Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3+4 - Huỳnh Xuân Nhi

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3+4 - Huỳnh Xuân Nhi

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1, Kiến thức

- Vận dụng các kiến thức văn hoá vào Tiếng Việt (xây dựng đoạn văn) để làm bài, biết kết hợp giữa các phương thức: Kể – tả - bộc lộc cảm xúc.

2.Kỹ năng

- Giúp HS qua những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong lúc làm bài, có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân, để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm sửa chửa khuyết điểm.

- Thông qua tiết học rèn cho HS kỹ năng diễn đạt, trình bày.

3. Thái độ

Thực hiện tốt việc lên lớp

Thực hiện tốt chuẩn đạo đức tác phong

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- ĐỀ

2. Học sinh

- Giấy ghi bài

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẠO

1. Kiểm tra kiến thức cũ

2. Thực hiện kiến thức mới

 -Giáo viên ghi đề lên bảng

 + Đề ra :

 Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học

 - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu chính của bài văn

- Kiểu bài: tự sự

- Nội dung đề bài: kỷ niệm ngày đầu tiên đi học

-Những điều cần tránh: + Chép văn mẫu máy móc

 + Diễn đạt lủng củng, viết sai nhiều, dùng từ chưa chuẩn mực (không nên lạm dụng từ địa phương)

- Những điều cần đạt được: + Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc người HS làm rõ dòng kỷ niệm chính bản thân mình ngày đầu tiên đến trường.

 + Văn viết trôi chảy, câu đủ thành phần, từ dùng chuẩn mực

+ HS có thể kể theo trình tự tác phẩm của buổi tựu trường:

Tâm trạng, cảm giác trên con đường cùng mẹ đến trường

Tâm trạng, cảm giác khi nhìn ngôi trường

Tâm trạng, cảm giác khi ngồi vào chổ đón nhận giờ học đầu tiên

-Giáo viên theo dõi học sinh làm bài

3. Củng cố

-Thu bài-dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài mới

4. Hướng dẫn về nhà

Chuẩn bị bài Lão Hạc

 

docx 24 trang thucuc 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 3+4 - Huỳnh Xuân Nhi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 	
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
	TIẾT 9
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại- cốt truyện nhân vật, sự kiện trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ”.
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng tóm tắt văn bản truyện .Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- HS có lòng tự hào, ý thức xây dựng XHCN, biết phản kháng đúng với hoàn cảnh để bảo vệ chân lí, lẽ phải.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn.
2. Học sinh
Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra kiến thức cũ
? Phân tích tâm trạng của bé Hồng khi nằm trong lòng mẹ.
2: Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
HĐ1: HD tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
GV treo bức chân dung tác giả lên bảng.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả?
HS: Trả lời
- Yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt ý và mở rộng:
- Về hoạt động báo chí ông được coi là “ một nhà văn ngôn luận xuất sắc trong phái nhà nho.”
- Về sáng tác văn học là cây bút phóng sự và là nhà tiểu thuyết nổi tiếng 
=> là nhà văn của ND
GV: Tác phẩm gồm 26 chương kể về: Nỗi thống khổ cùng cực của người nông dân VN dưới chế độ nửa phong kiến, nửa thuôc địa.
? Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” nằm ở chương nào của tác phẩm?
HS: Trả lời 
- GV tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn” cho học sinh nắm được nội dung của tác phẩm. Và nhấn mạnh đoạn trích đoạn trích là chương 18 của tác phẩm.
? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản? Nhân vật chính?
HS: Trình bày
HD đọc: Chú ý không khí khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu, đoạn cuối bi hài, sảng khoái.
GV đọc mẫu – gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau – HS khác nhận xét.
Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
HS: P1: Từ đầu -> “hay không”:Tình cảnh gia đình chị Dậu.
 P2: còn lại: Tình thế tức nước vỡ bờ
* GV yêu cầu hs tóm tắt đoạn trích.
I/ TÌM HIỂU CHUNG.
 1. Tác giả
- Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954)
 - Quê ở Bắc Ninh (nay thuộc HN)
- Là nhà văn, nhà báo, học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, khảo cổ.
- Được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT ( 1996)
2/ Tác phẩm:
a. Xuất xứ
 Văn bản “ Tưc nước vỡ bờ” là chương XVIII của tác phẩm.
b. Phương thức biểu đạt
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
3. HD Đọc:
4. Bố cục: 2 phần
5. Tóm tắt văn bản: Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo, chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các “ông” tha cho chồng “cháu”. Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: “Mày trói chồng bà, bà cho mày xem” và quật ngã cả hai tên tay sai.
HĐ2 TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN.
? Em có nhận xét gì về tình hình sức khoẻ của anh Dậu?
 ?Chị Dậu chăm sóc chồng như thế nào? Em có nhận xét gì về chị Dậu?
HS: Trình bày
? Không khí trong làng lúc này như thế nào? Câu văn nào chứa đựng điều đó?
HS: Trả lời
? Tình cảm của gia đình, xóm làng ra sao?
? Biện pháp NT gì được sử dụng ở đây? 
HS: Tương phản giữa không khí bên ngoài với tình cảm trong nhà.
? Trước sự căng thắng ấy chị Dậu có tâm trạng như thế nào?
HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về tình cảnh của chị Dậu?
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1.Nhân vật chị Dậu.
- Anh Dậu mới tỉnh, rất yếu.
- Không khí: căng thẳng, đầy sự đe doạ>< sự tình nghĩa của xóm làng, gia đình.
- Chị Dậu lo lắng, tìm cách bảo vệ chồng.
-> thê thảm đáng thương và nguy cấp.
3. Củng cố kiến thức
- Nhăc lại về nhà văn Ngô Tất Tố cùng tác phẩm Tắt đèn
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
-Đọc lại Tức nước vỡ bờ, tìm hiều sự phản kháng của chị Dậu
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3 	
TỨC NƯỚC VỠ BỜ (TT)
TIẾT 10
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức
- Qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; Cảm nhận được các quy luật của hiện thực, có áp bức có đấu tranh, thấy được vẽ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả
2. Kĩ năng
 Đọc và phân tích tâm lí diễn biến nhân vật Chị Dậu
3. Thái độ
- HS có lòng tự hào, ý thức xây dựng XHCN, biết phản kháng đúng với hoàn cảnh để bảo vệ chân lí, lẽ phải.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV: - Hình ảnh nhân vật chị Dậu – Giáo án
2. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra kiến thức cũ
- Nêu sơ lược về tác giả Ngô Tất Tố
2. Gỉang kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1: TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN.
HS: Nhân vật Cai Lệ
? Khái quát vài nét về nhân vật Cai Lệ qua những chi tiết tiêu biểu:
Nghề nghiệp?
Lời nói?
Hành động?
? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả?
HS:Trình bày
? 
Qua đó hãy nhận xét về tính cách của tên cai lệ?
HS: Tàn bạo, không còn nhân tính
? Qua nét tính cách đó, em có thể liên tưởng nhân vật Cai lệ là hiện thân cho đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
Bình –LH: Cai lệ là n/v tiêu biểu trọn vẹn nhất của bọn tay sai, là công cụ đắc lực nhất cho xã hội tàn bạo ấy.Trong bộ máy thống trị của XH đương thời hắn chỉ là một tên mạt hạng,hắn hung dữ và sẵn sàng gây tội ác mà ko hề chùn tay 
? Trước uy vũ của tên cai lệ CD đã ứng xử như thế nào? 
HS: Trình bày
? Mục đích của cách ứng xử ấy là gì?
HS: Trả lời
? Qua đó ta hiểu được gì về tâm lí của người NDVN dưới chế độ áp bức lúc bấy giờ.?
 Bình chốt: Đó là tâm lí chung của người dân: an phận, cam chịu,mong được mọi người thg xót cho cái hoàn cảch éo le của mình .Mặc dù CD đã cố van xin tha thiết thế nhưng tên CL ko thèm nghe chị lấy nữa lời mà còn rat ay với chị 
? Sau khi bị Cai Lệ hò hét, doạ nạt và bị bịch mấy bịch vào ngực chịDậu đã thay đổi thái độ ra sao?
HS: Phát hiện, trình bày
? Ban đầu chị dùng gì để đối phó với hắn ?Tìm câu văn thể hiện điều đó?
? Nhận xét gì về cách xưng hô? Vai xã hội thay đổi báo hiệu điều gì?
HS: Trao đổi, trình bày
? Hành động tiếp theo của CL? Sự phản kháng cuả CD lúc này?
HS: Trả lời
? Lời xưng hô và câu nói của chị biểu hiện điều gì?
GV giảng:Đo là cáh xưng hô hết sức đanh đá của người PN bình dân thể hiện sự căm giận và khinh bỉ tột độ 
Tích hợp: - Hội thoại.
 - Dùng một số câu thành ngữ để minh hoạ cho tâm trạng chị lúc này?
HS: Cây muốn lặng, gió chẳng đừng.
 Lửa đổ thêm dầu.
 Con giun xéo lắm cũng quằn.
? Hãy mô tả các hành động sau đó của CD đối với cà hai tên CL và người nhà lí trưởng? Từ những hành động ấy thể hiện được chủ đề gì của văn bản?
HS: Trả lời
? Theo em, do đâu mà chị lại có sức mạnh phi thường đến thế?
HS: Trả lời
? Em có nhận xét gì về nhân vật này?
HS: Trình bày
Bình – liên hệ: Chị Dậu là hình ảnh của người PNVN không chịu khuất phục,có một sức sống mạnh mẽ,một tinh thần phản kháng tiềm tàng 
? Cảm nhận của em về vẻ đẹp của người PN NDVN?
Bình – chốt: Phẩm chất tốt đẹp của người PNVN được NTT khắc hoạ sinh động qua ngòi bút hiện thực.
? Qua sự phản kháng ấy, ta nhận ra quy luật tất yếu nào của XH?
 GV chốt ý- mở rộng : Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ là con đường đấu tranh -> Cuộc cách mạng tháng tám thành công của nước ta
HOẠT ĐỘNG 2: HD TỔNG KẾT 
Yêu cầu HS thảo luận để tìm ra nghệ thuật nổi bật của văn bản. 
HS: Trao đổi, trình bày
Cho HS đọc mục ghi nhớ 
GV:Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ”, NTT đã thể hiện được tư tưởng gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật chị Dậu
2. Nhân vật Cai Lệ và tình huống “ tức nước vỡ bờ”
a. Nhân vật Cai Lệ.
- Là tay sai chuyên nghiệp đánh trói người là nghề của hắn.
- Sầm sập tiến vào, gõ đầu roi, thét, trợn ngược hai mắt quát, hầm hè, đánh chị Dậu, trói anh Dậu.
-> Kết hợp giữa hành động, lời nói, cử chỉ.
-> Tàn bạo, không còn nhân tính.
=> Là hiện thân của XH nửa TDPK bất nhân.
b. Sự đối phó của chị Dậu..
- Cố van xin tha thiết: gọi ông xưng cháu.
-> bảo vệ chồng.
=> Chịu đựng,
mong được thương xót.
 Bị đánh -> cự lại.
* Lí lẽ: “ chồng tôi ....hành hạ”
-> vai ngang hàng: Lời cảnh báo cho sự bùng nổ.
- Nghiến răng, thách thức: “ mày trói mày xem”
-> Căm hờn tột độ, xem thường kẻ độc ác.
* Hành động: Túm cổ, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào.
-> Tức nước vỡ bờ.
-> sức mạnh của tình yêu thương chồng con , sự căm thù cao độ XH nửa TDPK.
-> Vẻ đẹp tâm hồn , sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
=> Quy luật: có áp bức có đấu tranh.
III. Tổng kết
1 Nghệ thuật
- Khắc hoạ nhân vật qua lời nói, hành động, cử chỉ.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ miêu tả, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố bài giảng
? Suy nghĩ của em về lời can ngăn của anh Dậu sau khi chị Dậu đã hạ đo ván hai tên Cai Lệ và người nha Lý trưởng 
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
Chuẩn bị bài viết
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 3	
BÀI VIẾT SỐ 1
 TIẾT 11 – 12
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1, Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức văn hoá vào Tiếng Việt (xây dựng đoạn văn) để làm bài, biết kết hợp giữa các phương thức: Kể – tả - bộc lộc cảm xúc.
2.Kỹ năng
- Giúp HS qua những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong lúc làm bài, có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân, để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm sửa chửa khuyết điểm. 
- Thông qua tiết học rèn cho HS kỹ năng diễn đạt, trình bày.
3. Thái độ
Thực hiện tốt việc lên lớp
Thực hiện tốt chuẩn đạo đức tác phong
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- ĐỀ
2. Học sinh
- Giấy ghi bài 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẠO
1. Kiểm tra kiến thức cũ
2. Thực hiện kiến thức mới
 -Giáo viên ghi đề lên bảng
 + Đề ra :
 Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học
 - GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu chính của bài văn
- Kiểu bài: tự sự
- Nội dung đề bài: kỷ niệm ngày đầu tiên đi học 
-Những điều cần tránh:	 + Chép văn mẫu máy móc	
 + Diễn đạt lủng củng, viết sai nhiều, dùng từ chưa chuẩn mực (không nên lạm dụng từ địa phương) 
- Những điều cần đạt được: + Kết hợp kể, tả, bộc lộ cảm xúc người HS làm rõ dòng kỷ niệm chính bản thân mình ngày đầu tiên đến trường.
	+ Văn viết trôi chảy, câu đủ thành phần, từ dùng chuẩn mực
+ HS có thể kể theo trình tự tác phẩm của buổi tựu trường: 
Tâm trạng, cảm giác trên con đường cùng mẹ đến trường
Tâm trạng, cảm giác khi nhìn ngôi trường
Tâm trạng, cảm giác khi ngồi vào chổ đón nhận giờ học đầu tiên
-Giáo viên theo dõi học sinh làm bài
3. Củng cố
-Thu bài-dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài mới
4. Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài Lão Hạc
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 	
LÃO HẠC
 (Nam Cao)
TIẾT 13
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1/ Kiến thức: 
 - Cốt truyện, Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- Giáo dục tinh thần yêu mến , quý trọng những người lao động , quý trọng phẩm giá nhân cách con người .
- Biết yêu thương quý trọng con người đặc biệt là người nghèo khổ.
B. CHUẨN BỊ 
Gv :Ảnh chân dung Nam Cao .
HS :Đọc toàn truyện ngắn , tóm tắt nội dung truyện .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Kiểm tra kiến thức cũ
? Quy luật có áp bức, có đấu tranh, tức nước vỡ bờ trong đoạn trích được thể hiện ntn?
GV gọi HS lên bảng trả lời, nhận xét, cho điểm.
2: Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS: TÌM HIỂU CHUNG
-GV: Cho HS đọc phần chú thích.
? Qua phần chú thích em hãy sơ lược vài nét về tác giả?
HS: Trả lời
GV nhấn mạnh – mở rộng
- Đề tài : Viết về người nông dân trước CMT8 , người trí thức sống mòn mỏi, bế tắc.
- Phong cách : Tấm lòng nhân ái, thông cảm sâu sắc với số phận những người nông dân cùng khổ.
- Sự nghiệp : Là cây bút nổi tiếng trước CMT8
? Em hiểu gì về tác phẩm Lão Hạc và một số tác phẩm khác của Nam Cao?
Nhấn mạnh : Các tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao : Chí Phèo, Sống mòn, Trăng sáng tác phẩm Lão Hạc được Nam Cao lấy từ chân dung những người lao động trong làng để xây dựng.
- GV - HD cách đọc : Chú ý diễn tả sắc thái, giọng điệu nhân vật sao cho phù hợp :
	Ông giáo : Suy tư, cảm thông.
	Lão Hạc : Đau đớn, giải bày 
-GV : Đọc mẫu -> Gọi HS đọc nối tiếp.
	Kiểm tra từ khó của HS
G? VB có thể chia làm mấy phần ? ND từng phần ?
H: P1: Từ đầu ... “ làm gì đc đâu”:
Tâm trạng của Lão Hạc trước khi bán chó.
P2: Tiếp theo... “ngày một thêm đáng buồn” : tâm trạng của LH sau khi bán chó.
P3: còn lại:Cái chết của LH.
? Em hãy tóm lược nội dung đoạn trích?
I/ TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả
- Nam Cao ( 1915 – 1951)
- Tên khai sinh: Trần Hữu Trí.
- Quê: Hà Nam
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc
- Chuyên viết về đề tài nông dân , tri thức nghèo.
- Được giải thưởng HCM về VHNT( 1996)
2. Tác phẩm .
a. Xuất xứ: “ Lão Hạc” (1943) là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân
b/ Đọc – từ khó
3. Bố cục: 3 phần
: P1: Từ đầu ... “ làm gì đc đâu”:
Tâm trạng của Lão Hạc trước khi bán chó.
P2: Tiếp theo... “ngày một thêm đáng buồn” : tâm trạng của LH sau khi bán chó.
P3: còn lại:Cái chết của LH.
4/ Tóm tắt đoạn trích
Ở quê nhà, cuộc sống ngày càng khó khăn. Lão Hạc bị một trận ốm khủng khiếp, sau đó không kiếm ra việc làm, lão phải bán con Vàng dù rất đau đớn. Tiền bán chó và số tiền dành dụm được lâu nay, lão gửi ông giáo nhờ lo việc ma chay khi lão nằm xuống. Lão còn nhờ ông giáo trông nom và giữ hộ mảnh vườn cho con trai sau này. Lão quyết không đụng đến một đồng nào trong số tiền dành dụm đó nên sống lay lắt bằng rau cỏ cho qua ngày. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để đánh bả con chó lạ hay sang vườn nhà mình. Mọi người, nhất là ông giáo đều rất buồn khi nghe chuyện này. Chỉ đến khi lão Hạc chết một cách đột ngột và dữ dội, ông giáo mới hiểu ra. Cả làng không ai hay vì sao lão chết chỉ trừ có ông giáo và Binh Tư.
HOẠT ĐỘNG 2: HD TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
? Xác định nhân vật trung tâm? Đoạn trích mở đầu kể điều gì về Lão Hạc?
? Vì sao Lão Hạc rất yêu quý “cậu Vàng”?
- HS : Là người bạn thân thiết,là kỉ vật của đứa con trai để lạ-> rất yêu quý.
? Tại sao lão rất yêu quý “cậu Vàng” mà vẫn phải bán cậu?
HS : Sau trận ốm cuộc sống Lão Hạc khó khăn, không còn gì ăn nữa.
? Kể lại sự việc đó với ông giáo, Lão Hạc có bộ dạng như thế nào?
HS: Trình bày
? Để lột tả được tâm trạng của Lão Hạc, tác giả đã sử dụng những kiểu từ gì ?
HS: Trả lời
? Sử dụng từ láy gợi hình, gợi thanh tác giả đã làm rõ, khắc hoạ được phương diện nào của nhân vật lão Hạc?
HS: Trao đổi, trình bày
? Từ ngoại hình, em cảm nhận được gì về tâm trạng lão Hạc Lúc bấy giờ?
? Sự ân hận, day dứt của lão Hạc còn được thể hiện qua lời lẽ nào của Lão?
- HS : “Thì ra lừa nó”
? Em hiểu gì về lão Hạc khi lão nói “Kiếp con chó ”?
Gợi ý : Cách ví von, so sánh kiếp người với kiếp chó cho thấy tâm trạng gì của Lão Hạc trước thực tại.
- HS : Sự bất lực sâu sắc trước thực tại.
? Qua việc lão Hạc bán cậu Vàng em thấy lão Hạc là người như thế nào?
HS: Trả lời
Bình : Không chỉ tình nghĩa, thuỷ chung mà ở lão Hạc còn toát lên lòng thương con của người cha nghèo khổ 
Cách nói chuyện suy ngẫm của lão Hạc là cái tài tình trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao. Vừa chuyển mạch bán chó -> chuyện lão Hạc nhờ cậy ông giáo 
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1 / Nhân vật Lão Hạc.
 a. Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
- Cố vui, cười như mếu, mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, ép nước mắt chảy ra, mếu máo, hu hu khóc.
-> Từ láy gợi hình, gợi thanh.
-> miêu tả ngoại hình để thể hiện nội tâm.
=> Vô cùng đau đớn, xót xa, ân hận, day dứt.
=> Sống tình nghĩa, thuỷ chung, trung thực.
3. Củng cố bài giảng
- Tóm lược sơ nét về tác giả Nam Cao và nhân vật Lão Hạc
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
Đọc lại văn bản Lão Hạc. Tìm hiểu nguyên nhân cái chết của Lão Hạc
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 	
LÃO HẠC (TT)
 (Nam Cao)
TIẾT 14
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 1/ Kiến thức: 
 - Cốt truyện, Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc diễn cảm, hiểu tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
 - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
B. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên
- SGK, SGV, bài soạn Ngữ văn 8.
2. Học sinh
SGK; Vở ghi
C. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Kiểm tra bài cũ
? Quy luật có áp bức, có đấu tranh, tức nước vỡ bờ trong đoạn trích được thể hiện ntn?
GV gọi HS lên bảng trả lời, nhận xét, cho điểm
 2. Giảng kiến thức mới
GV: giới thiệu phần tiếp theo 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CÁI CHẾT LÃO HẠC
? Nam Cao mô tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
- HS: trả lời
? Đó là cái chết như thế nào đối với Binh Tư, ông Giáo và tất cả mọi người?
HS: Trình bày
GV giảng: Cái chết của LH đã phải làm cho ông giáo giật mình mà suy ngẫm về cuộc đời Cuộc đời ko có gì là đáng buồn bởi còn có con người đáng quí như lão Hạc.Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa:con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà ko được sống.
? Theo em tại sao lão Hạc lại chọn cho mình cái chết dữ dội, đau đớn như vậy?
? Sâu xa hơn là cái chết của lão Hạc xuất phát từ những nguyên nhân nào?
HS: Trả lời
Bình: Đến đây ta đã hiểu được lão Hạc đã chuẩn bị âm thầm cho cái chết của mình.
? Lão Hạc chết vì ăn bã chó có ý nghĩa gì?
HS: tự trừng phạt mình và giải toả nỗi day dứt.
? Qua đó sức tố cáo được thể hiện ở đây là gì?
? Ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
HS: tố cáo XH tăm tối đã đẩy con người đến bước đường cùng. Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người nông dân.
LH: Binh Tư, Binh Chức, Chí Phèo -> thân phận người nông dân trong XH cũ.
Chuyển y: Ngoài nhân vật lão Hạc ra 
? Thái độ, cách cư xử của ông giáo đối với Lão Hạc được bộc lộ như thế nào trong tác phẩm?
HS: Trình bày vắn tắt theo tiến trình phát triển của truyện.
? ông giáo là người như thế nào?
? ông giáo là người luôn bộc lộ quan niệm, cái nhìn về cuộc đời về con người, tìm những câu văn thể hiện điều ấy?
HS: câu văn: “ chao ôi buồn”, “ không cuộc đời ”
? Em hiểu câu trên như thế nào?
? Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
Bình: Thấy được thái độ của Nam Cao đối với người nông dân.
HOẠT ĐỘNG 3 TỔNG KẾT
Thảo luận:
Em có nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
 Việc xây dựng nhân vật của tác giả có gì đặc sắc?
HS: Trao đổi, trình bày
Ghi nhớ SGK
G? Ý nghĩa văn bản? 
GV: Cho HS đọc mục ghi nhớ sgk
GV: chốt lại những ý chính
 I. TÌM HIỂU CHUNG
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1 / Nhân vật Lão Hạc.
 a. Tâm trạng của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng
b. Cái chết của Lão Hạc
* Trước khi chết:
- Lão gửi ông Giáo ba sào vườn, tiền làm ma.
- Giữ vườn cho con, không muốn gây phiền hà cho hàng xóm. 
-> Cẩn thận, chu đáo, thương con sâu sắc, giàu lòng tự trọng.
* Khi chết:
- Lão tru tréo, mắt long sòng sọc, bọt mép sùi ra, chốc cái.
-> cái chết vật vã ,đau đớn, dữ dội.
* Nguyên nhân:
- Giải thoát khỏi cảnh túng quẫn, đói nghèo.
- Bảo toàn vốn liếng -> dành tương lai cho con.
- Không để cái đói đẩy mình vào con đường tha hoa, biến chất -> giữ trọn vẹn lòng tự trọng
- Giải toả nỗi day dứt “ vì trót lừa một con chó”
=> Tố cáo xã hội thối nát, đề cao phẩm chất con người.
2.Nhân vật ông Giáo
- Là tri thức nghèo nhưng nhân hậu, có tự trọng, thông cảm, thương xót, kính trọng Lão Hạc.
- Suy nghĩ về cuộc đời, con người
-> sâu sắc => nhân ái.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Kể theo ngôi thứ nhất, dẫn dắt truyện tự nhiên linh hoạt.
- Kết hợp kể + miêu tả+ biểu cảm + triết lí sâu sắc.
- Khắc hoạ nhân vật tài tình:miêu tả tâm lí, ngoại hình; ngôn ngữ sinh động, giàu tính gợi hình, gợi cảm.
2. Nội dung
Ghi nhớ sgkT48
* ý nghĩa văn bản
 Thể hiện phẩm giá của ng nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
 * 
3: Củng cố kiến thức
Nhắc lại về cái chết của Lão Hạc
4. Hướng dẫn ôn tập ở nhà
Tập viết đoạn văn: Phân tích nhân vật Lão Hạc
– Chuẩn bị bài mới.
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 	
TỪ TƯỢNG HÌNH – TỪ TƯỢNG THANH
TIẾT 15
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	1. Kiến thức : 
	- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
	- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
	2. Kỹ năng : 
	- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn 
miêu tả.
	- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh 
nói, viết.
	3. Thái độ 
 Sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong giao tiếp một cách có hiệu quả.	 
B/ CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ.
	- HS : 
	+ Đọc và tìm hiểu bài trước 
C. TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Kiểm tra bài cũ
? Cái chết của Lão Hạc được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào
2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HD1. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
-GV yêu cầu HS đọc đoạn văn sgk.
 Tích hợp: Đoạn trích có mấy đoạn? Dựa vào dấu hiệu nào mà em biết?
HS: Trả lời.
? Đoạn văn được trích từ văn bản nào? Nội dung của đoạn trích?
HS:-Trích từ văn bản “ Lão Hạc”
- Tâm trạng của Lão Hạc khi kể cho ông giáo nghe về chuyện bán cậu vàng -> đau đớn, ân hận, xót xa.
- Thái độ của cậu vàng khi bị LH bán.
- Hình ảnh LH khi tự tử bằng bã chó.
? Để gợi lên hình ảnh ấy, tác giả đã sử dụng những từ ngữ in đậm, hãy liệt kê những từ ngữ ấy?
HS: Liệt kê
? Hãy cho biết trong các từ ngữ ấy, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái?
HS: Trả lời
? Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? Đặt câu với từ vừa tìm được?
HS: Trả lời, lấy ví dụ, đặt câu.
? Những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
HS liệt kê:
GVChốt: 
? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? Đặt câu ?
HS: Trả lời, lấy ví dụ, đặt câu.
 * Lưu ý: Từ sòng sọc tuỳ theo văn cảnh nó có thể là:
- Từ tượng hình. VD: Hai mắt long sòng sọc.
- Là từ tượng thanh VD: Lão ho sòng sọc
? Công dụng của tử tượng hình tượng thanh là gì
I/ Đặc điểm, công dụng
VD: 
NX:
- Những từ: móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, sòng sọc -> Từ tượng hình
>Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
VD: thướt tha, thập thò
- Những từ: hu hu, ư ử -> từ tượng thanh
 -> Tư tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên con người
 VD: róc rách, sột soạt
=>Công dụng 
- Gợi hình ảnh,
- âm thanh cụ thể, sinh động 
-> có giá trị biểu cảm cao.
- Thường sử dụng trong văn miêu tả, tự sự.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 
BT1 
 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thực hiện BT tại chỗ
Nhận xét và chốt ý.
BT2 :Từ tượng hình gợi tả dáng đi: đủng đỉnh, chầm chậm,liêu xiêu, 
rón rén, nhanh nhẹn, lật đật. 
BT 3
 - Hs xác định yêu cầu của bài tập.
Thảo luận nhóm và thực hiện bài tập. 
HS Nhận xét – GV chỉnh sửa
BT4: Hướng dẫn về nhà
Đặt câu với cái từ đã cho. 
II. LUYỆN TẬP.
BT1 Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh:
Soàn soạt, bịch, bốp, lẻo khẻo, chỏng quèo, rón rén.
BT2 :Từ tượng hình gợi tả dáng đi: đủng đỉnh, chầm chậm,liêu xiêu, 
rón rén, nhanh nhẹn, lật đật. 
BT3 Giải thích nghĩa các từ:
ha hả: cười to, khoái chí.
Hì hì: cười đằng mũi, thích thú, vẻ hiền lành.
Hô hố: cười to, thô lỗ, gây khó chịu cho người khác.
Hơ hớ: cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn.
Bài tập 4
- Em bé khóc nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào đã lấm tấm nhữnh nụ hoa.
- Mưa rơi lộp bộp trên những tầu lá cọ.
3: Củng cố kiến thức
? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh?
? Từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự
4. Hướng dẫn học tập ở nhà 
- Làm bài tập số 4
Soạn bài: Liên kết đoạn văn trong văn bản
D. RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 4 	
LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
TIẾT 16
Ngày dạy
Lớp
Tiết
Tên HS vắng
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
	1. Kiến thức : 
	- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và 
câu nối).
	- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
	2. Kỹ năng : 
Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
	3. Thái độ : 
Có ý thức trong việc sử dụng các cách liên kết đoạn văn trong việc tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ :
	- GV : Sgk + giáo án + bảng phụ (đoạn văn KTBC).
	- HS : Đọc và tìm hiểu bài trước + Sgk
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ : 
	Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ
	Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ
	2. Giảng kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1.HDHS TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN:
- Đọc vd 1 (SGK).
H: Hai đoạn văn trên có mối quan hệ gì không? Tại sao ?
- Đọc vd 2 (SGK) 
H: So với vd 1 ở vd 2 có gì khác ?
H: Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
H:Từ đó em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
 (GV chuyển ý)
HĐ2.HDHS TÌM HIỂU CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN:
- Y/c hs đọc 2 đoạn văn sgk.
H:Hai đoạn văn trên có liết kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ văn học, đó là những khâu nào?
H: Hai khâu này được xây dựng thành 2 đoạn văn, em hãy tìm những từ ngữ liên kết 2 đoạn văn trên?
H: Những từ ngữ này tạo quan hệgì ?
H: Em hãy kể một số phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê ?
- HS đọc vd b (51).
H: Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên ?
H: Tìm từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn?
H: Tìm thêm các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập ?
- HS đọc vd I.2(50-51)
H:Từ “đó” thuộc từ loại nào? “Trước đó” là khi nào?
- HS đọc 2 đoạn văn d- vd tr 52.
H:Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn?
H: Tìm từ ngữ liên kết 2 đoạn văn?
H: Vậy: về từ ngữ, ta có thể dùng từ loại nào làm phương tiện liên kết?
- Chuyển ý: 
- HS đọc vd (SGK-53).
TÌM HIỂU DÙNG CÂU ĐỀ LIÊN KẾT
H:Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
H: Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
GV: Như vậy ngoài các phương tiện liên kết bằng từ ngữ, ta còn có thể dùng câu để nối ý hai đoạn văn.
H: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác ta cần làm gì?Có những phương tiện liên kết nào?
- HS đọc ghi nhớ (SGK- 53).
HĐ3.HDHS LUYỆN TẬP:
- Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập?
- HS làm bài, nhận xét.
- GV sửa chữa, bổ sung.
- Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi 3 em lên bảng giải.
HS nhận xét. GV kết luận.
 Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu, làm bài.
- GV hướng dẫn hs viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết(ở nhà)
I.TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN:
1. Ví dụ:
*VD1: Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường Mĩ Lí -> không có sự gắn kết với nhau.
- Đoạn 1: tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong buổi tựu trường.
- Đoạn 2: nêu cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường.
*VD2: Có thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm”.
- Cụm từ :"trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa về thời gian, tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn trước -> tạo sự gắn kết chặt chẽ 2 đoạn văn, làm cho 2 đoạn văn liền mạch.
->vậy cụm từ “Trước đó mấy hôm” chính là phương tiện liên kết 2 đoạn văn.
2. Nhận xét:
- Liên kết đoạn văn làm cho các đoạn văn có sự gắn kết chặt chẽ, mạch lạc.
II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN:
1. Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn.
Ví dụ: SGK
+ Nhận xét:
a) 2 khâu: tìm hiểu, cảm thụ.
- Từ ngữ liên kết: bắt đầu, sau.
=> Quan hệ liệt kê:
- Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
b) Quan hệ đối lập :
- “ Nhưng”
- Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song , thế mà.
c. Chỉ từ: đó, ấy=> trước đó chỉ t/g đã xẩy ra sự việc. 
- Đại từ, chỉ, quan hệ từ-> đc dùng làm phượng tiện liên kết.
d. Hai đoạn văn có ý nghĩa tổng kết, khái quát.
- Từ liên kết: “ nói tóm lại”.
=> có thể dùng quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, từ có ý nghĩa tổng kết, khái quát-> phương tiện liên kết.
2. Dùng câu để liên kết\:
* Ví dụ SGK
+Nhận xét:
- Câu: “ái dà, lại còn chuyện đi học nữa đấy”.
-> liên kết 2 đoạn văn.
- Vì nó nối ý giữa 2 đoạn văn ->(đi học)
3. Ghi nhớ(SGK) T53.
III. Luyện tâp:
1. Bài 1: Tìm từ ngữ liên kết , chỉ quan hệ ý nghĩa của nó.
a. nói như vậy -> ý nghĩa tổng quát, khái quát.
b. thế mà-> quan hệ đối lập.
c. “cũng”-> nối đoạn 1 với đoạn 2-> liệt kê.
“tuy nhiên”-> nối đoạn 2 với đoạn 3-> đối lập.
Bài 2: Điền phương tiện liên kết:
a. từ đó.
b. nói tóm lại.
c. thật khó trả lời.
3 :Củng cố kiến thức	
- Về nhà đọc kỹ phần ghi nhớ
- Nắm được các cách LK đoạn văn, tác dụng của việc LK ĐV
- Vận dụng trong khi nói và viết 
4. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ
- BTVN: 3- tr.55
D. RÚT KINH NGHIỆM
Mỹ Phước, ngày tháng 10 năm 2020
	TTCM
Mỹ Phước, ngày tháng 10 năm 2020
	HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_34_huynh_xuan_nhi.docx