Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 35

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 35

Tiết 137

VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản thông báo: nhận ra đặc điểm, bố cục của văn bản thông báo và những lưu ý khi tạo lập văn bản thông báo.

+Viết: thực hành viết được mộtvăn bản thông báo.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- HS có ý thức tự giác trong học tập, tự rèn luyện viết một số văn bản thông báođể phục vụ cuộc sống.

 

doc 16 trang Phương Dung 30/05/2022 3060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 137
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
 Nhận biết và nắm được đặc điểm, cách làm loại văn bản thông báo.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Đọc hiểu một văn bản thông báo: nhận ra đặc điểm, bố cục của văn bản thông báo và những lưu ý khi tạo lập văn bản thông báo. 
+Viết: thực hành viết được mộtvăn bản thông báo.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- HS có ý thức tự giác trong học tập, tự rèn luyện viết một số văn bản thông báođể phục vụ cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
	Hãy kể một văn bản thông báo trong cuộc sống mà em biêt
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:
- GV từ đó dẫn dắt vào bài học: Thực tế cuộc sống có nhiều kiểu VB hành chính khác nhau. Mỗi kiểu VB hành chính có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về VB thông báo và những trường hợp cần phải viết văn bản thông báo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản văn bản thông báo
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung những nét cơ bản về văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập:phiếu học tập, câu trả lời của HS 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
(Dự kiến SP)
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
GV.Gọi HS đọc 2 VB (sgk/140). 
1. Nêu yêu cầu:
- Trong văn bản trên ai là người thông báo? Ai là người nhận thông báo? Quan hệ giữa người thông báo và người nhận?
- Mục đích thông báo là gì?
2.Nội dung thông báo thường là gì?
3.Nhận xét thể thức của văn bản thông báo?
4. Hãy nêu lên một số trường hợp cần phải viết văn bản thông báo trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày?
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
2 HS đọc, HS q/sát VB lắng nghe, suy nghĩ và trả lời.
* Văn bản 1: Người thông báo là ông Phó HT. Người nhận thông báo là các GV CN và các lớp trưởng trong toàn trường.
*Văn bản 2: Người thông báo là liên đội trưởng; người nhận là các chi đội.
* ND chính là những thông tin cụ thể từ phía các cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những ai quan tâm tới nội dung TB để biết thực hiện hay tham gia.
*Tuân thủ theo một số đề mục bắt buộc và có một số điểm khác biệt so với các VB HC công vụ khác
* Thông báo về việc tuyển sinh vào các trường.
- Thông báo về việc kỉ luật học sinh vi phạm qui chế trường học.
- Thông báo về việc quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt
GV khái quát và cho HS đọc ghi nhớ.
1.Trong các tình huống a,b,c tình huống nào phải viết thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
HS đọc yêu cầu của mục 1.HS xác định và trả lời.
- a: Phải viết tường trình.
- b: Phải viết thông báo.
- Người viết: Hiệu trưởng 
- Người nhận :GVCN các lớp và h/sinh toàn trường.
- c: Phải viết thông báo.
- Người viết:Tổng p/trách.
- Người nhận: Chi đội trưởng các chi đội
2.Một văn bản thông báo cần có những mục nào?
HS quan sát văn bản mẫu và trả lời
-Thế nào là văn bản thông báo?Văn bản thông báo có những đặc điểm gì?
2 HS đọc ghi nhớ.
3.Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì?
HS trả lời 
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. Văn bản: sgk/140
2. Nhận xét
- Người thông báo: cấp trên.
- Người nhận thông báo: cấp dưới.
- Mục đích: để cấp dưới biết và thực hiện
- Nội dung chính là những thông tin cụ thể
- Thể thức: Tuân thủ theo một số đề mục bắt buộc
3. Kết luận (ghi nhớ sgk)
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống cần làm VB thông báo.
2.Cách làm văn bản thông báo.
a/ Thể thức mở đầu.
b// Nội dung thông báo.
c/ Thể thức kết thúc văn bản.
*Ghi nhớ(sgk/143)
3.Lưu ý.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng trình bày văn bản thông báo. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu yêu cấu của bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
(Dự kiến SP)
? Viết 1 văn bản thông báo về kế hoạch thi khảo sát kì II?
- HS chuẩn bị 10 p, báo cáo sản phẩm.
=> GV nhận xét, chốt kiến thức
- HS nghe, rút kinh nghiệm
 Viết 1 văn bản thông báo về kế hoạch thi khảo sát kì II.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về văn bản thông báo. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: HS vận dụng kĩ năng trình bày văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tổ chức học sinh thảo luận và báo cáo
- Văn bản thông báocó những đặc điểm và yêu cầu gì?
- Nêu các văn bản thông báo em đã gặp hoặc thực hiện?
* GV chốt.
Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản của tiết học qua phần (ghi nhớ).
- Viết hoàn chỉnh bài tập và làm bài tập bổ sung (SBT)
Tuần 35
 Ngày soạn: 
Tiết 138
 Ngày dạy: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG : VĂN HỌC TRUNG ĐẠI HẢI DƯƠNG
BÀI 2: ĐĂNG THẠCH MÔN SƠN LƯU ĐỀ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh có hiểu biết cơ bản về Phạm Sư Mạnh và Động Kính Chủ huyện Kinh Môn.
- Cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương, trân trọng, tự hào về chiến công lừng lẫy của các vị anh hùng, những chiến công oai hùng của dân tộc qua đặc sắc nghệ thuật biểu ý, biểu cảm.
2. Năng lực: 
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
-Năng lực đọc hiểu văn bản
	- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước,yêu quê hương, nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách Ngữ văn địa phương HD, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
 Trình bày hiểu biết về Phạm Sư Mạnh
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV nêu yêu cầu: trình bày hiểu biêt của em về Phạm Sư Mạnh
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:Gv hỏi hiểu biết về Phạm Sư Mạnh, dẫn dắt giới thiệu bài.
+ Hải Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, với cảnh núi non hùng vĩ, sông nước thơ mộng hữu tình và những văn nhân kiệt xuất, văn võ toàn tài với những chiến công oai hùng được ghi dấu trên mọi vùng của quê hương.
+ Giới thiệu Phạm Sư Mạnh và bài thơ khắc trên bia đá...
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản: ĐĂNG THẠCH MÔN SƠN LƯU ĐỀ
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính về tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta thế kỉ XIV.
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh cụ thể là biện pháp nghệ thuật tu từ 
- Biết được đặc điểm của thể thơ, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- Gọi h/s đọc chú thích
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- H/s đọc chú thích sgk.
- H/s dựa chú thích trình bày.
+ Tác giả Phạm Sư mạnh.
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
. Bài thơ sáng tác năm 1368 trong dịp ông đi duyệt quân ở 5 lộ Đông Bắc để chấn chỉnh biên phòng. Trong dịp này ông ông về ngang dãy núi quê nhà, xao lòng trước cảnh đẹp đã xúc động thành thơ.
. Bài thơ được viết bằng chữ Hán và khắc trên bia ở của động Kính chủ, thôn Dương Nam – Phạm Mệnh – Kinh Môn.
- Gv yêu cầu đọc, gọi h/s đọc phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
- Gv nhận xét cách đọc và cho h/s luyện đọc đúng các từ chứa phụ âm N/L.
- Gọi h/s giải thích từ khó
? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Đặc điểm nhận biết thể thơ.
? Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần là gì?
? Từ đó cho thấy chủ đề gì.
- H/s theo dọi yêu cầu:
- H/s đọc phiên âm. dịch nghĩ, dịch thơ.
- H/s nhận xét cách đọc và luyện phát âm chuẩn các từ chứa phụ âm N/L.
- H/s dựa phần chú thích giải thích các yếu tố Hán Việt của bài thơ theo sgk NVHD.
- Thơ cổ phong (Cổ thể, cổ thi)
+ Có trước đời Đường.
+ Không theo niêm luật, không hạn chế về câu chữ.
+ Có thể dùng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vần) như phải thích ứng về quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc đan xen nhau.
* Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1(8 câu đầu): Hình ảnh và cảm xúc của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ của quê hương.
- Đoạn 2 (10 câu cuối): Lòng tự hào, cảm phục của nhà thơ trước chiến công oai hùng của các vị anh hùng và những chiến công lừng lẫy của dân tộc.
à Cảnh núi non hùng vĩ, thiên nnhieen thơ mộng và lòng tự hào, kiêu hãnh của tác giả trước chiến công oai hùng của dân tộc
à Thể hiện tình yêu nước, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và những trang sử hào hùng của dân tộc.
- Gọi h/s đọc đoạn 1.
? Nội dung chính đoạn 1.
? Tác giả chứng kiến cảnh đẹp quê hương trong hoàn cảnh nào.
? Vẻ đẹp của quê hương được miêu tả bằng những hình ảnh nào.
? Nhận xét của em về hình ảnh và cảm xúc của tác giả trong tám câu thơ đó.
? Qua đó giúp em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp của thiên nhiên nới đây.
? Từ đó cho thất tác giả là người thế nào.
- Gv tổng kết đoạn 1.
- H/s đọc bài thơ.
- Hoàn cảnh:
+ Trên đường làm nhiệm vụ, nhà thơ có dịp leo lên ngọn núi quê hương
+ Trước thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ, con người đã hòa nhập, sánh ngang với thiên nhiên.
- Hình ảnh:
+ Chim bằng phía nam xa
+ Vầng dương đông trước núi
+ Anh phụ như chạm trời.
+ Tượng Đầu cao ngàn nhẫn
+ Tử tiêu mây lớp lớp
+ Nhân hỏi tiên an Kỳ.
- Nghệ thuật: Bút pháp gợi tả, biện pháp liệt kê, so sánh
+ Hình ảnh: Chim bằng phía Nam, Vầng dương mọc phía đông núi à Thiên nhiên yên bình, tươi sáng.
+ Địa danh: Núi An Phụ, Tượng Đầu, Tử Tiêu, Núi An Kì à Núi non hùng vĩ, linh thiêng, thơ mộng.
- Gọi h/s đọc đoạn 2.
? Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
? Những chiến công được nhắc tới là chiến công gì? Thể hiện ở những câu thơ nào?
? Câu thơ miêu tả chiến công của vua nhà trần gợi em liên tưởng đến bài thơ nào đã học.
? Nghệ thuật miêu tả có gì đặc biệt? Từ đó giúp em cảm nhận điều gì về chiến công của dân tộc.
? Qua đó cho thấy tác giả có tình cảm gì?
- Gv tổng kết, giải thích Hào khí Đông A thời Trần.
- H/s đọc đoạn 2.
- Lòng tự hào, cảm phục của nhà thơ trước chiến công oai hùng của các vị anh hùng và những chiến công lừng lẫy của dân tộc.
- Những chiến công:
+ Cuồn cuộn Ngô Vương: chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 đánh thắng quân nam Hán trên sông Bạch Đằng.
+ Nhớ xưa vua tanh hôi:Chiến công vng dội của vua Trần Nhân Tông đánh bài quân Nguyên Xâm lược lần 2.
- h/s liên hệ bài: Phò giá về kinh
- Nghệ thuật: Giọng hào hùng, hình ảnh hàm xúc, dùng điển tích, so sánh
- Nghệ thuật so sánh à Chiến công vang dội của Ngô Quền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
- Phép liệt kê: Ngàn chiến thuyền, vạn hiến
à Khí thế chiến đấu mạnh mẽ, oai hùng của vua tôi nhà trần trong chiến thắng chống quân Nguyên xâm lược lần ba.
àTrân trọng, cảm phục biết ơn và tự hào về chiến công oanh liệt hào hùng của ông cha trong quá khứ.
à Thể hiện rõ hào khí Đông A trong lịch sử
* H/s trình bày:
- Nghệ thuật
+ Giọng hào hung.
+ Ngôn ngữ hàm xúc
+ Sử dụng thành công bút pháp gợi tả, biện pháp so sánh, liệt kê và điển tích.
- Nội dung:
+ Bài thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ thơ mộng, thể hiện niềm tự hào về những chiến công lừng lẫy của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ghi nhớ và trân trọng những trang sử vẻ vang của dân tộc và tự hào về những giá trị lịch sử, văn hóa đã gh dấu trên mảnh đất quê hương Kinh Môn nói riêng và Hải Dương nói chung.
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả.
2. Tác phẩm.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích.
2. Thể loại.
- Viết bằng chữ Hán.
- Thơ cổ phong
 Bố cục:
- 2 phần.
3. Phân tích:
a. Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương.
- H/a tả giả ngẩng đầu nhìn ngắm trời đất bao la à tư thế hiên ngang, kiêu hãnh, ung dung, tự tại.
- Nghệ thuật: Bút pháp gợi tả, biện pháp liệt kê, so sánh
à Thiên nhiên yên bình, tươi sáng. Núi non hùng vĩ, linh thiêng, thơ mộng.
à Tác giả say mê, tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương đất nước
b. Lòng tự hào của tác giả trước những chiến công oanh liệt của dân tộc.
- Nghệ thuật so sánh à Chiến công vang dội của Ngô Quền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.
- Phép liệt kê: Ngàn chiến thuyền, vạn hiến
à Khí thế chiến đấu mạnh mẽ, oai hùng của vua tôi nhà trần trong chiến thắng chống quân Nguyên xâm lược lần ba.
àTrân trọng, cảm phục biết ơn và tự hào về chiến công oanh liệt hào hùng của ông cha trong quá khứ.
à Thể hiện rõ hào khí Đông A trong lịch sử
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
2. Nội dung:
3. Ý nghĩa văn bản:
3. Hoạt động luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản “Nhớ rừng” và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Dự kiến sản phẩm)
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Yêu cầu đọc:
+ Đọc to, rõ ràng, thể hiện sự hào hùng thơ.
+ Phát âm chuẩn các phụ âm: Ch/Tr, N/L
- Gv gọi h/s đọc và nhận xét, rút kinh nghiệm cách đọc.
- H/s đọc diên cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ.
- H/s nhận xét cách đọc.
- H/s đọc diễn cảm đúng giọng điệu.
- Tổ chức thảo luận:
+ Các danh nhân sinh sống ở Hải Dương mà em biết.
+ Các tác phẩm viết về địa danh ở Hải Dương.
- H/s trình bày về các danh dân và tác phẩm văn học viết về Hải Dương:
+ Phạm Ngũ Lão, Trần Hương Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An ...
+ Thác phẩm: Bạch Đằng Giang Phú, Côn Sơn Ca, Hạt gạo làng ta...
? Hào khí Đông A thể hiện trong bài thơ này là gì. So sánh hào khí Đông A của bài thơ này với bài Phò giá về kinh.
- Hào khí Đông A của bài thơ thể hiện:
+ Ca ngợi vẻ đẹp hungfix, hiểm trở và thơ mộng của thiên nhiên, núi non của quê hương.
+ Ca ngợi và tự hào về những chiến công oan liệt của ông cha trong chống ngoại xâm.
- Hào khí Đông A bài Phò giá về kinh:
+ Ca ngợi chiến công oanh liệt trong chống ngoại xâm.
+ Khát vọng xây dựng đất nước hòa bình
IV. Luyện tập.
1. Đọc diễn cảm.
2. Tìm hiểu danh nhân và các tác phẩm viết về Hải Dương
3. So sánh hào khí Đông A của bài thơ với bài phò giá về kinh.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên, núi non trong bài thơ.
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản.
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Làm đoạn văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên, núi non trong bài thơ.	
- Nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Viết hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập văn bản thông báo.
Bổ sung giáo án: .............................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tuần 35Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 139
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Ôn tập lại những kiến thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt: liên kết trong nói và viết, lời văn liền mạch.
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác: trao đổi nhóm.
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước, nhân ái,chăm chỉ, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: máy chiếu, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- Ôn tập những đặc điểm cơ bản của văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
	Hãy trình bày 1văn bản thông báo trong cuộc sống mà em biêt.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời:
- GV từ đó dẫn dắt vào bài học: thực hiện luyện tập văn bản thông báo
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS hệ thống hóa những nét cơ bản văn bản thông báo
b) Nội dung hoạt động: 
- Ôn tập lạinhững nét cơ bản về văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập:phiếu học tập, câu trả lời của HS 
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh nhớ lại kiến thcs đã học.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
(Dự kiến SP)
GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học theo hệ thống câu hỏi.
- Hãy cho biết tình huống nào cần viết văn bản thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
- Nội dung và thể thức một văn bản thông báo?
- Văn bản thông báo khác với văn bản tường trình như thế nào?
- HS thảo luận và trình bày
- HS khác nhận xét bổ sung.
Gv khái quuát vấn đề
I. LÝ THUYẾT
1. Tình huống cần làm VB thông báo.
+Khi có một công việc nào đó cần triển khai cho mọi người cùng thực hiện thì viết thông báo
Người viết là người quản lí, cấp trên , người nhận là những người cấp dưới hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo.
2. Nội dung và thể thức của VB thông báo
+ Một văn bản thông báo cần có ba phần : phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc.
3. Phân biệt thông báo - tường trình.
+ Văn bản tường trình thì ghi rõ họ tên và chức vụ của người gửi
+ Văn bản thông báo thì ghi ở phần đầu văn bản: tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: - HS thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng trình bày vấn đề HTĐS. HS tập làm viết đoạn văn nghị luận. 
c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:- GV nêu yêu cấu của bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
(Dự kiến SP)
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trình bày.
- Hãy chọn loại văn bản thích hợp trong những tình huống sau? 
GV nhận xét
GV:Gọi HS đọc bài tập 2
- Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo trên?
GV bổ sung
- Trên cơ sở đó, hãy chữa lại cho phù hợp?
GV cho học sinh làm việc theo nhóm.
Gọi HS đọc và nhận xét.
-Hãy nêu một số tình huống cần viết văn bản thông báo?
Bài tập 4 yêu cầu học sinh về nhà thực hiện
Bài tập 1:
a- Văn bản thông báo
b-Văn bản báo cáo
c-Văn bản thông báo
Bài tập 2:
Những chỗ sai trong văn bản: thiếu số công văn, thiếu nơi gởi ở góc trái phía dưới, nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản
Bài tập 3:
- Những tình huống cần viết văn bản thông báo: UBND thông báo cho nhân dân biết kế hoạch di dời chỗ ở, ...
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm về văn bản thông báo. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng trình bày văn bản thông báo
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi.
- Bài làmvăn bản thông báo.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Tổ chức học sinh thảo luận và báo cáo
- Tạo lập một văn bản thông báo?
- Muốn làm tốt bài văn bản thông báo cần phải làm gì ?
* GV chốt.
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm chắc kiến thức
- Ôn tập toàn bộ chương trình đã học chuẩn bị cho kiểm tra HKII.
Tuần 35 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 TIẾT 140: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu kĩ, nhớ đầy đủ và hoàn chỉnh hơn những kiến thức trọng tâm đã học thông qua việc sửa bài kiểm tra học kì
- Nhận thấy rõ những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
- Nhận và sửa lỗi trong bài viết
- Trung thực, tự giác, không kiêu, không tự ti
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: Chấm bài của HS, chọn lọc những lỗi sai cơ bản của bài làm của học sinh, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đề và nội dung kiến thức
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: ..
2. Các hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho Hs vào tiết học
b. Nội dung: Hs chơi trò chơi
c. Sản phẩm học tập
- Tên của các văn bản đã học trong chương trình
d.Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv yêu cầu 3 Hs lên bảng ghi thi tên những văn bản đã được học trong chương trình trong thời gian 2 phút. Hs nào ghi được nhiều tên (chính xác cả và tên và chữ viết) sẽ chiến thắng.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- 3 Hs đại diện cho ba nhóm lên bảng ghi thi(nhóm cử đại diện)
*Sản phẩm học tập
-Tên các văn bản
*Đánh giá kết quả
-Gv cùng Hs nhận xét, đánh giá kết quả và tuyên dương Hs thắng cuộc
HOẠT ĐỘNG 2: CHỮA BÀI KIỂM TRA
a.Mục tiêu: Hs xác định được đề, kiến thức cần đạt và cách làm bài
b.Nội dung: 
c.Sản phẩm: dựa vào các câu hỏi trong đề và trả lời, trình bày cách làm
d.Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv cho hs nhắc lại từng câu theo đề bài và nêu đáp án
*Thực hiện nhiệm vụ
-Hs đọc từng câu và trả lời
- Nhận ra những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân
*Sản phẩm học tập
( Theo đáp án chấm)
*Đánh giá kết quả
 Gv chiếu đáp án và biểu điểm chấm của bài để Hs đối chiếu. Nhận xét bài làm của Hs về:
+ Ưu điểm: 
 +Tồn tại: 
 HOẠT ĐỘNG 3: SỬA LỖI
Mục tiêu: Hs nhận ra các lỗi sai trong bài viết và sửa lại được
Nội dung: tự đọc lại bài và ghi lại được các lỗi 
Sản phẩm: chỉ ra được các lỗi, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục
Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv hướng dẫn hs sửa những lỗi sai cụ thể vào phiếu
 ? Qua phần chữa và nhận xét trong bài làm các em sửa vào phiếu sau:
Các yêu cầu:
Các lỗi cụ thể
Nguyên nhân mắc lỗi
Cách sửa
Về bố cục
Về dùng từ, diễn đạt
Về chính tả
Về ngữ pháp
Về thiếu ý, thừa ý
*Thực hiện nhiệm vụ:
-Hs hoạt động cặp đôi: ghi lại vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm của bản thân.
* Báo cáo kết quả
- Đại diện các nhóm lên trên bảng ghi theo phiếu học tập của nhóm mình
*Đánh giá kết quả:
- Hs nhận xét
- Gv nhận xét và sửa bổ sung
- Gv nhấn mạnh về các lỗi Hs thường gặp và đề xuất hướng khắc phục
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Hs tái hiện lại kiến thức để làm lại bài kiểm tra một cách chuẩn nhất
b.Nội dung: Trình bày bài viết theo yêu cầu
c.Sản phẩm: Đảm bảo yêu cầu của đề về nội dung và hình thức
d.Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ:
 Gv cho hs viết lại phần Tập làm văn vào giấy
*Thực hiện nhiệm vụ
-Hs viết đoạn văn, bài văn
*Sản phẩm học tập: đoạn văn, bài văn theo yêu cầu (nộp sau)
*Đánh giá kết quả: Gv thu , chấm và sửa các lỗi cho Hs
*HDVN: Tiếp tục sửa chữa những lỗi sai trong bài về cả hình thức và nội dung. Hoàn thiện lại phần tập làm văn trong đề thi học kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_35.doc