Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 33

VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.

2. Về năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực đặc thù:

 - Năng lực tạo lập văn bản

3.Về phẩm chất:

- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

III. Tiến trình dạy học.

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.

b) Nội dung hoạt động:

- HS xử lí câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết.

c) Sản phẩm học tập:

- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ.

 

doc 17 trang Phương Dung 30/05/2022 5410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ:KHXH
Giáo viên: 
Bộ môn: Ngữ Văn 8
Tuần 33
Tiết 129
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.
- Mục đích, yêu cầu và quy cách làm một văn bản tường trình.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
 	- Năng lực tạo lập văn bản
3.Về phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xử lí câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ. 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:
- Kể tên một số văn bản hành chính mà em đã được học?
- Các văn bản hành chính đó có đặc điểm chung nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
* Báo cáo kết quả:
- Một số VBBHCCV đã học: Viết đơn, văn bản đề nghị, văn bản báo cáo 
- Các văn bản này có đặc điểm chung là tính khuôn mẫu.
*Đánh giá kết quả
Vậy hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm cách viết một VBHCCV nữa đó là văn bản tường trình.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Học sinh nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác.
- Học sinh tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.
- HS làm một văn bản tường trình đúng qui cách, phù hợp với mục đích giao tiếp.
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu văn bản tường trình mẫu.
- Nội dung và thể thức văn bản tường trình
- Cách làm văn bản tường trình.
- Một số trường hợp viết văn bản tường trình.
c) Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời cho các câu hỏi SGK
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Gọi HS đọc ví dụ(SGK)
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1:
VD1
VD2
Ai là người viết tường trình và viết cho ai?
Mục đích
Nhận xét về thái độ của người viết với sự việc tường trình. 
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Nội dung, thể thức bản tường trình có gì đáng chú ý ?
- Hãy nêu một số trường hợp cần viết bản tường trình trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
- Từ các VD cho biết đặc điểm của văn bản tường trình ?
HĐ chung: Trả lời các câu hỏi:
- Quan sát các tình huống trong SGK, tình huống nào viết văn bản tường trình, tình huống nào không phải viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai ?
HĐ chung
- Quan sát văn bản tường trình trong SGK cho biết văn bản tường trình gồm những phần chủ yếu nào. Trình bày nội dung và cách viết các phần, cách trình bày ?
HĐ cá nhân
- Một số lưu ý khi làm văn bản tường trình?
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- Người viết: học sinh THCS là những người liên quan đến vụ việc
văn bản 1: người gây ra vụ việc
văn bản 2: người là nạn nhân gây ra vụ việc
- Mục đích trình bày những sự việc đã xảy ra (vì sao Dũng nộp bài chậm, vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe để người có trách nhiệm, nắm được bản chất sự việc đánh giá khi có phướng xử lí.
- Người viết có thái độ trung thực, khách quan
- Cần phải trình bày theo đúng qui cách của văn bản hành chính - công vụ
3) Kết luận (ghi nhớ(SGK)
II. Cách làm văn bản tường trình. 
1. Tình huống viết văn bản tường trình.
- Tình huống a, b phải viết nhiều để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, có kết luận thoả đáng hình thức kỉ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần vì đó là chuyện nhỏ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Tình huống d tuỳ tài sản mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an.
2. Cách làm văn bản tường trình.
- Gồm những phần:
a) Thể thức mở đầu:
- quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
- Địa điểm (ghi ở góc phải)
- Tên văn bản (ghi chính giữa)
b) Nội dung:
- Người cơ quan nhận bản tường trình
- Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến ... sự việc, hậu quả, người chịu trách nhiệm với thái độ khách quan trung thực.
c) Thể thức kết thúc: 
- Đề nghị, cam đoan, 
- Chữ kí và họ tên người tường trình.
3) Lưu ý :
- Tên văn bản dùng chữ in hoa.
- Các phần cách nhau một dòng.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS tập viết văn bản tường trình.
c) Sản phẩm học tập: 
- Các phần của văn bản tường trình trong bài viết của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ cá nhân
- Lựa chon một trong 3 tình huống (trong mục 1 phần II) để tập viết văn bản tường trình.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
 , ngày 22/4/2021
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm
 Kính gửi: Cô Nguyễn Thị An, giáo viên phụ trách môn Hóa học.
 Em là: Phạm Văn Bình, học sinh lớp 8C học sinh trường THCS , xin phép được tường trình với cô một việc như sau:
 Trong giờ học Hóa tiết 4 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 2 ống nghiệm : mã số 0017 và 0018. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. 
Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
 Người làm tường trình
 Phạm Văn Bình
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
 Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng viết một văn bản tường trình đúng quy cách.
c) Sản phẩm học tập: 
- Văn bản tường trình mà HS tạo lập
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Lấy một tình huống trong cuộc sống để viết một văn bản tường trình theo đúng quy cách?
- HS về nhà làm và nộp bài vào tiết học sau
- HS viết VB tường trình theo đúng quy cách.
Trường: 
Tổ:KHXH
Giáo viên: 
Bộ môn: Ngữ Văn 8
Tuần 33
Tiết 130 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
Thời gian thực hiện: (1 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nắm lại những kiến thức về VB tường trình: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của VB tường trình.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
 	- Năng lực tạo lập văn bản.
3.Về phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xử lí câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ. 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:
- Tiết trước em được học cách làm VBHCCV nào?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
* Báo cáo kết quả:
- VB trường trình.
*Đánh giá kết quả
Tiết trước các em đã học xong VB tường trình. Để nắm kỹ hơn về mục đích, yêu cầu, bố cục của VB tường trình, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài Luyện tập văn bản tường trình
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống hóa kiến thức về văn bản tường trình
b) Nội dung hoạt động: 
- Ôn lại lý thuyết về văn bản tường trình
c) Sản phẩm học tập:
- Hệ thống lại kiến thức lí thuyết
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ chung
- Mục đích viết văn bản tường trình là gì?
- Văn bản tường trình và văn bản báo cáo có gì giống khác nhau?
- Nêu bố cục phổ biến của văn bản tường trình/ Những mục nào không thể thiếu, phần nội dung tường trình cần như thế nào?
I) Ôn tập lí thuyết
1.Mục đích làm văn bản tường trình
- Mục đích: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình và các sự việc sẩy ra, gây hậu quả cần phải xem xét.
2. Điểm giống và khác nhau về tường trình và báo cáo.
* Giống nhau: thể thức trình bày.(Bố cục theo mẫu).
+ Người nhận: Cá nhân và cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
* Khác nhau: 
+ Mục đích: 
- Văn bản tường trình: trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình và các sự việc sẩy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Báo cáo: Công việc, công tác trong 1 thời gian nhất định, kết quả bài học để sơ kết tổng kết trước cấp trên, nhân dân.
+ Người viết:
- Tường trình: Tham gia hoặc chứng kiến vụ việc, cá nhân, tường trình.
- Báo cáo: Người phụ trách công việc, 1 tổ chức , tập thể.
3. Bố cục thể thức văn bản tường trình.
a) Thể thức mở đầu:
- quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
- Địa điểm (ghi ở góc phải)
- Tên văn bản (ghi chính giữa)
b) Nội dung:
- Người cơ quan nhận bản tường trình
- Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến ... sự việc, hậu quả, người chịu trách nhiệm với thái độ khách quan trung thực.
c) Thể thức kết thúc: 
- Đề nghị, cam đoan, 
- Chữ kí và họ tên người tường trình.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- Chỉ ra được chỗ sai trong sử dụng văn bản ở một số tình huống.
- Một số tình huống thường gặp trong cuộc sống mà phải viết văn bản tường trình.
- Viết văn bản tường trình từ một tình huống cụ thể.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời và viết được văn bản tường trình từ một tình huống cụ thể.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ chung:
Chỉ ra những chỗ sai trong việc sử dụng văn bản ở các tình huống (BT 1 T137).
HĐ cá nhân:
- Nêu 2 tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Chọn một tình huống cụ thể trong cuộc sống, hãy viết văn một bản tường trình.
II) Luyện tập:
Bài 1: 
- Cả 3 trường hợp a, b, c đều không phải viết tường trình vì:
a) Cần viết bản kiểm điểm, nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
b) Viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị những ai phải làm việc gì ĐH chi đội.
c) Viết bản báo cáo.
Bài 2: 
VD
 (1) Mấy bạn nam đá bóng vô ý làm vỡ bóng điện của lớp.
(2) Tường trình với cô giáo bộ môn về việc nộp bài kiểm tra không đúng hạn.
Bài 3: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
 , ngày 22/4/2021
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về việc làm hỏng dụng cụ thí nghiệm
 Kính gửi: Cô Nguyễn Thị An, giáo viên phụ trách môn Hóa học.
 Em là: Phạm Văn Bình, học sinh lớp 8C học sinh trường THCS , xin phép được tường trình với cô một việc như sau:
 Trong giờ học Hóa tiết 4 ngày hôm nay do em sơ ý đã làm đổ vỡ 2 ống nghiệm : mã số 0017 và 0018. Em xin lỗi cô vì đã không tuân thủ những quy định trong phòng thí nghiệm. 
Em xin chịu trách nhiệm về lỗi của mình.
 Người làm tường trình
 Phạm Văn Bình
	4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
 Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng viết một văn bản tường trình đúng quy cách.
c) Sản phẩm học tập: 
- Văn bản tường trình mà HS tạo lập
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao bài HS làm ở nhà.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
Lấy một tình huống trong cuộc sống để viết một văn bản tường trình theo đúng quy cách?
- HS về nhà làm và nộp bài vào tiết học sau
- HS làm VB tường trình theo đúng quy cách.
Trường: 
Tổ:KHXH
Giáo viên: 
Bộ môn: Ngữ Văn 8
Tuần 33
Tiết 131,132
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
Thời gian thực hiện: (2 tiết) 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu , hịch, tấu.
- Sơ giản lí luận văn học về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.
- Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học; giá trị nội dung nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải tổng kết và khái quát
b. Năng lực đặc thù:
 	- Năng lực tạo lập văn bản
3.Về phẩm chất:
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. Định hướng phát triển năng lực giao tiếp.
b) Nội dung hoạt động: 
- HS xử lí câu hỏi để xác định vấn đề cần giải quyết.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ. 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi:
- Kể tên các văn bản nghị luận, văn bản nước ngoài và các văn bản nhật dụng đã được học ở lơp 8? 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
* Báo cáo kết quả:
- VBNL: Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ 
- VBNN: Cô bé bán diêm; Chiếc lá cuối cùng; Đánh nhau với cối xay gió; Hai cây phong; Đi bộ ngao du.
- VBND: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá; Bài toán dân số
*Đánh giá kết quả
Vậy hôm nay ta sẽ tổng kết về các phần văn học trên.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS làm các bài tập trong GSK (Trang 144,148)
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ chung:
Bài 3: Qua các văn bản trong bài 22,23,24,25,26, cho biết thế nào là văn bản nghị luận? Em thấy văn bản nghị luận trung đại có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại.
Bài 4: Hãy chứng minh các văn bản nghị luận đều được viết có lí có tình có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao?
Bài 5: Nêu những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại trong bài 22,23 và 24.
 Bài 6: Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc VN khi đó?
? So với bài Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước ta, ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới ?
Bài 7, BÀI 8: Làm vào phiếu bài tập sau: 
Bài tập 3:
* Văn bản nghị luận: là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ luận chứng làm sang tỏ luận điểm ấy một cách thuyết phục.
* Điểm khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại: 
+ Văn nghị luận trung đại:
 thường sử dụng từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh có tính chất ước lệ, các câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng ( Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta ).
- Bên cạnh đó còn sử dụng nhiều điển tích, điển cố, không có sự phân định rạch ròi giữa văn học và lịch sử, triết học. 
- Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn thế giới khách quan con người trung đại, đó là tư tưởng “ thiên mệnh, đạo thần chủ” tư tưởng nhân nghĩa, sùng cổ ( noi theo tiền nhân) nên sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
+ Văn nghị luận hiện đại không có các đặc điểm trên, chủ yếu sử dụng cách viết giản dị, câu văn gần lời nói đời thường, gần đời sống hơn.
Bài tập 4:
+ Có lí: luận điểm chặt chẽ, xác đáng, lập luận chặt chẽ.
+ Có tình: cảm xúc, thái độ niềm tin hay một khát vọng thiết của tác giả.
+ Chứng cứ: những sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm
 Bài tập 5: Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại
Giống nhau: 
+ Nội dung: bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện một ý chí tự cường ( Chiếu dời đô), tinh thần bất khuất, quyết chiến quyết thắng với lũ giặc xâm lăng bạo tàn ( Hịch tướng sĩ ) hoặc ý thức sâu sắc tự hào về một nước Đại Việt độc lập (Nước Đại Việt ta ).
+ Hình thức: thấm đẫm chất trữ tình thể hiện ở tấm lòng, thái độ của người viết với người tiếp nhận.
Khác nhau:
+ Bài Chiếu thể hiện thái độ thận trọng, chân thành của vua với “ các khanh”.
+ Hịch tướng sĩ thì bộc bạch lòng căn thù giặc bằng những lời sục sôi, song lại vừa nghiêm khắc, vừa ân cần với các tướng sĩ dưới quyền.
+ Bài cáo thể hiện niềm tự hào và truyền thống dân tộc và nỗi cực nhọc, khó khăn vất vả khi phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Bài tập 6: 
- Bình Ngô đại cáo được coi là một bản thuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam vì đã khẳng định một cách chắc chắn, dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, là một chân lí hiển nhiên vì có lãnh thổ, phong tục, văn hoá ... riêng.
- So với bài “ Sông núi nước Nam” bài Cáo có nét mới trong ý thức về nền độc lập phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn. Ngoài hai yếu tố “lãnh thổ và chủ quyền ”, bài cáo còn bổ sung thêm về nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, cùng truyền thống lịch sử anh hùng.
Bài tập 7: 
Phiếu bài tập số 1
THỐNG KÊ CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI ĐÃ HỌC 
Văn bản
Tác giả
Nước
Thế kỉ
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Phiếu bài tập số 2:
Chủ đề và phương thức biểu đạt của ba văn bản nhật dung 
Văn bản
Chủ đề
Phương thức biểu đạt chủ yếu
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kiến thức viết bài văn nghị luận.
c) Sản phẩm học tập: 
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu câu hỏi
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh ở nhà
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
HĐ cá nhân :
Dựa vào các bài ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', hãy chứng minh rằng: những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
Viết bài văn nghị luận văn học đảm bảo các ý cơ bản sau :
A) Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm ''Chiếu dời đô'' và ''Hịch tướng sĩ'', tác giả Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn - người lãnh đạo anh minh luôn luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của muôn dân.
B) Thân bài:
- Một vị vua, một vị tướng nhưng có điểm chung: tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa rộng và đặc biệt luôn quan tâm đến hạnh phúc lâu bền của nhân dân
1. Lý Công Uẩn dời đô để phát triển đất nước lâu dài, phồn thịnh 
 Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
Lí do dời đô
Vì sao lại chọn thành Đại La làm kinh đô
2. Trần Quốc Tuấn viết hịch kêu gọi tinh thần đấu tranh đánh giặc của quân sĩ tạo nên sức mạnh đánh thắng quân xâm lược vì dân, vì muốn đất nước được độc lập tự do, muốn nhân dân được no ấm.
+ Tố cáo tội ác ngang ngược của kẻ thù (Dẫn chứng) 
+ Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện:
- Tác giả khơi dậy mối ân tình của mình với tướng sĩ (Dẫn chứng) 
- Đau đớn đến thắt tim thắt ruột quên ăn, mất ngủ thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc (Có dẫn chứng) 
- Phê phán thái độ sai, hành động sai của các tì tướng (dẫn chứng)
- Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần cảnh giác và quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù. 
 3. Đánh giá: ''Chiếu dời đô'' và Hịch tướng sĩ'' là minh chứng cho tấm lòng cao cả, lớn lao của hai vị lãnh đạo anh minh Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn với dân với nước.
 C) Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề 
- Lòng tự hào và biết ơn các vị anh hùng dân tộc Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_33.doc