Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 8, Tiết 8, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 8, Tiết 8, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện

- Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, khí vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.

- Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học .

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tính toán, năng lực hợp tác.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:Tóm tắt kiến thức trọng tâm qua từng bài học cho học sinh; lựa chọn bài tập phù hợp, bảng phụ

 

docx 3 trang Phương Dung 01/06/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 8, Tiết 8, Bài: Ôn tập - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Ngày soạn: 19/10/2020
Tiết 8	 Ngày dạy: 29/10/2020
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức: Ôn lại các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện
- Kĩ năng: Biết vận dụng công thức tính vận tốc, áp suất chất rắn, lỏng, khí vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
- Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học .
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tính toán, năng lực hợp tác. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Tóm tắt kiến thức trọng tâm qua từng bài học cho học sinh; lựa chọn bài tập phù hợp, bảng phụ
2.Học sinh:ôn tập ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (2 phút)
GV: Chúng ta đã tìm hiểu các kiến thức về: tính tương đối của CĐ cơ học; K/n vận tốc; tính chất của CĐ đều và CĐ không đều; cách biểu diễn Lực; đặc điểm của hai lực cân bằng và K/n quán tính; các loại lực ma sát và điều kiện xuất hiện. Hôm nay chúng ta ôn lại các kiến thức vừa tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động : Ôn tập( 41 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống được nội dung kiến thức đã học về chuyển động ,vận tốc ,lực ma sát và vận dụng các nội dung đó để giải bài tập.
-GV: Yêu cầu học sinh lần lươc trả lời các câu hỏi sau:
-HS: Lần lược trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Câu1:-Khi nào thì ta nói một vật đang đứng yên hay đang chuyển động?
-Vì sao nói một vật đứng yên hay chuyển động chỉ mang tính tương đối?
Câu 2: Vận tốc là gì? Công thức, đơn vị?
Câu 3: Thế nào là chuyển động đều, không đều?
Câu 4:Lực cơ học là gì? Nêu cách biểu diễn lực bằng véc tơ lực?
Câu 5: -Thế nào là hai lực cân bằng?
-Quán tính là gì?
Câu 6: Có mấy loại ma sát? nêu điều kiện xuất hiện của các loại lực ma sát?
-GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập
Bài 1: Biểu diển các vectơ lực sau đây:
a/ Trọng lực của một vật la 1500N
b/ Lực kéo một vật là 2000N, theo phương nằm ngang chiều từ trái sang phải (tỉ xích 1cm úng với 500N)
-HS: Đọc đề bài tập
-GV: hướng dẫn học sinh đọc đề bài tập
-HS: Trả lời từng câu hỏi của gv sau đó lên bảng làm.
-GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập
Bài 2: Một người đi bộ trên quảng đường đầu dài 4km với vận tốc 2m/s, quảng đường thứ hai dài 1,7 km người đó đi hết 30 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quảng đường.
-HS: Đọc đề bài tập
-GV: Hướng dẫn hs 
? Đề bài cho biết ngững đại lượng nào?
Đi tìm đại lương nào?
Đơn vị phù hợp chưa?
-HS: Trả lời từng câu hỏi của gv rồi hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút. Đại diện nhóm lên bảng trình bày
-GV: Treo bảng phụ ghi đề bài tập
Bài 3: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại.Tính vận tốc trung bình của xe trên từng quãng đường và trên cả hai quãng đường?
-HS: Đọc đề bài tập
-GV: Hướng dẫn hs 
? Đề bài cho biết ngững đại lượng nào?
Đi tìm đại lương nào?
Đơn vị phù hợp chưa?
-HS: Trả lời từng câu hỏi của gv rồi hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút. Đại diện nhóm lên bảng trình bày
Câu1: - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật CĐ so với vật mốc.
- Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc (Vật mốc).Do đó ta nói vật CĐ hay đứng yên có tính tương đối.
Câu 2: -Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất nhanh hay chậm của chuyển động và được đo bằng quảng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
-Công thức tính vận tốc: 
Đơn vị vân tốc thương dùng là: m/s,km/h
Câu 3: -CĐ đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo t/gian.
-CĐ không đều là CĐ mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo t/gian.
Câu 4: -lực là tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật bị biến dạng.
- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
+Gốc: là điểm đặt của Lực
+Phương, chiều trùng với phương chiều của Lực.
+Độ dài: biểu thị cường độ của Lực theo tỉ xich cho trước.
Câu 5: - hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật,cùng độ lớn, phương cùng nằm trên một đường thẳng nhưng ngược chiều nhau.
-Quán tính là tính chất muốn bảo toàn trạng thái ban đầu của vật.
Câu 6: - Có 3 loại ma sát là: ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn.
-Điều kiện xuất hiện:
+Ma sát trượt: xuất hiện khi có vật này CĐ trượt trên mặt vật khác.
+Ma sát nghỉ: xuất hiện khi vật có xu hướng CĐ
+Ma sát lăn: xuất hiện khi có vật này lăn trên mặt vật khác.
II/ BÀI TẬP 
Bài 1:
 F
 P	
Bài 2:
Cho biết:
S1= 4km =4000m
v1= 2m/s
S2= 1,7km=1700m
t2= 30ph=1800s
vtb=?
Giải
Thời gian đi hết quãng đường đầu là
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là:
 Vậy vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là:1,5 m/s
Bài 3:
Cho biết:
S1 = 120m
t1 = 30s
S2 = 60m
t2 = 24 s
vtb1=?
vtb2=?
Vtb=?
Giải
Vận tốc của xe trên đoạn đường dốc là:
. 
Vận tốc của xe trên đoạn đường ngang:
Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường:
Vậy vtb1=4 (m/s).
 vtb2=2,5 (m/s).
 Vtb=3,3 (m/s)
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút)
- GV: yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức đã học và rèn luyện thêm giải bài tập về tính vận tốc trung bình, biểu diễn lực chuẩn bị để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết
Học thuộc nội dung các câu hỏi ôn tập và xem các bài tập 
IV. Rút kinh nghiệm:
Hòa Thành, ngày tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 8
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_8_tiet_8_bai_on_tap_nam_hoc_2020_2.docx