Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 27 - Tiết 122: Văn bản "Nói với con" - Vũ Thị Tuyết Mai
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp Hs cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân mình qua lời thơ của Y Phương.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể của thơ ca miền núi
B.Chuẩn bị:
- Giáo viên: đọc kỹ văn bản, đọc kỹ "Những điều cần lưu ý" – Sách Giáo viên, tìm hiểu thêm về tác giả. Máy chiếu
- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài.
C.Hoạt động giảng dạy:
Slide 2
Bài mới: Chiếu đoạn băng
Giới thiệu bài:. Hai tiếng gia đình luôn ngân vang trong trái tim mỗi chúng ta bởi gia đình là cái bến bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Có gì sánh được với tình cha nghĩa mẹ và tình cảm thiêng liêng ấy muôn đời vẫn thế .Theo mạch cảm xúc đầy yêu thương của người cha dành cho con . Y Phương thể hiện lời tâm tình dặn dò con qua bài thơ “ Nói với con”- Bài thơ mà chúng ta tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
Tuần 27 Tiết 122 Văn bản Nói với con Y Phương. A.Mục tiêu cần đạt Giúp Hs cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân mình qua lời thơ của Y Phương. Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể của thơ ca miền núi B.Chuẩn bị: - Giáo viên: đọc kỹ văn bản, đọc kỹ "Những điều cần lưu ý" – Sách Giáo viên, tìm hiểu thêm về tác giả. Máy chiếu - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài. C.Hoạt động giảng dạy: Slide 2 Bài mới: Chiếu đoạn băng Giới thiệu bài:... Hai tiếng gia đình luôn ngân vang trong trái tim mỗi chúng ta bởi gia đình là cái bến bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Có gì sánh được với tình cha nghĩa mẹ và tình cảm thiêng liêng ấy muôn đời vẫn thế .Theo mạch cảm xúc đầy yêu thương của người cha dành cho con . Y Phương thể hiện lời tâm tình dặn dò con qua bài thơ “ Nói với con”- Bài thơ mà chúng ta tìm hiểu trong giờ học hôm nay. Slide 3: I.Đọc - hiểu chú thích: 1. Tác giả Slide 4: Trình chiếu đoạn tư liệu về hoàn cảnh ra đời bài thơ *Bài thơ này các em đọc với giọng tha thiết, ấm áp yêu thương, chân thật và hồn hậu theo cách nói của đồng bào dân tộc. Giáo viên đọc mẫu một lần ? Trong bài có một số tờ khó các em cần chú ý: lờ, ken, thung. II.Đọc – hiểu văn bản: 1.Cấu trúc văn bản: ? Bài thơ làm theo thể loại gì. *BTTN xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? ? Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục bài thơ thể hiện ý tưởng đó như thế nào. Giáo viên: Từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung: từ tình cảm với con -> tình cảm với quê hương, từ kỉ niệm gần gũi nâng lên thành lẽ sống. Chủ đề của bài thơ được khái quát một cách tự nhiên và thấm thía. 2.Nội dung văn bản: a. Nói với con về tình cảm cội nguồn Đọc đoạn 1 ? Bốn câu đầu được người cha nói với con tình cảm cội nguồn nào? ? Em có nhận xét gì về các hình ảnh, nhịp điệu thơ trong 4 cau thơ trên? GV : Đây là nét độc đáo của thơ miền núi, cách lí giải rất cụ thể, giàu hình ảnh. ?Từ cách diễn tả đó giúp em hình dung một cảnh tượng gì? GV : Bốn câu thơ đầu gợi ra trước mắt ta hình ảnh một gia đình hạnh phúc, đầm ấm rộn rã tiếng nói cười với đầy đủ các thành viên có cha có mẹ có đứa con thơ đang lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói, lúc sà vào... Cha mẹ đang nâng niu sung sướng tự hào đón chờ từng bước đi, nụ cười, tiếng nói của con. Hình ảnh ấm lòng này muôn thủa vẫn là khát vọng hạnh phúc của con người? ? Vì sao lời đầu tiên người cha nói với con lại là tình cảm gia đình? ? Nói với con điều ấy người cha muốn nhắc nhở con điều gì ? Con không chỉ lớn lên trong tình cha nghĩa mẹ mà còn bởi một tình cảm thiêng liêng khác nữa, đó là tình cảm nào? ? Đọc những câu thơ thể hiện tình cảm đó ? Quê hương hiện lên trong lời người cha qua những từ ngữ nào? ? Em hiểu người đồng mình là gì? Có thể thay bằng những từ ngữ nào ? Tại sao tác giả không chọn từ khác. ? Chiếu bài tập: Từ yêu trong câu... ? Họ đáng yêu từ chính cuộc sống lao động, người cha đã nói với con về cuộc sống lao động ấy như thế nào. Các em theo dõi tiếp và cho cô biết- từ cài, ken thuộc từ loại nào? Những từ đó giúp em hình dung được cuộc sống lao động của người đồng mình như thế nào Chiếu tranh Bình: Y Phương không chỉ am hiểu gắn bó với cuộc sống lao động của người đồng mình mà còn nói về công việc nặng nhọc thô sơ của họ bằng những hình ảnh thật đẹp và nên thơ. Những nan tre, nan nứa dưới bàn tay của người Tày đã trở thành nan hoa đầy nghệ thuật vách nhà không chỉ ken bằng lá rừng gỗ rừng mà còn được ken bằng những câu hát.Cuộc sống lao động của họ dường như không chỉ có giá trị vật chất mà còn tạo ra giá trị tinh thần. Hai mảng đời sống hoà quyện với nhau tạo ra nét đẹp trong sáng, lạc quan tươi vui của người đồng mình.Họ làm việc đâu chỉ bằng chân tay mà bằng tâm hồn. người miền núi đi chợ...đặc biệt là hình ảnh vách nhà ken câu hát. Theo lời kể của Y phương ở miền núi trai gái tìm đến nhau....hát cho nhau nghe đến sáng bạch.bởi thế bức vách ở đây ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất đá nữa mà mà trở thành một chủ thể văn hoá. ? Con thật hạnh phúc vì được sống giữa những con người nhân hậu, khéo léo, yêu đời như thế. Câu “Rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng được dùng nghệ thuật nào? Giá trị của nghệ thuật ấy? GV: Chiếu tranh ->Những hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng; Rừng không chỉ cho gỗ... mà cho hoa để thiên nhiên quê nhà thêm đẹp, thơ mộng và để cũng là để dành cho con những gì tinh tuý nhất. con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi mà con đường đầy ắp nghĩa tình. đó phải chăng chính là mạch nguồn yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người. ? Những lời thơ đằm thắm ấy gợi lên trong em hình ảnh một quê hương như thế nào ? Bình: Nhà thơ Đỗ trung quân có viết: Quê hương là gì... dường như hai nhà thơ đã cùng gặp nhau ở một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc tha thiết nhất của con người. Tình yêu quê hương sẽ là khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao như tình yêu đất nước. Chiếu đoạn I ?Cha còn nói với con về ngày cưới ý thơ gợi nhắc điều gì? GV; Kết thúc đoạn thơ đầu nhà thơ đưa ta trở về với những giây phút ban đầu đẹp đẽ của mỗi gia đình như một lời khẳng định cội nguồn tình cảm nuôi dưỡng con người chính là gia đình. ?Vậy qua phần 1 bài thơ, em hiểu điều gì người cha muốn nói với con? Gv khái quát chuyển ý: Gia đình ấm cúng, quê hương sâu nặng nghĩa tình, nhân hậu chính là cội nguồn sinh dưỡng của con. Từ đó người cha muốn nhắn nhủ con hãy biết nâng niu trân trọng giữ gìn những tình cảm của gia đình quê hương dân tộc mình. Và không chỉ là tình gia đình, quê hương sâu nặng, người cha còn tâm tình với con điều gì nữa? b.Nói với con về truyền thống quê hương ? Đọc đoạn còn lại. Gv: một lần nữa các em lại bắt gặp cách điệp cấu trúc câu Người đồng mình thương lắm con ơi-phải chăng đó là cảm xúc trào dâng trong tâm trạng nhà thơ với bao nỗi niềm thiêng liêng da diết với quê hương, với con người nơi đây mà thổn thức thành lời. Vậy nỗi lòng người cha được trực tiếp bộc lộ qua từ ngữ nào trong câu?. ?Tình thương ấy bắt nguồn từ đâu? ?Những từ ngữ nào trong đoạn thơ thể hiện cuộc sống vất vả cực nhọc ấy? ? Cách nói ấy gợi một không gian sống như thế nào? Chiếu tranh bình: Đây là những hình ảnh về không gian sống của người miền núi, người Tày thường sống ở chân núi hay ven suối. Những đá những thung,thác ghềnh là cái ngheò cái khó bao vây. đó là những thử thách rất khó vượt qua nhưng nhất định bằng nghị lực phải vượt qua GV chuyển ý : Và chính từ một không gian sống cằn cỗi, hiểm trở khó khăn đã bộc lộ được những đức tính tốt đẹp đáng tự hào của người đồng mình. ? Theo dõi vào hai câu Cao đo nỗi buồn- Xa nuôi chí lớn, em thấy câu thơ có gì đặc biệt trong cách diễn đạt? ? Thể hiện đức tính gì của người đồng mình? GV: câu thơ đã lấy cái cao xa của trời đất làm chiều kích của nỗi buồn và chí hướng. ? Diễn đạt lời cha nói với con về đức tính của người đồng mình, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào ? ? Ba từ sống lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ, điệp ngữ không chê diễn tả điều gì? GV: Điệp từ ngữ, điệp cả cấu trúc, câu thơ vang lên như một lời khẳng định người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, luôn tự hào gắn bó chung thuỷ với quê hương dẫu còn nhiều cực nhọc đói nghèo. ? Ví von là cách nói quen thuộc của người Việt, so sánh sống như sông như suối có ý nghĩa gì? ?Những biện pháp nghệ thuật ấy đã khẳng định phẩm chất nào của người đồng mình? GV: ẩn sâu trong những dòng thơ là niềm kiêu hãnh về những pc tốt đẹp của người đồng mình. Đứng trước hoàn cảnh đất nước đời sống kinh tế khốn khó tác động không nhỏ đến đời sống con người, nhất là đối với các dân tộc miền núi. Cái nghèo hiện lên trên từng bản làng...điểm tựa tinh thần và củng cố niềm tin duy nhất bằng cách tin vào sức mạnh dtộc vào truyền thống quê hương. ? Nói với con những điều ấy, cha mong muốn ở con điều gì? ?Theo dõi đoạn thơ tiếp câu thơ Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con sử dụng kết cấu gì GV: Ta tiếp tục bắt gặp cách nói bằng hình ảnh cụ thể của người miền núi. ? Lời thơ gợi cho em hình dung gì về con người nơi đây? ? Cách diễn đạt của tác giả có gì độc đáo trong dòng thơ : Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục ? Em hiểu được gì từ hai câu thơ đó ? Chiếu tranh: Đây là những hình ảnh tái hiện một số nét đẹp truyền thống của người miền núi. Họ luôn luôn có ý thức lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình bởi đó là văn hoá. Có lẽ với họ những gì là bản sắc dân tộc sẽ làm rạng rỡ quê hương và quê hương chính là chỗ dựa tinh thần để họ vượt qua bao gian khó. ? Vậy vẻ đẹp nào của người đồng mình hiện lên qua 4 câu thơ trên? Đọc 4 dòng thơ cuối ?Em có nhận xét gì về giọng điệu những câu thơ này? ?Lên đường gợi thời khắc nào trong cuộc đời của đứa con? ?Hình ảnh thô sơ da thịt được người cha nhắc lại ở thời khắc này cùng với lời dặn Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con Em hiểu nhỏ bé ở đây có nghĩa là gì? ? Từ đó câu thơ Không bao giờ nhỏ bé được nghe con thể hiện điều nhắc nhở gì của cha? ?Qua lời nhắn nhủ ấy người cha muốn truyền cho con tình cảm gì với quê hương? GV: Quê hương mỗi người chỉ một... bởi quê hương chính là một hành trang quí để mỗi con người tự tin bước vào đời. Ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng mình cha truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh truyền thống quê hương mong con trưởng thành sống có tình nghĩa nuôi chí lớn thực hiện khát vọng xây dựng quê hương giàu mạnh bằng chính sức lực của mình. Đặt những điều người cha nói với con vào những năm 80 của thế kỉ XX khi đất nước ta đang ở giai đoạn vô cùng khó khăn mới thấy tình cảm của người cha thật đáng trân trọng. 3.ý nghĩa văn bản. ? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. Gv chốt: Bài thơ viết theo thể thơ tự do, số câu số chữ không khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên linh hoạt. Nhịp điệu lúc bay bổng, nhẹ nhàng lúc khúc triết rạch ròi, lúc mạnh mẽ dứt khoát tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời người cha truyền thấm cho con. Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mộc mạc mà ý tứ sâu xa mang nét đặc trưng của người miền núi. Có người đánh giá: Quả đúng là một thứ ngôn ngữ thổ cẩm quyến rũ. ? Qua bài thơ, em cảm thấy tình cảm của người cha với con như thế nào? Điều người cha muốn truyền cho con là gì. Ghi nhớ: SGK – 74. GV:Với lời thơ trong sáng, giản dị.mượn lời người cha nói với con Y Phương giúp mỗi chúng ta nhận ra bài học làm người không được quên quê hương xứ sở, cội nguồn.Bởi đó là điểm tựa sức mạnh của ta trong cuộc đời! Cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ. III.Luyện tập: Điền nội dung vào sơ đồ ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính la lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ về truyền thống cao đẹp củaquê hương và niềm tợ tin khi bước vào đời. ?Bài thơ giúp em hiểu gì về tấm lòng tác giả?. ?Tình cảm nào khơi dậy trong em sau khi học xong bài thơ này? ? Đều thể hiện tình phụ tử thiêng liêng, nhưng so với Lão Hạc của Nam Cao, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thì Nói với con có gì khác? Khái quát bài học bằng bản đồ tư duy. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lòng bài thơ, ý nghĩa văn bản. Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý. - Tác giả: Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948 – quê ở Trùng Khánh – Cao Bằng. -Từ 1993: Ông là chủ tịch Hội văn học – nghệ thuật Cao Bằng. - Đã xuất bản một số tập thơ - Tác phẩm: Sáng tác 1980 -Thơ tự do, vần nhịp theo dòng cảm xúc. - ý D - Chia làm2 phần: + Từ đầu đến đẹp nhất trên đời. + Phần còn lại. Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười. - Tình cảm gia đình -Hình ảnh thơ cụ thể với cách đo đếm giàu sức gợi, sử dụng biện pháp liệt kê. Cách nói giản dị của người miền núi - Nhịp thơ 2/3 đều đặn.Điệp ngữ “bước tới” - Hình ảnh một gia đình hạnh phúc, đầm ấm với đầy đủ các thành viên... Bức tranh gia đình hạnh phúc. -Vì gia đình là tổ ấm nôi êm thiêng liêng gần gũi nhất , nơi nuôi dưỡng chở che mỗi con người, một cái bến bình yên nhất trong cuộc đời ... - Con lớn lên từng ngày bằng tình yêu thương và sự chăm sóc của cha mẹ. Con cần ghi nhớ điều đó. - Tình quê hương - Người đồng mình, đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát... - Người đồng mình: người vùng mình, miền mình. Ví dụ: có thể thay: người bản mình, người quê mình. -> Thể hiện cách nói giản dị, mộc mạc rất riêng mà cũng rất thân thương của người miền núi. - Chọn ý D - Là động từ miêu tả sự khéo léo, quấn quýt. - Gợi cuộc sống lao động đầm ấm, tươi vui, cần cù của người đồng mình những con người luôn lạc quan yêu lao động. Công việc của họ gắn bó với những câu hát. Con người gắn bó, quấn quýt bên nhau. - Nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, từ cho lặp lại hai lần ->Rừng núi quê hương thơ mộng, trữ tình.Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng tâm hồn con người. - Quê hương thơ mộng với nghĩa tình sau đậm của những tấm lòng đã che chở nuôi dưỡng con cả tâm hồn và lối sống. - Muốn nhắc nhở con về một kỉ niệm có tính chất khởi nguồn cho hạnh phúc gia đình, về cội nguồn của mình, về sự quý giá của hạnh phúc gia đình. Chiếu chốt bảng trái- Con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương của cha mẹ. Con trưởng thành từng ngày trong cuộc sống lao động , trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương.Con cần ghi nhớ, khắc sâu mãi điều đó. - Một học sinh đọc. - Qua từ “thương” -Từ cuộc sống vất vả cực nhọc của người đồng mình - “Nỗi buồn, sống trên đá, sống trong thung,lên thác xuống ghềnh ” - gợi không gian sống cằn cỗi, hiểm trở, khó khăn * Đức tính tốt đẹp của người đồng mình - Kết cấu đăng đối, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy độ cao để đo nỗi buồn, lấy chiều xa để đo chí lớn. -> thể hiện sự bền gan vững chí. Trong khó khăn gian khổ vẫn giàu ý chí nghị lực vươn lên. - Điệp ngữ “ không chê”, So sánh “như sông như suối” Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh” - Người đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, luôn tự hào gắn bó chung thuỷ với quê hương dẫu còn nhiều cực nhọc đói nghèo. -> Lấy hình ảnh thiên nhiên để diễn tả sức mạnh con người. Sống mạnh mẽ như sông như suối, giàu chí khí, niềm tin. -> Giàu niềm tin dù cuộc sống còn vất vả, cực nhọc, nghèo đói: Lên thác.. cực nhọc. Chốt bảng trái+Người đồng mình mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt, mạnh mẽ đầy nghị lực giàu niềm tin tự hào, giàu tình yêu quê hương và gắn bó với quê hương. - Mong con phải sống có tình nghĩa, chung thủy với quê hương, biết chấp nhận vượt qua gian nan bằng thử thách bằng ý chí, niềm tin của mình. -> kết cấu đối lập -Những con người rắn chắc. Khỏe mạnh, mộc mạc giản dị về hình thức nhưng không nhỏ bé về ý chí , nghị lực lòng tự trọng trái lại rất mạnh mẽ, khoáng đạt giàu niềm tin và tinh thần lạc quan bền bỉ gắn bó với qh. Chiếu; Kết cấu đối lập-> người đồng mình tự tin giàu bản lĩnh. - Kết cấu nối tiếp, hình ảnh cụ thể, mộc mạc nhưng sâu sắc. - Nghĩa thực: đục đá kê cao là hoạt động có thực ở miền núi -> đòi hỏi phải có nghị lực, ý chí - Nghĩa khái quát: Đục đá kê cao là tinh thần tự tôn ý thức bảo tồn nguồn cội những con người bằng sức lực sự bền bỉ họ xây dựng quê hương với truyền thống đẹp và lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp của riêng mình. Chiếu: Hai câu thơ dưới..-> bằng sức.. - Người đồng mình giàu ý chí niềm tin mong ước xây dựng quê hương - Lời thơ ngắn lại như khắc sâu , giọng thơ vừa tha thiết, trìu mến, vừa nghiêm nghị - Khi con vào đời, vào cuộc sống - Khi đứa con trưởng thành xa mái nhà yêu thương và núi rừng quê hương tự lập cuộc sống có thể đi tới chân trời xa -Nhỏ bé: ở đây được hiểu là thiếu ý chí, niềm tin, nghị lực; thiếu những đức tính tốt đẹp, truyền thống của người đồng mình. -Chiếu: Hai tiếng nghe con kết thúc bài thơ âm vang lời người cha nhắc con phải luôn tự khẳng định mình, phải có ý thức vươn lên sống vững vàng ,mạnh mẽ, cao thượng. - Truyền cho con niềm tự hào sức mạnh về quê hương, mong con kế tục xứng đáng truyền thống quê hương tự tin vững bước vào đời - Con phải biết yêu quí bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, hi vọng con sẽ nối tiếp truyền thống quê hương - BTTN - Trình chiếu nội dung -Một học sinh đọc. - Một người cha thương yêu con vô hạn, một người tình nghĩa thủy -chung với quê hương... -Tình yêu gia đình, yêu quê hương xứ sở... - Hs bộc lộ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_27_tiet_122_van_ban_noi_voi_con_v.doc
- Elearning Nói với con.doc
- Noi voi con Mai.ppt