Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 32

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 32

CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT LỖI LÔ GÍC

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu

- Chỉ ra và phân tích được các lỗi sai thường gặp trong câu.

- Biết cách sửa lỗi sai.

- Hiểu được tác hại của các lỗi sai và biết vì sao phải diễn đạt và viết câu cho đúng.

b. Viết.

- Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gíc giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.

- Viết được đoạn văn không sai lỗi lô gíc.

c. Nói và nghe.

 - Phát hiện các lỗi lô-gíc và chữa lại các lỗi đó trong bài viết của mình (nếu có).

 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn

 - Biết tham gia thảo luận nhóm , biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

 

doc 20 trang Phương Dung 3170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 125
 Ngày soạn: /4/2021
 Ngày dạy: /4/2021
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT LỖI LÔ GÍC
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:	
a. Đọc- hiểu
- Chỉ ra và phân tích được các lỗi sai thường gặp trong câu. 
- Biết cách sửa lỗi sai.
- Hiểu được tác hại của các lỗi sai và biết vì sao phải diễn đạt và viết câu cho đúng.
b. Viết.
- Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gíc giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.
- Viết được đoạn văn không sai lỗi lô gíc.
c. Nói và nghe.
 	 - Phát hiện các lỗi lô-gíc và chữa lại các lỗi đó trong bài viết của mình (nếu có).
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn 
 	 - Biết tham gia thảo luận nhóm , biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt, 
 	- Năng lực tạo lập văn bản
3.Về phẩm chất:
- Trung thực, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa. Phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
 Trò chơi: Hỏi chuyên gia
 Chủ đề: Hai thành phần chính của câu
 - Kiểm tra bài cũ.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 Tổ chức theo mô hình “Chương trình phỏng vấn chuyên gia”
GV giới thiệu trò chơi và hướng dẫn HS thực hiện.
Giáo viên giao vấn đề (thuộc kiến thức trọng tâm của bài học), yêu cầu học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng ở nhà. Giờ học trên lớp, thầy tổ chức thành một diễn đàn đối thoại, cử ra một học sinh làm phóng viên, một học sinh khác làm chuyên gia (hoặc thầy giáo làm chuyên gia) để phóng viên phỏng vấn chuyên gia về những vấn đề xoay quanh bài học. Những học sinh khác tham gia với tư cách là người đối thoại với chuyên gia. 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
V D: Bạn hãy cho biết khi nói và viết chúng ta thường mắc những lỗi sai nào? Cho VD minh họa.
Nếu một bài văn mà mắc nhiều lỗi sai thì bạn sẽ chấm điểm như thế nào?
Kiểm tra kiến thức bài học trước.
Hãy nối A với B cho phù hợp:
 1. Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son.
 2. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
 3. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.
 4.Trong tay đủ cả bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thấm.
 a.Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
 b. Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật.
 c. Thể hiện thứ bậc quan trọng của sự vật.
 d.Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.
 1- b, 2- d, 3-a, 4- c.
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Không thực hiện)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ các yêu cầu của bài tập và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc – hiểu. 
- HS biết xác định lỗi diễn đạt . 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS làm bài tập.
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
- Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, đọc tích cực.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Bài 1.
HĐ nhóm theo kĩ thuật công đoạn thực hiện yêu cầu trong SGK
- GV nêu vấn đề, yêu cầu và tổ chức cho HS thực hiện
- HS thảo luận, trả lời
- GV quan sát, giúp đỡ
- Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận và chốt kiến thức
Thuật ngữ: Lỗi diễn đạt có liên quan đến tư duy gọi là lỗi về lô gíc.
-Trong những câu trên mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô gic. Hãy phát hiện và chữa những lỗi đó.
HS: Câu a: Quần áo, giầy dép và đồ dùng học tập không cùng loại nên không thể sắp xếp cùng nhau được
Phát hiện lỗi trong câu b.
- GV: khi viết 1 câu có kiểu kết hợp A nói chung và B nói riêng, thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B.
HS: Thanh niên không phải là loại lớn và bóng đá không phải là loại nhỏ, cả hai đều không cùng loại lên không thể bao hàm nhau được.
GV: * Kiểu câu: ''A nói chung và B nói riêng'' (A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn B)
Hãy phát hiện lỗi sai, nguyên nhân sai và sửa lại ở ví dụ c.
Kiểu câu kết hợp: ''A, B và C'' (mối quan hệ đẳng lập) (A, B, C cùng trường từ vựng)
 + Lão Hạc, Bước đường cùng→ Tên tác phẩm.
+ Ngô Tất Tố → Tên tác giả.
HS: Lão Hạc, Bước đường cùng là tên tác phẩm còn Ngô Tất Tố là tên tác giả nên các từ ngữ này không trong cùng trường từ vựng bởi vật không thể dùng từ và ở đây được.
Phát hiện lỗi trong ví dụ d và sửa lại.
* Kiểu câu ''A hay B'' (A, B bình đẳng, không bao hàm nhau)
 Trí thức là một từ có nghĩa rộng hơn bao hàm cả bác sĩ bởi vậy không thể dùng từ hoặc ở đây được.
Phát hiện lỗi trong ví dụ e và sửa lại.
* Kiểu câu kết hợp: ''Không chỉ A mà còn B'' (A và B bình đẳng) không bao hàm.
 Chỉ ra lỗi lô gíc trong ví dụ g và sửa lại.
A còn B (đối lập về đặc trưng trong phạm vi một phạm trù.
? Chỉ ra lỗi lô gíc trong ví dụ g và sửa lại.
A còn B (đối lập về đặc trưng trong phạm vi một phạm trù.
? Chỉ ra lỗi lô gíc trong ví dụ h và sửa lại.
? Phát hiện những lỗi sai trong ví dụ i và sửa lại.
Câu i
 Hai vế câu không phải là quan hệ nhân quả dùng từ đó không đúng chỗ.
? Phát hiện những lỗi sai trong ví dụ k và sửa lại.
Cả hai cụm từ này có ý nghĩa gần giống nhau bởi vậy không thể dùng từ vừa ở đây được.
* Quan hệ vừa ... vừa (A và B không bao hàm nhau)
Bài 2 HĐ cá nhân: 
Tìm những lỗi diến đạt và sửa lại lỗi đó 
GV: Yêu cầu học sinh tìm kiếm những lỗi diễn đạt trong các bài viết của mình.
Gv yêu cầu nhận xét sửa chữa, chốt kiến thức
Bài tập bổ trợ về chữa lỗi câu sai 
HĐ nhóm: 
Xem những câu dưới đây mắc phải lỗi nào.
a. Quyết hi sinh cho sự nghiệp để giải phóng đất nước.
b. Tình cảm của Bác Hồ đối với non sông đất nước.
c. Xây dựng bia "chiến thắng trận đánh vào sân bay Trà Vinh".
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
 Một vài chú ý khi viết câu:
– Khi viết câu, ngoài việc phải chú ý viết đúng ngữ pháp, còn cần chú ý đến mối quan hệ lô-gíc giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu.
– Về mặt lô-gíc, cần chú ý tránh một số lỗi sau:
+ Lỗi mâu thuẫn lô-gíc giữa chủ ngữ và vị ngữ: Cái bàn này vuông.
+ Lỗi liệt kê không đồng loại: Em rất thích học văn, sử và nhiều môn học tự nhiên khác.
+ Quan hệ giữa các vế câu không lô-gíc: Vì trời mưa nên em vẫn đi học.
 Chữa lỗi diễn đạt trong câu (lỗi lô-gic)
Bài 1.
a). - Sửa : Chúng em đã giúp các bạn học những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập.
b) - Sửa : 
+Trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng...
+Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng.....
c). - Sửa : 
+ Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn...
+ Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố...
d). - Sửa: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ.
- Em muốn trở thành một người trí thức hay một thủy thủ.
e). Sửa: bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật và còn sắc sảo về nội dung.
Bài thơ không chỉ hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
Câu g
Sửa lại: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy còn một người thì lùn và mập.
 (hoặc 1 người mặc áo trắng, 1 người mặc áo đỏ ...)
Câu h
- Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
Câu i
- Sửa :+ Thay nên bằng và
 + Bỏ từ chị thứ 2
(- Sửa : Thay có được bằng hoàn thành được
Câu k.
- Sửa: hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
 Bài 2 
Các lỗi về câu rất đa dạng: 
- Sai về cách dùng từ
- Sai về ngữ pháp
- Sai về lô gíc
3. Bài tập bổ trợ về chữa lỗi câu sai 
 a. Thiếu CN
 b.Thiếu VN
 c.Viết lại: Xây dựng "Bia chiến thắng" để ghi nhớ trận đánh vào sân bay Trà Vinh.
HS nghe – hiểu vấn đề 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
 - HS làm bài tập bổ trợ.
- HS vận dụng kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi.
- Đoạn văn nghị luận xã hội không mắc lỗi diễn đạt lô gic..
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập sau đây:
Phiếu học tập số 1
Phát hiện lỗi lô-gíc trong các câu sau. Chữa lại các lỗi đó.
: HĐ chung: 
a.Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài văn tuyệt tác.
b.Nếu không tin bạn thì sao em lại cố tình không nói những bí mật của em.
c.Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào em cũng đi học muộn.
d.Trời đã bắt đầu tối nên em nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố.
Tham khảo cách chữa sau:
a.Tố Hữu là một nhà thơ lớn, ông đã để lại hàng trăm bài thơ tuyệt tác.
b.Vì không tin bạn nên em cố tình không nói những bí mật của em.
c.Tuy nhà rất xa trường nhưng hôm nào em cũng đi học đúng giờ.
d.Trời đã bắt đầu tối nhưng em vẫn nhìn rõ bạn Nam đang vẫy em ở đầu phố.
Phiếu học tập số 2
 HĐ chung: Những câu sau mắc lỗi lô-gíc nào? Hãy chữa lại các lỗi đó.
a.Em hứa sẽ học tốt các môn toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội khác.
b.Con thích mua xe hay xe đạp?
c.Trong việc học tập nói chung và lao động nói riêng, bạn Nam đều rất gương mẫu.
Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các từ ngữ cùng chức vụ ngữ pháp.
GV cho HS tham khảo cách chữa sau:
Em hứa sẽ học tốt các môn toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội.
Con thích mua xe máy hay xe đạp?
Trong cả việc học tập và lao động, bạn Nam đều rất gương mẫu.
HĐ cá nhân: 
Đọc lại các bài tập làm văn của em và phát hiện các lỗi lô-gíc. Chữa lại các lỗi đó (nếu có).
+ HS tự phát hiện các lỗi lô-gíc tương tự, phân tích và tìm cách chữa lỗi, nên ghi ra sổ riêng để tránh mắc lại lỗi này.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
GV yêu cầu HS về nhà làm 
+ Viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn không có lỗi sai lô- gic.
 Nhận biết và biết cách sửa các lỗi diến đạt thường mắc.
 - Tìm lỗi sai trong các bài kiểm tra.
 - Chuẩn bị: Tổng kết phần Văn
Bài tập 1: Chú ý đến mối quan hệ lô-gic giữa các vế câu.
a.nhà thơ lớn – bài văn tuyệt tác
b.Cặp quan hệ từ: nếu – thì
c.Cặp quan hệ từ: tuy – nhưng
d.Quan hệ từ: nên
Bài tập 2: 
a.quan hệ giữa: toán, lí, hoá và các môn khoa học xã hội
b.quan hệ giữa: xe hay xe đạp
c.quan hệ giữa: việc học tập nói chung và lao động nói riêng
HS phát hiện được các lỗi lô-gíc và biết cách sửa lại cho đúng.
Viết đoạn văn không có lỗi sai. 
HS thực hiện được yêu cầu.
_____________________________________________ 
Tuần 32
Tiết 126,127
 Ngày soạn: /4/2021
 Ngày dạy: /4/2021
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Thời gian thực hiện: (2 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- HS hiểu được một số khái niệm liên quan đến đọc – hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.
- Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.
- Có ý thức tự giác, tích cực, yêu thích văn học, thích tìm hiểu cảm thụ thơ.
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn nêu cảm nhận của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt, 
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
 GV cho HS xem vi deo về nhà tù Côn Đảo
 GV hát hoặc cho HS nghe bài hát Ông đồ được phổ nhạc từ bài thơ Ông đồ 
 - Kiểm tra bài cũ
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 Qua xem video , em hiểu gì về hoàn cảnh đất nước Việt Nam đầu thế kỉ XX?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 Đọc thuộc lòng 1 bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 8.
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
 - GV dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới ( Không thực hiện)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- Lập bảng thống kê các văn bản đã học.
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản đã học và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận xã hội và cảm thụ văn học. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ chung thực hiện yêu cầu trong SGK
- GV nêu vấn đề, yêu cầu và tổ chức cho HS thực hiện
Phần này giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo gợi ý sách giáo khoa, lập bảng thống kê theo mẫu.
GV yêu cầu 1 học sinh trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị của mình học sinh khác nhận xét. 
Giáo viên sửa chữa và chiếu đầy đủ lên bảng.
I. Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình
1. Lập bảng thông kê các văn bản văn học Việt Nam đã học và đọc thêm từ bài 15 lớp 8
Bảng thống kê.
Văn bản
Tác giả
Thể thơ
Giá trị nội dung 
Giá trị nghệ thuật
Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác
Phan Bội Châu
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng
- Giọng điệu hào hùng khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Bội Châu
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình tượng đẹp, ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn
- Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Thơ tám chữ
- Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng
Hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
Thơ song thất lục bát
- Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào
- Mượn chuyện xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Thơ tám chữ
- Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
- Bút pháp lãng mạn truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp, phép tương phản của nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Thơ năm chữ
- Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
- Bình dị, cô đọng, hàm súc, đối lập, tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, tả cảnh ...
Quê hương
Tế Hanh
Thơ tám chữ
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua những vần thơ bình dị mà gợi cảm. Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
- Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc và tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.
Khi con tu hú
Tố Hữu
Thơ lục bát
- Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
- Giọng thơ sôi nổi thuần khiết, tưởng tượng phong phú.
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó, làm CM và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
- Giọng thơ hóm hỉnh
- Vừa cổ điển vừa hiện tại.
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê, phong thái unng dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ tăm tối.
- Nhân hoá, điệp từ đối xứng và đói lập, câu hỏi tu từ.
Đi đường
Hồ chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
- ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc từ việc đi đường núi gọi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
- Điệp từ, tính đa nghĩa trong hình ảnh thơ.
2. Nhận xét sự khác biệt về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản bài 15,16 và bài 18,19
HS thảo luận theo bàn để hoàn thành phiếu học tập 1 
Tên văn bản
Tác giả
Nét khác biệt
Dự kiến sản phẩm.
Tên văn bản
Tác giả
Nét khác biệt
Đập đá ở Côn Lôn; Muốn làm thằng cuội; Hai chữ nước nhà.
- Phan Châu Trinh; Trần Tuấn Khải: nhà nho tinh thong Hán học
- Thơ cũ (đa số thơ Đường luật) hạn định số câu số chữ, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Thế Lữ; Vũ Đình Liên; Tế Hanh ( những trí thức mới mẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ( văn hoá Pháp )
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do.
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, tới thơ tự nhiên, bình dị giảm tính công thức, ước lệ (thơ mới)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
A. Nhớ rừng - Thế Lữ
B. Quê hương - Tế Hanh
C. Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh
D. Khi con tu hú -Tố Hữu
Câu 2: Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào? 
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 3: Chủ thể trữ tình của đoạn thơ trên là ai?
A. Người dân chài B. Tác giả
C. Chiếc thuyền D. Tác giả và người dân chài
Câu 4: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
A. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
B. Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
C. Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
D. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa của hai câu thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
A. Người dân chài thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả.
B. Người dân chài đầy vị mặn.
C. Người dân chài khoẻ mạnh, cường tráng.
D. Cả A và C.
Câu 6: Hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn trích trên như thế nào?
A. Hùng tráng, kì vĩ.
B. Lãng mạng, anh hùng,
C. Vừa chân thực, vừa lãng mạn.
D. Vừa chân thực, vừa hào hùng.
Câu 7: Hai câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Nói quá D. Hoán dụ
Câu 8: Đoạn thơ trên nói về cảnh gì?
A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
B. Cảnh đoàn thuyền trở về bến.
C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.
D. Cảnh đợi chờ thuyền trở về của người dân chài.
Câu 9: Cụm từ nào thể hiện tiếng lòng cảm tạ thiên nhiên của người dân chài chất phác, hồn hậu?
A. Ồn ào trên bến đỗ . B. Tấp nập đón ghe về
C. Nhờ ơn trời. D. Những con cá tươi ngon
Câu 10: Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?
A. Chài, bến, cá. B. Thuyền, chài, lưới.
C. Bến, cá, chất muối D. Biển, xa xăm, thớ vỏ.
* Đọc câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” và trả lời câu hỏi 11, 12.
Câu 11: Câu trên thuộc kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật B. Câu nghi vấn
C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến
Câu 12: Câu trên thuộc kiểu hành động nói nào?
A. Trình bày B. Bộc lộ cảm xúc
C. Hỏi D. Điều khiển
GV yêu cầu HS làm bài tập 2.
HĐ cá nhân: Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu trần thuật, câu cảm thán nêu cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng.
GV gợi ý:
- Tình yêu thiên nhiên của Bác, sự giao hoà với cảnh vật. Tình yêu trăng, vượt qua song sắt nhà tù hướng đến cái đẹp của của thiên nhiên vũ trụ.
- Tinh thần lạc quan, yêu đời của Bác; bất chấp mọi khó khăn, thiếu thốn ở chôn ngục tù.
- Chất chiến sĩ, chất thi sĩ hoà làm một trong con người Bác.
⟶ Bày tỏ sự thán phục, lòng kính yêu đối với vị lãnh tụ của dân tộc.
Sau khi HS thực hiện xong nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Viết đoạn văn cảm nhận đoạn thơ sau: 
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
HĐ cá nhân: Học sinh cảm nhận được:
 Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về làng quê miền biển thật cảm động... 
 Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông qua hình ảnh "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài... 
 Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước... 
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng viết văn cảm thụ văn học cho HS. 
Bài tập 1
 Đọc- hiểu. 
Bài tập 2
Bài tập 2
HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu về hình thức và nội dung.
Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác Hồ qua bài thơ Ngắm trăng:
Bài tập 3.
HS viết đoạn văn cảm nhận văn học 
+ Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ
+ Quê hương hiện lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi
+ Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê hương yêu dấu.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề 
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ chung cả lớp thực hiện yêu cầu: 
? Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một hình ảnh thơ mà em thích nhất?
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn và tổ chức cho HS thực hiện.
- HS suy nghĩ, trả lời
- Tổ chức cho HS trình bày, thảo luận và đánh giá
GV yêu cầu HS về nhà làm HĐ cá nhân: 
 Viết bài bài văn nghị luận văn học theo yêu cầu sau: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
GV gợi ý
a. Về kỹ năng
- Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. Ưu tiên, khích lệ những bài viết biết cách dùng thao tác so sánh giữa nguyên tác và bản dịch thơ.
- Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,...
b. Về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn được tác giả, tác phẩm.
* Thân bài: 
- Bài thơ lấy thi đề quen thuộc – ngắm trăng song ở đây, nhân vật trữ tình lại ngắm trăng trong hoàn cảnh tù ngục.
- Hai câu đầu diễn tả sự bối rối của người tù vì cảnh đẹp mà không có rượu và hoa để thưởng trăng được trọn vẹn. Đó là sự bối rối rất nghệ sĩ.
- Hai câu sau diễn tả cảnh ngắm trăng. Ở đó có sự giao hòa tuyệt diệu giữa con người và thiên nhiên. Trong khoảnh khắc thăng hoa ấy, nhân vật trữ tình không còn là tù nhân mà là một "thi gia" đang say sưa thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Bài thơ thể hiện một tâm hồn giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên nhưng xét đến cùng, tâm hồn ấy là kết quả của một bản lĩnh phi thường, một phong thái ung dung tự tại, có thể vượt lên trên cảnh ngộ tù đày để rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó cũng là biểu hiện của một tinh thần lạc quan, luôn hướng tới sự sống và ánh sáng.
HS làm bài xong, GV thu và chấm bài, trả bài và nhận xét, rút kinh nghiệm về kĩ năng làm văn cho HS. 
Hướng dẫn về nhà.
- Tìm đọc một số bài thơ trong phong trào thơ mới. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
- Tiếp tục ôn tập lại kiến thức về các văn bản thơ theo các câu hỏi trong SGK.
HS viết được đoạn văn cảm nhận về một hình ảnh thơ.
Viết bài văn nghị luận văn học.
- HS ghi nhớ để thực hiện
 _______________________________________________
Tuần 32
Tiết 128
 Ngày soạn: /4/2021
 Ngày dạy: /4/2021
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
- HS có ý thức ôn tập, tích cực học tập bộ môn.
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn có sử dụng các kiểu câu theo mục đích nói và lựa chọn trật tự từ phù hợp có sắc thái khác nhau.
c. Nói và nghe.
 	- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn .
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm , biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
 	- Năng lực tạo lập văn bản
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp tiếng Việt, 
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập, đề kiểm tra.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- Gv cho HS nghe bài hát Em yêu trường em và tìm câu nghi vấn , câu cảm thán có trong bài hát.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV cho HS nghe và có kết hợp chiếu lời .
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - HS lắng nghe và phát hiện.
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
 - GV dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Không hoạt động)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ câu hỏi và bài tập và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
GV yêu cầu HS làm phiếu học tập sau:
Phiếu học tập số 3
Em hãy nhắc lại những kiểu câu chúng ta đã học ở học kì II ?
Em hãy nhắc lại đặc điểm về hính thức và mục đích của các kiểu câu đó ?
Gv bổ sung 
Đọc kĩ những câu ở mục I1 và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số những kiểu câu đã học ?
HĐ cá nhân: 
 Dựa vào nội dung câu 2 trong bài tập 1, hãy đặt 1 câu nghi vấn ? (Gợi ý học sinh thêm từ để hỏi hoặc đặt điểm hỏi vào những từ ngữ khác nhau nhưng phù hợp để hỏi của câu trần thuật.
HĐ cá nhân: 
 Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay đẹp ?
 GV cho học sinh đặt những câu cảm thán khác nhau.
HS đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_32.doc