Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 25

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 25

HỊCH TƯỚNG SĨ

 - Trần Quốc Tuấn-

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Vể kiến thức

a. Đọc- hiểu.

- Chỉ ra và phân tích được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể văn hịch, phương thức biểu đạt.

 - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của văn chính luận.

b. Viết.

- Viết được đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về chi tiết tiêu biểu của tác phẩm.

 

doc 13 trang Phương Dung 30/05/2022 4310
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25
Ngày soạn: .1.2021
Tiết: 97,98,99. 
Văn bản 
Ngày dạy: .1.2021
HỊCH TƯỚNG SĨ
 - Trần Quốc Tuấn-
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Vể kiến thức
a. Đọc- hiểu.
- Chỉ ra và phân tích được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. 
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể văn hịch, phương thức biểu đạt.
 - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của văn chính luận.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về chi tiết tiêu biểu của tác phẩm.
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1:XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 
a. Mục tiêu:
 - Học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về tác phẩm tạo tâm thế học tập. - Giúp học sinh có hứng thú vào bài học.
 - Hợp tác khi làm việc.
b. Nội dung hoạt động: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
c. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời/ Chia sẻ bằng ngôn ngữ
d. Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: nêu câu hỏi
 ? Em hãy kể tên những danh tướng của nhà Trần? Ai là danh tướng kiệt xuất nhất có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1285, 1287)? 
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS nghe câu hỏi, trả lời
- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời 
- Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải...
- Trần Quốc Tuấn 
* Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
 Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1285, 1287) .Ông là một nhân vật lịch sử đặc biệt, không chỉ lưu danh bằng một sự nghiệp võ công hiển hách mà còn để lại cho muôn đời một áng văn bất hủ “Hịch tướng Sĩ”
2. HOẠT ĐỘNG 2 :HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: 
- Biết vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn và công lao to lớn của ông đối với công cuộc chống quân Nguyên xâm lược.
- Hiểu được khái niệm hịch, phân biệt hịch với các thể loại văn nghị luận trung đại khác.
 - Nắm cấu trúc của bài hịch và bước đầu phân tích để thấy được tội ác của quân giặc và tấm lòng của người chủ tướng.
- Nắm bắt nghệ thuật nghị luận đặc sắc của bài hịch. 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những TP khác
b) Nội dung hoạt động: 	
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của TP.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của TP.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về TG, TP- xuất xứ.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Gọi HS đọc chú thích (Sgk (tập 2)
GV chiếu chân dung tác giả
- HS quan sát chân dung tác giả 
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập , yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập :
Văn bản : Hịch tướng sĩ
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời:
Thể loại
Phương thức biểu đạt chính
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? 
- HĐ chung: Đọc văn bản:
Cần đọc văn bản với giọng điệu như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu
+ HS nghe và đọc văn bản
Tìm hiểu chú thích:
+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Trên cơ sở kết cấu chung của những bài hịch kêu gọi đánh giặc, em hãy tìm bố cục của văn bản?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Mở đầu bài hịch, tác giả đã nêu một số tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách của Trung Quốc. ? Đó là những ai? Vì sao họ được nêu gương?
- Quan sát lại toàn bộ phần 1, em thấy cách vào vấn đề của văn bản này có gì đặc biệt ?.
- Tác giả nêu các gương trung thần nghĩa sĩ nhằm mục đích gì ?
HĐ chung:
- Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả ntn?
- Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
- Thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn văn ntn ?
HĐ cá nhân:
HS đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc.
- Nhận xét gì về giọng điệu, cách dùng từ ngữ trong đoạn văn ?
- Cách dùng từ diễn đạt ấy có tác dụng gì?
- Tái hiện sự ngang ngược của kẻ thù và nỗi lòng mình, tác giả nhằm dụng ý gì?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Mối quan hệ giữa TQT với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới hay quan hệ bình đẳng giữa những người cùng cảnh ngộ ?
- Mối quan hệ ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ ?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Những sai lầm của tướng sĩ được nhắc tới ntn? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào ?
- Thái độ của tác giả trong đoạn văn này?
- Tác giả chỉ rõ hậu quả của cách sống này là gì?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Bên cạnh việc phê phán thái độ, hành động sai của tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Vậy đó là việc nào? 
- Nếu tướng sĩ làm theo lời khuyên ấy thì sẽ có kết quả ntn?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi: 
- Đoạn kết tác giả đã vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường đó là con đường nào?
- Để thuyết phục tướng sĩ, tác giả biểu lộ thái độ ntn? Thái độ đó có tác dụng gì?
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả ( 1231- 1300), tước Hưng Đạo Vương
- > Là người có phẩm chất cao đẹp, văn võ song toàn, danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh: Viết trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2
 (1285).
- Thể loại: Hịch
+ Thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào sử dụng.
+ Mục đích: khích lệ tinh thần, tình cảm người nghe, dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Thường được viết theo thể văn biền ngẫu.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- HS đọc diễn cảm được văn bản
- Học sinh đọc hiểu được các chú thích 
2. Bố cục văn bản
- Phần 1: Từ đầu " còn lưu tiếng tốt". Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách.
-Phần 2: Từ "Huống chi" " cũng vui lòng". Nhận định tình hình đất nước và nỗi lòng của tác giả.
- Phần 3: Từ " Các ngươi" " phỏng có được không?". Lời phân tích phải trái cùng các tướng sĩ.
- Phần 4: Phần còn lại. Những nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.
3.Tìm hiểu chi tiết văn bản.
a. Nêu gương sáng trong lịch sử:
- Nghệ thuật : liệt kê, dẫn chứng tiêu biểu chính xác tăng sức thuyết phục và bộc lộ tình cảm tôn vinh
- Mục đích : khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
b. Tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc: 
* Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù.
được lột tả bằng những hành động cụ thể:
- đi lại nghênh ngang
- uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
- đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
- đòi ngọc lụa.
- thu bạc vàng, vét của kho.
=> Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự ngang ngược, hung hãn, tham lam, tàn bạo của quân giặc đồng thời thể hiện rõ sự khinh bỉ và lòng căm giận của tác giả đối với quân giặc.
b, Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
- Ta thường quên ăn vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm csa chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù 
NT: Bằng một loạt các động từ mạnh và những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, giọng văn thống thiết -> nỗi đau xót đến quặn lòng, lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thân xác.
=> Khơi gợi lòng căm thù quân giặc, sự đồng cảm của người tướng sĩ. TQT là tấm gương yêu nước bất khuất.
c. Phân tích phải, trái làm rõ đúng sai:
* Nêu mối ân tình giữa chủ soái - quân sĩ.
- Vừa là quan hệ chủ-tướng (trên - dưới) -> khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
- Vừa là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ (bình đẳng) -> khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung, đồng cam cộng khổ.
* Phân tích những sai lầm của tướng sĩ:
-...nhìn chủ nhục mà không biết lo
-...nước nhục...không biết thẹn
-đãi yến ngụy sứ...không biết căm
-lấy việc chọi gà, đánh bạc 
-lo làm giàu ham săn bắn 
-> Liệt kê, điệp ngữ -> chỉ ra lối sống cầu an hưởng lạc, quên danh dự, bổn phận mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân của các tướng sĩ.
- Hậu quả của những sai lầm: nước mất nhà tan, thanh danh ô nhục.
*Khuyên răn tướng sĩ:
- nhớ câu”đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.
- “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.
-> biết cảnh giác, lo xa.
- huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên..
->tăng cường võ nghệ
- Kết quả: chống được giặc ngoại xâm, giữ được nước nhà, thanh danh được lưu truyền.
d. Nêu nhiệm vụ cấp bách.
- Vạch rõ hai con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. 
- Thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta ->có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của quân sĩ
4. Tổng kết
- NT: + Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đăc sắc như so sánh, đối lập, liệt kê...
- ND: Bài hịch đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS khái quát được nội dung của đoạn văn
c) Sản phẩm học tập: 
- Nội dung của đoạn văn trong tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv phát phiếu bài tập
 Cho đoạn văn sau: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." 
Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
 * Báo cáo kết quả:
Gv gọi gọi HS trình bày kết quả của mình.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
- Dự kiến sản phẩm: : Đoạn văn diễn tả cảm động tâm trạng, nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu (hoặc hi sinh, xả thân) đến cùng cho dù thịt nát xương tan: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
 * Giao nhiệm vụ học tập:
 - GV phát phiếu bài tập.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua bài hịch? 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- GV thu chấm bài, trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm bài cho HS
- Dự kiến sản phẩm
 Tham khảo: Qua Hịch tướng sĩ, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn. Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục mất nước, trong ông uất hận sục sôi, cháy bỏng quyết tâm chiến đấu vì dân tộc. Những lời tâm sự giản dị mà dồn nén ấy như được trào ra từ một trái tim thiết tha yêu nước. Thực là một tấm lòng, một tinh thần đáng trân trọng, đáng tự hào!
Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 25 Ngày soạn:
Tiết 100 Ngày dạy:
ÔN TẬP KIỂM GIỮA KÌ II
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
a. Đọc - hiểu
* Nắm được những những nội dung kiến thức trọng tâm từ đầu học kì II cả 3 phân môn: văn bản, tiếng Việt và tập làm văn.
- Văn bản: các văn bản thơ “Nhớ rừng”, “Quê hương”, “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” : hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, bố cục, phương thức biểu đạt, giá trị nội dung nghệ thuật.
- Tiếng Việt: chú trọng 4 nội dung câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật: đặc điểm hình thức, chức năng và thực hành luyện tập.
- Tập làm văn: hiểu được bố cục:
+ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
+Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
b. Viết
- Viết được đoạn văn thuyết minh về một phương pháp.
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ về một danh lam thắng cảnh.
c. Nói và nghe.
- Đọc diễn cảm 6 bài thơ, trình bày kiến thức lí thuyết phần tiếng Việt và tập làm văn.
- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè.
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực đọc hiểu văn bản
- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu thiên nhiên, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào bài học.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS tái hiện các đơn vị kiến thức đã học từ đầu học kì II ở 3 phân môn. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt hệ thống câu hỏi: Kể tên các các đơn vị kiến thức trọng tâm đã học từ đầu học kì II ở 3 phân môn?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Văn bản: “Nhớ rừng”, “Quê hương”, “Khi con tu hú”, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”...
- Tiếng Việt: Câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu trần thuật..
- Tập làm văn: 
+ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (Ôn tập tổng hợp)
a) Mục tiêu: 
- Học sinh ôn tập, củng cố, nắm vững kiến thức với những nội dung trọng tâm của 3 phân môn từ đầu học kì II.
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS ôn tập, tái hiện kiến thức trọng tâm của 3 phân môn.
- HS tập làm viết đoạn văn thuyết minh. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng; thảo luận nhóm.
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân/nhóm nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm vào phiếu học tập.
1. Nhóm 1: Bài thơ “Nhớ rừng”, “Quê hương”
- Tác giả
- Thể thơ
- Phương thức biểu đạt
- Bố cục
- Nội dung, nghệ thuật
2. Nhóm 2: Bài thơ “Khi con tu tú”, Tức cảnh Pác Bó”
- Tác giả
- Thể thơ
- Phương thức biểu đạt
- Bố cục
- Nội dung, nghệ thuật
3. Nhóm 3: Bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường”
- Tác giả
- Thể thơ
- Phương thức biểu đạt
- Bố cục
- Nội dung, nghệ thuật
4. Nhóm 4:
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn và câu cầu khiến?
- Đặt 1 câu có câu nghi vấn và 1 câu cầu khiến?
5. Nhóm 5:
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán và câu trần thuật?
- Đặt 1 câu có câu cảm thán và 1 câu trần thuật?
6. Nhóm 6
- Dàn ý bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm và thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV chiếu kết quả của từng nhóm.
- HS nhóm khác nhận xét và chốt lại.
- GV nhận xét và chốt lại.
* GV có thể sử dụng các đề bài trong sách giáo khoa, hoặc đề bài sau:
 Viết một đoạn văn khoảng 1/2 mặt giấy thi thuyết minh về cách làm một đồ dùng học tập.Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra nội dung, kiểu bài
- Xác định các thao tác lập luận được sử dụng.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.
- Viết câu văn mở đoạn các câu trong phần thân đoạn, câu kết đoạn.
- Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
HS viết đoạn văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành làm đề bài.
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ để thực hành làm đề bài.
- HS vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn thuyết minh.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu bài tập
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Bài tập 1
Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, 
 Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? 
 Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, 
 Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
 Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, 
 Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
 Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. 
 Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 
 Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? 
 Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ” 
 (Ngữ văn 8 - Tập 2, trang 4, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2018) 
Câu 1.Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác? 
Câu 2 . Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì? Nêu thể loại của tác phẩm đó.
Câu 3. Xác định và nêu rõ hiệu quả nghệ thuật độc đáo của biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê trong đoạn thơ trên?
Câu 4 .Hãy cho biết nội dung chính của khổ thơ trên.
Câu
Nội dung
1
- Đoạn thơ được trích từ văn bản: Nhớ rừng
- Tác giả: Thế Lữ 
2
 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm. 
- Thể loại: Thơ tự do (chủ yếu là thơ 8 chữ) 
(HS viết một trong ba phương án: Thơ, thơ tự do, thơ 8 chữ đều cho điểm)
3
 + Điệp ngữ: đâu, đâu những, ta 
Tác dụng : Nhấn mạnh sự nuối tiếc về một dĩ vãng huy hoàng, vàng son oanh liệt, dũng mãnh của chúa sơn . 
(HS chạm ý “nuối tiếc quá khứ” là cho điểm)
+ Liệt kê: đêm vàng bên bờ suối , ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh, cây xanh nắng gội, chiều lênh láng máu sau rừng hoặc chỉ viết: đêm vàng, ngày mưa, bình minh, chiều lênh láng máu vẫn cho đủ điểm
Tác dụng: - Nhấn mạnh sự chua xót của con hổ trong sở thú, mở ra trước mắt ta một quá khữ đẹp đẽ bi tráng, khiến sự thương cảm của ta đối với vị chúa rừng kia càng tăng thêm gấp bội 
- Hoặc diễn tả nỗi nhớ, tiếc của chúa sơn lâm, nhớ triền miên ngày và đêm, sớm và chiều, mưa và nắng, thức và ngủ, lúc say mồi và lúc lặng ngắm, lúc đợi chờ... 
(Nếu HS diễn đạt khác mà đúng ý vẫn cho đủ điểm)
(HS chỉ cần nêu được ý: Diễn tả nỗi nhớ về quá khứ hoặc gợi bức tranh tứ bình đẹp trong kí ức của hổ cũng cho đủ điểm) 
Bài tập 2
 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
	“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
	Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
	Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
	Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1,0 điểm). Đoạn thơ có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để làm gì? 
Câu 3 (1,5 điểm). Khi xa quê hương tác giả Tế Hanh đã nhớ về những điều gì? Qua nỗi nhớ ấy ta thấy tác giả là người như thế nào?
Câu 1: Khổ thơ vừa chép nằm trong văn bản : Quê hương
- Tác giả : Tế Hanh
Câu 2: + Đoạn thơ có 1 câu cảm thán đó là:
- Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! 
 + Câu cảm thán đó dùng để : 
- Bộc lộ cảm xúc trực tiếp 
- Khi nhớ về mùi vị đặc trưng của làng chài quê hương ông 
Câu 3: Khi xa quê tác giả Tế Hanh đã nhớ về : màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, mùi nồng mặn. 
+ Qua nỗi nhớ đó ta thấy Tế Hanh phải là người có tình cảm yêu thương gắn bó thật sâu nặng với cuộc đời, với làng chài ven biển và những người dân chài nơi quê hương hoặc là người có tình yêu quê hương tha thiết. 
 + Nhà thơ là người có sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc hoặc có trí tưởng tượng phong phú để có những hình ảnh đầy sáng tạo như vậy 
Bài tập 3: Yêu cầu HS về nhà làm
Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (ở quê em hoặc trong tỉnh Hải Dương).
*GV gợi ý hướng dẫn:
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn thuyết minh : có đầy đủ : Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề ; Thân bài triển khai được nội dung của vấn đề ; Kết bài khái quát nâng cao. 
- Xác định đúng vấn đề thuyết minh : Viết đúng thể loại, biết vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho bài văn chân thực, sinh động. Bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, hình ảnh phong phú.
c. Dàn ý
I.Mở bài 
– Giới thiệu về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
II. Thân bài
1. Nguồn gốc: (lịch sử hình thành) 
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?
2. Giới thiệu vị trí địa lí: 
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
3. Giới thiệu theo trình tự không gian của danh lam thắng cảnh 
- Cấu tạo các bộ phận của danh thắng (từng phần theo một trình tự nhất định có đan xen với miêu tả và bình luận hợp lí, có thể tách thành một số đoạn nhỏ)
 4.Giá trị văn hóa, lịch sử và ý thức giữ gìn, bảo vệ danh thắng: 
* Giá trị văn hóa, lịch sử 
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho Hải Dương thu hút khách du lịch đến thăm quan 
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng, thú vị, hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
* Ý thức giữ gìn, bảo vệ danh thắng: như môi trường, tâm linh, ...
III. Kết bài 
 Nêu cảm nghĩ về danh lam thắng cảnh mà em đã thuyết minh.
Bổ sung:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_25.doc