Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7 ,Tiết 32 + 33: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (O Hen - Ri)

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7 ,Tiết 32 + 33: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (O Hen - Ri)

I. Mục tiêu

* Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng

- Thấy được các chi tiết cảm động và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn trong đoạn trích, trình bày được cảm nhận về lòng thương yêu những người nghèo khổ của t/g qua câu chuyện.

- Phân tích được các chi tiết cảm động và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn trong đoạn trích.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

- Hiểu giá trị nhân văn của văn bản.

- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một nhân vật trong văn bản.

II. Chuẩn bị:

- GV: thiết kế bài học, TL tham khảo

- HS: nháp học tập, vở soạn.

 

doc 12 trang Phương Dung 4080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài 7 ,Tiết 32 + 33: Văn bản: Chiếc lá cuối cùng (O Hen - Ri)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/10/2020
Ngày giảng: 30/10;04/11/2020 Bài 7 - Tiết 32 + 33
 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (O Hen - ri)
I. Mục tiêu 
* Yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng
- Thấy được các chi tiết cảm động và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn trong đoạn trích, trình bày được cảm nhận về lòng thương yêu những người nghèo khổ của t/g qua câu chuyện.
- Phân tích được các chi tiết cảm động và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn trong đoạn trích.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi 
- Hiểu giá trị nhân văn của văn bản.
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một nhân vật trong văn bản.
II. Chuẩn bị:
- GV: thiết kế bài học, TL tham khảo
- HS: nháp học tập, vở soạn...
III. Tổ chức giờ học
1. Ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra đầu giờ: 5p
H. Phân tích nhân vật Đôn Ki - hô - tê và Xan - chô Pan -xa để thấy được sự tương phản của hai nhân vật này ?
- HSTL, chia sẻ.
- CTHĐTQ báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động: 3p
- HS: HĐCN 1’ thực hiện yêu cầu theo TL/59 -> Báo cáo, chia sẻ.
- GV: dẫn vào bài mới
 Đọc các tác phẩm tự sự - như đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, chúng ta vô cùng xúc động trước những t/c gia đình (mẹ con, cha con, bà cháu) sâu nặng. Đó là những t/c ruột thịt, thể hiện bản chất cao quý của con người mà VH đã ngợi ca. Nhưng bài ca tình người trong văn chương không chỉ dừng lại ở tình ruột thịt như thế, mà bao la vô tận. Bởi tình yêu thương giữa con người, tấm lòng nhân ái, vị tha có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc trên Trái đất này. Đọc và suy ngẫm về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mĩ O-hen-ri,chúng ta sẽ biết thêm một câu chuyện về tình người cao quý ấy: những người LĐ nghèo khổ nhưng có vẻ đẹp của trái tim nhân hậu mà cao cả.
*Hình thành kiến thức:
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung chÝnh
* HĐ1: Đọc, thảo luận chú thích
H: Theo em VB này cần đọc với giọng ntn? 
- Y/c Đọc rõ ràng chú ý phân biệt lời kể, tả của tác giả với những đoạn đặt trong ngoặc kép (lời nói trực tiếp của n/vật) phần cuối đọc với giọng rưng rưng nghẹn ngào.
GV đọc 1 đoạn 
Gọi 2 Hs đọc tiếp - nhận xét 
H: Em hãy tóm tắt ngắn gọn ND chính của đoạn trích ?
- HS tóm tắt - nhận xét
+ Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng, khi đó cô sẽ chết.
+ Nhưng qua một buổi sáng và 1 đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết.
+ Một người bạn gái đã cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng chính là bức tranh hoạ sĩ già Bơ-men đã bí mật vẽ trong một đêm mưa gió để cứu Giôn-xi, trong khi chính cụ bị chết vì sưng phổi.
- GVNX, tóm tắt lại cả tác phẩm (SGV.84):
H : Nêu những hiểu biết của em về tác giả O Hen-ri ?
- Tác giả: O-ren-Ri (1862 – 1910)
Là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông phong phú về đề tài nhưng chủ yếu là hướng về CS nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ.
 Thường sử dụng NT đảo ngược tình huống 2 lần 1 cách bất ngờ.
O Hen-ri là nhà văn trải qua nhiều bất hạnh, lên 3 tuổi mồi côi mẹ, 15 tuổi phải bỏ học lang thang kiếm sống, 35 tuổi bị cầm tù 3 năm vì 1 chuyện không đâu. 48 tuổi bị chết vì bệnh lao trong sự cô đơn đáng thương. Nhưng thật kỳ diệu, 8 năm sau ngày mất hội NT và khoa học Mỹ lập giải thưởng văn chương O Hen-ri cho những truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ. Từ đó tên tuổi của ông trở thành bất hủ.
H: Em trình bày những hiểu biết của em về TP?
- TP: Chiếc lá cuối cùng là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách NT của O-hen-ri. Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện.
- GV giới thiệu Hs tìm đọc TP’.
- GVHDHS gi¶i nghÜa tõ khã trong SGK.
H: Truyện có những nhân vật nào, ai là nhân vật trung tâm?
- Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi (n/vật t.tâm: Giôn-xi)
* HĐ2: Bố cục
H: Hãy XĐ bố cục của VB theo các phần ND liên quan đến nhân vật Giôn-xi?
- GV dùng bảng phụ chốt
- 3 phần
+ P1. Từ đầu đến “còn đó”: Sự tuyệt vọng của Giôn-xi.
+ P2. Tiếp đến “thế thôi”: Chiếc lá cuối cùng không rụng. Giôn-xi qua cơn hiểm nghèo.
+ P3. Còn lại: Cái chết của cụ Bơ-men (Bí mật chiếc lá cuối cùng)
H: Nhận xét bố cục văn bản:
Mạch lạc rõ ràng kể theo trình tự thời gian và sự việc liền mạch.
HĐ3: Tìm hiểu văn bản
* HS HĐCN (1p): 2.a (TL/62) - B/C-> chia sẻ -> GV nhận xét, KL
- Vì lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn- xi..
H: Giôn-xi được giới thiệu như thế nào?
H: Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi (ngày thứ nhất) đang ở trong tình trạng như thế nào? Chỉ ra những từ ngữ có t/dụng m/tả tình trạng ấy?
 Cặp mắt: thẫn thờ
 Ra lệnh: thều thào
*GV đọc: "Đó là chiếc lá cuối cùng em sẽ chết".
H : Suy nghĩ của Giôn-xi: Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết ... nói lên tâm trạng gì của cô?
- Bệnh tật và nghèo túng khiến cô hoạ sĩ trẻ có tâm lí chán nản, mệt mỏi bi quan.
H: Tại sao cô lại có suy nghĩ như vậy?
- Nhà quá nghèo, bệnh nặng không chữa được 
bệnh tật + nghèo túng khiến cô ko muốn sống.
H: Qua những suy nghĩ, tâm trạng của cô, em thấy Giôn-xi là con người ntn? Trạng thái tinh thần của cô lúc này ra sao?
- GV bình: Đó là tâm trạng thường gặp ở những người ít nghị lực khi gặp bệnh tật khó khăn. Chính trong tâm trạng chán nản, mệt mỏi, thất vọng ấy cô lại kéo dài sự sống của mình với những chiếc lá thường xuân. Khi cô nhìn thấy chiếc lá không rụng vào sáng hôm sau chỉ hơi ngạc nhiên và trở về với ý nghĩ chỉ trong tối hôm sau nó sẽ rụng và cô sẽ qua đời- là cô không còn tin vào sự sống, không muốn sống.
* HS theo dõi phần thứ 2 của VB
H: Sau 1 đêm mưa gió dữ dội, khi trời hửng sáng Giôn-xi - con người tàn nhẫn lại có yêu cầu gì? Và cô đã phát hiện ra điều gì?
H: Hành động này còn thể hiện tâm trạng gì của Giôn-xi? Cô tàn nhẫn với ai? Có phải bản chất đó là của cô hay không?
 Hs HĐCĐ (2p) – B/c -> chia sẻ - > GVKL
-Tâm trạng: Tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình-> Cô không để ý, không quan tâm đến sự lo lắng của mọi người.
- Tâm trạng ấy không phải là bản chất của cô mà do bệnh tật, thiếu nghị lực gây nên.
GV: Giôn xi là người tàn nhẫn , lạnh lùng thờ ơ với chính bản thân mình, với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình. Từ đó cô không để ‎ý, không mấy quan tâm đến sự lo lắng, ân cần chăm sóc của cô bạn Xiu. Tàn nhẫn, thờ ơ, chán chường không phải là bản tính của cô mà do bệnh nặng, do thiếu nghị lực gây nên. Cô đã sắn sàng đón đợi lúc mình lìa đời như chiếc lá cuối cùng lìa cành.
H: Khi chiếc lá cuối cùng không rơi xuống, Giôn-xi có thái độ và hành động gì?
H: Qua đó cho thấy tâm trạng Giôn- xi ra sao?
H: Tâm trạng đó đã ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của Giôn xi?
H: Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá thường xuân đó?
- Chiếc lá nhỏ nhoi, mỏng manh nhưng chứa đựng sức sống mãnh liệt
H: Điều gì đã khiến Giôn-xi phục hồi nhanh chóng như vậy?
+ Sự chăm sóc của bạn.
+ Khâm phục sự gan góc, kiên cường của chiếc là mỏng manh sau 1 đêm mưa to, gió lớn.
+ Ý nghĩ muốn sống trong cô trỗi dậy.
H: Giả sử lúc kéo rèm lần 2, chiếc lá rụng xuống thì điều gì sẽ xảy ra?
- Giôn-xi hết hy vọng và nghị lực sống, cô sẽ chết
- GV: Như vậy, chiếc lá chính là phương thuốc nhiệm màu của Giôn-xi.
H: Theo em ng.nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn xi phản ứng gì thêm?
- HS: HĐ nhóm (3') - Báo cáo KQ' > chia sẻ 
- >GVNX, KL:
 + Nguyên nhân sâu xa: sự kiên cường gan góc của chiếc lá (cô không biết đấy là chiếc lá vẽ) chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình. Cô hiểu ra cần phải đấu tranh để giành lấy sự sống , không được buông xuôi, chính ý chí đó đã giúp cô giành đươc sự sống tưởng như không còn do căn bệnh hiểm nghèo đem lại.
GV : Có thể nói Giôn-xi khỏi bệnh không chỉ vì tác dụng của thuốc men hay sự chăm sóc của
 người bạn mà chính từ sự khâm phục sự gan góc kiên cường của chiếc lá , nó đã giúp cô đem lại sự nhịêt tình tuổi trẻ->chiếc lá là phương thuốc nhiệm màu đã cứu sống cô.
+ Nhà văn kết thúc câu chuyện như vậy là kết ngỏ, để lại trong lòng người đọc nhiều ngân vang, nhiều nghĩ suy và dự đoán cái chết của cụ làm hồi sinh ý thức sống cho Giôn-xi, không phải là dấu chấm hết mà là điểm khởi đầucho sự sống mới, một triết lí đẹp giàu tính nhân văn...
H: Từ việc tìm hiểu về nhân vật Giôn-xi, em có NX gì về NTXD truyện của tác giả? Tác dụng của BPNT đó?
H: Việc Giôn-xi khỏi bệnh nói lên bài học gì trong cuộc sống?
- Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng nghị lực, tình yêu cuộc sống, biết đấu tranh và chiến thắng bệnh tật còn hơn cả thuốc men.
Chuyển tiết 2
H: Xiu được t/giả g/thiệu ntn?
 H:Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi được biểu hiện như thế nào? Qua các chi tiết nào?
H.Khi được y/cầu kéo tấm mành mành lên thì Xiu có tâm trạng ntn?
-Đây là tình huống bất ngờ độc đáo, hấp dẫn.
H. Khi Giôn-xi đang trong trạng thái tuyệt vọng thì Xiu có những cử chỉ, h/động, lời nói gì đ.với Giôn xi?
- Lo lắng, động viên, quan tâm, chăm sóc Giôn-xi một cách tận tình chu đáo.
H: Em nhận thấy n/thuật nào được s/dụng ở đây?
H: Qua đó cho thấy Xiu là một người bạn như thế nào?
- GV: Quả thật lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chíên thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Đây là 1 tình bạn hiếm hoi trong XHTBản Mĩ- 1 XH chỉ dành cho giới thượng lưu.
H: Em có nhận xét gì về tình bạn giữa Xiu và Giôn xi ?
*HSKG: Tại sao tác giả lại để cho Xiu kể lại nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ-men chứ không trực tiếp miêu tả? Qua đó người đọc có thể thấy rõ hơn phẩm chất gì của cô ?
- Tạo sự bất ngờ cho Giôn-xi cũng như bạn đọc, làm kết thúc truyện diễn ra một cách tự nhiên. Câu chuyên thêm hấp dẫn và ý nghĩa, đồng thời góp phần bộc lộ rõ hơn phẩm chất của Xiu: Kính phục, nhớ tiếc cụ Bơ-men, hết lòng vì bạn.
H: Nhân vật cụ Bơ-men được tác giả giới thiệu như thế nào?
H: Suốt 40 năm làm NT, cụ chưa vẽ được kiệt tác, có phải cụ là người bất tài không?
- Không phải cụ bất tài, mà cụ đang trăn trở gần suốt cuộc đời để vẽ gì cho xứng đáng là 1 kiệt tác.
H: Khi nghe Xiu kể về tình trạng của Giôn- xi, cụ đã có thái độ ra sao và hành động ntn?
- Tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số phận của Giôn-xi.
H: Chi tiết: Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì gợi cho ta nhận thấy cụ Bơ-men đang suy nghĩ điều gì? Mục đích vẽ chiếc lá của cụ? 
-Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau không nói năng gì có thể gợi suy nghĩ: Có thể cụ đã có ý định vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-Xi.
H: Họa sĩ già Bơ- men đã vẽ bức tranh "Chiếc là cuối cùng" ấy như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy đây là tác phẩm của cụ?
H: Qua đây em thấy cụ là người ntn?
- GV: Bên cạnh mong ước cao quý về NT, cụ còn có tình cảm yêu quý các cô họa sĩ trẻ, tự coi mình là 1 con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ 2 người họa sĩ trẻ ở phòng trên.
*HSKG: Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể lại của Xiu?
- Tạo sự bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc và cho cả nhân vật trong truyện.
H: Người họa sĩ già phải trả giá như thế nào cho bức vẽ của mình?
H: Em có nhận xét gì về tình huống này?
H: Qua đó em thấy cụ Bơ-men hiện lên với những nét tính cách và phẩm chất gì? 
GV: Cụ Bơ-men suốt đời không thành đạt, là một hoạ sĩ nghèo túng mượn rượu giải khuây, tính nóng nảy và mơ ước vẽ một kiệt tác. Là một ông già tốt bụng, tính cương trực, giàu lòng thương người. Cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh với mục đích duy nhất là cứu sống Giôn-xi. Trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô. Khi vẽ cụ không nghĩ mình đang làm một kiệt tác, không báo trứơc cho một ai.
H : Chiếc lá cuối cùng được m/tả ntn ?
H: Chiếc lá được đánh giá ntn ?
H: Thế nào là một kiệt tác nghệ thuật ?
- Có ý tưởng NT cao, đem lại niềm vui có ích cho cs, cho con người)
*HSKG: Vì sao chiếc lá cuối cùng lại được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật?
- HS BC/chia sẻ 
* Chiếc lá là 1 kiệt tác vì xét về:
+ Hình thức:
+ Mục đích:
+ Hoàn cảnh vẽ:
+ Sự trả giá:
- GVNX,KL(bảng phụ)
+ Chiếc lá được vẽ giống như thật (cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa) đến nỗi 2 hoạ sĩ trẻ không nhận ra.
+ Đem lại sự sống cho Giôn-xi (tạo ra sức mạnh, khơi gợi sức sống trong tâm hồn con người)
+ Nó được hoàn thành trong một hoàn cảnh khắc nghiệt.
+ Không chỉ được vẽ = bút và bột màu, mà được vẽ = cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thượng (đánh đổi cả tính mạng).
GV: Chiếc lá còn là một kiệt tác là vì cho ta thấy quy luật nghiệt ngã của nghệ thuật:
+ Kiệt tác là hiếm hoi, là bất ngờ ngoài ý muốn của con người.
+ Thực sự là kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật rất cao.
+ Phải hướng tới, phải phục vụ cuộc sống con ngời->. Kiệt tác của cụ Bơmen là sự tích lũy tổng hòa hơn 40 năm cầm bút, sự dồn tụ cao độ của cái tâm và cái tài khiến tác phẩm của cụ trở thành bất tử. Nghệ thuật chân chính phục vụ con người và vì con người.
H: Qua đó em hiểu thêm gì về ý nghĩa của nghệ thuật chân chính?
- HS: HĐ CĐ (2') – B/c ->chia sẻ -> GVKL
- Nghệ thuật chân chính có s/mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cứu sống được con người. Đó là nghệ thuật xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim nhân đạo bao la của những nghệ sĩ tài ba.
- GV: Qua truyện ta thấy quan niệm của nhà văn về tác phẩm NT chân chính: NT chân chính phải phục vụ con người và được tạo ra từ tình yêu thương con người. Đó là NT vì con người.
- HS: HĐN (4') 2.d ( TL/62) – B/c -> chia sẻ 
-> GVKL
- Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định của cụ là sẽ bất chấp nguy hiểm, vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng nốt trong đêm và sáng hôm sau cô cũng không biết đó là chiếc lá giả. Vì khi Giôn-xi y/c cô kéo mành lên, cô "đã làm theo một cách chán nản" Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiếc lá chưa rụng "Nhưng, ô kìa ", cô còn cúi mặt xuống người bệnh và nói lời não nuột.
- Xiu không bị bất ngờ, câu chuyện sẽ kém hấp dẫn đi và người đọc sẽ không thấy được tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu . Đây cũng chính là cách xây dựng tình huống bất ngờ trong văn tự sự.
- Chính sự bất ngờ của cụ Bơ-men làm cho câu chuyện thêm bất ngờ, hấp dẫn. Mặt khác, nếu để Xiu biết trước thì có thể cô sẽ làm cho Giôn-xi nghi ngờ về chiếc lá.
*HĐ 4: Tổng kết
- HS: HĐCĐ(4') 2.e ( TL/62)
- HS B/c ->chia sẻ -> GVKL
- Ngay từ đầu truyện Giôn-xi cứ như ngày càng tiến dần đến cái chết, khiến người đọc thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi trở lại lòng yêu đời, thoát khỏi cơn nguy hiểm, độc giả thở phào trút được gánh nặng lo âu. Đó là 1 lần đảo ngược tình huống, ko những làm cho các nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ
- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh như vậy, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc. Đó lại thêm 1 lần đảo ngược tình huống, khiến nhân vật và người đọc bất ngờ
 Hai lần đảo ngược tình: Người tưởng sắp chết lại hồi sinh và người khỏe mạnh cuối cùng lại chết (cả hai đều gắn với bệnh sưng phổi và có liên quan đến “chiếc lá cuối cùng”)
I. Đọc, thảo luận chú thích
1. Tác giả:
- O-Hen-Ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. 
- Truyện của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, thương yêu con người nghèo khổ, rất cảm động.
2. Tác phẩm:
- Đoạn trích thuộc phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri.
- Thể loại: Truyện ngắn.
II. Bố cục: 3 phần
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Giôn-xi
- Hoàn cảnh sống: Họa sĩ trẻ, nghèo (sống ở khu chung cư tồi tàn nước Mỹ).
+ Giôn-xi đang bị bệnh sưng phổi nặng->sức khoẻ cạn kiệt.
* Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
 - Ngày thứ nhất: tỉnh dậy mở to mắt nhìn tấm mành phía cửa sổ, thều thào ra lệnh kéo lên nằm trên giường đếm từng chiếc lá thường xuân và tin rằng chiếc lá cuối cùng rụng thì cô sẽ ra đi".
-Tâm trạng: + Chán nản, mệt mỏi bi quan.
-> Một cô gái yếu đuối, đáng thương, 
bệnh tật, thiếu nghị lực, sống bi quan, chán nản, tuyệt vọng, thản nhiên chờ đón cái chết.
- Ngày thứ 2: Yêu cầu kéo mành lên
 Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
-> Tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình.
+ Ngắm nhìn chiếc lá, tự trách mình hư. Muốn chết là có tội
+ Đòi ăn cháo, uống sữa, rượu, soi gương, ngồi dậy xem Xiu nấu nướng
+ Hi vọng vẽ vịnh Na-plơ"
- Tâm trạng Giôn xi đã được hồi sinh, cô đã nhận ra ý nghĩa cuộc sống, muốn ăn uống, làm đẹp và sáng tạo nghệ thuật.
-> Giôn-xi lấy lại được nghị lực sống, qua khỏi nguy hiểm, chiến thắng cái chết, vượt lên chính mình.
- NT: Đảo ngược tình huống bất ngờ, hợp lý-> Giôn- xi từ chỗ bị bệnh nặng, muốn chết-> đã trở lại với lòng yêu đời tha thiết, cô đã lấy lại được nghị lực, niềm tin và sự sống.
 Tiết 2
2. Nhân vật Xiu hay tấm lòng của một người bạn
+ Xiu là hoạ sĩ nghèo, ở cùng phòng với Giôn- xi.
+ Xiu lo sợ khi nhìn những chiếc lá 
thường xuân còn lại cứ mỗi ngày một ít đi.
+ Kéo tấm mành lên 1 cách chán nản.
+ Thấy chiếc lá vẫn còn thì reo lên.
+ Em thân yêu cúi khuôn mặt hốc hác xuống Em hãy nghĩ đến chị chị sẽ làm gì đây?
+ Nấu cháo, pha sữa, kể cho Giôn-xi nghe về cái chết của cụ Bơ-men 
-Kết hợp giữa yếu tố kể, tả và biểu cảm.
- Người bạn chân thành, hết lòng vì bạn, luôn lo lắng, động viên, quan tâm, chăm sóc Giôn-xi một cách tận tình chu đáo, có sự đồng cảm sâu sắc.
- Đó là tình bạn thuỷ chung, chân thành biết hi sinh cho nhau .
3. Cụ Bơ- men và kiệt tác "chiếc lá cuối cùng":
+ Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ nghèo, ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ để kiếm tiền.. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác, nhưng chưa thực hiện được.
 - Có khát vọng và tâm huyết với nghề
+ Lo lắng, thương cô bạn đồng nghiệp và đến thăm.
+ Vẽ chiếc lá thường xuân thay chiếc lá cuối cùng đã rụng -> Vẽ để cứu Giôn-xi.
+ Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
+ Giày và áo quần của cụ ướt sũng, lạnh buốt.
+ Đèn bão còn thắp sáng, chiếc thang vài chiếc bút lông rơi vãi, bảng pha màu "
+ Cụ bị viêm phối nặng và đã chết vì sưng phổi.
-Tình huống bất ngờ (cụ Bơ-men đang khỏe-> Bị sưng phổi->chết)-> N/thuật đảo ngược tình huống.
-> Cụ Bơ -men thật cao thượng, quên mình vì người khác, nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.
- Chiếc lá cuối cùng:
+ Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng 20 bộ.
Nó là kiệt tác nghệ thuật vì:
+ Chiếc lá được vẽ giống như thật.
+ Đem lại sự sống cho Giôn-xi.
+ Không chỉ được vẽ = bút và bột màu, mà được vẽ = cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thượng
- ý nghĩa của t/phẩm n/thuật chân chính: Vì sự sống của con người.
- Khẳng định tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương, đức hi sinh của cụ Bơ-men.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo.
- Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú và xúc cảm ở người đọc.
2. Nội dung:
 - Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
- Ý nghĩa của TPNT chân chính: Vì sự sống của con người.
4. Củng cố: 2p H: Cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ – men?
H. Vì sao O Hen-ri lại đặt tên cho tác phẩm của mình là “Chiếc lá cuối cùng”?
(Vì Chiếc lá cuối cùng có một vị trí quan trọng, xuyên suốt toàn bộ cốt truyện, gây xúc động và nhân lên tình yêu sự sống. Đó là hình ảnh cảm động tận đáy lòng người và trở thành một biểu tượng NT bất ngờ, độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc).
5. Hướng dẫn học bài: 1p	
- Bài cũ: Phẩm chất của các nhân vật trong truyện; Nt xây dựng tình huống truyện; thông điệp của nhà văn về một Tp nghệ thuật chân chính.
- Bài mới: Soạn bài “ Luyện tập”. Đọc và làm BT phần LT.
Chuẩn bị bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- NT :Xây dựng truyện với nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống 2 lần gây hứng thú
- ND: Tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ, cùng cảnh ngộ.
CC; Nêu cảm nghĩ của em về Giôn-xi?
HDH: Viết đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật Giôn xi
BM: 
Ngày soạn: 10/10/2017
Ngày giảng:13/10/2017
BÀI 8 - TIẾT 31
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu (TL)
II. Chuẩn bị
- GV: nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch lên lớp 
- HS: soạn bài,
III. Tổ chức các hoạt động học tập
Ho¹t ®éng cña GV và HS
Néi dung chÝnh
*KT bµi cò:
 H. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
*Khởi động: 
- HS: HĐCN 1’ các bước để làm 1 bài văn? -> Báo cáo, chia sẻ.
- GV: dẫn vào bài mới
- HS đọc Dàn ý của bài văn tự sự
- Hs HĐN (5p)- Các nhóm trình bày kết quả - chia sẻ ( bảng phụ)
GVĐG – KL (bảng phụ)
Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu ai?, trong hoàn cảnh nào?
 - Thân bài: Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian? (Lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (mấy lần quẹt diêm, mỗi lần diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?). Trong các sự việc chính, hãy chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết bài: Kết cục số phận nhân vật như thế nào? Và cảm nghĩ của người kể ra sao?
- HS HĐCN (5p)- trình bày kết quả - chia sẻ 
GVĐG – KL 
1. Dàn ý của bài văn tự sự
- Mục a( TL/85)
2. Luyện tập
BT1: Lập dàn ý cho văn bản "Cô bé bán diêm"
a. Mở bài:
 Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của cô bé bán diêm. (miêu tả)
b. Thân bài
- Lúc đầu: không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh.
 + Miêu tả: em bị rét ngồi nép bên tường, rét quá nên đôi tay đã cứng đờ ra.
+ Biểu cảm: chà ngón tay nhỉ?
- Sau đó: em liều quẹt các que diêm để sưởi ấm và mộng tưởng hiện ra...
+Lần 1: Tưởng như ngồi bên lò sưởi (miêu tả: ngọn lửa lúc đầu vui mắt)
(biểu cảm: chà, ánh sáng làm sao,.. thật là dễ chịu!...biết bao!)
+Lần 2: Thấy bàn ăn 
(miêu tả: bàn ăn thịnh soạn ngỗng quay, những bức tường phố xá vắng teo hẹn hò)
(biểu cảm: khách qua đường lãnh đạm )
+ Lần 3: Cây thông Nô-en .
+ Lần 4: Nhìn rõ bà em .
+ Lần 5: Bật tất diêm để níu giữ bà .
c. Kết bài :
- Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
(miêu tả: cảnh buổi sáng, mặt trời, )
 Bài tập 2 Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).
b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? (t/g, hoàn cảnh) Với ai? (nhân vật)
- Chuyện xảy ra như thế nào? (Mở đầu, diễn biến, kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động đó).
c. Kết bài: Suy nghĩ của em về kỷ niệm đó 
CC; Nêu nhiệm vụ của từng phần trong dàn bài văn tự sự?
HDH: Viết bài văn hoàn chỉnh cảm nghĩ về nhân vật Cô bé bán diêm
BM: Soạn bài: Hai cây phong
Yêu cầu: Tóm tắt văn bản.
D. H§ t×m tßi, MR
- GV HD HS VN thùc hiÖn yªu cÇu phÇn H§ t×m tßi MR
------------------------------------------------------------------------
NHẬT KÍ LÊN LỚP
(Ghi nội dung rút kinh nghiệm sau tiết dạy, góp ý về tài liệu và nhận xét, đánh giá HS)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_7_tiet_32_33_van_ban_chiec_la_cuoi.doc