Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Trợ từ, thán từ - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Trợ từ, thán từ - Năm học 2020-2021

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

I. Kiến thức

- Khái niệm trợ từ, thán từ.

- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ.

II. Kĩ năng Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.

III. Thái độ Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng đúng trợ từ , thán từ trong khi nói và viết.

IV. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: SGK, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.

 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước

 

docx 3 trang thucuc 4910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 27: Trợ từ, thán từ - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 27
Ngày soạn : 22/10/2020
Ngày dạy: 23/10/2020
TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
I. Kiến thức
- Khái niệm trợ từ, thán từ.
- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ.
II. Kĩ năng Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
III. Thái độ Giáo dục học sinh có ý thức vận dụng đúng trợ từ , thán từ trong khi nói và viết. 
IV. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: SGK, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bài dạy điện tử.
	2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK và hướng dẫn của GV ở tiết trước
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
MỤC TIÊU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Tạo tâm thế phấn khởi cho HS.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình.
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho HS xem clip vui có trợ từ, thán từ. 
- GV nêu 2 câu có trong clip: 1 câu có trợ từ, 1 câu có thán từ. Nêu câu hỏi
1-2 HS trả lời, nhận xét. 
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
 Bước đầu cảm nhận được vai trò của trợ từ, thán từ.
- Giúp HS khám phá kiến thức mới. Cụ thể:
+ Khái niệm trợ từ, thán từ.
+ Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Tìm hiểu chung(30’)
Trợ từ (15’)
GV yêu cầu học sinh đọc to 3 ví dụ trong sách giáo khoa 
(?) Hãy so sánh ý nghĩa của câu 1 và câu 2 và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng ?
- Câu thứ nhất một sự việc khách quan là : nó ăn ( số lượng) 2 bát cơm 
- Câu thứ 2 thêm từ những, ngoài việc diễn đạt một việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là nhiều, là vượt quá mức bình thường. Câu này có tể dùng trong trường hợp 1 em bé bình thường chỉ ăn một bát cơm nhưng hôm nay nó ăn được gấp đôi 
(?) So sánh ý nghĩa câu 1 và câu 3 cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng ?
 Câu 3 thêm từ có ngoài việc diễn đạt một sự việc khách quan như câu thứ nhất, còn có ý nghĩa nhân mạnh đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít, là không đạt mức độ bình thường. Câu này dùng trong tình huống chẳng hạn nói về một người lớn nào đó, bình thường ăn bốn năm bát cơm, hôm nay bị ốm nên ăn cơm chỉ được một lượng ít.
(?) Vậy Từ nhưng và từ có có tác dụng như thế nào đối với sự việc được nói tới ở trong câu ?
Dùng biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu 
L Bài tập nhanh 
 Đặt 3 câu có dùng 3 trợ từ Chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó . 
Thán từ (15’)
 Học sinh đọc 2 đoạn văn trong phần II.1 
(? Từ này có tác dụng gì ?( từ này là tiếng thốt ra gây sự chú ý của người đối thoại )
(?) Từ a biểu thị thái độ gì ?
- Trong trường hợp này là biểu thị sự tức giận 
- Nhưng cũng có trường hợp là a biểu thị sự vui mừng, sung sướng ví dụ : A! Mẹ đã về ! 
 Tiếng A trong 2 trường hợp này có sự khác nhau về ngữ điệu 
(?) Từ vâng biểu thị thái độ gì ?
Thái độ lễ phép 
(?) Nhận xét về cách dùng từ này, a và vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng ?
a, Các từ ấy có thể làm thành câu độc lập 
b, các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập 
c, các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu 
d, các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu 
- Thán từ có khả năng một mình tạo thành cây như này , a trong đoạn văn của Nam Cao 
- Thán từ cũng có lúc làm thành phần biệt lập của câu ( không có qh ngữ pháp với các thành phần khác ) như này , vâng trong đoạn văn của Ngô Tất Tố 
I. Tìm hiểu chung
1. Trợ từ 
a. Ví dụ SGK
Dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu 
b. Ghi nhớ (SGK)
2. Thán từ 
a. Ví dụ SGK
 - Dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói 
- Dùng để gọi đáp 
 - Thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành câu đặc biệt 
+ Thán từ có 2 loại chính 
 - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc :a, ái, ơ , ôi 
 - Thán từ gọi đáp : này, ơi, vâng 
b. Ghi nhớ (SGK)
- Củng cố kiến thức.
- Rèn kĩ năng nói, viết.
Hoạt động 3: Luyện tập
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? 
Phân biệt trợ từ 
(+) , (-) , (+) , (- ) (-) , (+) , (-) , (+) 
(?) Nêu yêu cầu bài tập 2 ? 
Giải thích nghĩa các trợ từ 
a, lấy : không có một lá thư, không có lời nhắn gửi, không có một đồng quà
b, nguyên: chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao; đến : nghĩa là quá vô lí 
c, Cả : nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường 
d, cứ : nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại nhàm chán
 Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 
Tìm thánh từ : a, :này , à ; b, ấy ; c, vâng ; d, chao ôi ; e, hỡi ơi 
(?) Nêu yâu cầu bài tập 6 ? Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép
II. Luyện tập
Bài tập 1: Phân biệt trợ từ 
(+) , (-) , (+) , (- ) (-) , (+) , (-) , (+) 
Bài tập 2 : Giải thích nghĩa các trợ từ 
a, lấy : không có một lá thư, không có lời nhắn gửi, không có một đồng quà
b, nguyên: chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao; đến : nghĩa là quá vô lí 
c, Cả : nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường 
d, cứ : nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại nhàm chán
Bài tập 3: Tìm thánh từ 
-a, :này , à ; b, ấy ; c, vâng ; d, chao ôi ; e, hỡi ơi 
Bài tập 6: Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép
- Vận dụng kiến thức vào thực tế
- Rèn kĩ năng tự tìm hiểu kiến thức mới.
Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng
GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện các yêu cầu sau và nộp sản phẩm vào tiết 28.
Soạn bài : Chú ý đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ từ, thán từ trong văn bản tự chọn.
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm hết bài tập còn lại 
- Chuẩn bị bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_27_tro_tu_than_tu_nam_hoc_2020_20.docx