Hệ thống chương trình cả năm Hóa học Lớp 8
3. Hỗn hợp
- Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1chất thành phần.
- Hỗn hợp gồm có 2 loại:
+ Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần. VD: Hỗn hợp nước và rượu.
+ Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước.
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết)
- Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và
hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học
VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước thu được muối ăn.
4. Nguyên tử
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất.
- Cấu tạo
Hệ thống hóa học 8 PHẦN I/. KIẾN THỨC CƠ BẢN. CHƯƠNG: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ 1. Vật thể - Vật thể: Là toàn bộ những gì xung quanh chúng ta và trong không gian. - Vật thể gồm 2 loại: Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. 2. Chất - Chất: là nguyên liệu cấu tạo nên vật thể. Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Mỗi chất có những tính chất nhất định. Bao gồm tính chất vật lý và tính chất hoá học. 3. Hỗn hợp - Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1chất thành phần. - Hỗn hợp gồm có 2 loại: + Hỗn hợp đồng nhất : là hỗn hợp không xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần. VD: Hỗn hợp nước và rượu. + Hỗn hợp không đồng nhất: là hỗn hợp có xuất hiện ranh giới phân cách giữa các chất thành phần.VD: Hỗn hợp dầu ăn và nước. - Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất nào khác. Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không thay đổi. VD: Nước cất (nước tinh khiết) - Khi tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp ta thu được các chất tinh khiết. Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp người ta có thể sử dụng các phương pháp vật lý và hoá học: tách, chiết, gạn, lọc, cho bay hơi, chưng cất, dùng các phản ứng hoá học VD: Khuấy tan một lượng muối ăn vào nước → Hỗn hợp trong suốt . Khi đun nóng, nước bay hơi, ngưng tụ hơi tạo thành nước cất. Sau khi cạn nước thu được muối ăn. 4. Nguyên tử - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, cấu tạo nên các chất. - Cấu tạo Chú ý: Hiđro là nguyên tử đặc biệt chỉ có duy nhất một hạt proton. - Trong nguyên tử, các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài. + Lớp 1: có tối đa 2e + Lớp 2, 3, 4 tối đa 8e - Khối lượng nguyên tử = số P + số N + số e = số P + số N (vì e có khối lượng rất nhỏ nên bỏ qua). 5. Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học - Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. - Số proton là số đặc trưng của 1 nguyên tố. - Kí hiệu hóa học: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hóa học (KHHH) VD: + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na + Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O 6. Nguyên tử khối - Đơn vị cacbon: theo qui ước, người ta lấy khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon. VD: C = 12 đvC, H = 1 đvC; O = 16 đvC; Ca = 40 đvC; Cl = 35,5 đvC - Nguyên tử khối: là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. - Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên). - Oxi là nguyên tố phổ biến nhất. 7. Đơn chất - Hợp chất Đơn chất Hợp chất (AxBy) a.Định nghĩa Đơn chất do 1 nguyên tố hoá học cấu tạo nên. VD:- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O. - K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố Al. Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên. VD:- Nước: H2O Nguyên tố H và O. -Axit sunfuric: H2SO4 Nguyên tố H, S và O b.Phân loại + Đơn chất kim loại (A): Dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. + Đơn chất phi kim (Ax): Không dẫn điện, dẫn nhiệt, không có ánh kim. + Hợp chất vô cơ: H2O, NaOH, NaCl, H2SO4.... + Hợp chất hữu cơ:CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường) c.cấu tạo + Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. + Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với nhau theo một số nhất định (Thường là 2). - Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự nhất định 8. Phân tử - Phân tử khối - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. VD:- Khí hiđro, oxi : 2 nguyên tử cùng loại liên kết với nhau. - Nước : 2H liên kết với 1O. - Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon. Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. VD:O2 = 2.16 = 32 đvC ; Cl2 = 71 đvC. CaCO3 = 100 đvC ; H2SO4 = 98 đvC. - Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt nguyêntử hay phân tử . - Tuỳ điều kiện mỗi chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí ở trạng thái khí các hạt cách xa nhau. CHƯƠNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC 1. Hiện tượng vật lý - Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu - VD: nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại ⇒ quá trinh trên có sự thay đổi về trạng thái của chất từ rắn – lỏng – khí 2. Hiện tượng hóa học - Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác. * Phản ứng hóa học 1. Định nghĩa Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác Chất ban đầ, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) Chất mới sinh ra là chất sản phẩm. Cách ghi: Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm VD: Natri + nước → natri hidroxit Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành natri hidroxit Trong quá trình ohản ứng, luọng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần 2. Diễn biến của phản ứng hóa học VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro - Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau - Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro - Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. 3. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào - Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh - Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không - Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng 4. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra - Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu, ) - Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy *Định luật bảo toàn khối lượng “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phảm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng” * Phương trình hóa học 1. Các bước lập phương trình hóa học Xét phản ứng giữa canxi với nước tạo thành canxihidroxit. Lập PTHH Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng: Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố Bên phải số nguyên tử O là 2, nguyên tử H là 4 còn ở vế bên trai trong phân tử nước số nguyên tử O là 1, nguyên tử H là 2. Tức là số nguyên tử O, H ở vế phải gấp 2 lần vế trái Do vậy cần thêm hệ số 2 vào trước phân tử nước ở vế trái. Sau khi thêm hệ số ta thấy số nguyên tử Ca, O, H ở 2 vế bằng nhau. Vậy phương trình đã cân bằng xong. Bước 3: Viết PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 2. Ý nghĩa của phương trình hóa học Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng tỉ số hệ số các chất trong phương trình CHƯƠNG: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC *Mol 1. Mol là gì? Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro, kí hiệu là N 2. Khối lượng mol Khối lượng mol ( kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Đơn vị: g/mol Khối lượng mol có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó. 3. Thể tích mol của chất khí Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó. Trong đktc ( 0°C và 1 atm) thì thể tích 1 mol chất khí là 22,4 lít. *Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 1. Chuyển đối giữa lượng chất và khối lượng chất m = n x M (g) ⇒ 2. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí V = 22,4 x n (l) ⇒ n = (mol) CHƯƠNG:OXI - KHÔNG KHÍ *Tính chất của oxi - Kí hiệu hóa học : O - CTHH : O2 - Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32 1. Tính chất vật lí - Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí - Oxi hóa lỏng ở -183°C - Oxi lỏng có màu xanh nhạt 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với phi kim - Với lưu huỳnh - Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3 - PTHH: S + O2 −to→ SO2 Với photpho: Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5. PTHH: 4P + 5O2 −to→ 2P2O5 ⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II b. Tác dụng với kim loại Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ PTHH: 3Fe + 2O2 −to→ Fe3O4 c. Tác dụng với hợp chất: Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt CH4 + 2O2 −to→ CO2 + H2O ⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II. *Sự oxi hóa 1. Sự oxi hóa Là sự tác dụng của oxi với một chất 2. Phản ứng hóa hợp Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt. 3. Ứng dụng của oxi Hai lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của oxi là dùng cho sự hô hấp của người và động vật, cần cho sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. *Oxit 1. Định nghĩa Oxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2, 2. Công thức - CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M - Nếu x = 2 thì có công thức là MO 3. Phân loại: a. Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4 CO2 tướng ứng với axit H2CO3 b. Oxit bazo Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2 K2O tương ứng với KOH 4. Cách gọi tên: Tên oxit = tên nguyên tố + oxit - Nếu kim loại có nhiều hóa trị Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit VD: FeO : sắt (II) oxit Fe2O3 : sắt (III) oxit - Nếu phi kim có nhiều hóa trị Tên gọi = tên phi kim + oxit Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử + Mono: một + Đi : hai + Tri : ba + Tetra : bốn + Penta : năm VD: CO: cacbon monooxit CO2: cacbon đioxit SO2: lưu huỳnh đioxit SO3: lưu huỳnh trioxit P2O3: điphotpho trioxit P2O5 : đi photpho pentaoxit *Điều chế khí oxi- pư phân hủy 1. Điều chế oxi a. Trong phòng thí nghiệm Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2 b. Trong công nghiệp - Sản xuất từ không khí: hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Trước hết thu được Nitơ (- 196°C ) sau đó là Oxi ( - 183°C) - Sản xuất từ nước: điện phân nước 2. Phản ứng phân hủy Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới. VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2 2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2 *Không khí- sự cháy 1. Không khí a. Thành phần chính Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ b. Thành phần khác Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói, ) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1% c. Bảo vệ không khí trong lanh, tránh ô nhiễm - Xử lí chất thải - Bảo vệ rừng, trồng rừng 2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm a. Sự cháy - Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng - Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn b. Sự oxi hóa chậm - Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng - VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ - Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy c. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy Điều kiện phát sinh: - Cần nóng đến nhiệt độ cháy - Có đủ oxi Cách dập tắt: - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy - Cách li chất cháy với oxi CHƯƠNG HIDRO - NƯỚC *Tính chất và ứng dụng của hidro Kí hiệu: H. Nguyên tử khối: 1 - Công thức hóa học của đơn chất: H2. Phân tử khối: 2 1. Tính chất vật lý: Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước 2. Tính chất hóa học a. Tác dụng với oxi Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1 b. Tác dụng với đồng oxit CuO Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O ⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử ⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt 3. Ứng dụng Do tính chất nhẹ, tính khử và khih cháy tỏa nhiềt nhiệt mà hidro ứng dụng trong đời sống - làm nguyên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng - làm nguyên liệu điều chế axit - dùng để điều chế kim loại từ oxit của chúng - bơm vào khinh khí cầu, bóng thám *Phản ứng oxi hóa khử 1. Sự khử. Sự ôxi hóa Sự khử là sự tách oxi khỏi một chất Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất VD: 3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O - quá trinh kết hợp của nguyên tử O trong Fe2O3 với H2 gọi là quá trình oxi hóa. Ta nói đã xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O - quá trình tách oxi khỏi Fe2O3 gọi là quá trình khử. Ta nói đã xảy ra sự khử Fe2O3 tạo ra Fe 2. chất khử. Chất oxi hóa chất chiếm oxi của chát khác gọi là chất khử chất nhường oxi cho chât khác là chất oxi hóa VD: 3H2 + Fe2O3 −to→ 2Fe + 3H2O - H2 là chất khử - Fe2O3 là chất oxi hóa 3. Phản ứng oxi hóa – khử Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học này được gọinlà phản ứng oxi hóa – khử Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa trong đó xảy ra đồng thời sự oxi oxi hóa và sự khử 4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử - Cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kimvà công nghiệp hóa học - Diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên *Điều chế hidro và phản ứng thế 1. Điều chế hidro a. Trong phòng thí nghiệm Cho kim loại (Al, Fe, .) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4). Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy) VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 b. Trong công nghiệp Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ PT: 2H2O −điện phân→ 2H2 + O2 2. Phản ứng thế Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 *Nước 1. Thành phần hóa học a. Sự phân hủy nước - Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước, trên bề mặt hai điện cực sinh ra khí hidro và oxi với tỉ lệ thể tích 2:1 PTHH: 2H2O −điện phân→ 2H2 + O2 b. Sự tổng hợp nước Đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp 2 thể tích hidro và 2 thể tích oxi, ta thấy sua cùng hỗn hợp chỉ còn 1 thể tích oxi. Vậy 1 thể tích oxi đã hóa hợp với 2 thể tích hidro tạo thành nước PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O c. Kết luận Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố oxi và hidro. Chúng đã hóa hợp với nhau Bằng thực nghiệm, người ta tìm được CTHH của nước là H2O 2. Tính chất a. Tính chất vật lý Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít) Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường, ), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl, ) b. Tính chất hóa học Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K, PTHH: K + H2O → KOH + H2 Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O, tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH, Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh VD: K2O + H2O → 2KOH Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5, tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4, Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ VD: SO3 + H2O → H2SO4 3. Vai trò của nước và cách chống ô nhiễm nguồn nước: - Vai trò + Hòa tan chất dinh dưỡng cho cơ thể sống + Tham gia vào quá trình hóa học trong cơ thể người và động vật + Có vai trò rất quan trọng trong đời sống: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vân tải, - Cách chống ô nhiễm + Không vứt rác thải xuống nguồn nước + Xử lý nước thải trước khi cho nước thải chảy vào sông, hồ, biển. *Axít- Bazo -Muối 1. Axit a. Khái niệm Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit c. Phân loại: 2 loại - Axit không có oxi: HCl, H2S, . - Axit có oxi: H2SO4, H2CO3, d. Tên gọi - Axit không có oxi Tên axit = axit + tên phi kim + hidric VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua - Axit có oxi + Axit có nhiều oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ic VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat + Axit có ít oxi: Tên axit = axit + tên phi kim + ơ VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit 2. Bazơ a. Khai niệm: Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH). b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại c. Tên gọi: Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit KOH: kali hidroxit d. Phân loại Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, 3. Muối a. Khái niệm Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit VD: Na2SO4, CaCO3, c. Tên gọi Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit VD: Na2SO4 : natri sunfat CaCO3: canxi cacbonat FeSO4: sắt (II) sunfat d. Phân loại - Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại VD: Na2SO4, CaCO3, - Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại. VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3, CHƯƠNG : DUNG DỊCH *Dung dịch 1. Dung môi – chất tan – dung dịch Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan VD: Trong nước đường, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch 2. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa Ở một nhiệt độ xác định: - Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa thêm chất tan - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa thêm chất tan 3. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn - Khuấy dung dịch - Đun nóng dung dịch - Nghiền nhỏ chất rắn *Độ tan của một chất trong nước 1. Chất tan và chất không tan Có chất không tan và có chất tan, có chất tan nhiều, có chất tan ít Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3) Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ : NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 tan ít trong nước. Muối: - Những muối natri, kali đều tan - Những muối nitrat đều tan - Phần lướn các muối clorat, sunfat tan được. Phần lớn muối cacbonat không tan 2. Độ tan của một chất trong nước a. Định nghĩa: Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định. b. Những yếu tố ảnh hưởng: - Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm - Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất *Nồng độ dung dịch 1. Nồng độ phần trăm Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan trong 100g dung dịch CT : Trong đó: mct là khối lượng chất tan, tính bằng gam mdd là khối lượng dung dich, tính bằng gam khối lượng dung dịch = khối lượng chất tan + khối lượng dung môi 2. Nồng độ mol dung dich Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan trong 1 lit dung dịch Trong đó: n : số mol chất tan V: thể tích dung dịch (lít) *Pha chế dung dịch 1. Cách pha chế theo nồng độ BT: từ muối NaCl, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế a. 100g dung dịch NaCl 10% b. 100ml dung dịch NaCl 1M a. Tính toán - Tìm khối lượng chất tan mNaCl = 100.10/100 = 10g - Tìm khối lượng dung môi mdm = mdd – mct = 100 – 10 = 90g Cách pha chế: - Cân lấy 10g NaCl khan cho vào cốc có dung tích 200 ml. Cân 90g (hoặc đong 90 ml) nước cất rồi đổ dần vào cốc rồi khuấy nhẹ. Được 100g NaCl 10% b. Tính toán - Tính số mol chất tan nNaCl = 100/1000 = 0,1 mol - Khối lượng 0,1 mol NaCl mNaCl = 0,1 × 58,5 = 5,85 g Cách pha chế: - Cân lấy 5,85g NaCl cho vào cốc thủy tinh dung tích 200ml. Đổ dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 100ml dung dịch. Ta được 100ml dung dịch NaCl 1M 2. Cách pha loãng dung dịch theo m = nồng độ cho trước BT2: có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu các cách pha chế: a. 100ml dung dịch NaSO4 0,1M từ dung dich NaSO4 1M b. 100g dung dịch KCl 5% từ dung dịch KCl 10% a. Tính toán: - Tìm số mol chất tan trong 100ml dung dịch NaSO4 0,1M: nNaSO4 = (0,1*100)/1000 = 0.01 mol - Tìm thể tích dung dịch NaSO4 1M trong đó chứa 0,01 ml NaSO4 Vml = (1000*0.01)/1 = 10 ml Cách pha chế: - Đong lấy 10ml dung dịch NaSO4 1M cho vào cốc chia độ có dung tích 200ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều, ta được 100ml dung dịch NaSO4 0,1M b. Tính toán: - Tìm khối lượng KCl có trong 100g dung dịch KCl 5% mKCl = (100.5)/100 = 5g - Tìm khối lượng dung dịch KCl ban đầu có chứa 5g KCl mdd = (100.5)/10 = 50g - Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: mH2O = 100 - 50 = 50 g Cách pha chế: - Cân lấy 50g dung dịch KCl 10% bạn đầu, sau đó đổ vào cốc hoặc bình tam giác có dung tích 200ml - Cân lấy 50g nước cất, sau đó đổ vào cốc đựng dung dịch KCl nói trên. Khuất đều, ta được 100g dung dịch KCl 5% PHẦN II/. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1/ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM. Câu 1: Một tập hợp các phân tử đồng sunfat CuSO4 có khối lượng 160000 đvC. Tập hợp trên có bao nhiêu nguyên tử oxi? A. 1000. B. 2000. C. 3000. D. 4000. Câu 2: Khối lượng nguyên tử 24Mg = 39,8271.10-27 kg. Cho biết 1đvC = 1,6605.10-24 gam. Khối lượng nguyên tử 24Mg tính theo đvC bằng A. 23,985. B. 24,000. C. 66,133. D. 23,985.10-3. Câu 3: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam, khối lượng của nguyên tử Al là: A. 0,885546.10-23 gam. B. 4,48335.10-23 gam. C. 3,9846.10-23 gam. D. 0,166025.10-23 gam. Câu 4: Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Na là A. 3,56.10-23 gam. B. 3,731.10-23 gam. C. 3,82.10-23 gam. D. 1,91.10-23 gam. Câu 5: Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam. Một đơn vị cacbon (đvC) có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Nguyên tử X nặng 5,312.10-23 gam, X là nguyên tử của nguyên tố hóa học nào? A. O: 16 đvC. B. Fe: 56 đvC. C. S: 32 đvC. D. P: 31 đvC. Câu 6: Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện chiếm 35,7% thì số electron của nguyên tử X là A. 7. B. 8. C. 9. D. 10. Câu 7: Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46, số hạt không mang điện bằng tổng số hạt mang điện. X là A. N. B. O. C. P. D. S. Câu 8: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. X là A. Mg. B. Li. C. Al. D. Na. Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. X là A. S. B. N. C. F. D. O. Câu 10: Oxit X có công thức là X2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là A. Ag2O. B. K2O. C. Li2O. D. Na2O. Câu 11: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là A. Ca3N2. B. Mg3N2. C. Zn3N2. D. Cu3N2. Câu 12: Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là A. Be và Mg. B. Ca và Sr. C. Na và Ca. D. Mg và Ca. Câu 13: Một oxit có công thức M2Ox có phân tử khối là 102. Biết nguyên tử khối của M là 27, hóa trị của M là A. I. B. II. C. III. D. IV. Câu 14: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca. B. Na. C. K. D. Fe. Câu 15: Kim loại M tạo ra hiđroxit M(OH)3 có phân tử khối là 78. Nguyên tử khối của M là A. 24. B. 27. C. 56. D. 64. Câu 16: Hai nguyên tử M kết hợp với một nguyên tử O tạo ra phân tử oxit. Trong phân tử, nguyên tử oxi chiếm 25,8% về khối lượng. Công thức của oxit là A. K2O. B. Cu2O. C. Na2O. D. Ag2O. Câu 17: Trong phân tử nước, tỉ số khối lượng giữa các nguyên tố H và O là 1: 8. Tỉ lệ số nguyên tử H và O trong phân tử nước là A. 1: 8. B. 2: 1. C. 3: 2. D. 2: 3. Câu 18: Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là A. SO2. B. SO3. C. SO4. D. S2O3. Câu 19: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố là C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8. Công thức của khí X là A. CO. B. CO2. C. CO3. D. CO4. Câu 20: Hợp chất X tạo bởi 2 nguyên tố C và H, trong đó nguyên tố H chiếm 25% về khối lượng trong hợp chất. Công thức hóa học của X là A. C2H2. B. C2H4. C. CH4. D. C2H6. Câu 21: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C với O lần lượt là 3:8. X có khối lượng phân tử là A. 28. B. 44. C. 64. D. 32. Câu 22: Một hợp chất được cấu tạo bởi cacbon và hiđro có tỉ lệ khối lượng là mC : mH = 4:1. Công thức hóa học của hợp chất là A. CH4. B. C2H4. C. C2H6. D. C6H6. Câu 23: Trong nước mía ép có chứa một loại đường có thành phần các nguyên tố là: 42,11% C; 6,43% H; 51,46% O và phân tử khối là 342. Công thức hoá học đơn giản của đường trong nước mía ép là A. C6H12O6. B. C12H22O10. C. C12H22O11. D. C2H4O2. Câu 24: Phân tích định lượng muối vô cơ X, nhận thấy có 46,94% natri; 24,49% cacbon và 28,57% nitơ về khối lượng. Phân tử khối của X là A. 49. B. 72. C. 61. D. 63. Câu 25: Phân tích một hợp chất vô cơ X, thấy phần trăm về khối lượng của các nguyên tố như sau: 45,95% K, 16,45% N, 37,6% O là. Phân tử khối của X là A. 101. B. 69. C. 85. D. 108. Câu 26: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi A. 1,7 g B. 1,6 g C. 1,5 g D. 1,2 g Câu 27: Cho sắt tác dụng với axit clohidric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượn chất phản ứng A. 11,1 g B. 12,2 g C. 11 g D. 12,22 Câu 28: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống D. Không xác định Câu 29: Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm A. Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi B. Vì xuất hiện vôi sống C. Vì có sự tham gia của oxi Câu 30: Tính khối lượng của vôi sống biết 12 g đá vôi và thấy xuất hiện 2,24 l khí hidro A. 7,6 kg B. 3 mg C. 3 g D. 7,6 g Câu 31: Khối lượng mol chất là A. Là khối lượng ban đầu của chất đó B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học C. Bằng 6.1023 D. Là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó Câu 32: Thể tích mol là A. Là thể tích của chất lỏng B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó D. Thể tích ở đktc là 22,4 l Câu 33: 1 mol N2 có V = 22,4 l. Hỏi 8 mol N2 thì cố V = ?. Biết khí đo ở đktc A. 179,2 l B. 17,92 l C. 0,1792 l D. 1,792 l Câu 34: Biết hợp chất có dA/H2 = 22. Xác định hợp chất biết có duy nhất 1 nguyên tử Oxi A. NO B. CO C. N2O D. CO2 Câu 35: Tính %mC biết trong 1 mol NaHCO3 có 1 mol Na, 1 mol C và 3 mol O, 1 mol H A. 14,28 % B. 14,2% C. 14,284% D. 14,285% Câu 36: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3 A. 35% B. 40% C. 30% D. 45% Câu 37: Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4 A. 67,2 g B. 25,6 g C. 80 g D. 10 g Câu 38: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là A. 1 mol B. 0,1 mol C. 0,001 mol D. 2 mol Câu 39: Cho 5,6 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2 A. 2,24 ml B. 22,4 ml C. 2, 24.10-3 ml D. 0,0224 ml Câu 40:Nhiệt phân 2,45 g KClO3 thu được O2. Cho Zn tác dụng với O2 vừa thu được . Tính khối lượng chất thu được sau phản ứng A. 2,45 g B. 5,4 g C. 4,86 g D. 6,35 g Câu 41: Đốt cháy 11,2 l CH4 trong không khí thu được khí và nước. Xác định khí và cho biết số mol A. CO và 0,5 mol B. CO2 và 0,5 mol C. C và 0,2 mol D. CO2 và 0,054 mol C
Tài liệu đính kèm:
- he_thong_chuong_trinh_ca_nam_hoa_hoc_lop_8.docx