Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 20

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 20

VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ – Vũ Đình Liên

Môn Ngữ Văn ; lớp: 8

Thời gian thực hiện (1 tiết): Tiết 77

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu:

- Cảm nhận đ¬ược tình cảnh tàn tạ của nv ông đồ, qua đó thấy đ¬ược niềm cảm thư-ơng và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với lớp người tài hoa nay vắng bóng gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.

- Thấy đ¬ược sức truyền cảm NT đặc sắc của bài thơ.

b. Viết.

- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm

- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm

c. Nói và nghe.

- Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

 

doc 30 trang Phương Dung 30/05/2022 3850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN: ÔNG ĐỒ – Vũ Đình Liên
Môn Ngữ Văn ; lớp: 8
Thời gian thực hiện (1 tiết): Tiết 77
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu:
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nv ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với lớp người tài hoa nay vắng bóng gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Thấy được sức truyền cảm NT đặc sắc của bài thơ.
b. Viết.
Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm
Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a.Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học. 
Năng lực giao tiếp và hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực đọc hiểu văn bản.
Năng lực tạo lập văn bản.
Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ.
3.Về phẩm chất:
 Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
HS Chơi trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS xem video một số hình ảnh đặc trưng của ngày tết cổ truyền của dân tộc 
Nêu yêu cầu: Đoạn video gợi cho em liên tưởng đến ai và phong tục gì của dân tộc?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Dự kiến câu trả lời : 
Em liên tưởng đến ông đồ và tết cổ truyền của dân tộc
* Báo cáo kết quả:
HS trình bày kết quả 
* Đánh giá nhận xét, dẫn vào : Mỗi dịp tết đến xuân về, khi nhìn thấy những câu đối đỏ và những bức tranh thư pháp, lòng ta lại bâng khuâng nhớ về hình ảnh ông đồ xưa – hình ảnh vô cùng thân thuộc trong ngày tết cổ truyền. Để giúp các em hiểu và thêm trân trọng những con người đã từng tạo nên những giá trị tinh thần rất đỗi thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay- văn bản Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hướng dẫn HS đọc hiểu bài thơ: Ông đồ
a) Mục tiêu: 
- Biết được những thông tin chính vầ tác giả, hoàn cảnh lịch sử đất nước ta đầu thế kỉ XX.
- Chỉ ra và phân tích được các chi tiết, hình ảnh Cụ thể là biện pháp nghệ thuật tu từ: Điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ., liệt kê. Câu cảm thán, câu nghi vấn ....qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với lớp người tài hoa nay vắng bóng gắn liền với một nét đẹp văn hoá cổ truyền.
- Biết được đặc điểm của thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm. 
- Hiểu được giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 
- Có kĩ năng vận dụng phương pháp học tập vào Đọc - Hiểu những tác phẩm thơ khác
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu chung về tác giả và văn bản
- Đọc và tìm hiểu khái quát về văn bản
- Đọc và phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tổng kết về văn bản
c) Sản phẩm học tập:
- Những nét khái quát về tác giả và văn bản.
- Những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
(Dự kiến sản phẩm)
Gọi HS đọc chú thích (Sgk/tr5 (tập 2)
GV chiếu chân dung nhà thơ
- HS quan sát chân dung tác giả, hình ảnh sách 
- HS đọc thông tin về tác giả, văn bản.
- GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập.
- Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Phiếu bài tập số 1:
Văn bản : Ông đồ
Tác giả:
Hoàn cảnh ra đời:
Thể loại:
Phương thức biểu đạt chính:
Những thông tin về tác giả và văn bản giúp cho em như thế nào về việc đọc văn bản? 
- HĐ chung: Đọc văn bản:
Cần đọc bài thơ với giọng điệu như thế nào?
+ Giáo viên đọc mẫu
+ HS nghe và đọc văn bản
Tìm hiểu chú thích:
+ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK.
+ HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
- Dựa vào các ý hãy chia bố cục cho bài thơ?
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Vũ Đình Liên (1913-1996 )
- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. 
- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.
2. Văn bản:
- Được sáng tác năm 1936, đăng trên tạp chí Tinh Hoa.
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự.
II. Đọc – hiểu văn bản .
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Bố cục văn bản
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: Ông đồ thời vàng son (Hai khổ thơ đầu)
+ Phần 2: Ông đồ thời thất thế (Hai khổ thơ tiếp theo)
+ Phần 3: Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ (Khổ thơ cuối)
GV chiếu 2 khổ thơ đầu và câu hỏi thảo luận nhóm:
Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật công đoạn (lần 1: 3’, lần 2: 2 phút)
Nhóm 1,2: hoàn thành phiếu bài tập:
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
Từ ngữ
Hình ảnh
Cách ngắt nhịp
=> Sự xuất hiện của ông đồ mỗi dịp Tết đến xuân về?
Nhóm 3,4: hoàn thành phiếu bài tập:
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
Từ ngữ
Hình ảnh
Cách ngắt nhịp
Biện pháp nghệ thuật
=> Hình ảnh của ông đồ?
Sau thời gian 5’ thảo luận nhóm lần 1, các nhóm thảo luận lần 2 bằng cách đổi chéo kết quả để bổ sung(3’)
Bước 2: HS suy nghĩ làm việc cá nhân, HS thảo luận nhóm, GV quan sát giúp đỡ HS thảo luận 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
* Dự kiến trả lời:
Nhóm 1,2: 
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
- Từ ngữ : cặp từ hô ứng « mỗi năm lại thấy »
- Cách ngắt nhịp : 2/3 ở hai câu đầu
- Hình ảnh : hoa đào nở, mực tàu, giấy đỏ, phố đông.
-> Cách ngắt nhịp 2/3 ở 2 câu thơ đầu kết hợp với cặp từ: mỗi lại thể hiện sự xuất hiện đều đặn của ông đồ. 
-> Tạo ấn tượng cảnh sắc rực rỡ, tươi tắn, không khí đông vui, nhộn nhịp.
=> Sự xuất hiện của ông đồ : ông đồ trở nên thân quen, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.
GV chốt kiến thức lên bảng
GV liên hệ, khắc sâu :
- Em hiểu gì về tục treo câu đối ngày Tết trong nhà ?
- Tục treo câu đối trong nhà vào dịp tết cổ truyền là một nét văn hóa của người dân VN. Câu đối được viết bằng mực tàu đen nhánh trên nền giấy đỏ tươi thường được treo trong nhà, dán lên cột hai bên bàn thờ gia tiên vừa để trang trí, vừa thể hiện niềm mong ước những điều tốt lành của nhân dân ta khi năm mới đến. 
GV : Đó là lí do mà ông đồ xuất hiện bên phố phường nhộn nhịp. Ông đồ xuất hiện vào thời điểm “ hoa đào nở”- khi tết đến xuân về. Hình ảnh hoa đào và ông đồ sóng đôi nhau đồng hiện như một lẽ tất yếu của mùa xuân.
Bình : Những câu thơ bằng ngôn ngữ kể, tả, xinh xắn, gọn gàng mà gợi lên cả một bức tranh mùa xuân nơi góc phố đông vui nhiều người lại qua. Ông đồ với mực tàu giấy đỏ như góp vào cái đông vui, rực rỡ của phố phường ngày tết một nét đẹp văn hóa, làm nên một mùa xuân thiêng liêng và ấm cúng.
Nhóm 3,4 :
Yếu t
 nghệ thuật
Tác dụng
- Từ ngữ : từ láy « tấm tắc », lượng từ « bao nhiêu », nhiều từ âm « t », « b »
- Cách ngắt nhịp : linh hoạt (2/3, 3/2) 
- Hình ảnh : hoa hoa tay, phượng múa rồng bay.
- Biện pháp nghệ thuật : hoán dụ « hoa tay », so sánh
- Thể hiện thái độ, tình cảm ngưỡng mộ của mọi người dành cho ông đồ.
- Các từ có phụ âm « t », « b » khi đọc lên tạo những âm thanh ròn rã nghe như tiếng pháo râm ran càng làm tăng thêm không khí đông vui ngày tết.
-> giọng điệu vui tươi, sôi nổi.
-> Nói đến chất tài hoa của người nghệ sĩ. Đồng thời cho thấy nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý.
=> Hình ảnh ông đồ : Ông đồ như một nghệ sĩ trổ tài trước công chúng.
GV nhận xét, chốt : 
GV giảng: Chữ “ hoa tay” đi liền với chữ “ thảo” cho chúng ta một hình dung: dường như ẩn trong từng nét chữ, người viết như muốn thổi hồn vào trong đó. Bàn tay của ông đồ đưa đến đâu mà như gấm như hoa nở ra đến đó. Ở mỗi con chữ, mỗi câu đối hiện ra dưới nét bút của ông đồ đều thể hiện khát khao hoàn thiện của kẻ trao người nhận. Vì vậy mà mỗi nét chữ là kết tinh của tài hoa, trí tuệ và tâm hồn của người viết, rất mực thước song cũng rất phóng khoáng.
( Thảo luận theo nhóm bàn(2’))
Câu hỏi : Ông đồ có vị trí như thế nào trong bức tranh xuân ở hai khổ thơ đầu? Vì sao có thể nói đây là thời kì vàng son của ông đồ? 
* Dự kiến trả lời:
- Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. 
Vì ông đồ xuất hiện giữa mùa đẹp nhất, là trung tâm của bức tranh, được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ.
GV: Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người. Ở đây, ta thấy sự hòa hợp giữa hoa đào - ông đồ - công chúng cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên - con người - thời thế. Ở đây ta thấy có sự gặp gỡ giao cảm đồng điệu giữa người thuê viết và người viết thuê. Họ cùng tự nguyện tham gia một trò chơi văn hóa. Người viết thuê thỏa thuê trong cái thú chơi chữ, viết như một cuộc chơi, như một nhu cầu giao cảm với con người và trời đất mỗi độ xuân về. Cả người viết và người thuê viết đều biết coi trọng cõi tinh thần, biết hướng đời sống vào những vẻ đẹp thanh cao
 - Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của tác giả dành cho ông đồ ở thời điểm này?
- Tác giả quý trọng ông đồ, quý trọng những tài năng và nét đẹp văn hóa của dân tộc.
GV: Những câu thơ mang tính chất ghi chép đơn thuần mà làm sống dậy cái thời nghệ thuật thư pháp đang ở đỉnh cao. Ông đồ chính là hiện thân cho nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc khi nền Nho học đang thịnh hành. 
GV chuyển: Tuy nhiên câu chuyện về ông đồ chưa dừng lại ở đó. Hình ảnh ông đồ có còn được trọng dụng nữa hay không, chúng ta cùng sang phần 2
3. Phân tích 
a. Ông đồ thời vàng son.
- Thời gian: hoa đào nở -> báo hiệu Tết đến, xuân về
- Không gian: bên hè phố, đông người qua lại.
-> Ông có mặt vào giữa mùa đẹp, vui nhất, hạnh phúc nhất của con người, trong khung cảnh tấp nập, đông vui khi Tết đến, xuân về.
*Ông đồ : Bày mực tàu, giấy đỏ...->viết câu đối.
* Phong tục chơi câu đối trong ngày Tết ở nước ta 
xưa kia: 
=> Sự tồn tại của ông đồ trong xã hội là không thể thiếu, rất quen thuộc với mọi người và góp phần làm nên nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.
* Tài năng của ông đồ:
Bao nhiêu ... rồng bay.
- > Nghệ thuật: Hoán dụ, so sánh, thành ngữ.
=> làm nổi bật vẻ đẹp trong nét chữ của ông: Nét chữ rất đẹp, bay bướm, uốn lượn, vừa phóng khoáng, bay bổng, song lại cao quý, oai phong, sống động, có hồn.
-> Hình ảnh ông đồ trở nên thân quen, không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về. 
GV chiếu khổ 3, 4
-Theo dõi khổ 3,4, cho biết hoàn cảnh xuất hiện của ông đồ có gì giống với mùa xuân năm trước?
- Xuất hiện vào mùa xuân, bên phố với công việc quen thuộc.
Có điều gì thay đổi trong lần xuất hiện này của ông đồ? Để thấy được điều đó, các em hãy cùng thảo luận theo nhóm bàn và điền vào phiếu học tập theo theo những yêu cầu sau:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ: 
- Em hãy chỉ ra yếu tố nghệ thuật( cách ngắt nhịp, cách sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ) và nêu tác dụng ở 2 khổ thơ 3,4?
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
Bước 2: HS suy nghĩ làm việc cá nhân, HS thảo luận nhóm, GV quan sát giúp đỡ HS thảo luận 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Dự kiến sản phẩm
Yếu tố nghệ thuật
Tác dụng
- Nhịp:
+ Nhịp câu 1: 1/2/2 
+ Câu 2: 3/2
+ Câu 3 đến câu 8: 2/3
- Từ ngữ: Từ chỉ sự đối lập “nhưng”, cặp từ hô ứng “ mỗi mỗi”
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ: mỗi: điểm nhịp bước đi của thời gian.
+ Nhân hóa
+ Câu hỏi tu từ, nghệ thuật tương phản, tả cảnh ngụ tình.
+ Tương phản
->- Câu 1: Nhịp 1/2/2 (như nhịp đếm thời gian tạo âm điệu trầm buồn cho dòng thơ).
- 6 câu tiếp đều có nhịp 2/3(tạo cho âm điệu của cả đoạn thơ đều đều, thể hiện nỗi buồn dai dẳng, mênh mang).
->Từ “nhưng” thể hiện sự tương phản, đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Cấu trúc “ mỗi năm mỗi vắng” lại cho thấy sự thưa thớt dần của người thuê viết. 
- Nhịp thơ 3/2 kết hợp với câu hỏi tu từ ở câu thứ 2 thể hiện tâm trạng bất ngờ, sửng sốt đầy xót xa.
-> Gợi lên sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại.
- Cho thấy tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng của ông đồ.
- Tâm trạng buồn thương, xót xa của tác giả.
Bước 4: GV nhận xét, và hỏi:
- Qua sự phân tích, em thấy tình cảnh của ông đồ lúc này như thế nào?
- Ông đồ cô đơn, lạc lõng, bị gạt ra bên lề cuộc sống.
GV: Lúc này ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết duyên. Nỗi buồn của ông không chỉ thấm vào nghiên mực, giấy đỏ mà còn cộng hưởng, lan tỏa khắp không gian và và thời gian, khiến bức tranh xuân năm ấy mang gam màu xám lạnh, u buồn. Ông đồ từ chỗ là trung tâm của bức tranh cuộc sống được mọi người ngưỡng mộ đã bị gạt ra bên lề của cuộc đời rồi dần chìm vào quên lãng.
b. Ông đồ thời thất thế.
 - Ông đồ cô đơn, lạc lõng, bị mọi người lãng quên.
GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm: Nêu lên sự tương phản của phần một và phần hai. Qua sự tương phản đó thấy được điều gì?
Phần 1: Ông đồ thời đắc ý
Phần 2: Ông đồ thời tàn
- Cảnh vật: tươi tắn, rực rỡ.
- Không khí tươi vui, nhộn nhịp.
- Cảnh vật: tàn úa, ảm đạm.
- Không khí: ảm đạm, thê lương.
- Ông đồ là trung tâm, được mọi người ngưỡng mộ.
- Ông đồ bị gạt ra bên lề của cuộc sống, không ai để ý đến ông.
Þ Sự tương phản làm nổi bật thăng trầm của số phận, sự tàn lụi của ông đồ, sự tàn phai của những nét đẹp văn hóa.
- Thể hiện cảm hứng thương người và tình hoài cổ của Vũ Đình Liên.
GV bổ sung thêm: Nghệ thuật tương phản là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu của Thơ mới. Sự tương phản góp phần bộc lộ nỗi buồn, nỗi sầu của cái Tôi Thơ mới.
GV chuyển: Rồi thời gian trôi qua, một mùa xuân nữa lại về. Liệu ông đồ có còn ngồi bên hè phố, và nỗi lòng của nhà thơ thể hiện như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu khổ thơ cuối.
GV chiếu khổ thơ cuối
- Đọc diễn cảm khổ cuối( giọng chậm, buồn bâng khuâng, thảng thốt)
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Thảo luận nhóm bàn(5’)
1. Nhận xét về nét độc đáo trong kết cấu của khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. Kết cấu đó thể hiện điều gì?
2. Sự thay đổi trong cách gọi ông đồ: Ông đồ già à Ông đồ xưa cho em cảm nhận gì?
3. Theo dõi 2 câu cuối, cho biết “ những người muôn năm cũ ” là ai ? Em hiểu “hồn” là gì?
4. Tình cảm của tác giả?
Bước 2: HS suy nghĩ làm việc cá nhân, HS thảo luận nhóm, GV quan sát giúp đỡ HS thảo luận 
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
 Dự kiến trả lời:
1.
+ Khổ đầu và khổ cuối đều nhắc đến hoa đào và ông đồ( kết cấu đầu cuối tương ứng). 
+ Hoa đào vẫn nở, mùa xuân lại đến > < ông đồ không còn nữa( tương phản).
® TN vẫn tuần hoàn nhưng con người thì có thể trở thành xưa cũ và biến mất theo thời gian.
2.
- Ông đồ xưa không phải là cụm từ thay thế ông đồ già. Già là khái niệm về tuổi tác, xưa là khái niệm về thời gian. Giữa hai tên gọi đó là cả một khoảng cách về thời đại. 
3. Là những ông đồ, một lớp nhà nho đã lùi vào dĩ vãng. Hồn: linh hồn, tinh hoa văn hóa dân tộc.
4. Tác giả ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa.
Bước 4: GV nhận xét, chốt
GV giảng, bình:
 Nếu như ở 2 khổ thơ đầu ta thấy niềm vui, hào hứng của tác giả được bộc lộ gián tiếp khi chứng kiến cảnh ông đồ trong vòng vây của mọi người, buồn tủi khi ông đồ bị lãng quên ở khổ 3,4, thì đến đây là tâm trạng ngậm ngùi, tiếc nhớ đối với những lớp người xưa cũ, đối với nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, lãng quên.
Câu thơ kết vang lên chứa đầycảm xúc: Nuối tiếc, xót xa, tìm kiếm đó cũng là khát khao gọi về những giá trị tinh thần đã bị bỏ quên. Đó cũng chính là tinh thần dân tộc và tấm lòng yêu nước kín đáo
c. Ông đồ vắng bóng và nỗi lòng của nhà thơ.
- Thiên nhiên vẫn tuần hoàn nhưng con người thì vắng bóng.
- Tác giả ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa.
HĐ cá nhân - KT trình bày 1 phút:
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau: Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của bài thơ?
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật
- Thể thơ ngũ ngôn 
- Kết cấu giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật.
- Ngôn ngữ thơ rất trong sáng, bình dị, được chắt lọc và tinh luyện nên hàm súc, dư ba. 
- Nghệ thuật: nhân hóa, tương phản 
b. Nội dung
- Niềm cảm thương chân thành với một lớp người đang tàn tạ (thương người).
- Tiếc thương những giá trị tình thần đẹp đẽ bị lãng quên ( hoài cổ).
Þ Giá trị nhân văn, tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
* Ghi nhớ ( sgk)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản “Ông đồ” và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn nghị luận và cảm thụ văn học. 
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
 HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
 GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
 HS, GV đánh giá, nhận xét.
HS thảo luận cặp đôi (2p)bài tập 
Dự kiến sản phẩm:
- Ông đồ có niềm vui: được sáng tạo, có ích với đời, được mọi người ngưỡng mộ.
- Thế nhưng vị trí của ông đồ là ở trường học, dạy học. Nay ông phải ra đường để bán chữ là một việc bất đắc dĩ. Mặc dù ông chưa bị thờ ơ ghẻ lạnh nhưng đã rất cô đơn. Chữ đã thành hàng hoá để bán mua bán, vì nghề dạy chữ nho đã lụi tàn "Mười người theo học chín người thôi” (Tú Xương).
Gợi ý :
- "Những người muôn năm cũ" là những ông đồ, những nhà nho, những trí thức dân tộc đã làm nên nền văn hoá phong kiến lực rỡ.
- Từ hồn làm cho câu thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng, gợi tâm hồn, nhân cách, tài hoa và những giá trị tinh thần mà các nhà nho xưa sáng tạo.
- Lòng xót xa, thương cảm cho ông đồ, cho các nhà nho - một lớp người tài hoa danh giá một thời nay đã bị lỗi thời, bị quên lãng do cuộc đời thay đổi; thương xót cho những gì đã từng là giá trị nay trở nên tàn tạ; thương xót nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc bị mai một, lãng quên.
IV. Luyện tập
1, Đọc hai khổ thơ đầu bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, có người bảo đây là những ngày huy hoàng của ông đồ. Có người bảo ngay từ đầu bài thơ ta đã thấy những ngày tàn của nho học và thân phận buồn của ông đồ. Em nghiêng về ý kiến nào ? Vì sao ?
2, Em hiểu hai câu thơ cuối bài thơ Ông đồ như thế nào? 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ trữ tình để đọc một số đoạn trích/văn bản khác có cùng phương thức và chủ đề với văn bản “ ông đồ” 
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: Kịch bản.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Giao nhiệm vụ học tập:
 GV chiếu bài tập
* Thực hiện nhiệm vụ:
 HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập 
* Báo cáo kết quả:
 GV gọi hs lên đóng vai.
* Kết luận, đánh giá:
GV chiếu lại hai khổ thơ đầu, HS nhìn vào đó đóng vai.
HS xung phong đóng vai
HS nhận xét cử chỉ, điệu bộ và nội dung
GV nhận xét, tuyên dương
Dự kiến sản phẩm: Tôi là ông đồ trong văn bản Ông đồ của tác giả VĐL. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, tôi lại mang mực tàu, giấy đỏ bầy trên hè phố để viết câu đối. Hầu như ai đi qua cũng đều ghé vào chỗ tôi, người thì thuê viết, người thì xem, người thì bình phẩm cười nói xôn xao. Dạo đó, có rất nhiều người thuê tôi viết câu đối để về bầy biện cho nhà cửa thêm đẹp, thêm ý nghĩa vào dịp tết cổ truyền dân tộc. Vì đông quá mà có người phải chờ tôi cả nửa ngày mới đến lượt. Họ tấm tắc ngợi khen tài năng của tôi, “hoa tay thảo những nét như phượng múa rồng bay”. Tôi cảm thấy rất vui mừng vì đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc vẫn được mọi người giữ gìn và trân trọng. Thưa các bạn, có thể nói đây chính là thời kì vàng son nhất trong cuộc đời làm ông đồ của tôi.
Dựa vào hai khổ thơ đầu của bài thơ, hãy đóng vai ông đồ kể lại thời kì vàng son của mình?
Trường THCS Bình Xuyên
Tổ khoa học xã hội
Tuần 20
Tiết: 78, 79
 Giáo viên: Phạm Thị Mai
Bộ môn: Ngữ văn 8
 Ngày soạn: 13/01/2021
 Ngày dạy: 20/01/2021
TIẾNG VIỆT: CÂU NGHI VẤN
Môn Ngữ Văn ; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (2 tiết) Tiết 78,79
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
a. Đọc- hiểu
 - Hiểu rõ được đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững được chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi và các chức năng khác của câu nghi vấn.
b. Viết.
Viết được đoạn văn phân tích hình ảnh thơ tiêu biểu trong tác phẩm đã học có sử dụng câu nghi vấn trong đoạn văn.
c. Nói và nghe.
Nêu nhận xét về vai trò chức năng của câu nghi vấn
Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Năng lực
a)Các năng lực chung.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đọc hiểu một văn bản nghị luận.
Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp Biết sử dụng câu nghi vấn đúng mục đích. 
3. Phẩm chất
 - Yêu nước: Yêu tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của tv
 - Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.
 - Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ thông qua việc đọc sách.
 - Trách nhiệm, trung thực: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tv
.II. Thiết bị dạy và học liệu
1. Giáo viên: 
Kế hoạch bài học
Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: 
Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề.
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
 HS xem vi deo và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV : Cử lớp trưởng lên triển khai trò chơi hát truyền vật (một tờ giấy). Bài hát : Quả gì ? 
 Kết thúc bài hát tờ giấy ở trong tay bạn nào bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi trong tờ giấy.
- Trong lời bài hát tác giả sử dụng kiểu câu gì nhiều nhất ?
* Thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến SP :
Câu hỏi (câu nghi vấn)
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá dẫn vào bài : Trong chương trình lớp 8 các em sẽ được học về 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán). Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu kiểu câu đầu tiên: Câu nghi vấn
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt 
(Dự kiến sản phẩm)
a) Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn
b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
Gọi HS đọc
Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn(3p)
Bước 1: giao nhiệm vụ
- Đoạn trích trên là cuộc hội thoại giữa ai với ai ?
- Căn cứ vào việc chuẩn bị bài ở nhà hãy tìm câu nghi vấn có trong đoạn trích ? 
- Dựa vào đặc điểm hình thức nào mà em cho đó là câu nghi vấn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời
 Dự kiến sản phẩm
- Cái Tí và chị Dậu
- Có 3 câu là câu nghi vấn:
1. Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
2. Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ?
3. Hay là u thương chúng con đói quá ?
- Các câu trên là câu nghi vấn vì có những từ nghi vấn để hỏi:
+ Từ nghi vấn : có.......không (câu 1)
+ tại sao (câu 2)
+ quan hệ từ hay là 
Bước 4: GV nhận xét, chiếu đáp án
1. Ví dụ (sgk/11)
- Ngoài những từ nghi vấn trong ví dụ trên, em còn biết những từ nghi vấn nào khác ?
- Đâu,tại sao, bao nhiêu,..đã .chưa
- Đặt câu với một từ nghi vấn mà em vừa tìm được 
- Xác định mục đích nói trong những câu nghi vấn ở trên 
- Cái Tí hỏi thăm mẹ
- Từ những Vd chúng ta vừa tìm hiểu, em hãy cho biết chức năng chính câu nghi vấn được dùng để làm gì ?
- Có chức năng chính dùng để hỏi.
- Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu câu nào?
- Khi viết, kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
GV : Những câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế này được gọi là câu nghi vấn
- Vậy em hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn ?
GV : Đây chính là ND phần ghi nhớ (sgk/11)
- Đọc ghi nhớ SGK?
2. Nhận xét :
*Hình thức :
- Có từ nghi vấn : có không, làm sao, hay là, ai, gì, nào, tại sao 
- Kết thúc câu có dấu chấm hỏi
* Chức năng chính :
- Dùng để hỏi.
 3. Kết luận: Ghi nhớ SGK trang 11
- Gọi HS đọc các VD trên bảng phụ.
- Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?
GV phát bảng phụ kẻ sẵn hai cột: câu nghi vấn/ chức năng
Gọi HS lên bảng điền từng VD vào bảng.
- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên có phải bao giờ cũng có dấu? không?
- Qua phần tìm hiểu trên cho biết ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào?
- GV cho HS đọc ghi nhớ.
- Em thường sử dụng câu nghi vấn trong những hoàn cảnh nào ?
Trong giao tiếp hằng ngày
Trong tạo lập văn bản
GV : khi sử dụng câu nghi vấn khi viết các em chú ý dùng dấu chấm hỏi cuối câu. Khi nói chú ý nhấn mạnh các từ nghi vấn tạo ngữ điệu khi hỏi. 
- Cô có 2 câu nghi vấn sau :
A, Hôm qua em đi đâu vậy ?
 B, Hôm nay bạn Minh hay bạn Hiền trực nhật lớp ? 
Lên bảng viết 2 phương án trả lời cho mỗi câu 
GV : - Câu a người được hỏi có thể có những câu trả lời khác nhau
 -> kiểu câu nghi vấn không lựa chọn
Câu b người được hỏi chỉ có thể lựa chọn một trong hai phương án trong câu hỏi 
 -> kiểu câu nghi vấn có lựa chọn 
( sử dụng quan hệ từ hay,hay là )
- Ở ý b có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không ?
- Không.vì từ “ hoặc ” tuy là QHT biểu thị quan hệ lựa chọn nhưng chỉ dùng trong câu trần thuật. Nếu thay thì câu sẽ chuyển sang dạng câu trần thuật, câu sẽ sai ý nghĩa.
GV : Các em sẽ vận dụng kiến thức này để về nhà làm BT 2 phần luyện tập 
GV : Cho đoạn thơ : 
- Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích 
Hồn ở đâu bây giờ ?
- Câu thơ thể hiện nội dung gì
Sự tiếc nuối cảm thương đối với ông Đồ trong thời kỳ Nho học suy tàn
- Mục đích của câu nghi vấn trên là để làm gì ?
Thể hiện tình cảm, cảm xúc
GV: đây là biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời 
GV : Qua VD này ta thấy bên cạnh chức năng chính là để hỏi câu nghi vấn còn có các chức năng khác như khẳng định, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc .Ta sẽ tìm hiểu kỹ về các chức năng này trong tiết học 79 câu nghi vấn phần tiếp theo ở tuần sau. 
- Chúng ta vừa tìm hiểu về câu nghi vấn,vận dụng kiến thức đã học hoạt động cặp đôi dựng đoạn đối thoại có sử dụng câu nghi vấn . Mỗi bạn phải có một lượt hỏi và một lượt trả lời 
HS thực hiện hoạt động cặp đôi
II. Những chức năng khác
1. Ví dụ/sgk/21
2. Nhận xét:
- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than...
3. Kết luận: Ghi nhớ SGK/22.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: Trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm học tập: 
Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đọc thầm yêu cầu bài tập 1?
- BT có mấy yêu cầu ? đó là những yêu cầu nào 
- Để thực hiện 2 yêu cầu này chúng ta cần phải dựa vào kiến thức nào ?
KN câu nghi vấn 
GV: Thảo luận nhóm thời gian 2 phút 
Nhóm 1 ý a
Nhóm 2 ý b 
GV: Hai nhóm nhận xét chéo
GV: chốt . yêu càu 2 ý c,d về nhà làm 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm: 
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
III. Luyện tập
1. Bài tập 1. sgk trang 11
 - Xác định câu nghi vấn và cho biết đặc điểm hình thức?
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
BT 2 : Trò chơi tiếp sức 
GV : Cô có một vật mẫu( là một giỏ hoa quả có các loại quả) , hai đội sẽ quan sát và thi đặt những câu nghi vấn có liên quan đến vật mẫu 
Thời gian cho mỗi đội là 5 phút
Gọi lớp trưởng lên điều khiển trò chơi
GV nhận xét và động viên các đội chơi 
2. Bài tập 2: sgk trang 12
Chơi trò chơi
- Đọc các cặp câu 
- Đề bài yêu cầu chúng ta điều gì 
- các cặp câu này có điểm gì giống và khác nhau về hình thức 
Giống : cùng có các từ nghi vấn
Khác : 1 câu có dấu chấm hỏi. 1 câu không có
- Vậy có thể thêm dấu chấm hỏi vào cuối câu a1,b1 được không ?
Không. Tuy có từ nghi vấn có không,tại sao nhưng đây là hai câu trần thuật có chức năng chính là trình bày,kể, 
GV. Tương tự các em về nhà làm nốt hai ý c,d bài tập 3 sgk 
3. Bài tập 3: sgk trang 13
 Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao?
a.Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu trên vì:
BT 4. 
GV : theo dõi trích đoạn phim(2 lần) ( chỉ cho hs xem từ đầu đến 1 phút 16 giây) và trả lời các câu hỏi sau :
Phát phiếu học tập cho HS 
-Tên bộ phim ?
- Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm nào ? của tác giả nào ?
- Tìm câu nghi vấn trong lời thoại của các nhân vật trong trích đoạn 
Phim Chị Dậu ,chuyển thể tp tắt đèn, Ngô Tất Tố
Hoạt động nhóm trong 4 phút 
2 nhóm NX chéo
GV chốt ,trình đáp án 
- Thảo luận cặp đôi 
Phiếu học tập: 
BT1: Xác định câu nghi vấn, mục đích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_tuan_20.doc