Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 26

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II

Môn Ngữ văn; lớp: 8

Thời gian thực hiện: (2 tiết) Tiết 101,102

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

 - Đánh giá sự nhận thức của HS về lý thuyết và kỹ năng làm bài kểm tra tổng hợp theo đề của PGD theo cấu trúc mới: Đọc hiểu, Tập làm văn.

2.Về năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng được các kiến thức đã học ở ba phân môn để thực hiện làm bài kiểm tra giữa học kì II.

 

doc 15 trang Phương Dung 30/05/2022 3960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 101,102
 Ngày soạn: /01/2021
 Ngày dạy: ./ /2021
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II
Môn Ngữ văn; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (2 tiết) Tiết 101,102
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
 - Đánh giá sự nhận thức của HS về lý thuyết và kỹ năng làm bài kểm tra tổng hợp theo đề của PGD theo cấu trúc mới: Đọc hiểu, Tập làm văn.
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Vận dụng được các kiến thức đã học ở ba phân môn để thực hiện làm bài kiểm tra giữa học kì II.
3.Về phẩm chất:
- Giáo dục HS ý thức tích cực, tự giác làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: 
+ Giáo viên: Kế hoạch bài dạy, bài kiểm tra.
+ Học sinh: Ôn tập từ tuần 19 đến tuần 25.
- Thiết bị: bút, thước, 
III. Hoạt động kiểm tra. (Theo đề chung của PGD)
Trường: THCS Nhân Quyền
Tổ: KHXH
Giáo viên: Phạm Thị Cúc
Tuần 26 Ngày soạn: / / 2021 
Tiết 103 Ngày dạy: / / 2021 
CÂU PHỦ ĐỊNH
Môn Ngữ văn; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết) Tiết 103
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.
Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt : HS có kĩ năng dùng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nhận biết được câu phủ định trong các văn bản.
3, Về phẩm chất:
- HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh; kích thích học sinh tìm hiểu.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Giáo viên nêu câu hỏi
GV giao nhiệm vụ đưa tình huống hỏi 2 HS
- Trong giờ sinh hoạt, có một bạn trong lớp nói rằng hôm qua em đi học muộn vì mải chơi ở quán điện tử nhưng sự thật không phải như vậy. Em sẽ thanh minh (phản bác) lại bạn như thế nào?
- Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu gì? Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức và chức năng có gì khác so với các kiểu câu đã học?
 - HS tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS
 - Dự kiến sản phẩm:
- Không phải thế ! Hôm qua mình không đi chơi điện tử. Xe mình bị hỏng nên không đến đúng giờ.
- Đâu có ! Mình không đi chơi điện tử. Mình bị ngã xe nên không đến đúng giờ.
- Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu phủ định. Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức có từ phủ định và chức năng phủ định, phản bác lại ý kiến 
HS có thể trả lời được câu hỏi trên hoặc có thể không...
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 -> GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
 Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó là gì khác so với các kiểu câu đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định
a. Mục tiêu:
- Biết được hình thức của câu phủ định, chức năng của câu phủ định.
b. Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu về hình thức của câu phủ định (các từ ngữ phủ định).
- Chức năng của câu phủ định
c. Sản phẩm hoạt động: 
- Hình thành khái niệm câu phủ định.
- Chức năng chính của câu phủ định.
d. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu trong SGK.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh
* Báo cáo kết quả: 
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh khác theo dõi, đánh giá, nhận xét , bổ sung.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ, tư vấn, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của học sinh
chốt kiến thức và ghi bảng, chuyển giao nhiệm vụ mới. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt 
(Dự kiến sản phẩm)
GV gọi HS đọc ví dụ SGK.
- HS quan sát ví dụ.
- GV phát phiếu bài tập số, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
Phiếu học tập số 1
1. (VD1) Các câu (b,c,d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
2. Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
3. (VD2) Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định
4. Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
1. (VD1)Các câu (b,c,d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?
câu b, c, d có các từ không, chưa, chẳng -> từ ngữ phủ định.
2. Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
Câu a: dùng để khẳng định sự việc.
Câu b, c, d dùng để phủ định sự việc đó, tức là việc Nam đi Huế không diễn ra.
3. (VD2)Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Đâu có!
4. Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
- phản bác một ý kiến, một nhận định của người đối thoại.
HĐ cá nhân.
- Thế nào là câu phủ định? Câu phủ định dùng để làm gì?
- HS dựa vào phần phân tích ví dụ và phần ghi nhớ rút ra kết luận.
- Hoạt động chung: Đọc lại phần ghi nhớ SGK.
+ HS khái quát.
+ GV chốt.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
1.Ví dụ: ( SGK)
2. Nhận xét
Ví dụ 1: câu b, c, d có các từ không, chưa, chẳng -> từ ngữ phủ định.
 - Chức năng: phủ định sự việc.
Câu a: dùng để khẳng định sự việc.
Ví dụ 2: 
- Câu có từ ngữ phủ định :
+ Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
+ Đâu có!
3. Kết luận (Ghi nhớ - SGK T53)
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải...
- Chức năng: 
+ Câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó...
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết đã được củng cố vào việc làm bài tập.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS đọc kĩ các bài tập và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng nhận biết, vận dụng
- HS viết được đoạn văn có sử dụng câu phủ định.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết, các bài tập đã làm.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt 
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 2
- Trong các câu sau đây, câu nào là câu phủ định bác bỏ. Vì sao ?
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
- Câu phủ định bác bỏ:
+ Cụ cứ tưỏng thế chứ nó chả hiểu gì đâu.
+ Không chúng con không đói........
Vì nó phản bác một ý kiến một nhận định trước đó
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
- Những câu ở bài tập 2 có phải là câu phủ định không? Về hình thức nó có gì đặc biệt? Em hãy nhận xét ý nghĩa của những câu đó?
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
- Cả 3 câu a, b, c đều là câu phủ định vì đều có những từ ngữ phủ định.
 - Song đặc điểm của nó là mỗi câu đều có từ phủ định kết hợp với :
a. một từ phủ định khác : không phải + không.
b. một từ bất định : không ai + không.
c. một từ nghi vấn : ai + chẳng.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 4
- Thay “không” bằng “chưa” cho câu văn của Tô Hoài và viết lại câu.
 Chỉ ra sự khác biệt của 2 câu.
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có nhưng sau thời điểm đó có thể có.
Không: phủ định nhưng không có hàm ý là về sau có thể có.
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 5
Các câu sau đây có phải là câu phủ định không ? Những câu này dùng để làm gì ? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV chiếu nội dung.
a. Đẹp gì mà đẹp ! Dùng để phản bác ý khẳng định một cái gì đó.
b. Làm gì có chuyện đó ! Đừng để phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định.
c. Bài thơ này mà hay à ? Là một câu nghi vấn dùng để phản bác một ý kiến khẳng định nào đó.
d. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến.
1. Bài tập 1 (SGK -T53)
- Câu phủ định bác bỏ:
 + Cụ cứ tưỏng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu.
+ Không chúng con không đói nữa đâu.
2. Bài tập 2(SGK-T53, 54)
Cả 3 câu a, b, c đều là câu phủ định vì đều có những từ ngữ phủ định.
3. Bài tập 3 (SGK-T54)
Viết lại: phải bỏ từ “nữa”, câu sẽ là “Choắt chưa dậy được nằm thoi thóp”
Câu văn của Tô Hoài thích hợp với mạch của câu chuyện hơn.
4. Bài tập 4 (SGK-T54)
Các câu ở đây không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định nhưng được dùng để biểu thị ý phủ định ( phủ định bác bỏ).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. HS mở rộng vốn kiến thức đã học.
b) Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, bài tập của GV, về nhà tìm hiểu, liên hệ
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Đặt câu có sử dụng câu phủ định.
- Viết một đoạn đối thoại chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
* Thực hiện nhiệm vụ.
 - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập...
*Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm bài của HS.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt 
(Dự kiến sản phẩm)
- GV yêu cầu HS đặt câu phủ định.
- Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS thực hiện viết đoạn đối thoại chủ đề tự chọn có sử dụng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
- HS đọc yêu cầu đề .
- Xác định yêu cầu cụ thể 
Hình thức : đoạn đối thoại
- ND: chủ đề tự chọn
- Xác định bố cục một đoạn đối thoại.
- Học sinh viết, trình bày.
- Giáo viên hướng dẫn HS, nghe HS trình bày. 
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV chiếu đoạn đối thoại tham khảo.
 An gặp Hải nói to: 
 - Hôm qua tớ không trông thấy cậu ở trận đấu bóng. Dạo này cậu không còn ham mê bóng đá nữa à?
 - Đâu có! Mẹ mình bị ốm nên mình không tham gia được.
Chú thích:
 - Hôm qua tớ không trông thấy cậu ở trận đấu bóng (phủ định miêu tả).
Mẹ mình bị ốm nên mình không tham gia được. (phủ định miêu tả).
 - Đâu có! (phủ định bác bỏ)
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng viết đoạn đối thoại cho HS. 
* Hướng dẫn về nhà:
+ Nắm được nội dung bài học.
+ Làm hoàn thành bài tập
+ Đọc trước bài: Hành động nói:
+ Chuẩn bị tiết sau học bài: Chương trình dịa phương (Phần TLV): Bài 1: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương.
* Vận dụng kiến thức đặt câu phủ định.
* Viết một đoạn đối thoại chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.
Bổ sung giáo án:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Trường: THCS Nhân Quyền
Tổ: KHXH
Giáo viên: Phạm Thị Cúc
Tuần 26
Tiết 104
 Ngày soạn: / /2021
 Ngày dạy : / /2021
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TẬP LÀM VĂN)
Bài 1: THUYẾT MINH VỀ DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ 
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HẢI DƯƠNG
Môn Ngữ văn; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết) Tiết 104
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Củng cố khắc sâu kiến thức về kiểu bài thuyết về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương.
2.Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt:
 - HS biết quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu huy động kiến thức địa lí, lich sử, văn hóa xã hội cập nhật thông tin và sử dụng các phương pháp thuyết minh đã có.
- Có ý thức, nhu cầu tìm hiểu về quê hương mình.
- Có ý thức giữ gìn, phát huy vẻ đẹp và tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống quê hương.
3.Về phẩm chất:
 - Có ý thức tìm hiểu về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương.
- Bồi dưỡng tình yêu, lòng yêu quí quê hương.
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
*Cách 1: 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi: 
? Em đã được đi tham quan những danh lam thắng cảnh nào? Hãy kể tên những danh lam thắng cảnh ở đất nước ta mà em biết?
 - HS tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ HS
 - Dự kiến sản phẩm:
+ HS có thể trả lời được đi tham quan Hạ Long, Đảo Cò .
* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 -> GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
 Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt. Quê hương chúng ta có rất nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng những làng nghề truyền thống. Là người con của Hải Dương chúng ta tự hào về điều đó và hôm nay cô trò mình sẽ cùng khám phá chi tiết những điạ điểm này nhé.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS phát âm chuẩn và viết đúng chính tả.
a) Mục tiêu: 
- Biết được những danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở địa phương.
- Biết cách làm bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương.
- Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc giao tiếp và tạo lập văn bản.
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống của địa phương Hải Dương.
- Tìm hiểu một danh lam thắng cảnh ở địa phương, làng nghề vàng bạc Châu Khê.
- Biết cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
c) Sản phẩm học tập:
- Có những tri thức về lịch sử văn hóa.
- Có kiến thức thuyết minh về một danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở địa phương.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS .
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu trong sách Ngữ văn địa phương.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- Hoạt động cá nhân.
- Hãy kể tên danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở quê hương em?
- Danh lam thắng cảnh : Đảo Cò - Thanh Miện..
- Hãy kể tên những làng nghề truyền thống tiêu biểu ở quê hương em?
GV chốt:
- Làng nghề : Gốm - Chu Đậu, mộc- Đông Giao, giày da- Tam Lâm....
- Em có nhận xét gì về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống của Hải Dương? 
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa danh thắng.
Hoạt động chung.
- GV gọi 2 yêu cầu HS đọc văn bản: "Đảo Cò Chi lăng Nam„
- Một HS đọc văn bản: Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê, Huyện Bình Giang.
- GV phát phiếu học tập số 1, cho HS thảo luận theo nhóm.
Nhóm 1, 2 : Tìm hiểu về Đảo Cò.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu làng nghề chế tác vàng.
Phiếu học tập số 1
- Mỗi văn bản trên trình bày, giới thiệu, cung cấp tri thức thuộc những lĩnh vực nào? Ở đâu? Em đã từng được đến, được biết nơi đó chưa?
- Xác định bố cục của từng văn bản?
? Phần thân bài gồm những ý chính nào?
? Tìm phương pháp thuyết minh được sử dụng trong mỗi bài?
? Ngoài thuyết minh, các văn bản trên còn sử dụng phương thức biểu đạt nào khác? Tác dụng?
- HS làm việc theo nhóm
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
- Nêu cách làm bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở địa phương?
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ (SGK-T108)
I. Danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương
- Danh lam thắng cảnh: Đảo Cò - Thanh Miện
- Làng nghề : Gốm – Chu Đậu, mộc - Đông Giao, giày da - Tam Lâm....
=> Vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa danh thắng: cảnh quan tự nhiên, đền, chùa....và làng nghề truyền thống... tạo nên sắc thái riêng cho nền văn hóa xứ Đông.
II. Cách làm bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở Hải Dương
1. Văn bản: SGK
2. Nhận xét.
* Ví dụ a.
- Đối tượng thuyết minh: Đảo Cò
- Tri thức: danh lam thắng cảnh.
- Ở : Thanh Miện
+ Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Từ đầu ..... -> của miền Bắc: giới thiệu đối tượng thuyết minh- vị trí của Đảo Cò.
- Phần 2: Tiếp ....-> ba loại vạc xám: Giới thiệu về nguồn gốc, diện tích, .....của Đảo Cò .
- Phần 3: còn lại - Cảm nghĩ của em về đảo cò
+ Phương pháp: định nghĩa, so sánh, nêu số liệu...
- Phương thức : Miêu tả và tự sự, biểu cảm.
* Ví dụ b:
- Đối tượng thuyết minh: Làng nghề vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)
- Tri thức: Làng nghề
- Phần 1: Giới thiệu nguồn gốc của làng nghề.
- Phần 2: Quá trình phát triển làng nghề và vai trò của làng nghề.
- Phần 3: Các sản phẩm của làng nghề.
3. Kết luận (ghi nhớ trang 108)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết đã được củng cố vào việc làm bài tập.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh và làng nghề truyền thống ở địa phương.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các bài tập đã làm.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 2
- Dựa vào văn bản Đảo Cò em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên đưa du khách đi thăm Đảo Cò Chi Lăng Nam? 
- HĐ cá nhân: 
- GV cho HS tập làm hướng dẫn viên 
- GV cho HS làm và trả lời
Phiếu học tập số 3
- Em hãy vẽ một bức tranh về Đảo Cò? Thuyết minh về bức tranh đã vẽ?
- HĐ cá nhân: HS vẽ tranh, thuyết minh về bức tranh đó.
- GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Tập làm hướng dẫn viên du lịch
* Tập làm họa sĩ.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng những kiến thức trên vào việc viết đoạn văn.
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết đoạn văn.
c) Sản phẩm học tập: 
- Đoạn văn thuyết minh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 4
- Viết đoạn văn giới thiệu với bạn bè về danh lam thắng cảnh hoặc một làng nghề truyền thống ở Hải Dương mà em biết.
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng chính tả của học sinh. 
Phiếu học tập số 5
- Tìm hiểu, sưu tầm và sắp xếp các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hải Dương theo trình tự: cảnh quan tự nhiên, chùa, đình, đền, văn miếu và văn chỉ và các công trình khác?
- HS trao đổi trong nhóm bàn, trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, hiểu được nội dung bài học.
- Khuyến khích học sinh tự học: Ôn tập về luận điểm.
- Soạn bài: Nước Đại Việt ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_26.doc