải thích: Quanh năm xanh tốt nhiều tầng cây cao, cây thấp, dây leo chằng chịt.
- Giảng: ĐNA là nơi có khí hậu gió mùa với mùa khô và mùa mưa phân biệt rõ ràng xuất hiện rừng rụng lá vào mùa khô hoặc rừng thưa xen đồng cỏ.
- Gv chốt lại bảng đáp án 
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Nam Á
- Nằm giữa vĩ độ: 10,50N, 28,50B.
- Gồm 2 bộ phận: Có 11 quốc gia
+ Phần đất liền: B. đảo Trung Ấn
+ Phần hải đảo: Quần đảo Mã Lai.
- Ý nghĩa: ĐNA là cầu nối giữa: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Châu Âu, Châu Á " Ngày nay có vai trò hết sức quan trọng chiến lược cả về kinh tế, an ninh quốc phòng
- Các điểm cực:
+ Cực Bắc: 28,50B thuộc Mi-an-ma.
+ Cực Nam: 10,50N thuộc đảo Ti-mo.
+ Cực Đông: 1400Đ đảo Niu-ghi-nê.
+ Cực Tây: 920Đ thuộc Mi-an-ma.
2. Đặc điểm tự nhiên
* Phần đất liền:
a) Địa hình:
- Chủ yếu diện tích là núi 
 + Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là TB - ĐN, B- N
 + Xen giữa là các cao nguyên thấp, địa hình bị chia cắt mạnh.
- Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển hoặc cửa sông.
b) Khoáng sản:
- Có nhiều tài nguyên quan trọng: sắt, đồng, dầu mỏ, khí đốt
c) Khí hậu:
- Nhiệt đới gió mùa: Có 2 mùa rõ rệt: 
 + GMMH: ĐNA xuất phát từ áp cao nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam. Vượt qua xích đạo thành gió Tây Nam nóng, mưa nhiều.
 + GMMĐ: xuất phát từ áp cao xibia thổi về áp thấp xích đạo, đặc tình lạnh khô, nhờ gió mùa nên vùng này có mưa và không bị hạn như Tây Á và Châu Phi.
- Xích đạo: nóng ẩm mưa nhiều
d) Sông ngòi: 
- Có nhiều sông lớn: S.Mê-kông, S.Hồng, S.Xa-lu-en, S.Mê-nam.
- Chế độ nước chảy theo mùa.
e) Cảnh quan:
- Chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới
- Sâu trong nội địa có rừng thưa và xa van, cây bụi.
* Phần hải đảo:
a) Địa hình:
- Nằm trong vùng vỏ Trái Đất không ổn định. Thường xuyên xảy ra động đất , núi lửa.
- Có cả núi và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
b) Khoáng sản:
- Có nhiều khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, than 
c) Khí hậu:
- Chủ yếu khí hậu xích đạo
- Thường có bão nhiệt đới tàn phá
d) Sông ngòi: 
- Sông nhỏ , ngắn
- Chế độ nước chảy điều hòa.
e) Cảnh quan:
- Chủ yếu là rừng rậm thường xanh quanh năm.
 Bảng 1:
Lục địa
Hải đảo
1. Chủ yếu là núi cao hướng Bắc Nam, Tây Bắc - Đông Nam. Cao nguyên thấp - thung lũng sâu, chia cắt
1. Hệ thống núi hướng vòng cung Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam; núi lửa.
2. Đồng bằng phù sa, tập trung ven biển hạ lưu sông
2. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Bảng 2:
PaĐăng
Yangun
Nhiệt độ: 
Cao nhất: T7 = 27 0C.
Thấp nhất: T1, 12 = 240C.
Nhiệt độ: 
Cao nhất: T4;5 = 33 0C.
Thấp nhất: T10, 11 = 280C.
Biên độ nhiệt: 3-40C
Biên độ nhiệt: 5 - 60C
Lượng mưa : mưa nhiều quanh năm.
Mưa nhiều: T5 – T9.
Mưa ít: T11 – T4 năm sau.
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- Phân tích, nhận xét 2 biểu đồ H14.2 cho biết chúng thuộc đới KH, kiểu KH nào? Tìm vị trí của 2 địa điểm đó trên bản đồ H14.1?
 - Trả lời các câu hỏi sgk/50
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Trả lời lại các câu hỏi, bài tập sgk/50.Làm bài tập 14 bản đồ thực hành
 - Làm bài tập trong VBT
 - Nghiên cứu trước bài đặc điểm dân cư - xã hội Đông Nam Á
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết 20 - Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - XÃ HỘI CỦA ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 - Thấy được ĐNA có số dân đông, dân số tăng khá nhanh, sự phân bố dân cư gắn liền với đặc điểm kinh tế nông nghiệp với ngành chính là trồng trọt, trong đó trồng lúa nước chiếm vị trí hàng đầu .
 - Biết được sự đa dạng trong văn hóa của khu vực
 - Phân tích những thuận lợi khó khăn của dân cư xã hội ĐNA đối với sự phát triển kinh tế xã hội 
 b) Về kỹ năng:
 * Kĩ năng bài học:
 - Phân tích , so sánh số liệu, sử dụng những tư liệu địa lí.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích.
 c) Về thái độ: yêu thích học tập bộ môn, có ý thức cộng đồng trong khu vực.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.
 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết giảng tich cực.
 b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Bản đồ phân bố dân cư châu á.
 - Bản đồ tự nhiên khu vực ĐNA.
 2. Chuẩn bị của HS: Tranh ảnh, tư liệu về các tôn giáo.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Khu vực ĐNA có bao nhiêu quốc gia? Đó là những quốc gia nào? Có bao nhiêu triệu dân? Quốc gia nào có dân số đông nhất? Quốc gia nào có dân số thấp nhất? Theo những tôn giáo nào? 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 * Hoạt động 1: Cả lớp. (18 phút)
 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
? Dựa vào bảng 15.1 hãy cho biết: 
 Số dân, mật độ dân số TB, tỉ lệ tăng dân số hàng năm của khu vực ĐNA so sánh với châu Á và thế giới 
Dựa bảng 15.1 và 15.2 cho biết: ĐNA có bao nhiêu quốc gia? Xác định đọc tên các quốc gia và tên thủ đô của từng nước? So sánh diên tích, dân số của nước ta với các nước trong khu vực theo hướng tăng dần?
(Thứ 7 về diện tích, thứ 8 về dân số)
? Xác định các dân tộc và ngôn ngữ được dùng phổ biến trong các quốc gia ở ĐNA? Điều này ảnh hưởng gì tới việc giao lưu giữa các nước trong khu vực.
? Quan sát H6.1(sgk/20) sự phân bố dân cư ĐNÁ như thế nào?
* Hoạt động 2: Nhóm (20 phút)
- Dựa vào thông tin sgk và sự hiểu biết của mình về lịch sử.
? Hãy cho biết các nước trong khu vực ĐNA có những nét tương đồng và những nét khác biệt nào?.
- HS thảo luận cặp nêu các nét tương đồng, nét khác biệt: 
- Gv nhận xét và ghi bảng
+ Nét tương đồng: Về lịch sử từng là thuộc địa của thực dân cùng đ/t giải phóng dân tộc giành độc lập. Trong phong tục tập quán sinh hoạt sản xuất: Trồng lúa nước, chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo. Gạo là lương thực chính. Có những lễ hội, những làn điệu dân ca, cư trú thành bản làng 
+ Nét khác biệt: Cách ăn mặc, tập quán v/h riêng của từng dân tộc (văn hóa cồng chiêng có những cách đánh và điệu múa riêng), tín ngưỡng riêng
? Với những đặc điểm dân cư xã hội trên có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự hợp tác toàn diện?
- HS đọc kết luận sgk/53.
1. Đặc điểm dân cư:
- Năm 2002 ĐNA có 536 triệu dân => Là khu vực đông dân, nguồn lao động dồi dào.
- Mật độ dân số 119 người/km2 bằng mức TB của châu Á và cao hơn TB của thế giới..
- Tỉ lệ gia tăng dân số : 1,5% cao hơn mức TB của châu Á và thế giới
- Đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo: 
+ Tôn giáo: Hồi giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo, Ki-Tô giáo...
- Sự phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông ở các đồng bằng và ven biển
+ Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.
2. Đặc điểm xã hội:
* Nét tương đồng
 - Về lịch sử từng là thuộc địa của thực dân cùng đ/t giải phóng dân tộc giành độc lập. Trong phong tục tập quán sinh hoạt sản xuất: Trồng lúa nước, chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo. Gạo là lương thực chính. Có những lễ hội, những làn điệu dân ca, cư trú thành bản làng 
* Nét khác biệt
- Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Trong phong tục tập quán sinh hoạt.và sản xuất
- Trong quan hệ hợp tác toàn diện.
- Mỗi dân tộc có thể chế chính trị khác nhau.
- Có những nét văn hóa đặc sắc riêng của từng dân tộc.
- Tín ngưỡng khác nhau.
* Thuận lợi: 
+ Dân cư đông: Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
+ Đa dạng về văn hóa: Hợp tác phát triển du lịch
+ Có những nét tương đồng dễ hòa hợp trong sự hợp tác toàn diện
* Khó khăn:
+ Sự khác biệt về ngôn ngữ: khó khăn trong giao tiếp.
+ Có sự phát triển chênh lệch về kinh tế.
* Kết luận chung: sgk
 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
 ? Dựa vào hình 6.1 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á?
 ? Đặc điểm dân số và sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi - khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/53
 - Làm bài tập 15 bản đồ thực hành
 - Nghiên cứu bài 16: 
 ? Vì sao các nước ĐNA tiến hành công nghiệp hóa nhung kinh tế phát triển chưa vững chắc?
 ? Cho biết các ngành công nghiệp chủ yếu của Đông Nam Á phân bố ở đâu?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 21: Bài 16: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Nắm được các nước Đông Nam Á có sự phát triển kinh tế nhanh nhưng chưa vững chắc.Nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chính. Tuy nhiên ở 1 số nước công nghiệp đang trở thành ngành kinh tế quan trọng
 - Giải thích được các đặc điểm kinh tế của Đông Nam Á do có thay đổi trong định hướng và chính sách phát triển kinh tế cho nên kinh tế bị tác động từ bên ngoài, phát triển kinh tế nhưng chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường. Nông nghiệp vẫn đóng góp tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu GDP
 b) Về kỹ năng:
 - Có kỹ năng phân tích bảng số liệu, đọc bản đồ, phân tích các mối liên hệ địa lí.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực , đảm nhận trách nhiệm , làm việc tập thể, giải quyết vấn đề.
 c) Về Thái độ:
 Hiểu được đặc điểm kinh tế các nước ĐNÁ trong đó có Việt Nam.
 2. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 b) Kỹ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não. Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Bản đồ kinh tế các nước Đông Nam Á.
 - Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước Đông Nam Á.
 2. Chuẩn bị của HS:
 - SGK
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Theo em quốc gia nào có kinh tế phát triển nhất trong khu vực? (Xin-ga-po là nước có kinh tế phát triển nhất khu vực được xếp vào nhóm NIC, là một trong 10 quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới) Các quốc gia khác có kinh tế phát triển như thế nào?
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (18 phút)
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 - HS1: Hãy cho biết những nét tương đồng và những nét khác biệt về dân cư xã hội của các nước Đông Nam á? Điều đó có thuận lợi, khó khăn gì trong sự hợp tác giữa các nước trong khu vực? 
 - HS 2: Xác định vị trí và đọc tên thủ đô của 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam á.
Nhóm (18 phút): Dựa vào bảng 16.1:
? Hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực giai đoạn 1990-1996, 
? Hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1998 - 2000 và so sánh với tăng trưởng bình quân của thế giới (3%).
? Qua phân tích bảng số liệu + thông tin sgk em có nhận xét gì về tình tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á? Điều đó ảnh hưởng gì tới môi trường? 
 - HS trả lời 
 - GV nhận xét - bổ xung, ghi bảng
+ Khủng hoảng tài chính năm 1997 ở TháiLan " ảnh hưởng tới các nước khác trong khu vực. VN ít bị ảnh hưởng do kinh tế còn chậm phát triển, chưa mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia bên ngoài.
+ Kinh tế các nước ĐNA phát triển nhanh do có nguồn: Nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều nông lâm sản nhiệt đới, tranh thủ được vốn đầu tư của nước ngoài.
+ Vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết cho tất cả các quốc gia trong khu vực.
* Hoạt động 2: Cá nhân/cặp. (15 phút)
Dựa vào bảng 16.2. Hãy:
? Cho biết tỉ trọng của các ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc dân của từng quốc gia như thế nào?
? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản xuất của từng quốc gia từ năm 1980 - 2000.
? Từ những phân tích trên có thể rút ra nhận xét gì.
? Dựa vào hình 16.1 Hãy xác định sự phân bố các sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp. Sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, hóa chất, thực phẩm.
- HS: n/c sgk, thảo luận nêu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đậc điểm nghành NN, CN của khu vực ĐNÁ như sgk.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài.
- HS đọc kết luận chung sgk
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á:
- Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc:
+ Giai đoạn 1990 - 1996: Mức tăng trưởng phát triển khá nhanh, tăng cao.
+ Giai đoạn 1997 - 1998: Mức tăng trưởng âm do khủng hoảng tài chính.
+ Giai đoạn 1998 - 2000: Mức tăng trưởng lại khá nhanh. 
- Trong quá trình phát triển kinh tế nhiều nước chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường dẫn đến thiên nhiên bị tàn phá đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
2. Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:
- Các nước ĐNA có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa: Tỉ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng. 
- Nông nghiệp: Trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới.
- Công nghiệp: Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí , chế tạo máy, hóa chất 
- Sự phân bố các ngành sản xuất chủ yếu tập trung ở ven biển.
* Kết luận chung: sgk/58.
 3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: (5 phút)
 ? Vì sao các nước ĐNÁ tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế chưa vững chắc?
 ? Quan sát H16.1 cho biết khu vực ĐNÁ có các ngành công nghiệp chủ yếu nào?
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Trả lời câu hỏi- bài tập sgk/57
 - Làm bài tập trong VBT.
 - Nghiên cứu bài hiệp hội các nước ĐNÁ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22: Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức: HS cần nắm
 - Trình bày về hiệp hội các nước ĐNA: Quá trình thành lập, các nước thành viên. Mục tiêu hoạt động của hiệp hội
 - Những thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN.
 b) Về kỹ năng:
 * Kĩ năng bài học:
 - Phân tích tư liệu , số liệu, ảnh địa lí
 - Đọc phân tích biểu đồ, tranh ảnh nếu có.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin , phân tích.
 - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, tự tin, lắng nghe tích cực , đảm nhận trách nhiệm , làm việc tập thể, giải quyết vấn đề.
 c) Về thái độ: yêu thích học tập bộ môn
 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.
 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 b) Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của Giáo viên:
 - Bản đồ các nước khu vực ĐNA
 - Tranh ảnh về các quốc gia ĐNA hoặc các hoạt động kinh tế của ASEAN
 2. Chuẩn bị của Học sinh: Chuẩn bị như yêu cầu về nhà ở tiết trước
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 Vậy hiệp hội ASEAN thành lập từ ngày tháng năm nào? Nhằm mục đích gì? Việt nam là thành viên thứ mấy vào thời gian nào? Hiện nay hiệp hội có tất cả bao nhiêu thành viên 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: (11 phút)
b) Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
 - Dựa vào sự hiểu biết em hãy cho biết biểu tượng của hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN)? Cho biết ý nghĩa của biểu tượng đó?
 ( HS: - Bó lúa với 10 rẻ lúa: Bó lúa thể hiện nét tương đồng của các quốc gia trong khu vực trồng lúa nước, gần gũi thân thiết. Mười rẻ lúa tượng trưng cho 10 quốc gia thành viên, mỗi quốc gia có những nét văn hóa đặc sắc riêng).
Cá nhân (8 phút): Dựa vào sự hiểu biết + Thông tin sgk + H17.1 Hãy cho biết:
? Hiệp hội các nước ĐNA ra đời vào ngày tháng năm nào? Lúc đầu có mấy thành viên? Đó là những thành viên nào? 
? Việt Nam gia nhập hiệp hội vào ngày tháng năm nào? Hiện nay hiệp hội có bao nhiêu thành viên? Thành viên mới kết nạp gần đây nhất là thành viên nào?
? Mục đích ban đầu của hiệp hội là gì.
 - HS trả lời 
 - GV nhận xét - bổ xung, ghi bảng
* Hoạt động 2: Nhóm nhỏ /cặp. (14 phút)
Dựa vào thông tin sgk
? Cho biết những điều kiện thuận lợi trong quá trình hợp tác.
 - HS trả lời 
 - GV nhận xét - bổ xung, ghi bảng
? Cho biết những biểu hiện cụ thể của sự hợp tác. (Hãy mô tả những biểu hiện của sự hợp tác kinh tế giữa các nước qua đoạn văn trong sgk/59 ?)
- HS thảo luận nêu những thuận lợi của sự hợp tác, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, mở rộng:
+ Tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-ri (Xin-ga-po, Giô-ho Thái Lan, Ri-au In-đô-nê-xi-a).
* Hoạt động 3: Nhóm (10 phút)
Đọc thông tin sgk/60 
? Cho biết những thuận lợi của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước ASEAN?
? Trong quá trình hội nhập, hợp tác chúng ta còn gặp những khó khăn gì?
? Biện pháp để hạn chế khắc phục khó khăn đó như thế nào?
- Chú trọng đến giáo dục: Học ngoại ngữ, học nghề 
- Đẩy mạnh phát triển về kinh tế 
- Xây dựng hệ thống đường giao thông
- Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ KH trong quá trình phát triển kinh tế...
- Mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa..
- HS đọc kết luận sgk/61.
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á:
- Thành lập: 8/8/1967 : 
 + Ban đầu có 5 thành viên: Thái Lan, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Mã-lai.
 +Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 1/7/1995.
 +Ngày nay có 11 quốc gia thành viên.
- Mục tiêu chung: Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực và cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội:
a) Thuận lợi:
- Vị trí gần gũi thuận lợi cho việc giao thông đi lại hợp tác với nhau.
- Có những nét tương đồng trong sản xuất, sinh hoạt, trong lịch sử nên rất dễ dàng hòa hợp.
b) Những biểu hiện của sự hợp tác:
- Các nước cùng hợp tác phát triển kinh tế - xã hội.
- Nước phát triển giúp đỡ nước còn kém phát triển hơn .
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
- Xây dựng các hệ thống đường giao thông nối liền các nước trong khu vực.
- Phối kết hợp cùng khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê-kông.
- Đoàn kết, hợp tác cùng giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển.
3. Việt Nam trong ASEAN:
- Thuận lợi: Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đất nước cả về kinh tế - xã hội.
- Khó khăn - Thách thức lớn :
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội
+ Sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ..
- Biện pháp 
 + Chú trọng đến giáo dục: Học ngoại ngữ, học nghề 
 + Đẩy mạnh phát triển về kinh tế 
 + Xây dựng hệ thống đường giao thông
 + Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ khoa học trong quá trình phát triển kinh tế...
 + Mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa..
* Kết luận chung: SGK
 3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: ( 5 phút)
 ? Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian nào?
 ? Phân tích những lợi thế và khó khăn của VN khi trở thành thành viên của ASEAN.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút )
 - Trả lời câu hỏi sgk/61. Làm bài tập 17 (BTBĐ).
 - Nghiên cứu chuẩn bị bài thực hành bài 18.
? Việt Nam ra nhập VVTO ngày tháng năm nào
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 23 - Bài 18 : THỰC HÀNH 
 TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Phân biệt được Lào, Căm- Pu - Chia trên bản đồ, sử dụng các tư liệu để nghiên cứu, tìm hiểu vị trí của một số quốc gia. Trình bày lại kết quả bằng văn bản
 - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của Lào hay Cam-pu-chia 
 b) Về kỹ năng: 
 - Phân tích tư liệu trên bản đồ, lược đồ
 c) Về thái độ: 
 - GDHS yêu quý bạn bè quốc tế.
 2. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng tranh ảnh. Quan sát, phân tích bản đồ.
 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp , thảo luận nhóm, thuyết giảng.
 b) Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
 1. Chuẩn bị của Gv:
 - Đồ dùng dạy học của thầy : lược đồ 18.1 , 18.1 , bản đồ Đông Nam Á 
 - Tư liệu, phiếu học tập 
 2. Chuẩn bị của HS: SGK 
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) 
 GV nêu các yêu cầu của tiết thực hành, giới thiệu các tài liệu HS cần phải làm việc xử lí để khai thác kiến thức: các hình và bảng 18.1 trong sách giáo khoa .Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm bổ sung và chuấn kiến thức vào bảng
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của hs và giáo viên
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm nhỏ/cặp bàn.
 (10 phút)
 * Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Mục tiêu hợp tác của hiệp hội các nước Đông Nam Á đạ thay đổi qua thời gian như thế nào ?
 ? Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt nam khi trở thành thành viên của ASEAN? 
 Dựa vào H18.1 + H18.2 + Bảng 18.1 và thông tin sgk hãy :
 Xác định vị trí của Lào và Căm-pu-chia theo dàn ý (giáp quốc gia, giáp biển.
 Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.)
* Hoạt động 2: 2 nhóm. ( 23 phút)
 - Gv phát phiếu kẻ sẵn cho 2 nhóm
Dựa vào H18.1 + H18.2 trình bày: Địa hình, khí hậu, sông hồ của Lào và Căm - pu - Chia, những thuận lợi khó khăn của vị trí địa lý, khí hậu với sự phát triển nông nghiệp của 2 nước theo nội dung: 
- Địa hình: có những dạng địa hình nào? Dạng nào chiếm ưu thế? Xác định kể tên các dạng địa hình di từ Bắc -> Nam?
- Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào của Đông Nam Á? Nêu đặc điểm của kiểu khí hậu đó?
- Sông ngòi có những hệ thống sông lớn nào chảy qua? Có những hồ lớn nào? 
- Nhóm 1: Trình bày về Lào.
- Nhóm 2: trình bày về căm-pu-Chia.
HS đại diện nhóm báo cáo , nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức điền bảng sau :
1. Vị trí - Giới hạn của Lào - Căm pu Chia
 a) Vị trí:
 b) Giới hạn:
c) Ý nghĩa:
2. Điều kiện tự nhiên:
Bảng đặc điểm về tự nhiên Lào, Căm-pu-chia
 Q. gia
Đ.Đ
Lào
Căm-pu-chia
Vị trí - Giới hạn và ý nghĩa
- Diện tích: 236800km2
- Phía bắc giáp TQ, p.tây giáp Mi-an-ma, phía đông giáp VN, phía nam giáp CPC và Thái Lan => Nằm hoàn toàn trong nội địa.
- Ý nghĩa: Liên hệ với các nước khác chủ yếu bằng đường bộ. Muốn đi bằng đường biển phải thông qua các cảng biển ở miền Trung VN (Cửa lò, Vinh, Nghệ An)
Diện tích: 181000km2
- Phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp Lào,phía đông giáp VN và phía tây nam giáp biển.
- Ý nghĩa: Thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới cả bằng đường biển và đường bộ, đường sông.
Điều kiện tự nhiên
* Địa hình: Chủ yếu là núi và CN chiếm 90% S cả nước. Núi chạy theo nhiều hướng, Coa nguyên chạy dài từ Bắc-Nam. ĐB ở ven sông Mê - kông
* Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S.Mê-kông với nhiều phụ lưu lớn, nhỏ.
=> Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển, tăng trưởng nhanh. SN có giá trị lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông
- Khó khăn: S đất canh tác ít, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng 
* Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng, chiếm 75% S cả nước. Núi và Cao nguyên bao quanh 3 mặt (Bắc, Tây, Đông)
* Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô
* SN: S. Mê-kông, Tông-lê-sap, Biển Hồ
=> Khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, sông ngòi có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông và phát triển nghề cá.
- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.
 3. Hoạt động luyện tập - Vận dụng: (5 phút)
 - Nêu đặc điểm địa hình của Lào và Campuchia ?
 - Đặc diểm dân cư xã hội của hai quốc gia trên ?
 Xem lại những kiến thức về địa hình với tác động nội ngoại lực.
 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
 - Hoạc bài và xác định lại trên lược đồ hai nước Lào, Cam- Pu- chia
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 24 : Bài 23: VỊ TRÍ GIỚI HẠN HÌNH DẠNG
LÃNH THỔ VIỆT NAM
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Về kiến thức:
 - Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ của nước ta 
 - Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế- xã hội
 b) Về kĩ năng: 
* Kĩ năng bài học:
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét: Vị trí giới hạn lãnh thổ của nước ta.
* Kĩ năng sống:
 - Tư duy: 
 + Thu thập và xử lí thông tin từ bản đồ, bảng thống kê và bài viết về vị trí, giới hạn và đặc điểm lãnh thổ Việt Nam.
 + Phân tích thuận lợi cũng như khó khăn của vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ đối việc phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng
 - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc cặp đôi
 - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của cá nhân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
 c) Về thái độ: Yêu quê hương đất nước Việt Nam
 2. Định hướng phát triển năng lực: 
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dựng bản đồ, lược đồ: Quan sát, phân tích, học tập tại thực địa.
 3. Phương pháp kỹ thuật dạy học:
 a) Phương pháp:
 Trực quan bản đồ, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực.
 b) Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bản đồ các nước 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii.doc