Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 32: Văn bản: Hai cây phong

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 32: Văn bản: Hai cây phong

HAI CÂY PHONG

I/Đọc-Hiểu chú thích

 1)Tác giả

 Ai-ma-tốp sinh năm 1928, là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.

Nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Cây phong non trùm khăn đỏ (xuất bản năm 1961), Người thầy đầu tiên (xuất bản năm 1962), Con tàu trắng (xuất bản năm 1970)

 2)Tác phẩm

 Nhan đề “Hai Cây Phong” là do người biên soạn SGK đặt, nội dung xung quanh bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan vào những năm 20 của thế kỉ trước, thời đó trình độ phát triễn ở nơi đây còn rất thấp, tư tưởng phong kiến, gia tưởng còn nặng nề,phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rùng.

 

doc 3 trang Phương Dung 5960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 32: Văn bản: Hai cây phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
Văn bản 
HAI CÂY PHONG
I/Đọc-Hiểu chú thích
 1)Tác giả
 Ai-ma-tốp sinh năm 1928, là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.
Nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Cây phong non trùm khăn đỏ (xuất bản năm 1961), Người thầy đầu tiên (xuất bản năm 1962), Con tàu trắng (xuất bản năm 1970)
 2)Tác phẩm
 Nhan đề “Hai Cây Phong” là do người biên soạn SGK đặt, nội dung xung quanh bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan vào những năm 20 của thế kỉ trước, thời đó trình độ phát triễn ở nơi đây còn rất thấp, tư tưởng phong kiến, gia tưởng còn nặng nề,phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rùng.
 3)Bố cục
 - Phần 1 (từ đầu gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật “tôi”.
 - Phần 2 (từ Vào năm học cuối...đến hết): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.
II/Đọc-Hiểu văn bản
 1)Hai cây phong và kí ức tuổi thơ
 Có hai đoạn trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, đoạn trên liên quan tới hai cây phong lớn trên đồi cao của làng Kur-ku-rêu: Vào năm học cuối...cho chúng ngây ngất.
 Có thể nói, người kể chuyện xen lẵn kể với tả đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây ví như họa sĩ vẽ nên một bức tranh sinh động. Bởi vì ở đây chỉ đôi ba nét vẽ phác tai hoa, hình ảnh hai cây phong khổng lồ với các mắt mấu, với cành cao ngất, “cao đến ngang tầm chim bay”, với bóng râm mát rượi “nghiêng ngả như muốn chào mời”. Bức vẽ phác ấy còn được điểm thêm hình ảnh “hàng đàn chim chao đi chao lại”.
 Đặc biệt là ở đoạn sau, bức tranh của làng quê Kur-ku-rêu hiện ra với những nét vẽ phác “chân trời xa thẫm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục” và hình ảnh chuồng ngựa của nông trang bé tí teo lọt thỏm giữa không gian bao la vừa nói. Nhất là màu sắc bí ẩn đầy sức quyến rũ của miền đất này “nơi xa thẩm biêng biếc của thảo nguyên”, “chân trời xa thẩm biêng biếc”, “làn sương mờ đục”, “những dòng sông lấp lánh... như những sợi chỉ bạc...”.
 2)Hai cây phong và thầy Đuy-sen
 Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện, cho thấy qua độ dài văn bản của mạch kể này. Nguyen nhân là hai cây phong đã gắn bó với tình yêu quê hương da diết. Không những thế, hai cây phong còn gắn bó với những kĩ niệm đẹp tuổi học trò.
 Nhưng nguyên nhân sâu sắc là hai cây phong đã được chính thầy Đuy-sen đem về trồng trên đồi cao này cùng cô học trò An-tư-nai, thầy đã gửi gấm vào đây ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ, bất hạnh, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên , kiến thức ngày càng mở rộng, hửu ích cho đời, Mặc dù câu chuyện xảy ra bốn mươi năm trước mãi đến gần đây người kể chuyện mới được biết.
 Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động: nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, khi mây đen kéo đến... xô gãy cành, tỉa trụi lá. Đặc biệt là có nhiều âm thanh “tiếng lá reo”, “tiếng rì rào theo nhiều cung bậc”, “reo vù vù”... Hai cây phong còn được miêu tả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên được nhân hóa rất cao, rất sinh động: Có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng... bỗng im lặng một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào...
III/Ghi nhớ (SGK/101)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_32_van_ban_hai_cay_phong.doc