Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2019-2020

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả.

- Trần Văn Ninh (1911- 1988)

- Quê: Ngoại ô T.P Huế.

- Sự nghiệp:

+Có mặt trên nhiều lĩnh vực nhưng thành công nhất là thơ và truyện ngắn.

+Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

+Tác phẩm chính: sgk.

2-Tác phẩm.

a. Xuất xứ:

- In trong tập “Quê mẹ-1941”

b.Thể loại:

- Truyện ngắn

c.Đọc, hiểu chú thích.

* Đọc

* Chú thích.

d. Bố cục.

- P1: Từ đầu . ngọn núi- Tâm trạng, cảm giác của "tôi" trên đường tới trường.

- P2: Tiếp . được nghỉ cả ngày nữa- Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường.

- P3: Còn lại- Cảm nhận của tôi trong lớp học.

II. Đọc hiểu văn bản.

1.Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

a. Cơ sở khơi nguồn cảm xúc.

- Thời gian: buổi sáng cuối thu đầy sương thu và gió lạnh.

- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc

- Hình ảnh: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.

=>Kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên in sâu vào tâm trí tôi.

- Tâm trạng: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.

- NT: sử dụng từ láy nhằm diễn tả chân thực, cụ thể tâm trạng, cảm xúc của "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm ngày tựu trường.

- Cảm giác: “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở bầu trời quang đãng”.

+ NT: so sánh nhấn mạnh những ấn tượng không phai mờ về cảm giác trong trẻo, đẹp đẽ của lần đầu tiên tới trường.

 

docx 90 trang thuongle 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 1 đến 15 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/08/2019 
Ngày dạy: .....
Tuần 1 – Tiết 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trông buổi tựu trường đầu tiên.
- Hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng những tình cảm trong sáng khi nhớ về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
- Hiểu được vai trò của gia đình và nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.
4. Phát triển năng lực: Tự học, phát triển ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, tư duy...
II. Chuẩn bị :
1. GV : SGK, giáo án, máy chiếu
2. HS : SGK, vở ghi, vở soạn.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp ( 1ph):VS, sĩ số
2. Kiểm tra (2ph):Vở soạn bài của học sinh.
3. Bài mới (41ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 PH)
Gọi HS hát bài hát Ngày đầu tiên đi học.
GV giới thiệu bài: Kỉ niệm đầu tiên của buổi tựu trường là kỉ niệm khó phai trong kí ức mỗi người. Chúng ta sẽ được gặp lại mình qua dòng hồi ức đẹp đẽ về buổi tựu trường đầu tiên của Thanh Tịnh trong văn bản Tôi đi học.
- Hát.
- Nghe
Tiết 1 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33 PH)
GV yêu cầu nhóm 1 -2 trình bày vài nétvề cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Thanh Tịnh?
- Cho HS quan sát chân dung Thanh Tịnh. 
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản?
? Văn bản này thuộc thể loại nào?
- Truyện ngắn mang đậm tính tự truyện, cốt truyện đơn giản.
- Đậm chất trữ tình kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với biểu cảm.
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản:
- G/v đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc các đoạn tiếp theo.
- GV nhận xét, gọi HS nhận xét.
- H/s đọc phần giải nghĩa từ.
? Xác định bố cục của văn bản ? 
? Văn bản trên kể về nội dung gì? Nội dung ấy được kể lại theo trình tự nào? (HS khá, giỏi)
- Cảm xúc được diễn tả theo trình tự thời gian và không gian gắn với những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường của nhân vật tôi.
* Yêu cầu HS theo dõi 3 đoạn văn đầu tiên của P1.
Nhóm 3-4 trình bày cơ sở khơi nguồn cảm xúc của nhân vật tôi để nhân vật tôi nhớ về ngày đầu tiên đi học
? Vì sao không gian, thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí tác giả ? (Khá, giỏi)
? Khi nhớ về những kỉ niệm ấy, nhân vật tôi có tâm trạng thế nào?
? Để diễn tả tâm trạng, cảm xúc đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
? Nêu ND đoạn trích
Nhóm 1 -2
- Trình bày.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Phát biểu.
- Nghe.
- Đọc
- Nhận xét.
- Trả lời.
Nhóm 2-3 trình bày
HS trả lời
HS trả lời
Thảo luận nhóm 4
Đại diện nhóm trình bày.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Trần Văn Ninh (1911- 1988)
- Quê: Ngoại ô T.P Huế.
- Sự nghiệp: 
+Có mặt trên nhiều lĩnh vực nhưng thành công nhất là thơ và truyện ngắn.
+Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
+Tác phẩm chính: sgk.
2-Tác phẩm.
a. Xuất xứ:
- In trong tập “Quê mẹ-1941”
b.Thể loại:
- Truyện ngắn 
c.Đọc, hiểu chú thích.
* Đọc
* Chú thích.
d. Bố cục.
- P1: Từ đầu ... ngọn núi- Tâm trạng, cảm giác của "tôi" trên đường tới trường.
- P2: Tiếp ... được nghỉ cả ngày nữa- Cảm nhận của "tôi" lúc ở sân trường.
- P3: Còn lại- Cảm nhận của tôi trong lớp học.
II. Đọc hiểu văn bản.
1.Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
a. Cơ sở khơi nguồn cảm xúc.
- Thời gian: buổi sáng cuối thu đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp, lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc
- Hình ảnh: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.
=>Kỉ niệm trong sáng của buổi tựu trường đầu tiên in sâu vào tâm trí tôi.
- Tâm trạng: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
- NT: sử dụng từ láy nhằm diễn tả chân thực, cụ thể tâm trạng, cảm xúc của "tôi" khi nhớ lại kỷ niệm ngày tựu trường.
- Cảm giác: “Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nở bầu trời quang đãng”.
+ NT: so sánh nhấn mạnh những ấn tượng không phai mờ về cảm giác trong trẻo, đẹp đẽ của lần đầu tiên tới trường..
HOẠT ĐỘNG (3PH)
? Lý giải vì sao thời gian và không gian “Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm không phai trong tâm trí tác giả?
? Em hãy cho biết tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường?
Cảm nhận của em về ngày đầu tiên em đi học. ( Liên hệ bản thân)
- Trả lời
- Phát biểu
HS trình bày.
IV. Luyện tập:
- Thời gian và không gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa: Lần đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3PH)
Cảm nhận của em về ngày đầu tiên em đi học. ( Liên hệ bản thân)
- Trả lời
- Phát biểu
4.Củng cố: 
 Vài nét về tác giả tác phẩm
Khơi nguồn cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường
5.HDVN (1ph):
- Học lại bài cũ.
- Soạn phần còn lại của văn bản (Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
+ Nhóm 1 chuẩn bị ND: cảm nhận của nhân vật tôi trên con đường đến trường
 +Nhóm 2 chuẩn bị ND: Cảm nhận của nhân vật tôi về cảnh sân trường Mi Lí.
 + Nhóm 3-4 chuản bị ND: Cảm nhận gì về thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học
Rút kinh nghiệm: . 
Ngày soạn : ..
Ngày dạy: 
Tiết 2 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích.
- Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" trông buổi tựu trường đầu tiên.
- Hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
- Trình bày những suy nghĩ tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng những tình cảm trong sáng khi nhớ về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
- Hiểu được vai trò của gia đình và nhà trường trong cuộc đời mỗi con người..4. 4. Phát triển năng lực: Tự học, phát triển ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp, tư duy
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
- Học sinh: Soạn bài.
C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
I.Ổn định tổ chức lớp ( 1ph):VS, sĩ số
II. Kiểm tra (2ph):Vở soạn bài của học sinh.
III. Bài mới (41ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2ph)
Từ việc kiểm tra bài cũ, GV vào bài.
HS trình bày
HS nghe
Tiết 2 Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (33ph)
* Yêu cầu HS theo dõi P1 của VB.
Nhóm 1 trình bày cảm nhận của nhân vật tôi trên con đường đến trường? ( Cảnh vật xung quanh, hành động động , suy nghĩ của nhân vật tôi?)
)
? Đoạn truyện này tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Từ đó em hiểu gì về cậu bé? ( HS Khá, Gỏi)
* Hs đọc, quan sát vào P2 của văn bản. 
Nhóm 2 trình bày: Cảm nhận của nhân vật tôi về cảnh sân trường Mi Lí
? Các BPNT được sử dụng trong đoạn văn đó? Nêu tác dụng?
? Tại sao ngôi trường lại có đặc điểm khác nhau trong cảm nhận của tôi như vậy? (HS khá, giỏi )
- Trường có đặc điểm khác nhau qua cái nhìn của tôi là do tâm trạng của tôi. Khi đi học, biết về bản chất cao quý của việc học nên thấy ngôi trường làng trở lên oai nghiêm, xinh xắn (nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn)
?Tại sao tôi và các bạn bật khóc.
- Khóc một phần vì lo sợ, một phần vì sung sướng (Thấy mình bước vào thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết). Đó là những giọt nước mắt báo hiệu sự trưởng thành, chứ không phải nước mắt vòi vĩnh như trước.
Thảo luận nhóm 4
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi.
? Qua nội dung đã phân tích giúp em hiểu gì về nhân vật tôi.
*Hs đọc phần cuối của văn bản.
? Cảm giác của nhân vật "tôi" khi bước vào lớp học là gì? Tại sao tôi lại có những cảm giác đó?
- Cảm giác lạ vì lần đầu được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn
- Không cảm thấy sự xa lạ với bàn ghế và bạn bè, vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
? Đoạn cuối văn bản có hai chi tiết đối lập nhau trong hành động và nhận thức của “tôi”, em hãy tìm và nêu ý nghĩa của chi tiết ấy?
? Dòng chữ "Tôi đi học" kết thúc truyện có ý nghĩa gì ?
 (HS khá, giỏi )
Cảm nhận gì về thái độ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học. 
Nhóm 3-4 trình bày
? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Tôi đi học
? Qua đó giúp em hiểu gì về nội dung và ý nghĩa của văn bản?
GV chốt: ND ghi nhớ.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ 
- Đọc thầm.
-Nhóm 1 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
Nhóm 2 trình bày.
Các nhóm các nhận xét.
- Trả lời
.
Trả lời
- Suy nghĩ, trả lời
Đại điện nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trình bày
Nhóm 3-4 trình bày
Các nhóm khác nhận xét.
Trả lời
Trả lời
II. Tìm hiểu chi chi tiết.
1. Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học
b. Trên đường cùng mẹ tới trường.
- Con đường quen đi lại, hôm nay thấy lạ.
+ Cảnh vật chung quanh có sự thay đổi, lòng tôi thay đổi
à Đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức và tình cảm của cậu bé: được cắp sách tới trường và trưởng thảnh hơn.
- Hành động: bặm tay ghì chặt, xóc lên và nắm lại.
- Suy nghĩ: 
+ Thấy mình trang trọng, đứng đắn.
+Chỉ người thạo mới cầm nổi bút, thước. 
- NT: so sánh, sử dụng nhiều động từ, cách kể chuyện nhẹ nhàng àCậu bé thật chững chạc, tự tin vào bản thân, muốn tự khẳng định mình, không muốn bị thua kém bạn bè.
c.Trên sân trường.
- Cảnh sân trường làng Mỹ Lý: dày đặc cả người, người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa.
- Cảm nhận về trường Mỹ Lý:
+ Trước khi tôi đi học: cao ráo và sạch sẽ.
+ Khi đi học: xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp.
- NT: so sánh diễn tả xúc cảm trang nghiêm của tác giả về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học.
- Hình ảnh các cậu trò nhỏ: như chim non đứng bên bờ tổ, nhìn trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
+ NT so sánh . →thể hiện sức hấp dẫn của nhà trường và khát vọng học tập của học sinh, và tâm trạng rụt rè e sợ của những đứa trẻ mới đi học.
- Khi sắp hàng vào lớp: đã lúng túng- càng lúng túng hơn àbất giác bật khóc.
- NT: so sánh, sử dụng các từ ngữ miêu tả chính xác tâm trạng cảm xúc của nhân vật. 
à Tôi là cậu bé rất yêu trường lớp, thầy cô, đặc biệt là cậu đã trưởng thành nhiều trong nhận thức mặc dù mới đi học.
d. khi ngồi vào trong lớp học.
- Tôi thấy mùi hương lạ, hình treo lạ và hay, lạm nhận bàn ghế là của mình, thấy quen với bạn mới.
- Chi tiết đối lập: thèm thuồng nhìn cánh chim và chăm chú tập viết.
-> Cậu trò nhỏ rất nuối tiếc tuổi thơ song lại rất nghiêm túc, tự giác trong học tập.
- Dòng chữ Bài viết tập:"Tôi đi học" chậm chạp, chập chững xuất hiện trên trang giấy trắng tinh, thơm tho tinh khiết khép lại dòng hồi tưởng của tôi. Nó như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của Tôi và mỗi chúng ta khi nhớ về kỉ niệm đẹp thuở ấu thơ.
2. Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học: 
- Các PHHS: Chuẩn bị chu đáo cho con em, trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này, cùng lo lắng, hồi hộp cùng con
- Ông đốc : Từ tốn bao dung 
- Thấy giáo trẻ : vui tính, giàu tình thương. 
Þ Nhà trường và gia đình rất có trách nhiệm với thế hệ tương lai. Ngôi trường của nhân vật “tôi” là một ngôi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Truyện bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian.
- Kết hợp hài hòa giữa kể- miêu tả- biểu cảm.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
2. Nội dung: Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh
* Ghi nhớ. SGK tr9
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5PH)
? Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyệnTôi đi học.
Trình bày
Viết bài
IV. Luyện tập 
1. Gợi ý:- Dòng cảm xúc ấy diễn biến như thế nào trong buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” ? (Theo trình tự thời gian và không gian ) 
- Dòng cảm xúc ấy được bộc lộ ra sao? 
 + Thiết tha, yêu quí, nhớ một cách sâu sắc (lấy chi tiết làm dàn bài) 
+ Trong trẻo: Là cảm xúc của tuổi thơ trong ngày đầu tiên đến trường nên rất hồn nhiên, trong sáng, đáng yêu 
(lấy chi tiết phân tích).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5PH)
? Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyệnTôi đi học.
?Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng ngày đầu tiên đến trường của em
Gv cho học sinh viết -> gọi trình bày, nhận xét, bổ sung.
Trình bày
Viết bài
Gợi ý:- Nhớ lại những chi tiết làm em xúc động nhất trong buổi tựu trường.
- Ghi lại một cách chân thành, tự nhiên và cảm xúc đó trong văn bản của mình.
IV . CỦNG CỐ: 1’
Tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đến trường? Biện pháp NT?
V.HDVN (1ph):
- Học lại bài cũ.
- Soạn bài "Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
Rút kinh nghiệm: . 
Phụ lục:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tác giả - tác phẩm:
- Thanh Tịnh (1911-1988) tên thật là Trần Văn Ninh quê ở Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế à Một mảnh đất gắn liền với sự mơ mộng, lãng mạn, tài hòa và đầy chất nghệ sĩ và đặc biệt nó còn là nơi nuôi dưỡng nên nét thơ nhẹ nhàng, tinh tế, giàu xúc cảm trong thơ văn của ông.
- Sự nghiệp văn học Thanh Thịnh thành công trên khá nhiều lĩnh vực: từ truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí nhưng thành công nhất đó là truyện ngắn và thơ. Tiêu biểu nhất là tập thơ “Hận chiến trường” và tập truyện ngắn “Quê mẹ”.
- Phong cách sáng tác: những truyện ngắn của ông toát lên 1 tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị vừa buồn man mác vừa ngọt ngào, quyến luyến.
èTruyện ngắn “Tôi đi học” được bố cục theo trình tự hồi tưởng của nhân vật tôi, diễn tả cảm xúc mới mẻ, hồi hộp, bỡ ngỡ, nao nức, bâng khuâng của nhân vật tôi ở thời điểm ngày khai trường hiện tại nhớ về ngày khai giảng đầu tiên trong cuộc đời mình. Trình tự được diễn biến theo sự việc từ hiện tại nhớ về quá khứ, từ chuyển biến của đất trời cuối thu đến những hình ảnh rụt rè của những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên làm cho nhân vật tôi bâng khuâng nhớ về kỷ niệm trong sáng của mình.
Tập trung thể hiện những trạng thái cảm xúc tinh tế, sâu sắc và rất đỗi thiết tha của tuổi học trò đặc biệt là tuổi học trò gắn liền với ngày khai trường đầu tiên. Đây là ngày khai trường để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ của mỗi một đời người.
1. Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhân vật tôi từ nhà đến trường
Tất cả hình ảnh của thế giới bên ngoài đều gợi nhớ về ngày đầu tiên đến trường.
a.Bối cảnh tác động: Thiên nhiên và con người
-Thiên nhiên: Tác giả chỉ ra 2 đặc điểm
+Lá vàng mùa thu đã rơi đầy đường 
+ Trên bầu trời những đám mây đã nhuộm màu bàng bạc 
->Dấu hiệu của mùa thu, bước đi của thời gian, thiên nhiên vũ trụ đang chuyển mình bước sang mùa thu, bởi vậy đây cũng chính là mùa khai trường. Tác giả nhớ về ngày khai trường hết sức tự nhiên. Những cảm xúc dễ khơi gợi được cho con người những kỷ niệm lãng mạn, thơ mộng.
-Hình ảnh con người
+Những em bé nép sau lưng mẹ trong cái rụt rè của buổi đầu tiên đến trường từ đó chợt nhớ ngày đầu tiên tới trường của tác giả -> Xáo động lớn về nội tâm, cõi lòng xôn xao, hồi nhớ về những kỹ niệm bâng khuâng về chính mình, tác giả diễn tả vô cùng ấn tượng. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật "tôi" cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên.
+Sử dụng hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo “Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” đã thể hiện rõ được tâm trạng nao nức, khó tả, cảm xúc tha thiết không thể gọi thành tên, thành lời. Tất cả những tình cảm ấy được tác giả sử dụng một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp “hoa tươi mỉm cười” như muốn diễn tả cảm xúc ngọt ngào nhất, thơ mộng nhất. Khi nhìn thấy những em bé nép dưới nón mẹ nhà văn càng cảm thấy rộn ràng, vui sướng như chính mình đang ở trong bối cảnh ấy vậy.
à Những kỷ niệm trong ngày đầu tiên đến trường thật sống động, tự nhiên với những cảm xúc hết sức sâu lắng. Đặc biệt đem đến cho người đọc những giây phút vô cùng thật, giống hệt như cảm xúc mà cuộc đời mình đã từng trải qua vậy.
b. Cảm xúc của nhân vật tôi
- Đó là cảm xúc nao nức về những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường và những cảm giác trong sáng, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười trên bầu trời quang đãng. Qủa thực những cảm xúc ấy vô cùng đẹp, khó diễn tả được mà chỉ chính những người đã từng trải qua mới có thể cảm nhận được. Sự hồi hộp, tò mò, thú vị và thay đổi trong tâm hồn chính là diễn biến trong nội tâm của cậu bé ấy.
- Hoàn cảnh buổi tựu trường: Được tác giả mô tả đến từng chi tiết. Thời gian là một buổi sương thu và gió lạnh với cảnh vật: trên con đường làng dài và hẹp. Những thứ quen thuộc như vậy ngày hôm nay có sự thay đổi lớn bởi vì hôm nay chính là ngày đầu tiên cậu đi học. Đó không phải là con đường hàng ngày đi cùng lũ bạn, buổi sáng thu, tinh sương nữa mà đó là con đường ngày hôm nay cậu lần đầu tiên được tới trường. Bỗng dưng trong tâm trạng của cậu bé ấy con đường ấy có sự thay đổi đến kì lạ “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”
=>Tất cả những cảnh vật, con đường đối với cậu bé đều có sự thay đổi lớn vì trong tâm hồn cậu có sự thay đổi. Sở dĩ có điều đó là vì đây là một cảm xúc hết sức trong sáng, ngây thơ của cậu khi lần đầu tiên được tới trường, lần đầu tiên được tiếp nhận một cương vị mới đó là học sinh, là một trưởng thành “Hôm nay tôi đi học”. Việc đi học nó trở thành một cảm xúc quá đỗi thiêng liêng, nghiêm túc đối với cậu bé.
c. Sự thay đổi của nhân vật tôi
 - Không lội sông thả diều, đi ra đồng bắn chim cùng chúng bạn mà là ngày đến trường-> Tôi đã trưởng thành, đã lớn, hiểu rõ được tầm quan trọng của một ngày trọng đại của một người. 
- Đặc biệt bộ trang phục hàng ngày của cậu cũng có sự thay đổi “cậu mặc một chiếc áo vải đen, dài trông hết sức trang trọng” và trong tay của cậu ghì chặt hai cuốn vở mà mẹ đã mua cho. Nó không nặng nề nhưng nó hết sức xa lạ với cậu bé, tác giả miêu tả hết sức chi tiết đó là một cuốn vở bị chúi đầu xuống -> Sự vụng về, non dại của tuổi ấu thơ rất hồn nhiên, trong trẻo.
- Trên đường tới trường cậu thấy các anh chị cầm sách vở, bút nên cậu đã đề nghị đưa bút để tự cầm -> Nét ngây thơ, chứng tỏ mình đã lớn. Khi bị mẹ từ chối cậu bé lại nghĩ hết sức hồn nhiên, đáng yêu “Có lẽ chỉ có người lớn mới cầm được bút”. Ý nghĩ ấy của cậu bé đã thoáng qua trong tâm trí một cách nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
èBằng cách diễn tả tâm lí nhân vật tinh tế, đầy lôi cuốn, tác giả đã tái diễn lại đoạn hội thoại giữa "tôi" và mẹ trong ngày đầu đến trường. Những ý nghĩ vừa ngây ngô vừa dễ thương khiến cho người đọc không thể nào quên được.
2. Dòng tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước sân trường.
- Quang cảnh: Cảm xúc của nhân vật "tôi" khi được đặt chân đến ngôi trường làng Mỹ Lý được tác giả tái diến chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Và lại có thêm một sự thay đổi, một sự so sánh giữa khoảng thời gian trước khi đi học. Chính sự so sánh sự khác nhau này khiến nhân vật "tôi" trưởng thành hơn. Nếu như trước đó cậu đã từng đi qua ngôi trường và cảm thấy xa lạ, ngôi trường trông cao ráo và sạch sẽ hơn những ngôi nhà khác thì bây giờ ngôi trường trong mắt của cậu bé "trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp, cảm giác hết sức thân thuộc. Và đây chính là ngôi trường sẽ gắn bó với cậu trong suốt những năm học sắp tới. Nhưng bỗng dưng cậu lại có một chút gì đó lo sợ “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Liệu rằng nhân vật "tôi" lo sợ điều gì? Có lẽ lo sợ vì những năm tháng ngồi trên ghé nhà trước có học tốt không, có vi phạm điều gì không và rất nhiều điều nữa. Một sự chân thật đến tinh nghịch.
=> Nhưng qua sự so sánh này, nhân vật tôi đã thêm thay đổi hơn, dường như “tôi” đang dần trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Phải chăng tất cả chúng ta kể cả nhân vật tôi lần đầu đến trường đều cảm thấy rụt rè, e ngại, nhất là khi các bạn không quen trường, không quen lớp. “Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước.
- Hình ảnh con người 
+Trước sân trường dày đặc người và nhân vật "tôi' đã tinh tế quan sát xung quanh "chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi, các cậu chỉ theo sức mạnh dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tưởng...". Hình như tâm trạng của những cậu bé lần đầu tiên đi học đều như nhau, ngơ ngác và sợ hãi.
+Tác giả thật khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng hình ảnh so sảnh vô cùng độc đáo “họ như những con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng, e sợ” kết hợp với hàng loạt các từ láy như “bỡ ngỡ” , “ngập ngừng”, “rụt rè” để diễn tả rõ những cung bậc, diễn biến cảm xúc của nhân vật tôi cũng như những cô bé, cậu bé lần đầu tiên tới trường. Chúng bỡ ngỡ, hồi hộp, rụt rè, lo sợ bởi chúng chưa bao giờ được tới một nơi sang trọng, nghiêm túc và nhiều người như vậy. Mái trường như một tổ ấm và những cô bé, cậu bé ngây thơ, hồn nhiên như những cánh chim khát vọng ngập ngừng muốn tìm đến những chân trời tri thức đầy rộng lớn kia.
Dòng cảm xúc của nhân vật tôi càng được diễn tả chi tiết hơn khi tới trường. Nếu như ở trên là sự thay đổi trong lòng của cậu bé thì ở đây lại là sự thay đổi trong cảm nhận của cậu bé khi được đứng trước ngôi trường mình đang học. Đó là những cảm xúc hết sức chân thật, tự nhiên, giản dị của tuổi học trò mà ai trong số chúng ta cũng đã từng trải qua.
-Hình ảnh tiếng trống trường vang lên
+Tiếng trống trường là biểu tượng cho ngày bắt đầu đi học cũng như là ngày kết thúc năm học. Bởi vậy đối với các cô bé, cậu bé tiếng trống trường vang lên càng làm cho các em run sợ, bơ vơ, lạc lõng hơn. Những cô bé, cậu bé ấy cảm thấy mình như bị rơi vào một khoảng không gian rộng lớn, không có ai nâng đỡ mà mình thì non nớt, sợ hãi.
+ Tác giả thật tinh tế trong việc miêu tả những cảm xúc, hành động rất đỗi ngây thơ, hồn nhiên của những cậu bé, cô bé lần đầu tiên tới trường “Hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi, hết co rồi lại duỗi mạnh như đá một quả bóng tưởng tượng”. Những từ láy “dềnh dàng, lúng túng, run run” đã thể hiện rõ được những nét đáng yêu vô cùng chân thật của các em nhỏ ấy. Cảm xúc rất khó có thể tả được khi các em cảm thấy run run theo cả tiếng trống trường. 
-Hình ảnh thầy hiệu trưởng
+Có thể nói rằng một trong những nhân vật vô cùng quan trọng của một ngôi trường chính là thầy hiệu trưởng và thầy hiệu trưởng thời đó được gọi là ông Đốc. Dưới mắt của nhân vật “tôi” thì thầy hiệu trưởng vô cùng hiền từ và luôn tươi cười đón nhận những thiên thần nhỏ để các em cảm thấy không còn lung túng, sợ sệt hơn nữa. Tác giả dùng những hình ảnh rất thật và sinh động miêu tả ông Đốc – người luôn luôn động viên, nhẫn nại và hiểu rõ nỗi sợ hãi, sự lo lắng của bọn trẻ khi mới bắt đầu vào lớp.
+Việc đầu tiên mà ông Đốc làm chính là đọc tên các cậu học trò, việc đó làm cho “quả tim tôi như ngừng đập” mà quên đi có mẹ đứng sau. Khi thấy các em sợ hãi, khóc vì phải vào lớp thì ông đã động viên các em cố gắng học hành để cha mẹ vui lòng
->Hình ảnh chuẩn đúng mực của người hiệu trưởng trong lòng nhân vật “tôi” được ghi lại hết sức chân thực, cụ thể và sinh động.
-Cảm xúc của nhân vật tôi khi xếp lớp
+Với nhân vật “tôi” thì ngày đầu tiên đi học là một điều rất tuyệt vời kèm theo những nỗi lo sợ vô cùng đáng yêu đặc biệt là ở chi tiết khi ông Đốc gọi đến tên mình để vào lớp. Tác giả dùng biện pháp so sánh “tôi cảm thấy quả tim tôi như ngừng đập” để gọi tên cảm xúc đó. Nó vô cùng bất ngờ, hồi hộp, khó diễn tả mà quên đi rằng có cả mẹ đang đứng ở đó.
+ Khi ông Đốc dặn dò mặc dù đã đỡ lo và hồi hộp hơn nhưng các cô bé vẫn không dám đáp “dạ”. Và đặc biệt đỉnh điểm cảm xúc của các cô bé cậu bé đó chính là khi ông Đốc nói “thôi các em đứng đây sắp hàng để vào lớp” thì nhân vật tôi cảm thấy “vô cùng nặng nề” và bất giác quay lại khóc nức nở. Dường như bấy lâu nay khi làm một việc gì đó đều có mẹ đi cùng nên bây giờ khi phải rời xa mẹ cậu bé không muốn chút nào. 
=>Vai trò của người mẹ đã được thể hiện rõ trong truyện này. Bằng tất cả niềm yêu thương cũng như sự hiền từ, nhân ái của mình người mẹ đã tiếp thêm động lực cho con trong ngày đầu tiên đến trường. Mẹ luôn luôn là người đứng phía sau để che chở, bao bọc cho con khi con cần. Những cảm xúc bỡ ngỡ, hoang mang trong buổi đầu đến lớp thường khiến những đứa trẻ dễ tủi thân, sợ sệt bởi suốt 6 năm trời bé thơ, chúng chỉ đi trong vòng tay của cha mẹ, nay bất giác bị đẩy vào vòng của xã hội sơ cấp nhất trong cuộc đời, mà đối với chúng đó là nơi xa lạ chừng nào chứ. Nhân vật "tôi" cũng không thoát khỏi những cảm xúc nghẹn ngào "dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo". Ngay trong lúc con cần mẹ nhất, "một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi", đấy chính là sự an ủi dịu dàng nhất mà người mẹ dành cho con, không cần một câu một chữ nào cả. Người mẹ đã dùng hết tình yêu thương của mình vào cái vuốt tóc nhẹ nhàng ấy, mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho để con bước vào một môi trường mới, nơi ấy sẽ chắp cánh cho con bay xa hơn nữa, xa khỏi vòng tay mẹ chính là một chân trời mới đầy hấp dẫn, con yêu dấu của mẹ.
3. Tâm trạng nao nức, bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học đầu tiên.
- Đến những phút cuối của buổi tựu trường, cảm giác của nhà văn, cũng là của nhân vật “tôi” càng trong sáng và chân thực hơn. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ mà quen đan xen, trái ngược nhau. Thấy “một mùi hương lạ xộc lên trong lớp”, “hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ” nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi “tự nhiên lạm nhận vật của riêng mình”, nhìn người bạn ngồi bên “không cảm thấy xa lạ chút nào”.
- Có thể nói đoạn văn kết thúc câu chuyện ngắn gọn mà hiện lên rất nhiều hình ảnh đẹp và ý nghĩa. Một chú chim nhỏ hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt “tôi” thèm thuồng nhìn theo. Kỉ niệm bẫy chim giữa đồng lúa vẫy gọi. Tiếng phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về Cuối cùng “tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc ” Phải chăng đây là phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò hồn nhiên, mơ mộng.
-Những cảm nhận về thái độ và cử chỉ của người lớn đồi với nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học: luôn quan tâm, chăm sóc chu đáo, dịu dàng, và chính điều đó đã mang đến sự ấm áp, giúp các em tự tin và vững vàng hơn trong buổi đầu đến trường.
4. Đặc sắc nghệ thuật
 + Truyện kể hồi kí với theo trình tự thời gian, cảm xúc của nhân vật " tôi" hết sức tự nhiên, trong sáng.
 + Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị
 + Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thật của đứa trẻ lần đầu đi học.
+ Chạm tới lòng người đọc bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học.
- Sức hút của truyện từ:Tình huống truyện hấp dẫn, cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật, tình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.
Tôi đi học - dòng cảm xúc bất tận:
Nếu như ai đã từng đi học, chắc sẽ không thể quên được những kỉ niệm của chuỗi ngày tháng được cắp sách đến trường, vô lo, vô nghĩ. Dễ tìm thấy trong tác phẩm Tôi đi học, nhà văn Thanh Tịnh của chúng ta là sự chú ý miêu tả những suy nghĩ, gửi gắm tâm sự đến từng câu văn, câu chữ nên nó có những sức truyền đạt mạnh mẽ đúng với sự hỗn độn, vô vàn cảm xúc dễ bắt gặp ở các cô cậu học trò nhỏ.
Mùa thu mùa đẹp nhất trong năm, sự nhẹ nhàng, mát mẻ, dễ chịu, nó gây cho mỗi con người những sự vui thích, để dễ dàng sáng tác. Câu truyện được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941, tác giả bắt đầu câu truyện của mình trước cảm xúc rạo rực của mùa thu, hòa cùng với không khí tựu trường của học sinh khắp cả nước, cái “tôi” ấy được tìm lại những kỉ niệm mơn man, của buổi tựu trường đã từng chứng kiến ba mươi năm về trước. Tác giả đã kể chi tiết từng cảnh vật, như cho ta thêm xác thực về những chuỗi cung bậc cảm xúc “nao nao, hoang mang” của tác giả, nào là: “lá ngoài đường rụng nhiều”, “trên không có những đám mây bàng bạc”, còn mỗi chúng ta được sống lại giữa bộn bề niềm thương, nỗi nhớ về miền ký ức học trò đẹp đẽ “như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
Cảm nghĩ về truyện ngắn Tôi đi học
In đậm trong kí ức về một thời học trò có lẽ sẽ có rất nhiều những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đời. Đó là quãng thời gian ta được sống là chính mình, là sự vô tư hồn nhiên còn luôn nở rộ trên khuôn mặt trẻ thơ. Và chắc hẳn còn là cả bầu trời kí ức về ngày đầu tiên đi học của đời mình. Khoảnh khắc đáng nhớ ấy được tác giả Thanh Tịnh tái hiện đầy xúc cảm qua truyện ngắn “Tôi đi học”
Thanh Tịnh tên là Trần Văn Ninh (1911-1988) quê ở Huế. Là một người có năng khiếu về văn chương nên đến năm 1933 ông đã bắt đầu sáng tác. Ông sang tác nhiều thể loại nhưng thành công nhiều hơn cả là ở truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo mà cũng man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Với giọng văn nhẹ nhàng như thủ thỉ tâm tình mà thấm thía khó quên thực sự các tác phẩm mà Thanh Tịnh viết đều làm đọng lại trong long người đọc chút bang khuâng ít nhiều. Trong đó truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập Quê mẹ xuất bản năm 1941 là một tác phẩm như thế. Đây là thiên hồi ức xúc động về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
Bài văn được sắp xếp theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng các sự kiện đáng nhớ về

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_1_den_15_nam_hoc_2019_2020.docx