Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 28

VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

Môn Ngữ văn. Lớp 8

Thời gian thực hiện: 2 tiết (tiết 109, 110 tuần 28 - KHDH)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu

-Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Xác định được câu chủ đề.

- Biết được cách trình bày luận điểm.

b. Viết.

- Viết được đoạn văn nghị luận trình bày một luận diểm.

- Viết bài văn nghị luận với việc trình bày mạch lạc các đoạn văn.

c. Nói và nghe.

 - Nêu nhận xét về đoạn văn ngữ liệu

 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

 

doc 16 trang Phương Dung 30/05/2022 3590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Môn Ngữ văn. Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết (tiết 109, 110 tuần 28 - KHDH) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
-Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.
- Xác định được câu chủ đề.
- Biết được cách trình bày luận điểm.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn nghị luận trình bày một luận diểm.
- Viết bài văn nghị luận với việc trình bày mạch lạc các đoạn văn. 
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về đoạn văn ngữ liệu
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu đoạn văn
 	- Năng lực tạo lập đoạn văn, văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
+ Phiếu học tập 1: Đoạn văn 1(a)
Câu chủ đề và vị trí.
 ..
Luận điểm
 ..
Trình tự lập luận
 ..
 ..
 ..
Nhận xét 
- Luận cứ .
 ....
- Lập luận .....
 ..
+ Phiếu học tập b: Đoạn văn 1(b)
Câu chủ đề và vị trí.
 ..
Luận điểm
 ..
Trình tự lập luận
 ..
 ..
 ..
Nhận xét 
- Luận cứ .
 ....
- Lập luận .....
 ..
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: 
- Ôn lại kiến thức cũ.
- Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào nội dung bài học.
b) Nội dung hoạt động: 
- Khái niệm luận điểm
- Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong văn nghị luận.
- Mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn nghị luận.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
+ Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết(nói) nêu ra ở trong bài.
+ Luận điểm phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cần giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
+ Các luận điểm trong bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, vừa cần có sự phân biệt với nhau.
d) Tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra câu hỏi:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
- HS báo cáo kết quả: một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án 
- GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới. 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
	Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận.
a) Mục tiêu: 
- Học sinh xác định được câu chủ đề, vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận.
- Học sinh biết được đoạn văn nghị luận được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp.
- Học sinh biết cách lập luận, triển khai luận điểm trong đoạn văn nghị luận.
b) Nội dung hoạt động:
- Đọc và tìm hiểu các đoạn văn ở mục 1 và mục 2 trong SGK trang 79 và 80.
c) Sản phẩm của học sinh: 
- Trả lời các câu hỏi và hoàn thiện nội dung trong phiếu học tập.
d) Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV cho HS hoạt động nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu (đoạn a,b của mục 1)
1.Xác định câu chủ đề (câu nêu lđ) trong mỗi đoạn văn?
2. Nhận xét vị trí các câu chủ đề trong mỗi đoạn văn (đầu đọan hay cuối đoạn)?
3. Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong mỗi đoạn văn?
4. Từ hai VD trên, em hãy nhận xét có mấy cách trình bày đoạn văn ? Đó là những cách nào? 
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc theo nhóm.
+ Nhóm 1 đoạn văn (a)
+ Nhóm 2 đoạn văn (b)
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn: 
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
+ Phiếu học tập 1: Đoạn văn 1(a) – Nhóm 1:
Câu chủ đề và vị trí.
-Câu chủ đề: ở vị trí cuối cùng. Đó là câu: "Thật là chốn hội tụ "
Luận điểm
“Thành Đại La thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của các đế vương muôn đời”
Trình tự lập luận
+Vốn là kinh đô cũ.
+Vĩ trí trung tâm trời đất.
+Thế đất quí hiếm.
-Dân cư đông đúc, muôn vật phong phú, tốt tươi.
-Nơi thắng địa.
+Kết luận: xứng đáng là kinh đô muôn đời.
Nhận xét 
- Cách trình bày đoạn văn: Qui nạp
- Luận cứ đưa ra toàn diện, đầy đủ.
-Lập luận mạch lạc, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Phiếu học tập 2: Đoạn văn 1(b) – Nhóm 2:
Câu chủ đề và vị trí.
Câu chủ đề: đầu đoạn: "Đồng bào ta trước ."
Luận điểm
-Luận điểm: Tinh thần yêu nước nồng nàn của đồng bào ta ngày nay.
Trình tự lập luận
- Theo lứa tuổi: cụ già, nhi đồng trẻ thơ.
- Theo không gian, vùng miền: kiều bào ở nước ngoài – vùng bị tạm chiến trong nước; miền xuôi – miền ngược.
- Theo vị trí công tác, ngành nghề: chiến sĩ ngoài mặt trận – công chức ở hậu phương – công nhân – nông dân - điều chủ. 
Nhận xét 
-Đoạn diễn dịch.
-Cách lập luận toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát vừa cụ thể.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu đối với đoạn văn ở mục 2 (GSK – Tr80)
1. Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận của đoạn văn?
2. Cách lập luận trên có tác dụng gì (Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyêt phục mạnh mẽ không?
3. Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trên trong đoạn văn? Nếu tác giả đưa nhận xét về Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng ... thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu qủa diễn đạt đoạn văn có thay đổi không ? Vì sao?
4. Trong đoạn văn những cụm từ “chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó” được sắp xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có tác dụng gì (có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không)? Vì sao?
- Hs: tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
- Luận điểm: Bản chất giai cấp chó đểu của vợ chồng Nghị Quế hiện rõ qua việc chúng mua chó.-> Đoạn quy nạp.
- Sử dụng tương phản: đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, qúy chó, mua chó, sung sướng bù khú với chó/ bên cạnh giọng chó má với người bán chó (chị Dậu).
2. Cách lập luận trên làm rõ bản chất chó má của giai cấp địa chủ (vợ chồng Nghị Quế).
 3. - Cách đưa các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm rất đầy đủ, chặt chẽ, sắp xếp các ý theo thứ tự hợp lí -> Nếu thay đổi sẽ làm cho luận điểm bị mờ nhạt đi, đoạn văn rời rạc không liên kết.
 4.Cách viết ấy làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn. Vì nó chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn xoáy sâu vào luận điểm, vào vấn đề làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú hơn.
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh: các nhóm nhận xét , bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn: 
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
- Câu chủ đề của đoạn văn:
 + Diễn đạt ngắn gọn, rõ ý, chính xác nội dung luận điểm.
 + Vị trí: nằm ở đầu đoạn (cách diễn dich) hoặc cuối đoạn (cách quy nạp).
- Luận cứ phải đầy đủ, toàn diện. 
- Lập luận phải có sự liên kết chặt chẽ, theo một trật tự hợp lí.
- Lời văn diễn đạt trong sáng, có sức thuyết phục.
3. Ghi nhớ: sgk/ 81
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng hiểu biết về Luận điểm, các mối quan hệ của luận điểm trong bài văn nghị luận giải quyết các bài tập. 
b) Nội dung hoạt động:
- HS làm các bài tập trong SGK – Trang 81,82.
c) Sản phẩm của học sinh:
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 1, 2, 3, 4
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
HĐ cá nhân (bài 3,4), HĐ cặp đôi (bài 1), HĐ nhóm (b2).
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
1. Bài tập 1:
N1: Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu.
N2: Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ.
- Niềm say mê đào tạo nhà văn trẻ của Nguyên Hồng. 
 2. Bài tập 2:
- Luận điểm: Tế Hanh là một người rất tinh tế (tinh lắm).
 - Luận cứ:
 + Tế Hanh đã ghi được đôi nét thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
 + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần .
-> Nhận xét: các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ vậy, độc giả càng đọc càng thấy hứng thú.
 3. Bài tập 3:
* Luận điểm 1: Học phải kết hợp với làm ..
- Luận cứ: 
 + Làm bài tập là thực hành bài học lí thuyết -> Hiểu kiến thức sâu hơn.
 + Làm bài tập giúp ta nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
 + Làm bài tập là rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh 
-> Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì mới đầy đủ vững chắc.
* Luận điểm 2: Học vẹt không phát 
- Luận cứ: 
 + Học vẹt là học thuộc lòng giống như con vẹt học nói tiếng người, không hiểu hoặc hiểu lơ mơ, chóng quên.
 + Học vẹt chỉ mất thời gian, công sức mà không đem lại hiệu qủa gì.
 + Bởi vậy, không thể theo cách học vẹt. Học phải dựa trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức về vấn đề.
 4. Bài tập 4:
- Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu.
- Các luận cứ được sắp xếp theo thứ tự sau :
 + Mục đích của văn giải thích: văn giải thích viết ra là nhằm làm cho người đọc hiểu.
 + Giải thích dễ hiểu thì người đọc dễ hiểu, giải thích khó hiểu thì người viết càng xa mục đích đề ra.
 + Bởi vậy văn giải thích phải viết cho dễ hiểu.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 1, 2, 3,4
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung:
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh trình bày một luận điểm ở bài tập 3(phần luyện tập)
c) Sản phẩm hoạt động:
- Bài viết của học sinh
d) Tổ chức hoạt động: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: chuyển giao nhiệm vụ
 Hãy sắp xếp các luận cứ của bài 3 (Phần luyện tập) thành đoạn văn hoàn chỉnh.
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc cá nhân
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: 
- Hs trình bày
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: 
a. Mục tiêu: 
- HS mở rộng vốn kiến thức đã học
 b. Nội dung: 
- Sưu tầm và phân tích về cách trình bày các luận điểm trong 1 bài văn nghị luận đã học.
c. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
d. Tổ chức hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Sưu tầm và pt về cách trình bày các luận điểm trong 1 bài văn nghị luận được coi là mẫu mực như "Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ"...
 - HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: về nhà làm bài
- Giáo viên: Thu và chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
Bổ sung(Nếu có):
Trường THCS Cổ Bì
Tổ khoa học xã hội 
Tuần 28- Tiết 111
 GV: Phạm Thị Hải Yến 
 Ngày soạn: / / 2021 
 Ngày dạy: / /2021 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Môn Ngữ văn. Lớp 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết (tiết 111 tuần 28 - KHDH) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng và trình bày luận điểm.
2. Năng lực: 
- HS có kĩ năng tìm, sắp xếp, trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Năng lực viết bài văn nghị luận.
3. Phẩm chất: 
- HS có ý thức bồi dưỡng kĩ năng làm bài văn nghị luận.
- Chăm chỉ: Tích cực luyện viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
- Trách nhiệm: Làm tốt các nhiệm vụ học tập được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Kế hoạch bài học.
 - Tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công
- Xác lập luận điểm và tập viết triển khai luận điểm cho đề bài sau:
Đề: Hồ Chủ tịch có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người vô dụng”. Em hãy giải thích câu nói trên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: 
-Tạo tâm thế hứng thú cho HS 
- Củng cố lại kiến thức cũ
b) Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
c) Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
d) Tổ chức hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: nêu câu hỏi
1. Thế nào là luận điểm? Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có mấy luận điểm? Hãy nêu các luận điểm đó!
2. Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn cần chú ý những điều gì?
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
 - Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs
 - Dự kiến sản phẩm :
 * Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng
 * Đánh giá kết quả:
 - HS nhận xét, bổ sung đánh giá
 - GV nhận xét đánh giá
 ->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: 
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a, Mục tiêu:
- HS xác dịnhđược hệ thống luận điểm cho một vấn đề nghị luận.
- Giải quyết được các tình huống cụ thể về hệ thống luận điểm.
- Tìm và sắp xếp được các luận điểm theo một trình tự hợp lí.
- Viết được đoạn văn trình bày các luận điểm vừa xác lập được
- Vận dụng vào làm được các bài tập cụ thể.
b, Nội dung hoạt động:
- Xây dựng hệ thống luận điểm
- Trình bày luận điểm
c, Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời về hệ thống luận điểm.
- Đoạn văn học sinh viết
d, Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
	Cụ thể như sau:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung (dự kiến sản phẩm)
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc lại đề trong SGK.
- GV yêu cầu học sinh xác định vấn đề và đối tượng bàn luận.
- GV yêu cầu HS đọc lại hệ thống luận điểm có sẵn trong SGK và trả lời câu hỏi:
Hệ thống luận điểm trên đã phù hợp, chính xác theo yêu cầu đề bài chưa? Vì sao? Có thể bổ sung thêm và sắp xếp lại cho logic.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
+ Nội dung cần làm sáng tỏ là phải học tập chăm chỉ.
+ Đối tượng là các bạn học sinh cùng lớp.
+ Năm luận điểm trong SGK tuy đã tương đối phong phú nhưng lại chưa bảo đảm yêu cầu: chính xác, phù hợp, đầy đủ, mạch lạc.
VD: Luận điểm a: thừa, lạc ý “lao động tốt”. Cần bỏ.
+ Thiếu một số luận điểm cần để giải quyết vấn đề toàn diện, triệt để hơn.
+ Sắp xếp luận điểm chưa hợp lí: luận điểm b đặt sau luận điểm a, e sau d 
+ Sắp xếp lại: a-c-b-e-d
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu trả lời các câu hỏi a,b,c ở mục 2.
+Nhận diện câu giới thiệu luận điểm (e)
+ Nêu cách sắp xếp các luận cứ để sự trình bày luận điểm được chặt chẽ, mạch lạc.
+ Cách viết câu kết đoạn cho phù hợp với cách trình bày luận điểm.
- Hs: tiếp nhận 	
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: làm việc cá nhân.
- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs
- Dự kiến sản phẩm:
a) Trong số 3 câu đã cho có câu (1) và câu (3) là những câu có thể dùng để giới thiệu luận điểm e.
- Một cách khác để giới thiệu luận điểm:
 Là những thanh niên của thời đại mới, các bạn cần ý thức được rằng bây giờ càng ham vui chơi, không chịu đi học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
b) Sắp xếp những luận cứ theo trình tự là:
 (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
 (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong một thời đại mà trình độ khoa học- kĩ thuật và văn hóa- nghệ thuật ngày một nâng cao
 (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng cần phải có tri thức
 (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham vui chơi, không chịu đi học hành thì sau này càng khó có thể làm được những việc có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống.
c) Kết thúc đoạn văn giống như trong “Hịch tướng sĩ” không phù hợp vì đối tượng nghe là người cùng trang lứa.
d) Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn quy nạp bởi câu chủ đề được đưa xuống cuối đoạn.
Có thể biến đổi đoạn văn ấy thành đoạn văn diễn dịch bằng cách đổi câu chủ đề lên đầu đoạn văn.
Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp phải học tập chăm chỉ hơn.
1, Xây dựng hệ thống luận điểm 
a/ Ví d
b/ Nhận xét:
-Nội dung cần làm sáng tỏ là phải học tập chăm chỉ.
-Đối tượng là các bạn học sinh cùng lớp.
*Sắp xếp, bổ sung:
-Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy nhanh nhịp độ xây dựng, phát triển về mọi mặt.
-Trên đất nước ta đã và đang cónhiều bạn HS học tập chăm chỉ.
-Nhưng muốn học giỏi đòi hỏi người học phải chuyên cần, siêng năng, rất chăm chỉ.
-Đáng tiếc trong lớp ta 
-Hậu quả 
-Vậy các bạn nên bớt vui chơi 
2, Trình bày luận điểm:
a, Ví dụ:
b, Nhận xét:
Ví dụ a:
-Cách 1: Tốt
Có tác dụng chuyển đoạn, nối đoạn giới thiệu được làm luận điểm mới, đơn giản, dễ làm theo.
-Cách 2: không được.
+ “Do đó” để mở đầu câu, không có tác dụng chuyển đoạn.
-Cách 3: rất tốt.
Giới thiệu luận điểm mới, nối với luận điểm trước đó, giọng thân mật, gần gũi.
-Học tập Trần Quốc Tuấn trong bài “Hịch tướng sĩ”
-Phù hợp, thông minh, sáng tạo.
 Ví dụ b:
-Cách sắp xếp trong SGK là tốt, chấp nhận được.
-Sắp xếp khác:
VD: 2, 3, 1, 4 nhưng cần thay đổi cách viết cho phù hợp hoặc sắp xếp: 4, 3, 2, 1
 Ví dụ c:
-Kết đoạn có thể có, có thể không.
VD: Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi liệu có được không?
 Ví dụ d:
- Đoạn văn viết theo cách trên là đoạn văn quy nạp bởi câu chủ đề được đưa xuống cuối đoạn.
- Có thể biến đổi đoạn văn ấy thành đoạn văn diễn dịch bằng cách đổi câu chủ đề lên đầu đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng hiểu biết về Luận điểm, các mối quan hệ của luận điểm trong bài văn nghị luận giải quyết các bài tập. 
b) Nội dung hoạt động:
- HS làm các bài tập 3, 4 trong SGK – Trang 84.
c) Sản phẩm của học sinh:
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Gv: Bài tập 3, 4
- HS: tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
HĐ cá nhân (bài 3,4)
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:
	Bài tập 3: Đoạn văn học sinh đã chuẩn bị ở nhà (HS trình bày trước lớp)
	Bài tập 4: 
Đoạn văn trình bày luận điểm: “Đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống”.
Chúng ta nên dành nhiều thời gian để đọc sách hơn là xem ti vi hay ngồi trước màn hình máy tính. Sách là văn học mà một trong những giá trị của văn học đó là giá trị nhận thức: giúp cho con người có thêm những nhận thức về đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực và nhận thức chính bản thân mình. Là kho tích lũy vốn kiến thức sâu rộng của nhân loại bao đời, trong sách chứa đựng tất cả những kiến thức về văn hóa, lịch sử, xã hội trên sự vượt qua cả thời gian lẫn không gian. Đọc sánh ta có thể được nói chuyên với nhiều người thông thái ở mọi thời đại, chu du đến mọi nơi và trải mình theo hàng vạn năm lịch sử. Những kiến thức về tự nhiên, văn hóa, xã hội, con người cứ thế chảy vào kho kiến thức của nhân loại vào kho của cá nhân ta khi ta đọc sách. Bởi vậy, đọc sách là công việc vô cùng bổ ích vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống.
* Báo cáo kết quả: 
 - HS lần lượt báo cáo kết quả các bài 3,4
* Đánh giá kết quả:
- HS nhận xét, bổ sung đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b) Nội dung:
- Viết đoạn văn hoàn chỉnh trình bày một luận điểm ở bài tập 3(phần luyện tập)
c) Sản phẩm hoạt động:
- Bài viết của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv: chuyển giao nhiệm vụ
Đề: Hồ Chủ tịch có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài là người vô dụng”. Em hãy giải thích câu nói trên.
Xác định yêu cầu:
 Xác định hệ thống luận điểm
Viết đoạn văn trình bày các luận điểm của đề văn trên?
- Hs: tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: làm việc cá nhân
- Giáo viên: quan sát hs làm việc, hỗ trợ khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: 
Xác định yêu cầu:
Thể loại: Nghị luận:
Nội dung: Hiểu câu nói trên như thế nào
Phạm vi kiến thức: Thực tế đời sống
Hệ thống luận điểm cho đề văn trên
 a) Hiểu thế nào là đức, tài:
- Đức là gì? 
- Tài là là gì? 
b) Mối quan hệ giữa tài và đức:
- Vì sao “Có tài mà không có đức là người vô dụng” 
- Vì sao “Có đức mà không có tài l việc gì cũng khó” - Tài và đức có mối quan hệ như thế nào?
c. Hiểu như thế ta phải làm gì?
- Viết đoạn văn
a,
Trước hết ta phải hiểu đức là gì, tài là gì? Đức là đạo đức phẩm chất, nhân cách của con người. Đạo đức cao đẹp của mỗi người được xây dựng trên cơ sở của một lẽ sống đúng đắn. Tài là tài năng trí tuệ, trình độ học vấn, sự tinh thông nghề nghiệp là sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành.
b: Mối quan hệ giữa tài và đức:
Vậy tài và đức có mối quan hệ như thế nào? Bác nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng” thì cái tài đó không phục vụ cho mục đích cao cả, “tài” trở nên hoài phí, thậm chí cái tài đó nhằm phục vụ cho những mưu đồ ích kỷ có hại cho cộng đồng. Còn “Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” vì không có kỹ năng hoàn thành được công việc, hiệu quả lao động thấp thậm chí còn gây hậu quả xấu. Qua câu nói này Bác muốn khẳng định Tài và đức có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời. Đức là gốc. Có đạo đức thì tài năng có điều kiện phát huy, ngược lại tài năng là biểu hiện cụ thể của đạo đức. Vì vậy con người vừa có tài vừa phải có đức mới đắc dụng trong cộng đồng .
c: Hiểu như thế chúng ta phải làm gì?
 Nếu không muốn thành người vô dụng, muốn được mọi người yêu quý kính trọng chúng ta phải không ngừng phấn đấu rèn luyện bản thân để trở thành người vừa có tài vừa có đứcLàm được như vậy không chỉ khẳng định được bản thân mà còn góp phần để xây dựng quê hương đất nước.
* Báo cáo kết quả: 
- HS nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO: 
a. Mục tiêu: 
- HS mở rộng vốn kiến thức đã học
 b. Nội dung: 
Viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận : giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
c. Sản phẩm hoạt động: Bài sưu tầm của học sinh
d. Tiến trình hoạt động :
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: Nêu đề văn
- HS: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh: về nhà làm bài
- Giáo viên: Thu và chấm bài. 
- Dự kiến sản phẩm: 
* Báo cáo kết quả: Hs nộp bài
* Đánh giá kết quả:
+ Hs khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
+ GV đánh giá câu trả lời của HS.
-> GV chốt kiến thức.
Bổ sung(Nếu có):
Trường THCS Cổ Bì
Tổ khoa học xã hội 
Tuần 28- Tiết 112
 GV: Phạm Thị Hải Yến 
 Ngày soạn: / / 2021 
 Ngày dạy: / /2021 
TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn. Lớp 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết (tiết 112 tuần 28 - KHDH)
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Kiến thức chung: 
+ Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học.
+ Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp.
- Kiến thức trọng tâm: Tự đánh giá ưu, nhược điểm trong bài thi.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Giáo dục HS ý thức nghiêm túc nhìn nhận và sửa những lỗi sai.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài, chấm bài.
b. Chuẩn bị của học sinh: xem lại đáp án bài mình đã làm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KhỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Tao tâm thế học tập hứng khởi cho học sinh
b)Nội dung hoạt động:
	GV gieo vấn đề của tiết học.
 Hôm nay cô sẽ trả bài kiểm tra giữa học kì II cho các em, để các em thấy được kết quả và cách đánh giá kiến thức kĩ năng vận dụng trình bày để giải quyết yêu cầu mà bài kiểm tra đưa ra. Đồng thời các em cũng sẽ nhận thấy những mặt mạnh để phát huy và mặt yếu để khắc phục.
c) Sản phẩm của hoạt động:
- Thái độ chú ý lắng nghe của học sinh.
- Mong đợi kết quả học tập của mình.
d)Tổ chức thực hiện:
- Gv gieo vấn đề vào bài
- Hs lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II.
a)Mục tiêu:
- HS nắm lại được nội dung đề kiểm tra giữa kì 2.
- Củng cố khắc sâu kiến thức qua việc trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra
- Trình bày được phần trả lời cho các câu hỏi hay yêu cầu trong đề.
b) Nội dung hoạt động:
- Xem lại đề kiểm tra
- Xây dựng đáp án
- Biểu điểm cho từng phần trả lời
c) Sản phẩm của hoạt động
- Nội dung trả lời các câu hỏi trong đề kiểm tra
+ Câu 3 điểm – Phần Đọc – hiểu
+ Câu 2 điểm – Nội dung các ý chính của đoạn văn nghị luận xã hội
+ Câu 5 điểm – Dàn ý cho bài văn nghị luận về tác phẩm văn học hoặc nghị luận xã hội; có thể là bài văn thuyết minh, bài văn tự sự
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV y/c HS nhắc lại ND câu hỏi ở trong bài KT giữa học kì II
? Xác định mục đích của từng câu hỏi và cách trả lời?
- HS trả lời lại các câu hỏi trong từng phần của đề:
- GV chữa bài theo đáp án của PGD
I. Đề bài 
- Nhắc lại đề bài
II. Đáp án và biểu điểm
Phần III: Đáp án, biểu điểm. 
Phần I: Đọc hiểu: (3 điểm)
-Đoạn văn (thơ) trên trích từ văn bản:
-Tác giả: 
- Thể loại hay phương thức biểu đạt:
- Nội dung của đoạn văn (thơ):
- Biện pháp tu từ hoặc kiểu câu, tác dung, chức năng:
- Vấn đề tác giả gửi gắm qua đoạn văn (thơ):
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2,0 điểm).
1. Yêu cầu kỹ năng(0,5 điểm): Biết cách làm đoạn văn trình bày cảm nghĩ. Bố cục rõ ràng, biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. 
2. Yêu cầu về kiến thức(1,5 điểm):
- Câu mở đoạn: nêu vấn đề
- Các câu triển khai: đảm bảo làm rõ được vấn đề bàn luận ( dựa vào đề bài cụ thể để nêu)
- Câu kết đoạn.
 Câu 2:(5,0 điểm).
1. Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm):
- Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Diễn đạt: rõ ràng, lưu loát.
- Dùng từ, dùng dấu câu phù hợp và chính xác.
- Viết đúng chính tả.
 - Trình bày đúng quy định, chữ viết sạch đẹp.
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
- Nắm vững các thao tác làm bài văn nghị luận
2. Yêu cầu về nội dung(4,5 điểm): 
- Nêu dàn ý cơ bản của bài viết.
a. Mở bài : ( 0,5 điểm ) 
- Nêu vấn đề, đối tượng, tình huống (căn cứ vào kiểu bài).
b. Thân bài: (3,5 điểm )
- Nêu ra các ý chính 
 c. Kết bài: (0,5 điểm )
 - KĐ lại vấn đề.
 - Nhận thức, hành động của bản thân, lời khuyên...
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG NHẬN XÉT BÀI KIỂM TRA:
a) Mục tiêu:
- HS nhận biết được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
b, Nội dung hoạt động:
- Nhận xét những ưu điểm hạn chế trong bài viết của học sinh.
+ Nội dung kiến thức
+ Kĩ năng làm bài, trình bày
c) Sản phẩm hoạt động:
- Trình bày phần mình chưa làm được.
d, Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
- Gv nhận xét
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự đánh giá về bài làm của mình dựa vào đáp án vừa xây dựng ở trên
a. Ưu điểm
- Đa số HS trả lời đúng y/c của câu hỏi.
- Nhiều bài viết trình bày khá tốt, sạch sẽ.
- Nhiều bạn viết tốt đoạn văn, đảm bảo hình thức và nội dung kiến thức.
- Có nhiều bài văn viết tốt, rất thuyết phục, biết kết hợp các yếu tố phụ trợ phù hợp với đặc trưng kiểu bài.
b. Nhược điểm
- Một số HS chưa đọc kĩ đề bài nên trả lời còn thiếu chính xác.
- Một số ít bài lạc sang thể loại.
- Thiếu kĩ năng viết đoạn văn, bài văn.
- Sai chính tả nhiều.
HOẠT ĐỘNG 4: HOẠT ĐỘNG TRẢ BÀI, SỬA LỖI, THỐNG KÊ KẾT QUẢ
Mục tiêu
- HS tự xem lại bài làm của minh
- Phát hiện được lỗi sai trong bài viết.
- Biết sửa lỗi sai trong bài viết của mình và của bạn.
- Biết được sự tiến bộ hay không tiến bộ của mình, của bản thân qua thống kê kết quả.
b) Nội dung hoạt động:
- Trả bài
- Sửa lỗi
- Thống kệ kết quả bài kiểm tra
c) Sản phẩm của hoạt động:
- HS sửa những lỗi sai về diễn đạt, câu, chính tả trong bài làm của mình và của bạn.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV lựa chọn các bài làm còn mắc nhiều lỗi: Những lỗi cơ bản như về kiến thức, về diễn đạt, về chính tả.
- GV gọi một số học sinh có các bài lựa chọn trên chỉ ra lỗi sai của mình (Cụ thể trong một câu, đoạn văn tiêu biểu).
- Từ lỗi sai vừa xác định Gv cho các học sinh cùng sửa.
- HS nhận xét các sửa của bạn.
- GV đánh giá, nhận xét
- HS đọc bài điểm giỏi: 
- HS đọc 1 bài điểm khá:
- HS đọc 1 bài điểm yếu: 
HS khác lắng nghe và tự nhận ra sai sót trong bài mình để rút kinh nghiệm cho bài sau.
- Gv thống kê kết quả.
IV.Trả bài- Chữa lỗi
Thống kê lỗi sai
Sửa lỗi
Thống kê kết quả
Lớp 8A
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Lớp 8B
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_28.doc