Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105, Bài 25: Văn bản "Bàn về phép học" - Vũ Thị Thanh Nga

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105, Bài 25: Văn bản "Bàn về phép học" - Vũ Thị Thanh Nga

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về thể tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của Đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- Thấy được mục đích. Tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận biết phấn tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

* Tích hợp liên môn: Lịch sử 7 bài :” Quang Trung xây dựng đất nước”

* Tích hợp liên môn: GDCD Lớp 6: bài: “ Lễ độ”; “ Mục đích học tập của học sinh”.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc dạy rèn đức, luyện tài.

b. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ về việc học.

- Suy nghĩ sáng tạo, phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài tấu.

- Xác định giá trị bản thân, có trách nhiệm với đất nước qua việc học tập và rèn luyện đạo đức

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học để giờ học thêm sôi nổi, chủ động tiếp thu kiến thức.

4. Xác định nội dung trọng tâm kiến thức của bài

- Những hiểu biết bước đầu về thể tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của Đất nước.

- Thấy được mục đích. Tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.

5. Năng lực cần phát triển

- Năng lực chung: Tự học, giả quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt : trình baøy suy nghó, yù töôûng, thaûo luaän vaø chia seû kinh nghieäm cá nhân, nắm vững tác giả Nguyễn Thiếp và tác phẩm của ông , nắm vững luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm lập luận trong bài văn nghị luận .

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

1. GV: Tài liệu lịch sử, bảng chiếu, tranh ảnh, bài soạn.

2. HS: SGK, Bài soạn

 

doc 8 trang thucuc 4190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105, Bài 25: Văn bản "Bàn về phép học" - Vũ Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lương Thế Vinh
Tên giáo viên dạy: Vũ Thị Thanh Nga
BÀI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN( NĂM HỌC 2016 - 2017)
TUẦN 28 
Ngày soạn:13/3/2017
Ngày dạy: 16/3/2017
Tiết 105 
Bài 25: Văn bản: BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
(Luận học Pháp)
 - Nguyễn Thiếp -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về thể tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của Đất nước.
- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.
- Thấy được mục đích. Tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu.
- Nhận biết phấn tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.
* Tích hợp liên môn: Lịch sử 7 bài :” Quang Trung xây dựng đất nước”
* Tích hợp liên môn: GDCD Lớp 6: bài: “ Lễ độ”; “ Mục đích học tập của học sinh”.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc dạy rèn đức, luyện tài.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp, trao đổi, trình bày suy nghĩ về việc học.
- Suy nghĩ sáng tạo, phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài tấu.
- Xác định giá trị bản thân, có trách nhiệm với đất nước qua việc học tập và rèn luyện đạo đức
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học để giờ học thêm sôi nổi, chủ động tiếp thu kiến thức.
4. Xác định nội dung trọng tâm kiến thức của bài
- Những hiểu biết bước đầu về thể tấu.
- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của Đất nước.
- Thấy được mục đích. Tác dụng của việc học chân chính: Học để làm người, học để biết làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.
5. Năng lực cần phát triển
- Năng lực chung: Tự học, giả quyết vấn đề, tư duy, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác 
- Năng lực chuyên biệt : trình baøy suy nghó, yù töôûng, thaûo luaän vaø chia seû kinh nghieäm cá nhân, nắm vững tác giả Nguyễn Thiếp và tác phẩm của ông , nắm vững luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm lập luận trong bài văn nghị luận .
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :	
1. GV: Tài liệu lịch sử, bảng chiếu, tranh ảnh, bài soạn.
2. HS: SGK, Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh . 
3. Bài mới ( Giáo viên giới thiệu bài)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu ( Slides 2) nêu một số chính về tác giả Nguyễn Thiếp.
HS: Trình bày
GV: Tích hợp liên môn lịch sử lớp 7: Bài: “ Quang Trung xây dựng đất nước” ? Bằng sự hiểu biết môn lịch sử 7: Bài “ Quang Trung xây dựng đất nước, kết hợp chú thích SGK, hãy cho biết tại sao ở thời nhà Lê Nguyễn Thiếp không ra làm quan mà đến thời vua Quang Trung ông lại ra làm quan?
HS: Xung phong trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu 
( Slides 3) Chân dung vua Quang Trung
GV: Giải thích: Ở thời Vua Lê thì triều đình mục nát Vua Lê ăn chơi xa đọa, thần nịnh hót, còn thời vau Quang Trung. Nguyễn Thiếp nhận thấy ông là người vừa có tài dụng binh như thần, kế sách đánh giặc siêu tuyệt, không những vậy ông còn biết trọng dụng nhân tài, xây dựng đất nước, kết hợp với nhiều lần vua đã mời ông ra làm quan, cuối cùng ông đã ra phục vụ cho triều đình 
GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài tấu?
HS: Quan sát chú thích và trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát ( Slides 4)
Ảnh Quang Trung và Nguyễn Thiếp
GV: Em hãy nêu thể loại của văn bản và cho biết nội dung của thể loại đó?
HS: Nêu thể loại tấu và nội dung của thể tấu
GV? Em đã học thể loại Chiếc, hịch và tấu, hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa thể chiếu, hịch và tấu?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu ( Slides 5) so sánh chiếu, hịch cáo với tấu
GV: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
HS: Phương thức biểu đạt: Nghị luận
GV: Yêu cầu học sinh chú ý văn bản, giáo viên hướng dẫn đọc.
GV: Đọc mẫu, gọi học sinh đọc tiếp
HS: Đọc văn bản theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: Em hãy nêu bố cục của văn bản?
HS: Nêu bố cục
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu ( Slides 6) nêu nội dung bố cục
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu ( Slides 7) Ảnh ngọc và người
GV: Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về câu châm ngôn: “ Ngọc rõ đạo?
HS: Trả lời theo suy nghĩ, lớp nhận xét
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Vậy đạo là gì?
- Đạo là đạo đức con người, là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người; học tập mới trở nên người tốt. Đạo học mục đích là hình ảnh nhân cách. 
GV: Tích hợp GDCD 6: Em đã học bài lễ độ ở môn GDCD 6. Hãy nhắc lại cho cô lễ độ là gì? Lễ độ là biểu hiện như thế nào?
HS: Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở lên tốt đẹp hơn, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn.
GV: Nhận xét
GV: Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn kĩ năng sống cho học sinh
Bác Hồ từ dạy: Người có đức mà không có tài là người vô dụng, người có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó. Vì vậy là học sinh các em phải học để hiểu rõ đạo lí này, nỗ lực cố gắng học để trở thành người có ích cho xã hội
GV: Chuyển sang đoạn 2: Yêu cầu học sinh quan sát đoạn 2: “Từ nước Việt Ta tệ hại ấy” tìm hiểu những quan niệm học không đúng.
GV? Nền chính học từ khi lập quốc đến giờ như thế nào?
HS: nền chính học bị thất truyền
GV: Đúng vậy nền chính học đã bị thất truyền bởi không lưu truyền rộng rãi. 
GV: Ngày nay nếu không muốn bị thất truyền thì chúng ta cần phải làm gì?
HS: Lưu truyền lại những bài thuốc hay, những gì thuộc về tinh hoa của nhân loại trên thông tin đại chúng, trên mạng in- tơr-net hoặc dạy trực tiếp cho thế hệ trẻ, có như vậy mới không bị thất truyền.
GV: Tác giả chỉ rõ lối học sai trái như thế nào? Lớp thảo luận nhóm đôi trả lời
HS: Thảo luận nhóm đôi và trình bày:
- Học hình thức hòng cầu danh lợi
- Không biết tam cương , ngữ thường
GV: Em hiểu gì về tam cương, ngũ thường?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu (Slides 8) 3 mối quan hệ về tam cương, ngũ thường.
GV: Em có nhận xét gì về nội dung của câu văn trên?
HS: Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ, ý rõ ràng mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, xác thực, dễ hiểu.
GV: Hậu quả của việc học sai trái là gì?
HS: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan
GV: Em hãy liên hệ thực tế trong học tập và cuộc sống hiện tại nêu ra một số quan điểm học tập sai trái, chỉ hậu quả của việc học sai trái này? 
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét
GV: Giảng, rèn kĩ năng sống: 
Học vẹt, học để vừa lòng bố mẹ, không theo sở thích, mua bằng 
Hậu quả: Không có kiến thức, không hiểu biết, lạc hậu, đất nước tụt hậu. Vì vậy là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải nỗ lực, cố gắng hết sức mình học thật giỏi, học ở bạn bè, thầy cô, sách vở, người thân để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết cho bản thân mình để sau này lớn lên trở thành những con người đầy bản lĩnh, góp phần xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh
GV: Chuyển sang đoạn 3: Yêu cầu học sinh quan sát đoạn 3 từ : “ Cúi xin đến bỏ qua” tìm hiểu luận điểm và phương pháp học tập đúng đắn
GV: Yêu cầu học sinh quan sát phần 3 thảo luận nhóm 4 trong 3 phút, nêu quan điểm học tập đúng đắn của Nguyễn Thiếp?
HS: Thảo luận trong 3 phút và trình bày
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu( Slides 9) Tứ thư, ngũ kinh, chư sử
GV: Bằng những dẫn chứng cụ thể, thiết thực tác giả đã chỉ rõ quan điểm học tập đúng đắn nhất là mở rộng trường lớp, học những kiến thức cơ bản từ thấp đến cao, học rộng nghĩ sâu, học kết hợp với hành
GV: Học có nhất thiết phải kết hợp với hành không?
HS: Trả lời, lớp nhận xét.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng chiếu ( Slides 10) ảnh học đi đôi với hành
GV: Tích hợp câu nói của Bác Hồ rèn kĩ năng học đi đôi với hành cho học sinh: 
“ Học với hành phải đi đôi! Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì không trôi chảy”. Vì vậy tất cả mọi người, tất cả ngành nghề đều phải biết kết hợp giữa học và hành để đạt được kết quả như mong muốn. Xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một nước CNH, HĐH 
GV: Đây có phải là một quan điểm tiến bộ đúng đắn của Nguyễn Thiếp không?
GV: Tích hợp GDCD lớp 6: Em đã được học bài Mục đích học tập của học sinh ở môn GDCD6, hãy cho biết: Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước, học sinh cần phải làm gì? Nhiệm vụ chủ yếu của người học sinh là gì?
HS: Xung phong trả lời: học sinh cần nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Nhiệm vụ của học sinh là tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể để phát triển toàn bộ nhân cách.
GV: Chuyển đoạn 4: yêu cầu học sinh quan sát phần còn lại
GV: Đạo học thành thì đất nước sẽ như thế nào?
HS: Đạo học thành thì nhiều người tốt, xã hội tốt, đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
GV: Yêu cầu học sinh quan sát ( Slides 11) ảnh những người tài giỏi
( Slides 12) ảnh chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
GV: Yêu cầu học sinh quan sát trên bảng chiếu ( Slides 13) bài tập kiểm tra năng lực đọc và chọn câu đúng
Câu 1: Nghệ thuật lập luận trong bài: “ Bàn luận về phép học” là: 
A. Đối lập hai quan niệm về việc học, phê phán việc học sai trái, nhận thức tiến bộ của người trí thức chân chính .
B. Có luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước 
C. Chỉ phê phán quan điểm học lệch lạc của người học
D. Cả A,B đúng.
Câu 2: Nội dung bài : “ Bàn luận về phép học giúp ta hiểu điều gì?
A. Mục đích của việc học là học làm người có đạo đức.
B. Góp phần làm hưng thịnh đất nước, không cầu danh lợi.
C. Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn và học phải đi đôi với hành.
D. Câu A,B,C đúng.
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
HS: Xung phong nêu ý nghĩa của văn bản. Lớp nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả( Sgk)
2. Tác phẩm
 ( Sgk)
- Thể loại: Tấu
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
3. Bố cục: 4 phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Mục đích chân chính của việc học
 Học để biết rõ đạo, thành người tốt, người có ích cho xã hội.
2. Phê phán quan niệm học không đúng
- Lối học chuộng hình thức
- Học để cầu danh lợi cho cá nhân
- Không biết đến tam cương, ngũ thường.
à Câu văn ngắn gọn, liên kết chặt chẽ, ý rõ ràng mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, xác thực, dễ hiểu.
à Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.
3. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn
a. Quan điểm:
- Xây thêm trường
- Việc học dành cho đối tượng rộng rãi
b. Phương pháp:
- Học từ thấp đến cao
- Học rộng rồi tóm lại cho gọn
- Học đi đôi với hành
à Quan điểm tích cực, tiến bộ, có tác dụng đẩy mạnh giáo dục phạm vi toàn quốc. 
4. Tác dụng của việc học chân chính
- Đạo học thành, người tốt nhiều.
à Nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh
III. Tổng kết
1. Ghi nhớ( SGK)
2. Ý nghĩa
Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học . 
4. Hướng dẫn tự học: ( Slides 14)
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- Viết một đoạn văn phân tích sự cần thiết học phải đi đôi với hành
- Soạn bài: “ Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.
IV. Bài tập kiểm tra, đánh giá năng lực :
Câu 1: GV: Yêu cầu học sinh quan sát trên bảng chiếu ( Slides 15) Giáo viên và học sinh cùng khái quát lại nội dung lập luận của văn bản
GV: Yêu cầu lớp quan sát sơ đồ, giáo viên khái quát lại.
Câu 2: Trò chơi tiếp sức. Lớp chia ra bốn đội:
Thi tìm những câu thành ngữ, tục ngữ, châm ngôn nói về việc học.
- Học nữa, học mãi; dốt đến đâu học lâu cũng biết, học đi đôi với hành 
- GV và học sinh tuyên dương các nhóm tìm được nhiều câu châm ngôn, ca dao, tục ngữ nói về việc học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_105_bai_25_van_ban_ban_ve_phep_ho.doc