Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52, Bài 22: Hành động nói

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52, Bài 22: Hành động nói

Bài 22 – Tiết 52: HÀNH ĐỘNG NÓI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Nhận biết về hành động nói và các kiểu hành động nói; biết dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Năng lực: Rèn kĩ năng sử dụng hành động nói đúng mục đích trong giao tiếp.

3. Phẩm chất: Có ý thức sử dụng hành động nói, sử dụng đem lại hiệu quả trong giao tiếp.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

- Sử dụng tốt các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.

- Có kĩ năng sử dụng hành động nói thành thạo và đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.

II. Thiết bị dạy học/ học liệu

- Giáo viên: máy tính, máy chiếu.

- Học sinh: Chuẩn bị bài theo y/c cuối tiết trước.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 52, Bài 22: Hành động nói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/11/2021 
Ngày giảng: 24/11/2021
Bài 22 – Tiết 52: HÀNH ĐỘNG NÓI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhận biết về hành động nói và các kiểu hành động nói; biết dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói. 
2. Năng lực: Rèn kĩ năng sử dụng hành động nói đúng mục đích trong giao tiếp.
3. Phẩm chất: Có ý thức sử dụng hành động nói, sử dụng đem lại hiệu quả trong giao tiếp.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
- Sử dụng tốt các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
- Có kĩ năng sử dụng hành động nói thành thạo và đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học/ học liệu
- Giáo viên: máy tính, máy chiếu.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo y/c cuối tiết trước.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? Cho ví dụ.
Hs trình bày, nhận xét, đánh giá. Gv nhận xét, đánh giá.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
* Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập 
- Mục tiêu: Nêu vấn đề bài học, tạo tâm thế học tập cho HS. 
GV đưa VD: 
- Cô mời bạn đứng lên.
- Cô mời bạn ngồi xuống.
H: Theo em cô đã dùng cách nào để điều khiển bạn ngồi xuống, đứng lên? Lời nói hay hành động bằng tay?
GVKL: Như vậy, cô đã thực hiện một hành động nói. (xin lỗi HS)
 	Vậy, hành động nói là gì? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Nhận biết hành động nói và các kiểu hành động nói trong trường hợp cụ thể; lấy được ví dụ. Nhận biết các kiểu câu để thực hiện hành động nói. Lấy được ví dụ tương ứng.
HSHĐN 4 (5p): bt mục 3a/TL/39, 40 - Báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét – KL trên máy chiếu:
- Cái Tí: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (mục đích: hỏi -kiểu câu nghi vấn)
- Chị Dậu: Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (mục đích: tuyên bố hoặc báo tin - kiểu câu trần thuật)
- Cái Tí: 
+ U nhất định bán con ư? (mục đích: để hỏi - kiểu câu nghi vấn)
+ Khốn nạn thế này! Trời ơi! (mục đích: bộc lộ cảm xúc – kiểu câu cảm thán)
HSHĐCN (1p) mục 3b/TL/ 40 - chia sẻ.
GV nhận xét – KL trên máy chiếu.
- GV khắc sâu kiến thức: Hành động nói là 1 phần học hoàn toàn mới mẻ ở THCS, về p.tiện tên gọi cũng như ND cụ thể có vẻ xa lạ, tuy nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét lại vốn rất quen thuộc trong sự giao tiếp băng ngôn ngữ đời thường. Có thể khái quát đây là đối tượng mới nhưng không lạ.
* BT nhanh: A hỏi B:
- Mấy giờ rồi?
1. B cứ đi, không trả lời
2. B nói: Xin lỗi, tớ không biết. 
3. B nói: 10 giờ rồi 
H: A đã thực hiện hành động nói gì? Câu trả lời nào của B giúp A đạt được MĐ nói? Vì sao?
- HSHĐCĐ (2p)- Báo cáo, chia sẻ. GVNX, KL:
+ A thực hiện hành động hỏi.
+ Câu trả lời thứ 3 của B giúp A đạt được MĐ, vì B đã cộng tác hội thoại với A. Câu trả lời 1, chứng tỏ B không cộng tác với A, có thể B không nghe thấy A hỏi, hoặc có thể nghe thấy nhưng B không trả lời. Câu 2 chứng tỏ B có cộng tác, nhưng do B không biết thật. 
 Trong cách trả lời 1,2 của B thì A không đạt hiệu quả giao tiếp, còn cách 3 thì đạt hiệu quả.
- GV: Như vậy, hành động nói có đạt hiệu quả hay không là phụ thuộc vào:
+ Người nghe có chịu cộng tác hay không.
+ Vốn hiểu biết và khả năng suy đoán của người nghe có đủ để tiếp nhận lời của người nói hay không.
* Bài tập: A hỏi B:
- Cậu vừa đi Sa Pa về đấy à?
B: gật đầu
A: Có vui không?
B: lắc đầu.
H: Trong đoạn đối thoại trên có những hành động nói nào?
- Câu 1, 2 của A là hành động hỏi
- ĐT: gật đầu, lắc đầu là hành động xác nhận, bác bỏ.
Lưu ý: Hành động nói có thể diễn ra bằng lời nói, cũng có thể bằng cử chỉ, điệu bộ (gật đầu, lắc đầu, vẫy tay, bĩu môi,..). Tuy nhiên điển hình vẫn là bằng lời nói. Hành động nói là hành động do người nói thực hiện có thể có hoặc không có hiệu quả. Khi nói phải xác định đối tượng giao tiếp.
HSHĐN(3p) bài 3.a (TL/45)- > Báo cáo - chia sẻ.
GV nhận xét – KL
HSHĐCĐ (3p) bài 3.b (TL/45)- > Báo cáo - chia sẻ.
GV nhận xét – KL
H: Qua tìm hiểu bài tập, em có nhận xét gì về cách thực hiện hành động nói? 
Hs chia sẻ.
 Thế nào là cách dùng hành động nói trực tiếp, gián tiếp?
- Cách dùng trực tiếp: trường hợp kiểu câu được dùng trùng hợp với hành động nói
- Cách dùng gián tiếp: trường hợp kiểu câu được dùng không với chức năng vốn có gọi là dùng theo lối gián tiếp.
H: Có các cách nào thực hiện hành động nói? 
GV nhận xét – KL
- GV khắc sâu kiến thức (Có 5 kiểu hành động nói và 2 cách dùng
 + Cách dùng trực tiếp
 + Cách dùng gián tiếp 
Hs lấy ví dụ về hai cách thực hiện hành động nói. 
* HĐ3: Luyện tập
- Mt: giải quyết được các yêu cầu bài tập.
HSHĐCN các bài tập 2,3,4 (TL, tr 40, 41)
Hs chia sẻ, nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
HS Hđ cá nhân: Xác định yêu cầu bt 2 (TL, tr 46).
Hs hđ cá nhân giải quyết yêu cầu của bài tập. Chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét – KL
* Lời nói của Dế Mèn:	
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
- > Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, huyênh hoang, hách dịch.
 Quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu.
I. Hành động nói và một số kiểu hành động nói thường gặp
1. Bài tập (TL, tr 39,40)
2. Kết luận (TL, tr 40)
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Những kiểu hành động nói thường gặp là trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán,..), điều khiển (cầu khiến, đe dọa, thách thức,..), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc, hỏi.
II. Cách thực hiện hành động nói
1. Bài tập 
a. + C1,2,3: Câu trần thuật - MĐ trình bày (chức năng chính). Cách dùng trực tiếp.
+ C4,5: Câu trần thuật - MĐ điều khiển (sử dụng với chức năng của câu cầu khiến). Cách dùng gián tiếp.
b. Nối câu
1- b ; 2 – d ; 3-c ; 4 – e ; 5- g
2. Kết luận
- Mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (gián tiếp)
III. Luyện tập
1. Bài tập 2 (TL/40,41): Xác định mục đích nói:
Trình bày
Khuyên bảo
Nêu ý kiến
2. Bài tập 3 (TL/41): Nối sao cho phù hợp.
1-b; 2e; 3d; 4c; 5a
3. Bài tập 4 (TL/41): Tạo lập một đoạn hội thoại có hành động nói. Xác định mục đích nói của mỗi hành động nói.
4. Bài tập 2 (TL/46)
* Lời nói của Dế Choắt:
- Song anh có cho phép em mới dám nói
- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì em chạy sang 
- > Dế Choắt yếu đuối hơn Dế Mèn nên nói lời đề nghị nhã nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn.
- Quan hệ giữa kẻ yếu với người mạnh hơn.
4. Củng cố: 
Hành động nói là gì? Có những kiểu hành động nói nào thường gặp? Cho ví dụ minh họa. Cách thực hiện hành động nói?
Hs chia sẻ. Gv nhận xét, nhấn mạnh.
5. Hướng dẫn học bài: 
* Bài cũ: Học kết luận. Hoàn thiện bài tập vào vở.
* Bài mới: Soạn văn bản Tức cảnh Pác Bó
- Đọc văn bản, đọc chú thích. Nêu cách đọc, những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Trả lời câc câu hỏi 2a-2d phần Tìm hiểu văn bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_52_bai_22_hanh_dong_noi.docx