Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 45, Bài 18: Văn bản: Quê hương (Tế Hanh)
Bài 18 – Tiết 45 - Văn bản: QUÊ HƯƠNG
- Tế Hanh-
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: T/yêu quê hương đằm thắm.
- Cảm nhận và phân tích được h/ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha.
2. Năng lực
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Văn học : Nhận biết được t/phẩm thơ lãng mạn. Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
3. Phẩm chất
- Có tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê và con người lao động ở vùng biển trong bài Quê hương.
Ngày soạn: 6/11/2021 Ngày giảng: 9 /11/2021 Bài 18 – Tiết 45 - Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh- I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: T/yêu quê hương đằm thắm. - Cảm nhận và phân tích được h/ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha. 2. Năng lực - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. - Văn học : Nhận biết được t/phẩm thơ lãng mạn. Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 3. Phẩm chất - Có tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: - Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê và con người lao động ở vùng biển trong bài Quê hương. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH. 2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu * Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học * Tổ chức thực hiện: * Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra bài cũ: 4’ H: Đọc diễn cảm một đoạn thơ “ Ông đồ”. Cảm nhận một khổ em yêu thích. Khởi động - GV: Cho học sinh nghe một đoạn bài hát Quê Hương phổ thơ Đỗ Trung Quân và quan sát một số hỡnh ảnh về quờ hương (SL1,2) H. Cảm nhận của em về quê hương? GV gợi dẫn vào bài Vừa rồi chúng ta đó được nghe những giai điệu tha thiết, ngọt ngào, tâm tình, ấm áp trong bài hát Quê hương của nhạc sĩ Đỗ Trung Quân. Quê hương, hai tiếng thiêng liêng, nhắc ta bao tình yêu sâu đậm với quê cha đất tổ. Mỗi người chúng ta ai cũng có một quê hương để mà thương mà nhớ, đó là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên với bao kỉ niệm vui buồn. Dù đi đâu xa chúng ta cũng luôn nhớ về quê hương yêu dấu của mình. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ2: Tìm hiểu văn bản MT: HS tìm được bố cục, có hiểu biết về tác giả, tác phẩm; phân tích được bức tranh lao động với bao vẻ đẹp của thiên nhiên, con người...quê hương. Hiểu được tình cảm tác giả dành cho quê hương. H: Theo em VB này cần đọc với giọng ntn? - GV HD đọc và đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tõm tỡnh, sõu lắng, chỳ ý cỏc cõu cảm thỏn. - HS đọc lần lượt đến hết VB -> NX, đánh giá. - GV uốn nắn cách đọc diễn cảm cho HS. - HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu phần chú thích TL. H: Em hãy nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm? (Gợi ý: thể thơ, hoàn cảnh sỏng tác, PTBĐ) GV: Ông sáng tác bài thơ khi ông 18 tuổi, đang là học trò sống xa quê. Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân lên những giai điệu thật là tha thiết đối với c/sống cần lao. H: Ngoài các từ ngữ khó đó được giải thích còn từ ngữ nào không hiểu cần giải thích không? (- Quê hương được sáng tác năm ông 1939 khi ông 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà nhớ quê hương. Bài thơ Quê hương là sự mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn trong suốt cuộc đời Tế Hanh. - Giáo viên nhấn mạnh: Không giống phần lớn các tác phẩm đương thời, đây là một trong số ít bài thơ lãng mạn ngân những giai điệu thật là tha thiết đối với cuộc sống cần lao). - HS HĐCN yêu cầu a TL/17(tg: 4p) -> báo cáo, chia sẻ. + Đoạn 1 (2 câu đầu): Giới thiệu chung về làng quê. + Đoạn 2 (6 câu tiếp): Cảnh thuyền ra khơi đánh cá vào buổi sớm mai. + Đoạn 3 (8 câu tiếp): Thuyền đánh cá trở về bến. + Đoạn 4 (4 câu cuối ): Nỗi nhớ quê hương không nguôi của tác giả trong cảnh xa quê HSHĐCN (2p), trình bày, chia sẻ. GVKL H1: Quê hương được t/giả g/thiệu qua h/ảnh thơ nào? H2: Nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả về "làng tôi"? - Bình dị, tự nhiên. H3 Qua lời giới thiệu, em biết gì về quê hương của tác giả?(Vị trí địa lí, nghề nghiệp) - GV: Quê hương nhà thơ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước, dân làng sống bằng nghề chài lưới, c/đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Đó là làng chài nghèo giống như bao làng chài khác nhưng khi đi xa nhà thơ nhớ đến quặn lòng. H: Cảnh ra khơi đánh cá được miêu tả trong t/g, ko gian nào? H: Nhận xét gì về cách sử dụng các từ ngữ đó? Qua đó gợi lên cảnh tượng ntn? - -T/gian: sáng sớm - Không gian: trên biển Cảnh tươi đẹp, yên bình. Đoàn thuyền rời bến ra khơi vào lúc bình minh. H: Tác giả miêu tả về con người và chiếc thuyền ra khơi bằng những hình ảnh thơ nào? H: Em hiểu thế nào là trai tráng? - HS HĐCĐ 3’ trả lời câu hỏi dưới - b/c, chia sẻ -> GV nhận xét, KL H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả chiếc thuyền ra khơi ? H: Qua đó khơi hiện lên điều gì? - Các chàng trai xứ biển vạm vỡ và các con thuyền đang băng băng ra khơi giống những con ngựa đang phi nước đại. Con thuyền ra khơi với khí thế dũng mãnh. H: Trên nền trời sông nước mênh mang ấy nổi bật lên là hình ảnh nào? - Hình ảnh cánh buồm. H: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu này?Em hình dung ra hình ảnh cánh buồm như thế nào? - So sánh: cánh buồm- mảnh hồn làng, nhân hoá: rướn thân trắng. - GV: H/a’cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nthơ như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Sự so sánh ở đây không làm cho việc mtả cụ thể hơn nhưng đó gợi ra 1 vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Đó là bút pháp lãng mạn trong sự miêu tả của tác giả. - Đem so sánh : cánh buồm - vật hữu hình với hồn làng – hồn làng, một k/niệm vô hình thì quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Con thuyền ra khơi mang bao nỗi lo toan cùng niềm tin yêu hi vọng, nhiệt tình và sức sống của con người như truyền sang cả vật vô tri vô giác, khiến con thuyền dường như cũng có tâm hồn -> Đó là bức tranh LĐ đầy hứng khởi và dạt dào sức sống mạnh mẽ. I. Đọc, thảo luận chú thích 1. Tác giả - Tình yêu q/hương tha thiết là điểm nổi bật của thơ Tế Hanh. 2. Tác phẩm Bài thơ viết năm 1939 khi ông 18 tuổi đang học ở Huế. - Bài thơ được in trong tập “Nghẹn ngào”- 1939 sau in lại trong tập “Hoa niên”- 1945. - Thể thơ: 8 chữ . II. Bố cục: 4 đoạn. III. Tìm hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về làng biển Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mộc mạc. Từ ”vốn” cho thấy nghề chài lưới đó có từ rất lâu đời, thành nghề truyền thống của quê hương. - Vị trí: cách biển nửa ngày sông, lối đo tính độ dài của người dân chài - Giới thiệu một cách tự hào về một làng chài ven biển chuyên làm nghề chài lưới. 2. Bức tranh lao động của làng chài a. Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá - Không gian, thời gian Khi trời trong, giú nhẹ, sớm mai hồng. Từ ngữ gợi tả (tính từ ) Cho thấy phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, khoáng đạt (dự báo điều tốt lành cho 1 chuyến ra khơi). - Con người “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Gợi nét khỏe khoắn, rắn rỏi về những chàng trai trẻ miền biển. - Con thuyền: " Chiếc thuyền nhẹ, hăng như con tuấn mó Phăng mỏi chốo, mạnh mẽ vượt trường giang. + NT: so sánh, ĐT,TT chọn lọc: phăng, vượt, mạnh mẽ, hăng. + Làm nổi bật h/a con thuyền hăm hở băng băng trên mặt biển, khí thế lao động hăng say và vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền ra khơi. - Cánh buồm Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu gúp - NT: so sánh, nhân hóa - Cánh buồm như một sinh thể mang theo một mảnh hồn quê thiêng liêng, trở thành biểu tượng của làng xóm, quê hương 4. Củng cố -2’ H. Cảm nhận về cảnh thuyền cá ra khơi? 5. HDHS tự học -3’ - Học thuộc bài thơ, phân tích các nội dung đã học - Soạn bài: Quê hương - tiếp. Phân tích vẻ đẹp của cuộc sống bình dị khi người dân tấp nập đón ghe về, vẻ đẹp con người, con thuyền sau chuyến ra khơi. Tình cảm của tác giả thể hiện qua khổ thơ cuối. Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng. Ngày soạn: 9/11/2021 Ngày giảng: 11/11/2021 Unit 18 – Period 46 - Văn bản: QUÊ HƯƠNG (Tiếp) - Tế Hanh- I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Cảm nhận được nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: T/yêu quê hương đằm thắm. - Cảm nhận và phân tích được h/ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, thiết tha. 2. Năng lực - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ. - Văn học : Nhận biết được t/phẩm thơ lãng mạn. Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 3. Phẩm chất - Có tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống. * Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi: - Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh làng quê và con người lao động ở vùng biển trong bài Quê hương. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: phương án lên lớp, tài liệu HDH. 2. Học sinh: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu * Mục tiêu: HS xác định được vấn đề của bài học, có tâm thế tốt khi tìm hiểu kiến thức của bài học * Tổ chức thực hiện: * Kiểm tra đầu giờ H: Đọc diễn cảm một đoạn thơ “ Quê hương” . Cảm nhận một khổ em yêu thích. HS: TL GV: Nhận xét, cho điểm, dẫn dắt vào bài HĐ của GV và HS Nội dung chính - HS chú ý các câu thơ từ 9 - 16 HĐCN-3’ H1: Đoàn thuyền cá trở về được miêu tả qua những chi tiết nào? H2: Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh? Những từ ngữ đó có tác dụng gì? + Không khí : ồn ào, náo nhiệt. + Dân làng: tấp nập đón ghe về + Cá trên thuyền: đầy ghe, thân bạc trắng - Nhà thơ đã tái hiện rất sinh động nét sinh hoạt độc đáo trong c/s của người dân chài. Bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống toát ra từ không khí ồn ào tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá thân bạc trắng thật thích mắt, cả những lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên biển lặng để họ được trở về an toàn với cá đầy ghe. - HS HĐCĐ (3p) trả lời câu hỏi dưới - b/c, chia sẻ - H: Hình ảnh người dân chài hiện lên như thế nào? H: Em hiểu thế nào là : làn da rám nắng, nồng thở vị xa xăm? NX gì về NT miêu tả của t/g? Qua đó h/ả người dân chài hiện lên ntn? GV Nhận xét, KL - Nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển khơi. Họ là những người con của biển khơi. HĐ cặp đôi (2p), báo cáo, chía sẻ H1: Cùng với con người, hình ảnh con thuyền hiện lên ntn? H2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả? Con thuyền trong trạng thái ntn? - H/ả con thuyền nằm im trên bến sau một hành trình vật lộn với sóng gió trở về là 1 sáng tạo NT độc đáo. T/g ko chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn "thấy" sự mệt mỏi say sưa của con thuyền, và còn cảm thấy con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri trở nên có hồn, 1 tâm hồn rất tinh tế. H: Vì sao tác giả cảm nhận tinh tế đến vậy? - Là người có tâm hồn tinh tế, tài hoa, gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động làng chài quê hương. - HS đọc 4 câu thơ cuối. H: Khi nhớ về quê hương, tác giả nhớ hình ảnh nào? + Biển xanh + Chiếc buồm vôi + Con buồm rẽ sóng chạy ra khơi + Mùi biển: mùi nồng mặn quá. - HS HĐN thực hiện yêu cầu d TL/18 – B/c chia sẻ -> GV nhận xét, KL H: Có thể cảm nhận cái mùi nồng mặn trong nỗi nhớ quê của tác giả ntn? - HS: HĐCĐ (2') -> Bcáo kết quả. - GV n/x: Mùi nồng mặn: vừa nồng nàn, nồng hậu lại vừa mặn mà đằm thắm. Đó là mùi mồ hồi của dân chài, cộng thêm nắng, gió biển khơi, tạo nên một thứ mùi rất riêng của làng biển. Và đặc biệt nó còn được cảm nhận bằng tấm lòng trung hiếu của người con xa quê -> da diết, không thể quên. - GV: Mỗi chúng ta đều có quê hương và khi đi xa, ai cũng nhớ về quê hương: Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người -> Quê hương là chùm khế ngọt, là con đò nhỏ... là những gì rất cụ thể, gần gũi, và quê hương của tác giả cũng vậy đó là vị mặn, là vị tanh của cá, cánh buồm, con thuyền, là những người lao động -> Những hình ảnh của một làng chài khoẻ khoắn, tươi sáng, nồng ấm. HĐCL HĐ3: Tổng kết rút ghi nhớ - MT: HS khái quát được nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản H: Bài thơ có đặc sắc gì về nghệ thuật ? H: BT giúp em hiểu gì về cuộc sống và con người quê hương t/g và t/c của t/g đối với quê hương? b. Cảnh thuyền cá về bến Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về cá đầy ghe - Các từ láy: ồn ào, tấp nập diễn tả không khí rộn ràng, vui vẻ, náo nhiệt, chan hòa của cuộc sông lao động * Hình ảnh người dân chài: Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm - NT: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, miêu tả vừa chân thực, vừa sáng tạo, độc đáo, tinh tế. - Vẻ đẹp khoẻ khoắn, rắn chắc, vạm vỡ, từng trải của những người con vùng biển. * Hình ảnh con thuyền: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ - NT: nhân hoá độc đáo, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Con thuyền mỏi mệt trở về bến nghỉ, thư giãn và nghe chất muối thấm dần vào cơ thể. 3. Tình cảm của tác giả đối với quê hương Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! - Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, gắn bó, nghệ thuật liệt kê, câu cảm thán bộc lộ tình cảm trực tiếp - Nỗi nhớ quê hương vừa da diết, khôn nguôi, vừa chân thành, vừa giản dị, tự nhiên được thốt ra từ trái tim yêu quê hương nồng thắm, gắn bó thiết tha của tác giả. III. Tổng kết - NT: Sáng tạo nên những h/ả của c/s lao động thơ mộng. + Tạo sự liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ bay bổng, đầy cảm xúc. + S/dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo, mới mẻ. - ND: + Bài thơ “Quê hương” là bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống của làng chài và người dân chài. - Niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển của t/g 4. Củng cố -2’ H. Cảm nhận về bức tranh lao động trong bài thơ? 5. HDHS tự học -3’ - Học thuộc bài thơ, tổng kết, phân tích được tình yêu nước thể hiện qua bài thơ. - Soạn bài: Khi con tu hú . Y.c Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm (BT dự án), trả lời câu hỏi (Lớp học đảo ngược): + Bức tranh mùa hè được gợi ra với hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị như thế nào? Nhận xét về hình ảnh thơ, giọng thơ tác giả sử dụng. Cảm nhận chung về bức tranh mùa hè. + Tâm trạng của nhà thơ thể hiện ntn? Câu thơ 8,9 cách ngắt nhịp có gì đặc biệt, nó diễn tả tâm trạng nhà thơ ntn?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_45_bai_18_van_ban_que_huong_te_ha.docx