Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu ghép - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu ghép - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép

 - Biết sử dụng câu ghép phù hợp yêu cầu giao tiếp.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụngcâu ghép.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx 11 trang Phương Dung 5400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Bài: Câu ghép - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn T2/29/11/2021
Ngày dạy T3/30/11/2021 Bắt đầu dạy trực tuyến
CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm của câu ghép, cách nối các vế câu ghép
 - Biết sử dụng câu ghép phù hợp yêu cầu giao tiếp.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân ra quyết định dùng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Năng lực giao tiếp tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụngcâu ghép.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phẩm chất:
 - Giáo dục tính nhanh nhẹn, linh hoạt, biểu cảm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1.Gv: Máy tính có kết nối mạng, tư liệu, hình ảnh , các slide, kế hoach bài dạy powerpoint, phần mềm liên quan
2. HS sử dụng tài khoản gmail, LMS vào goole Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. Ứng dụng Zalo
- SHD Ngữ văn 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
b) Tổ chức thực hiện
B1: GV giao cho HS các nhiệm vụ 
* NV1: Phân tích ví dụ, SGK/ 111. Đọc kỹ các câu được in đậm
? Tìm các cụm CV trong những câu in đậm?
? Phân tích cấu tạo của các câu đó? Và trình bày kết quả vào bảng sau:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C-V
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
? Câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép, thế nào là câu ghép?
*NV2: Chỉ ra cách nối các vế của câu ghép em đã tìm được ở Nhiệm vụ 1.
 - yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
B3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
B4.GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
Sản phẩm dự kiến :
* NV1:
- Câu thứ 2. Tôi // quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy/ nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đóng.
-> Có 3 cụm C-V (2 cụm C-V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ ‘quên” và động từ “nảy nở”) =>Câu mở rộng thành phần.
- Câu thứ 5. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi// âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
-> Có 1 cụm C-V =>Câu đơn
- Câu thứ 7. Cảnh vật chung quanh tôi // đều thay đổi, vì chính lòng tôi// đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi//đi học-> Có 3 cụm C-V nhưng không bao chứa nhau: Cụm C-V cuối cùng giải thích cho cụm C-V thứ hai => Câu ghép
- 
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có một cụm C-V
Câu 5 (Câu đơn)
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
Câu 2 (Câu được mở rộng)
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
Câu 7 (Câu ghép)
- Câu ghép là câu do 2 hay nhiều cụm C_V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C_V được coi là 1 vế câu.
*NV2: Tìm thêm các câu ghép ở ví dụ và chỉ ra cách nối các vế của các câu ghép em đã tìm được ở Nhiệm vụ 1.
- Các câu ghép: câu 1, 3, 6 
- Các vế câu được nối với nhau:
+ Câu 1: 3 vế câu nối bằng QHT “và”, dấu phẩy(,)
+ Câu 3: 3 vế câu nối bằng quan hệ từ: “ vì ,và”.
+ Câu 6 : 2 vế câu nối bằng QHT “nhưng”
+ Câu 7: 3 vế câu nối bằng QHT “vì”, dấu (:)
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (trực tuyến- 25p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của câu ghép
a) Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm, khái niệm câu ghép.
kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.
b) Tổ chức thực hiện:
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
1)Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
2)Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
B2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
B3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 
? Đặc điểm của câu ghép, cách nhận biết câu ghép?
B4: GV kết luận: 
- Câu ghép là câu do 2 hay nhiều cụm C_V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C_V được coi là 1 vế câu.
- Nhận biết câu ghép: +2 cụm C-V trở lên
	+ Các cụm C-V không bao chưa nhau, là các vế câu độc lập...
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép
a) Mục tiêu: HS hiểu được cách nối các vế câu ghép
b) Tổ chức thực hiện:
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS 
 1)Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
 2)Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
B2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
B3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây: 
? Em thấy có những cách nào để nối các vế câu trong câu ghép? 
B4: GV kết luận: 
- Có 2 cách nối :
+Dùng từ có tác dụng nối : bằng quan hệ từ, bằng một cặp quan hệ từ, bằng phó từ, đại từ hay chỉ từ.
+ Không dùng từ nối : dùng dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10p)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành làm các bài tập, rèn kĩ năng.
b) Nội dung: làm bài 1, 2, 3 (trang 113)
c) Sản phẩm: 
Bài 1, SGK trang 113: Tìm câu ghép, chỉ ra cách nối...
a. - U van Dần, u lạy Dần. ->Nối bằng dấu phẩy
- Chị con có đi.... với Dần chứ.->Nối bằng dấu phẩy và cặp từ hô ứng “mới” 
- Sáng ngày ...có thương không .->Nối bằng dấu (, )
- Nếu Dần không....nữa đấy.-> Nối bằng QHT “nếu” và dấu phẩy
b.- Cụ tôi .....không ra tiếng .->Nối bằng dấu phẩy 
- Giá những cổ tục....nát vụn mới thôi. -> Nối bằng QHT “giá” và dấu phẩy
c. Tôi lại ... cay cay.->Nối bằng dấu hai chấm
d. -Hắn làm nghề....lương thiện quá..-> Nối bằng QHT “bởi vì” 
- Hắn bĩu môi....đấy! ->Nối bằng dấu hai chấm
Bài 2, SGK trang 113
- Vì nước thải của một số nhà máy chưa được xử lí triệt để nên một số con sông bị ô nhiễm nặng.
- Nếu chúng ta đều có ý thức bảo vệ thì môi trường sẽ ít bị ô nhiễm.
...
Bài 3, SGK trang 113 : Chuyển những câu ghép vừa đặt thành những câu ghép mới.
- (Bỏ bớt 1 QHT) Nước thải của một số nhà máy chưa được xử lí triệt để nên một số con sông bị ô nhiễm nặng.
- (Đảo trật tự các vế) Môi trường sẽ ít bị ô nhiễm nếu chúng ta đều có ý thức bảo vệ.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.
B2: HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
B3: - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. 
- GV nhận xét và kết luận: 
1/ GV kết luận như mục Sản phẩm và nhấn mạnh: Khi tạo lập câu ghép, cần chú ý sử dụng từ nối hay dấu câu nối cho phù hợp với nội dung ý nghĩa của câu văn.
2/ GV nhận xét và kết luận: (b1) như mục Sản phẩm; (b2) Gv nhấn mạnh học sinh ý thức sử dụng câu ghép một cách chính xác trong giao tiếp đặc biệt trong khi viết văn.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn. 
d) Tổ chức thực hiện
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
B2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Ngày soạn T2/29/11/2021
Ngày dạy T3/30/11/2021 Tiết 46-47 
- TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
- PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
- ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
.1 Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của bài văn thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ .)
 - Kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)
- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2 Năng lực
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, trách nhiệm, hợp tác, tôn trọng, ..
*Tích hợp kĩ năng sống: 
- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn thuyết minh – trình bày, giới thiệu, nêu định nghĩa về một nhân vật, sự kiện, danh thắng cảnh, cây cối, đồ vật. 
- Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện. 
*Tích hợp môi trường: sử dụng các ví dụ minh họa hướng tới việc tạo tình huống bảo vệ môi trường (danh thắng cảnh Hạ Long). 
*Tích hợp giáo dục đạo đức: giáo dục tinh thần sống có trách nhiệm, hòa bình, tôn trọng, tự do khi thuyết minh, giới thiệu về phong cảnh quê hương, giới thiệu thuyết minh món ăn, món quà ..của dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ:
1.Gv: Máy tính có kết nối mạng, tư liệu, hình ảnh , các slide, kế hoach bài dạy powerpoint, phần mềm liên quan
2. HS sử dụng tài khoản gmail, LMS vào goole Meet hoặc một số phần mềm khác được nhà trường cung cấp. Ứng dụng Zalo
- SHD Ngữ văn 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
b) Tổ chức thực hiện
 1: GV giao cho HS các nhiệm vụ cho h/s qua zalo và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1:H/s tìm hiểu Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
HS đọc 3 văn bản (115 – 116).
Chia nhóm -> HS tìm hiểu
Nhóm 1: Cây Dừa Bình Định (Văn bản: Cây dừa Bình Định trình bày điều gì?)
Nhóm 2: Tại sao lá cây...lục (Văn bản: Lá cây có màu xanh lục giải thích điều gì?)
Nhóm 3 : Huế ? (Văn bản Huế giới thiệu điều gì?)
Nhóm 4: Kể tên một số văn bản cùng loại mà em biết ? ? Em thường gặp văn bản đó ở đâu ?
Nv2: H/s tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
 H/s dùng kĩ thuật động não 1p
?Em hãy trình bày mỗi đặc điểm của thể loại văn học: Tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm?
? Trình bày đặc điểm của văn thuyết minh về: nhiệm vụ, phương thức, tri thức, trình bày
Nv3: Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
H/ đọc 6 ví dụ của 6 phương pháp thuyết minh, nêu tác dụng của từng phương pháp?
NV4: H/s tìm hiểu cách làm bài văn thuyết minh
 N1? Đề nêu lên đối tượng gì? Yêu cầu gì?? Đề trên khác với đề miêu tả ở chỗ nào?
N2 ? Tìm hiểu đề thuyết minh là tìm hiểu những yêu cầu gì?
N3? Bài văn trên gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần? 
N4? Đoạn nào là đoạn giới thiệu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 1 HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
2: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
Bước 3: Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận nhận định
Gv nghe, nhận xét, đánh giá, chốt
Sản phẩm dự kiến
 1. H/s tìm hiểu Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
Nhóm 1: Cây dừa Bình Định
- ND: Lợi ích của cây dừa trong đời sống nhân dân Nam Bộ
- Đối tượng: Cây dừa.
- Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên.
- Biết về tác dụng của cây dừa:
+ Thân
+ Lá, cọng, gốc, nước, cùi, sọ, vỏ..
- MĐ: Cung cấp KT ... về cây dừa (kiến thức về lĩnh vực khoa học sinh vật)
- Cách thức: Trình bày
Nhóm 2: Tại sao lá cây có màu xanh lục
- ND: Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục.
(vì - sở dĩ -> vì -> do đó -> như vậy... )
- Lĩnh vực: KHTN.
- Biết được nguyên nhân vì sao phát triển.
- MĐ: Cung cấp kiến thức về tác dụng chất diệp lục (kiến thức về lĩnh vực khoa học sinh vật).
 - Cách thức: Giải thích.
Nhóm 3:Huế:
- ND: Giới thiệu về Huế – một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn.
- Đối tượng: Huế (vẻ đẹp của Huế).
- Lĩnh vực: Khoa học xã hội.
- Biết về vẻ đẹp Huế.
* Một thành phố đẹp: thiên nhiên; thơ; con người sáng tạo, anh hùng
+ Sự kết hợp hài hòa: núi – sông - biển.
+ Đẹp – công trình kiến trúc, lăng tẩm.
+ Sản phẩm đặc biệt, món ăn đặc sản.
+ Thành phố đấu tranh kiên cường.
-> Khách quan, cụ thể, gọn rõ.
- MĐ: Cung cấp thông tin, kiến thức về Huế đầy đủ -> thu hút sự chú ý của mọi người (thường gặp trong lĩnh vực du lịch) .
- Cách thức: Giới thiệu.
*Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện...)
 N4: Các văn bản:
- “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”
- “Thông tin về trái đất năm 2000”
- “Ôn dịch, thuốc lá”
+ Các sản phẩm tiêu dùng: 
-Bản hướng dẫn sử dụng Ti vi, Tủ lạnh, 
-Đồ ăn, thức uống: nước giải khát, bánh kẹo, . Đều có ghi xuất xứ, thành phần các chất làm nên, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tịnh, 
+Du lịch: Trước cổng vào có bảng ghi giới thiệu lai lịch, sơ đồ danh lam thắng cảnh.
+Các bảng quảng cáo ngoài đường phố.
+Sách giáo khoa: Phần bìa sau.
+Phần chú thích ở các văn bản văn học.
= >Được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống.
 2. Đặc điểm của văn thuyết minh
Các đặc điểm của các văn bản TS, MT, BC, NL: 
 -Văn bản tự sự trình bày vấn đề sự việc, diễn biến nhân vật.
 -Văn bản miếu tả trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người.
 -Văn bản biểu cảm bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm.
3.Các phương pháp thuyết minh
a/ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Vai trò và đặc điểm: Quy sự vật được định nghĩa và chỉ ra đặc điểm,công dụng riêng.
b. Phương pháp nêu ví dụ
Vai trò: Các ví dụ cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc, khiến người đọc tin.
c.Phương pháp liệt kê
Vai tò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện... 
d/ Phương pháp dùng số liệu (con số)
 Vai trò : Số liệu chính xác → Người đọc tin tưởng, có cơ sở thực tế.
e/ Phương pháp so sánh
Tác dụng: Đối chiếu hai hoặc hơn hai sự vật để làm nổi bật tính chất của đối tượng thuyết minh
g: Phương pháp phân loại, phân tích
 Trình bày đặc điểm của Huế theo từng mặt
4. Cách làm bài văn thuyết minh
*- Đối tượng: Chiếc xe đạp -> thuyết minh.
*- Miêu tả: phải miêu tả 1 chiếc xe đạp cụ thể (của ai, loại xe, đặc điểm của xe...)
- Thuyêt minh: trình bày cấu tạo, tác dụng của xe đạp - giới thiệu 1 phương tiện giao thông.
*Tìm hiểu đối tượng, phạm vi tri thức (yêu cầu đề).
*Bố cục: 3 phần
- Mở bài: Từ đầu -> nhờ sức người : giới thiệu chiếc xe đạp.
- Thân bài: Tiếp -> tay cầm : thuyết minh chi tiết về chiếc xe đạp (cấu tạo, nguyên tắc hoạt động).
- Kết bài: còn lại: Vai trò của xe đạp trong tương lai và tương lai của người Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2 tiết : T1 (trực tuyến- 25p) +T2 (TT: 25ph)
 ND 1: Vai trò và đặc điểm chung của văn thuyết minh
a) Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm, khái niệm câu ghép.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS Báo cáo, nhận xét 
Nhiệm vụ 1
Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
B3: Báo cáo, thảo luận
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS ghi nhớ các nội dung sau
 I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 1. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người: 
 a. Ngữ liệu: 3 VB trong SGK
* VB1: Cây dừa Bình Định.
+Trình bày lợi ích của cây dừa.
VB2: Tại sao lá cây có màu xanh lục
- Giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh lục.
* VB3: Huế
 Giới thiệu Huế: Trung tâm văn hoá - nghệ thuật lớn của VN với những đặc điểm riêng của Huế.
Đây là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhằm trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm các hiện tượng tự nhiên xã hộị 
 =>Văn bản thuyết minh.
2.Đặc điểm của văn thuyết minh
- Cung cấp tri thức khách quan, chân thực, hữu ích về sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ về sự vật hiện tượng.
- Ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, bố cục chặt chẽ, hấp dẫn
- Dùng cách thức: trình bày, giải thích, giới thiệu bằng tri thức khoa học
 *. Ghi nhớ
+ Nhiệm vụ: Cung cấp tri thức
+ Phương thức: trình bay, giới thiệu, giải thích
+ Tri thức: Khách quan , xác thực, hữu ích.
+Trình bày: Chính xác, hấp dẫn.
ND2:.Phương pháp thuyết minh:
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về các phương pháp thuyết minh
b) Tổ chức thực hiện: Kĩ thuật động não 1p
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS : Từ các ví dụ rút ra có mấy phương pháp thuyết minh, nêu sự hiểu biết của em từng phương pháp?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
B3: H/s báo cáo, thảo luận
 H/s trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS ghi nhớ
.
Sản phẩm dự kiến
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: giới thiệu tổng quát, dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng... của sự vật...
- Phương pháp liệt kê: nêu các đặc điểm, tính chất của sự vật...
- Phương pháp nêu VD: dẫn ví dụ cụ thể -> tăng độ tin cậy
- Phương pháp dùng số liệu: khẳng định độ tin cậy của tri thức
- Phương pháp so sánh: nổi bật tính chất, đặc điểm của đối tượng
- Phương pháp phân loại, phân tích: Chia nhỏ đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh làm cho người đọc hiểu từng mặt của đối tượng, có tính chất hệ thống, đầy đủ, toàn diện.
*. Ghi nhớ 2 (128)
ND3: Cách làm bài văn thuyết minh
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách làm bài văn thuyết minh..
b) Tổ chức thực hiện:
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS : 
Từ các ví dụ rút ra phương pháp làm văn thuyết minh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (b2). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài. 
B3: H/s báo cáo, thảo luận
 H/s trình bày
Bước 4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS ghi nhớ
Sản phẩm dự kiến
1. Ví dụ: bài văn “Xe đạp”
2. Các bước làm bài văn thuyết minh
* Tìm hiểu đề
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Xác định phạm vi tri thức
* Bố cục: 
 Mở bài, thân bài, kết bài.
* Phương pháp thuyết minh:
- Phương pháp phân tích: chia sự vật thành các bộ phận để giới thiệu.
+ Bộ phận chính:
 hệ thống truyền động
 hệ thống điều khiển
 hệ thống chuyên chở.
+ Bộ phận phụ:
- Trình tự hợp lý
 Từ cấu tạo -> nguyên tắc hoạt động -> vai trò của xe đạp. 
=> Phương pháp phân tích, liệt kê, giải thích
- Ngôn ngữ diễn đạt: chính xác, dễ hiểu.
*.Ghi nhớ 2, 3: sgk(140)
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hs nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: làm việc cá nhân
? Yêu cầu của bài tập là gì?
? Hãy xác định yêu cầu của đề?
Cho HS quan sát chiếc nón và nhận xét về đặc điểm hình dáng, công dụng...
? Để TM được chiếc nón, em cần phải có tri thức gì?
H trình bày.
? Từng phần của bài văn em sẽ trình bày những nội dung gì?
? Phần mở bài?
? Phần thân bài?
 * Thân bài
 - Hình dáng chiếc nón
 - Vật liệu làm nón: Mo nang làm cốt, dây móc, lá nón, khuôn nón, vòng nón bằng tre, rợi guộc.
 - Quy trình làm nón:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
H/s trình bày GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
Bước 3: - GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và kết luận
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về nón lá
b/ Thân bài: - Hình dáng: hình chóp
- Vật liệu làm nón: lá mây, cọ, nan tre, dây cước, khung .
- Quy trình làm nón: Lá phơi 2 nắng, vuốt lá là phẳng lá, cột nan xếp lên khung nón, xâu lá và đặt lên khung, chầm lại bằng dây cước, trang trí, nẹp vành, tra quai.
- Nghề nón nổi tiếng: Huế, Quảng Bình
- Nón có giá trị: che nắng, mưa, làm quà, , biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
c/ Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
b) Tổ chức thực hiện:
? Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 dòng) giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam?
H về nhà hoàn thành .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_bai_cau_ghep_nam_hoc_2021_2022.docx