Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 7
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- HS nắm được sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .
2.Kĩ năng:
- Rèn cho hs kĩ năng thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3.Thái độ:
- HS có ý thức đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào tạo lập văn bản tự sự.
B.CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.
2.HS: Đọc, trả lời các câu hỏi sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra kiến thức cũ:
H: Ng ta đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự ntn? Tác dụng?
Trong văn tự sự rất ít khi tác giả thuần kể người, việc, mà thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> giúp cho việc kể chuyện sinh động, rõ ràng, sâu sắc hơn.
2. Giảng kiến thức mới:
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm rất cần thiết trong văn tự sự, để giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có sử dụng hai yếu tố này, chúng ta cùng luyện tập.
TUẦN 7 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ TIẾT 25 Ngày dạy Lớp Tiết dạy Tên HS vắng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - HS hiểu đc đặc điểm của thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô -tê. - ý nghĩa của nhân vật bất hủ mà Xéc- van -tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô- tê và Xan- chô Pan-xa 2.Kĩ năng: - Rèn cho hs kĩ năng nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích. - Chỉ ra đc những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật( Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa) đc miêu tả trong đoạn trích. 3.Thái độ: - Có ý thức phân tích một sự việc gắn với hoàn cảnh thực B. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC : 1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn. 2.HS: Đọc, tóm tắt văn bản , trả lời các câu hỏi sgk. C. CÁC HOẠT DỘNG HỌC TẬP: 1. Kiểm tra kiến thức cũ: H: Nêu những h/ả đối lập nhau mà em bé bán diêm đã nhìn thấy khi quẹt những que diêm trong đêm giao thừa? - Một lò sưởi bằng sắt, có hình nổi bằng đồng bóng nhoáng >< Lò sưởi biến mất, em ngồi đó trong tay cầm que diêm đã tàn. - Bàn ăn, khăn trải bàn, con ngỗng quay, con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía em.>< Những bức tường dày đặc, lạnh lẽo, phố xá vắng teo lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió thổi vi vu - Cây thông Nôen lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh >< Các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao. - Em thấy bà đang mỉm cười với em >< Ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em bé cũng biến mất - Em thấy bà to lớn và đẹp đẽ, bà cầm tray em, bay mãi lên cao, cao mãi, chẳng bao giờ phải đói rét gì nữa >< Họ đã về chầu thượng đế. 2. Giảng kiến thức mới : - Nói đến đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp là người ta nghĩ ngay đến nhà văn Xéc- van- tét với tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Để hiểu thêm về nhà văn và tài nghệ của ông, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. - HS đọc. - HS và GV nhận xét. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thế loại của văn bản này là gì? Văn bản này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? Y/c hs tóm tắt văn bản. - Hai thầy trò Đôn Ki- hô tê nhìn thấy chiếc cối xay gió, Đôn Ki- hô -tê cho rằng đó là những tên khổng lồ và xông vào đánh nhau với chúng. Vừa lúc đó, một làn gió nhẹ thổi làm quay những cánh quạt, Đôn Ki- hô -tê cùng ngựa bị ngã văng ra xa. còn Xan- chô Pan-xa đỡ chàng dậy và hai thầy trò tiếp tục lên đường. Họ vừa đi vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra. Đôn Ki-hô-tê mặc dù bị đau ngồi nghiêng cả người vẫn không hề kêu nửa lời, thậm chí cũng chẳng muốn ăn. Đêm hôm đó anh ta còn bắt chước hiệp sĩ trong sách thức trắng đêm để nghĩ tới tình nương. I. ĐỌC TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 1. Tác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông từng sống cuộc đời cực nhọc, âm thầm. 2.Tác phẩm: - Ra đời trong hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha mê truyện kiếm hiệp đến mê muội. - T/P gồm hai phần: P1: 52 chương xuất bản năm (1605); P2: 74 chương xuất bản năm (1616). Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” Trích đầu phần 1 tiểu thuyết: “Đôn Ki-hô-tê”. Thể loại: Tiểu thuyết. 3. Bố cục: 3 phần: - P1: Từ đầu-> không cân sức=> Diễn biến trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - P2: Tiếp -> toạc nửa vai =>Diễn biến trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. - P3: Còn lại=> Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió. 4. Tóm tắt văn bản Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ, cùng đi với lão là giám mã Xan-chô-pan-xa. Một lần, hai thầy trò đi trên một cánh đồng. Đôn-ki-hô-tê nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió lại tưởng là ba bốn chục tên khổng lồ. Lão thúc ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chô-pan-xa đang hét bảo lão đừng xông vào đánh nhau với cối xay gió. Gió thổi mạnh làm cánh quạt quay kéo theo ngựa và người lão văng ra xa. Xan-chô-pan-xa thúc lừa đến đỡ Đôn-ki-hô-tê. Tuy vậy, dù đau đến cỡ nào nhưng lão cũng không rên rỉ, không ăn uống gì và đêm đến thì thức trắng vì nghĩ đến tình nương. Còn Xan-chi-pan-xa hơi đau một tí là rên rỉ, ăn ngon lành vừa đi vừa chè chén, đêm đến, bác lăn ra ngủ một mạch đến sáng. HĐ2. PHÂN TÍCH 1. Diễn biến các sự việc trong đoạn trích Trình bày các diễn biến sự việc trong đoạn trích? 2. Nhân vật Đôn – ki – hô-tê và giám mã Xa-cho-pan-xa H: Xuất thân của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa như thế nào? H: Quan sát tranh, mô tả hình dáng của Đôn Ki- hô- tê? ( Người cao, gầy lại cưỡi con ngựa gầy nên trông hiệp sĩ càng gầy cao lênh khênh. - Xan- chô Pan-xa đã béo, lùn lại cưỡi con lừa nên trông lão càng lùn hơn.) -> Hai người đứng cạnh nhau trông như một bức tranh đả kích. H: Khi thấy cối xay gió, họ nhận xét, nhìn nhận như thế nào? H: Sự đánh giá, nhận xét trên chững tỏ điều gì về hai nhân vật này? H: Đôn-ki-hô-tê có hành động gì? Xan-chô- Pan-xa thì sao? H: Khi bị đau, thái độ hai nhân vật này có thái độ như thế nào? H: Việc ăn, ngủ của hai nhân vật ra sao? H: Phẩm chất của Đôn-ki-hô-tê đc bộc lộ như thế nào? - Dũng cảm, ước mơ cao cả muốn loại trừ cái ác nhưng lại hão huyền, mơ màng. H: Xan-chô-Pan-xa phẩm chất như thế nào? - Thực tế, không hão huyền nhưng hèn nhát, cá nhân, tư lợi. H: Nhận xét của em về cách xây dựng hình tượng 2 nhân vật? HĐ3. HDHS TỔNG KẾT: H: Nêu nhận xét của em về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió”? - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/ 80 II. PHÂN TÍCH: 1. Diễn biến các sự việc : + Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về chiếc cối xay gió. + Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió. + Quan niệm và cách sử xự của mỗi người khi bị đau đớn. +Xung quanh chuyện ăn. + Xung quanh chuyện ngủ. =>Trình tự sự việc đc sắp xếp hợp lí theo nội dung đoạn trích. 2. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-Pan-xa: Đôn Ki-hô-tê Là nhà quý tộc nghèo. - Người cao, gầy, cưỡi trên lưng con ngựa còm. - Cho là lũ khổng lồ, có những cánh tay dài. Nhận thức mụ mẫm, hoang tưởng. - Xông vào đánh nhau với cối xay gió-> dũng cảm. - Không hề kêu ca dù xổ cả ruột ra. -> can đảm, đầy dũng khí . - Chưa cần ăn -> có khát vọng cao cả, không để ý gì đến chuyện ăn uống của cá nhân . - Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương bắt chước các hiệp sĩ trong sách -> khôngbình thường * Đôn-ki-hô-tê có nhiều điểm tốt song mê muội vì truyện kiếm hiệp nên nực cười, đáng thương, đáng trách. Xan- chô Pan-xa. - Nông dân. - Người thấp, béo cưỡi con lừa. - Đó chỉ là những cối xay gió, những cánh quạt. -> tỉnh táo. - Can ngăn, tránh xa lũ cối xay gió -> sợ hãi. - Chỉ hơi đau một chút là rên rỉ. -> nhát gan. - Vừa đi vừa ung dung đánh chén -> ước muốn tầm thường. - Ngủ một mạch tới sáng -> vô tâm. *Xan-chô-Pan-xa có mặt tốt và có cả mặt xấu: thực tế, có hiểu biết nhưng chỉ lo cho cá nhân mình. => Tác giả xây dựng hai nhân vật tương phản đối lập nhau nhằm bổ sung cho nhau làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật.Tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật - Xây dựng hình ảnh tương phản giữa 2 nhân vật - Nghệ thuật miêu tả tài tình 2.Nội dung * Ghi nhớ SGK/80 3. Củng cố bài giảng H: Tóm tắt nội dung đoạn trích? Các sự việc chính trong đoạn trích? 4. Hướng dẫn học tập ở nhà Chuẩn bị luyện tập viết đoạn văn tự sự D. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 7 TIẾT 26 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP MIÊU TẢ BIỂU CẢM Ngày dạy Lớp Tiết Tên HS vắng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - HS nắm được sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự . 2.Kĩ năng: - Rèn cho hs kĩ năng thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn kể chuyện. - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ. 3.Thái độ: - HS có ý thức đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào tạo lập văn bản tự sự. B.CHUẨN BỊ 1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn. 2.HS: Đọc, trả lời các câu hỏi sgk, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra kiến thức cũ: H: Ng ta đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự ntn? Tác dụng? Trong văn tự sự rất ít khi tác giả thuần kể người, việc, mà thường đan xen các yếu tố miêu tả, biểu cảm -> giúp cho việc kể chuyện sinh động, rõ ràng, sâu sắc hơn. 2. Giảng kiến thức mới: - Yếu tố miêu tả, biểu cảm rất cần thiết trong văn tự sự, để giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự có sử dụng hai yếu tố này, chúng ta cùng luyện tập. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1.HDHS THỰC HIỆN CÁC BƯỚC VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YÉU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM: - Y/C hs đọc các sự việc (SGK- 83). H: Hãy xây dựng một đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm? H: Em lựa chọn sự việc nào trong ba sự việc trên? H: Em lựa chọn ngôi thứ mấy để kể? Cách xưng hô như thế nào? H: Em sẽ kể theo thứ tự nào? (kể xuôi, kể ngược?) H: Để kể chuyện hấp dẫn, sinh động, em sẽ chọn các yếu tố miêu tả, biểu cảm nào? H: Hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh dựa trên các nội dung trên? - HS viết đoạn văn trong 5 phút. -Trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. H: Để viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm, ta cần thực hiện mấy bước? Là những bước nào? - HS đọc 5 bước SGK. HĐ2.HDHS LUYỆN TẬP: - Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập. - HS viết đoạn văn dựa vào phần chuẩn bị ở nhà. - Đọc đoạn văn trước lớp. - HS và GV nhận xét. - Cho điểm những đoạn văn hay. - Đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài. Gọi HS nêu kết quả. HS nhận xét. GVsửa chữa, bổ sung. GV hướng dẫn hs viết đoạn văn - Gọi hs đọc bài đọc thêm. I.TỪ SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT ĐẾN ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM. 1. VD: * SGK/ 83 - B1: Lựa chọn sự việc: Giúp bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại. B2: Lựa chọn ngôi kể: kể ở ngôi thứ nhất, xưng em- tôi. B3: Xác định thứ tự kể: kể xuôi theo trình tự thời gian, không gian. B4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm: - Đó là bà cụ như thế nào?( ngoại hình) - Bà lúng túng, sợ sệt khi đi qua đường ra sao?( hành động, cử chỉ)-> m/tả - Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ như thế nào?-> biểu cảm. B5: Viết đoạn văn kể chuyện kết hợp yếu tố biểu cảm và miêu tả. Trên đường đến trường, em bỗng phát hiện ra bên kia đường, một bà cụ chống gậy, tay xách một túi to đang chờ dòng xe đông đúc qua mau để rẽ sang đường. Một thoáng ái ngại, rồi em quyết định đi đến chỗ bà cụ và cất tiếng hỏi: - Bà ơi, cháu đưa bà sang đường được không ạ? Bà cụ nhìn em: - Thật là may qúa, bà không biết làm thế nào để đi sang đường đây. Thế là một tay em cầm chiếc túi , một tay em nắm tay bà lão dắt bà chen qua đường. Đến bên kia đường bà nhìn em móm mém: - Cảm ơn cháu, cháu tốt bụng quá! Em thoáng đỏ mặt, vừa vui vừa thấy ngượng ngùng vì vừa nãy thôi em còn rất do dự khi làm việc đó. Em chào bà rồi vội vã đến lớp cho kịp giờ. Lòng cảm thấy hân hoan kì lạ. 2. Kết luận: * Ghi nhớ SGK II. Luyện tập: Bài tập1/ 61: Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại sự việc lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. *Gợi ý: - Chọn ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng tôi. - Sự việc: lão Hạc kể chuyện bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. - Yếu tố miêu tả: nụ cười, nét mặt, nếp nhăn, miệng... - Yếu tố biểu cảm: Tình cảm của ông giáo với lão Hạc khi chứng kiến cảnh đau khổ đó. Bài tập2(84). Tìm trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đoạn kể về giây phút trên rồi so sánh rút ra nhận xét. - Đoạn văn trong tác phẩm: “Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi... lão hu hu khóc”. - Sự việc kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm khắc học rõ nét chân dung lãc Hạc đau đớn xót xa khổ sở với những chi tiết độc đáo, tài tình, nổi bật tình cảm của người kể chuyện. 4. Củng cố , luyện tập: H: Nêu các bước viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả miêu tả và biểu cảm? 5.Hướng dẫn HS học ở nhà: - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm- theo đề tài tự chọn. D. RỦT KINH NGHIỆM TUẦN 7 TIẾT 27 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG Ngày dạy Lớp Tiết Tên HS vắng A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt thân thích. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích ruột thịt. 3.Thái độ: - GD cho hs ý thức sử dụng từ ngữ địa phương đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.Có thái độ nghiêm túc đúng đắn đối với môn học. B.CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, sách tham khảo,chuẩn kt kn. 2.HS: Chuẩn bị bài, sưu tầm từ ngữ địa phương, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập. C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra kiến thức cũ: H: Thế nào là tình thái từ? Các loại tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ? 3.Giảng kiến thức mới : Trong hệ thống từ vựng tiếng việt từ địa phương rất đa dạng phong phú theo đặc trưng vùng miền . Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu hệ thống các từ ngữ địa phương chỉ ng thân thích ruột thịt của từng địa phương , từ đó các em thêm hiểu về phong tục tập quán, sắc thái địa phương theo từng vùng miền khác nhau trên đất nước ta. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HDHS TÌM CÁC TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT, THÂN THÍCH ĐƯỢC DÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG : - yêu cầu học sinh kẻ lại bảng theo mẫu sgk /91 vào vở - yêu cầu thảo luận nhóm bài tập 1 (5') Bài 1/90 - Từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương TT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ đựơc dùng ở địa phương 1 Cha Ba, bố, tía, ... 2 Mẹ Bầm, mẹ, u, má, mế 3 ông nội ông, nội 4 Bà nội Nội 5 ông ngoại ông ngoại, ngoại 6 Bà ngoại Vãi, bà ngoại 7 Bác ( anh trai của cha) Bá 8 Bác ( vợ anh trai của cha) Bá 9 Chú ( em trai của cha) Chú 10 Thím ( Vợ em trai của cha) thím 11 Bác (chị gái của cha) Bác,bá ( cùng huyết thống) 12 Bác ( chồng chị gái của cha) Bác ( không cùng huyết thống) 13 Cô(em gái của cha) Cô 14 Chú(chồng em gái của cha) Chú,( dượng.,rể) 15 Bác(anh trai của mẹ) Bác 16 Bác ( vợ anh trai của mẹ) Bá , bác(không cùng huyết thống) 17 Cậu ( em trai của mẹ) Cậu 18 Mợ( vợ em trai của mẹ) Mợ 19 Bác(chị gái của mẹ) Bác gái, bá. 20 Bác ( chồng chị gái của mẹ) Bác (rể, dượng) 21 Dì ( em gái của mẹ) Dì 22 Chú(chồng em gái của mẹ) Chú (rể, dượng). 23 Anh trai anh 24 chị dâu(vợ anh trai) chị dâu 25 Em trai Em trai (em cậu) 26 Em dâu(vợ em trai) Em dâu(em mợ) 27 chị gái chị gái 28 Anh rể(chồng chị gái) Anh rể 29 Em gái Em gái(em dì) 30 Em rể(chồng của em gái) Em rể 31 con Con 32 Con dâu Con dâu 33 Con rể(chồng của con gái) Con rể 34 Cháu(con của con) Cháu(cháu nội,cháu ngoại) HĐ2. HDHS SƯU TẦM CÁC TỪ NGỮ CHỈ QUAN HỆ RUỘT THỊT, THÂN THÍCH ĐƯỢC DÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG KHÁC: - Y/c hs tìm các bài thơ có sử dụng từ ngữ địa phương: “Bầm ơi”- Tố Hữu Bà má Hậu Giang- Tố Hữu - Mẹ Suốt của Tố Hữu: Toàn dân Địa phương Cha Ba, tía, bọ, cậu mẹ Má, mợ, u, bầm, mế Bác gái Bá Bà ngoại Bà vãi Ông ngoại Ông vãi... Bài 2/92 Bài 3/92 Bầm ơi! có rét không bầm Hiu hiu gió núi lâm thâm mưa rào Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non. Mạ non bầm cấy mấy đon. Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. - Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai Chẳng bằng con gáu con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò 4. Củng cố,luyện tập: H: Em nhận xét ntn việc sử dụng từ ngữ địa phương ở địa phương mình? H: Nêu những tình huống không nên sử dụng từ ngữ địa phương? 5.Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài,chuẩn bị : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm D. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 7 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ BIỂU CẢM TIẾT 28 Ngày dạy Lớp Tiết Tên HS vắng I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1.Kiến thức: - Học sinh biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xây dựng bố cục, sắp xếp ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ. 3.Thái độ: - GD cho hs ý thức có thái độ nghiêm túc đúng đắn đối với môn học. Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết văn tự sự. B.CHUẨN BỊ : 1. GV: Giáo án, sách tham khảo,bảng phụ, chuẩn kt kn. 2.HS: Chuẩn bị bài, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập. C.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra kiến thức cũ: H: Người ta kết hợp các yêu tố tự sự miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự như thế nào? Tác dụng của từng yếu tố đó trong văn bản tự sự? - Các yếu tố m/t và biểu cảm này đan xen với yếu tố tự sự. *Vai trò , t/d của y/t miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự : Làm cho sự việc đc kể thêm sinh động ( màu sắc, hương vị , hình dáng, diện mạo, của sự việc , nhân vật, hành động như hiện ra trước mắt người đọc). Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa truỵên thêm thấm thía sâu sắc. Giúp t/g thể hiện đc thái độ trân trọng và t/c yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc. - Các yếu tố kể (tự sự) có vai trò quan trọng cấu thành câu chuyện 2. Giảng kiến thức mới : Muốn viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm tốt, chúng ta cần lập dàn ý. Vậy cách làm dàn ý một bài văn tự sự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiêt hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HDHS TÌM HIỂU DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ: - Đọc bài văn “Món quà sinh nhật”- SGK -tr 29. H: Hãy chỉ ra bố cục của bài văn? H: Nêu nội dung khái quát của từng phần? H: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy? H: Truyện xảy ra ở đâu? Với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? H: Tính cách của các nhân vật ra sao? H: Câu chuyện diễn ra như thế nào? H: Chỉ ra những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện? H: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản trên? Cách đưa yếu tố miêu tả biểu cảm vào dàn ý? H: Tác giả kể theo trình tự nào? H: Từ bài tập trên em rút ra nhận xét gì về dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm? H: Vai trò của từng phần? H: So sánh dàn ý của bài văn tự sự với dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả , em thấy có gì giống và khác nhau? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. => GV chốt. LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ a. Mở bài - Trong mở bài trình bày nội dung gì? b. Thân bài - Em sẽ kể và trình bày nội dung câu chuyện như thế nào? c. Kết bài Ghi nhớ SGK HĐ2. HDHS LUYỆN TẬP: - Đọc bài 1, nêu yêu cầu - T/C thảo luận bàn 5 phú =>Báo cáo, nhận xét. GV kết luận. - Đọc bài 2, nêu yêu cầu? - HS làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng lập dàn ý. - HS nhận xét. - GV sửa chữa, bổ sung. I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ. 1. TÌM HIỂU DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ. a. VD/92 Văn bản: Món quà sinh nhật. - Mở bài: từ đầu ... bày la liệt trên bàn. ( Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật). - Thân bài: Tiếp... chỉ gật đầu không nói. ( kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh). - Kết bài: phần còn lại ( cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật). * Truyện kể về sinh nhật Trang, Trinh không có xe nên đến muộn và món quà bất ngờ của Trinh. - Người kể là Trang- ngôi thứ nhất. - Truyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật. - Nhân vật: Trang, các bạn, Trinh. - Nhân vật chính: Trang. - Tính cách của nhân vật: mọi người đều vui vẻ cười nói. + Trang : bồn chồn lo lắng. + Trinh: hiền lành, hay cười, bẽn lẽn. - Diễn biến truyện: + Mở đầu: cảnh sinh nhật vui vẻ, đông đúc ở nhà Trang. + Diễn biến- Đỉnh điểm đợi mãi không thấy Trinh đến. +Kết thúc : Trinh đến khi mọi người đã bắt đầu ra về và món quà bất ngờ của Trinh. - Yếu tố miêu tả: Nhân kỷ niệm... trên bàn. + Trinh tươi cười đi vào. + Trinh lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng. + Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm. - Yếu tố biểu cảm: + Tôi thấy tủi thân và giận Trinh. + Tôi giận mình quá. + Cảm ơn Trinh... thơm mát này. b. Nhận xét: =>yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự -Yếu tố miêu tả và biểu cảm: tô đậm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu hơn tình cảm, tính cách phẩm chất của nhân vật. - Trình tự : thời gian- theo diễn biến đầu - cuối, nhưng trong khi kể có dùng hồi ức ngược thời gian. 2. Dàn ý của bài văn tự sự. a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự viếc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ. c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. - Chủ yếu cũng gồm 3 phần nhưng có đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự 3. Ghi nhớ (SGK/ 95) II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1/95 - Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”. a. Mở bài: - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính- cô bé bán diêm. b. Thân bài: - Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường. - Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...( 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng) * Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên -> tác giả miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật. c. Kết bài: - Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy, thái độ của ng qua đường. Bài tập 2 /92 - Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát). b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy. - Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai? - Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả? - Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó). c. Kết bài: suy nghĩ gì về kỷ niệm đó và người bạn. 4. Củng cố , luyện tập: H: Nêu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? H: Cách đưa yêu tố miêu tả và biểu cảm vào dàn ý? 5.Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài, ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làm thành bài văn hoàn chỉnh. ,chuẩn bị bài: “Hai cây phong” D. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 7 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (O-HEN-RI) TIẾT 29 Ngày dạy Lớp Tiết Tên HS vắng A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:- Nhân vật,sự kiện,cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông,sự chia sẻ giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng : - Vận dụng các kiến thứ đã học về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc hiểu tác phẩm. - Phát hiện phân tích những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể truyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. - TH: Tóm tắt văn bản tự sự. 3. Thái độ GD Lòng thương yêu con người B.CHUẨN BỊ 1. GV : + Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm, nêu vấn đề +Tranh minh hoạ cho tác phẩm,chân dung tác giả, giáo án,máy chiếu. 2. HS : +Học bài - chuẩn bị bài theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Kiểm tra kiến thức cũ: ? Tóm tắt văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”. ? Qua 2 nhân vật Đôn-ki –hô-tê và Xan-chô Pan –xa,em rút ra cho mình bài học gì? 2/ Giảng kiến thức mới: Có lẽ trong cuộc đời làm nghệ sĩ của mình, người nghệ sĩ nào cũng có khát vọng cao đẹp là vẽ được một bức tranh kiệt tác, để đời. Nhân vật Bơ-men trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng” cũng vậy HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG HDTH giới thiệu chung GV yêu cầu HS đọc chú thích. ? Nêu những nét nổi bật về nhà văn ÔHen-ri và văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. H: TL TH : Tóm tắt đoạn trích theo sự việc chính. ? Văn bản đã sử dụng những PTBĐ nào? PT chủ đạo nào làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm? ? Hãy tách văn bản theo các phần nội dung liên quan đến nhân vật chính này? HS trình bày ý kiến : Gồm 3 phần. - Phần 1:Từ đầu -> “Hà Lan”: Giôn-xi đợi chết. -Phần 2 : Tiếp theo -> “vịnh Naplơ”:Giôn-xi vượt qua cái chết. - Phần 3 :Còn lại: Bí mật của chiếc lá. I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả - O Hen-ri( 1862 -1910) - Là nhà văn Mĩ, chuyên viết truyện ngắn,tr. nhẹ nhàng,tư tưởng nhân đạo, ông viết (gần 600 truyện ngắn) - Có lòng thông cảm đối với người nghèo bất hạnh. 2/ Tác phẩm. ( sgk) a. Xuất xứ: - Đoạn trích là phần cuối của tác phẩm CLCC. b. Tóm tắt Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi. c. Phương thức biểu đạt: TS + MT + BC d. Bố cục 2 phần P1: từ đầu -> Vịnh Naplơ( Bệnh tình và tâm trạng của Giôn-xi) P2: Còn lại ( Giôn –xi thoát chết và sức mạnh của nghệ thuật chân chính) HĐ2 PHÂN TÍCH 1. Nhân vật Giôn xi ? Nội dung đoạn văn đầu kể về việc gì? HS: Trả lời. ? Tìm chi tiết mtả dáng vẻ,giọng nói của Giôn-xi? ? Hình dung của em về nhân vật Giôn-xi từ chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói? HS: tìm ? Việc Giôn-xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và ra lệnh kéo nó lên là vì lí do gì? HS: Cô nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa. ? Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn-xi qua câu nói: “ đó là chiếc lá cuối cùng chết”? GV: Tâm trạng của Giôn-xi khi bị ốm là tâm trạng của một người tuyệt vọng,cô nghĩ khi chiếc lá cuối cùng trên cây rụng xuống là lúc cô cũng chết. ? Xiu đã dùng lời lẽ yêu thương để an ủi Giôn-xi. Giôn-xi đáp lại bằng thái độ và suy nghĩ gì? HS: Ko trả lời và đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa bí ẩn của mình ?Điều đó cho ta hiểu thêm gì về tâm hồn con người của Giôn? Bình: Con người tuyệt vọng và bi quan thì không có gì cứu được họ. Điều đó đã được bác sĩ nói với Xiu. II./ TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi. a/ Giôn-xi chờ đợi cái chết. - Giọng thều thào, mắt thẫn thờ -> yếu đuối, cạn kiệt cả sức sống. - Chờ chiếc lá cuối cùng rụng -> chết. -> Chán nản, không còn tin vào sự sống của mình. => Tâm hồn cô đơn, tuyệt vọng. -> Muốn được sống và hoạt động. => Chiếc lá là động lực thúc đẩy niềm tin, tình yêu sự sống cho Giôn-xi. GV yêu cầu học sinh theo dõi phần tiếp theo của văn bản. ? Sau đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng Giôn-xi đã phát hiện ra điều gì? HS: Trình bày ? Theo em, Giôn-xi đã cảm nhận được điều gì từ chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó? HS: Chiếc lá mong manh nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ và mãnh liệt. ? Từ đó có những thay đổi gì đối với Giôn-xi? HS: Tìm kiếm , trả lời ? Những thay đổi ấy cho thấy nhu cầu gì đã trở lại với Giôn-xi? ? Chiếc lá có ý nghĩa gì đối với Giôn-xi? HS: TL ? Tình yêu thương của Xiu với Giôn-xi được thể hiện qua những chi tiết nào? 2. Nhân vật Xiu ? Vì sao Xiu lại lo sợ khi thấy những chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết như vậy? ? Ngoài ra tình thương yêu ấy còn được thể hiện ở những chi tiết nào? lời nói? việc làm? HS: Liệt kê ? Qua tất cả những chi tiết ấy, ta bắt gặp ở Xiu một tấm lòng như thế nào? Bình chốt: Tình cảm nhân đạo, đầy tình nghĩa ấy đã làm cho lòng người ấm lại và đây cũng chính là tấm lòng của tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này. 3. Kiệt tác của cụ Bơ men ? Cụ Bơ-men được giới thiệu là người như thế nào? HS: TL ? Khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân đua nhau rụng cụ Bơ-men có tâm trạng gì? HS: Nhìn Xiu chẳng nói gì-> Lo lắng vì căn bệnh hiểm nghèo có thể cướp đi tính mạng của Giôn-xi. ? Trước tâm trạng đó cụ Bơ-men đã có hành động gì? Với mục đích gì? HS: Lặng lẽ vẽ bức tranh để cứu sống Giôn-xi,bất chấp gió rét và nguy hiểm. ? Vẽ chiếc lá với mục đích ấy nhưng cuối cùng như thế nào? Vì sao cụ chết? ? Cái chết ấy, đã thể hiện ở cụ một phẩm chất gì? HS: Trình bày ? Tại sao người bạn của Giôn-xi lại gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? HS: Suy nghĩ, trả lời Bình: Bức tranh của hoạ sĩ Bơ-men không phải là thần dược, nó là tác phẩm NT được tạo nên bởi tình yêu thương con người.Hơn nữa bức tranh đúng là một kiệt tác vì nó đã cứu sống một con người;là bức tranh của tình yêu thg và đức hi sinh cao cả. G? Tại sao tác giả lại không tả cảnh cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão? -HS: Vì như vậy chiếc lá mới có ý nghĩa đối với Giôn-xi và làm người đọc bị bất ngờ. ? Từ đây, em hiểu gì thêm về ý nghĩa của truyện “Chiếc lá cuối cùng”? HS: NT chân chính được xuất phát từ tình yêu thương con người, là nghệ thuật vì con HOẠT ĐỘNG 3. HD TỔNG KẾT : ? Nghệ thuật đặc sắc của truyện? ? Hãy làm rõ điều này qua cách kết thúc truyện? HS: - Giôn-xi: từ sắp chết -> sống trở lại. - Bơ-men: còn khoẻ mạnh -> chết. => hai quá trình đảo ngược này lồng trong một câu chuyện => Kết thúc bất ngờ. ? Qua văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” của Ohen-ri, em cảm nhận được gì về tư tưởng và tài năng của Ohen-ri? LH: Em còn đọc những truyện nào của Ohen-ri ( hoặc của nhà văn khác) viết về lòng nhân ái cao cả của con người? Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK b. Giôn-xi vượt qua cái chết. - Qua đêm mưa gió chiếc lá vẫn còn. ->Thấy mình tệ, tự phê bình mình. - Đòi ăn, soi gương, uống sữa, ngồi dậy, đặc biệt là muốn vẽ vịnh Na plơ. -> Muốn được sống và hoạt động. => Chiếc lá là động lực thúc đẩy niềm tin, tình yêu sự sống cho Giôn-xi. 2/. Nhân vật Xiu. - Lo sợ khi thấy chiếc lá thường xuân đã rụng gần hết. -> Sợ Giôn-xi chết. - Động viên, an ủi, chăm sóc Giôn-xi tận tình. => Tấm lòng nhân ái, thấm đượm tình người. 3/ Kiệt tác của Bơ-men. - Cụ Bơ-men: là hoạ sĩ nghèo, khát vọng vẽ một bức tranh kiệt tác. - Lo lắng cho số phận của Giôn-xi. -> Lẳng lặng vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. -> Cụ chết vì sưng phổi. => Cao thượng, quên mình vì người khác. - Chiếc
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tuan_7.docx