Bài tập ôn luyện cả năm Vật lí Lớp 8

Bài tập ôn luyện cả năm Vật lí Lớp 8

Bài 3:

 Một ô tô chuyển động trên nửa đoạn đường đầu với vận tốc 15m/s. Phần đường còn lại, xe chuyển động với vận tốc 45 km/h trong nửa thời gian đầu và 15 km/h trong nửa thời gian sau. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường đã đi.

Bài 4:

 Một người đi xe đạp đã đi 4 km với vận tốc 12km/h, sau đó người ấy dừng lại để chữa xe trong 40 phút rồi đi tiếp 8 km với vận tốc 8 km/h.

a) Tính vận tốc trung bình cảu người ấy trên tất cả quãng đường đã đi.

b) Vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động theo thời gian.

c) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của người ấy theo thời gian.

Bài 5:

 Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi trở về A trên một dòng sông. Hỏi nước chạy nhanh hay chảy chậm thì vận tốc trung bình cảu ca nô trong suốt thời gian đi về sẽ lớn hơn? (Vận tốc riêng của ô tô không đổi).

Bài 6:

 Một hành khách đi xuống hết cầu thang máy đang chuyển động cùng chiều mất 1 phút. Nếu người đó đi với vận tốc gấp đôi vận tốc ban đầu thì chỉ mất 45 giây. Hỏi nếu hành khách đó đứng yên trên thang máy thì phải mất bao lâu để xuống hết thang ?

 

doc 3 trang thuongle 8960
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn luyện cả năm Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ HỌC 
Bài 1: 
a)Một vật trong nửa quãng đường đầu chuyển động với vận tốc V1, trong nửa quãng đường sau chuyển động với vận tốc V2. Tính vận tốc trung bình cảu vật đó trên cả quãng đường?
b) Thay các từ “quãng đường” trong câu a) bằng các từ “khoảng thờ gian” để được bài toán khác rồi giải?
c) So sánh vận tốc trung bình tính đựoc trong hai câu a và b.
Bài 2: 
Một người đi xe đạp trên quãng đường AB. 1/3 quãng đường đầu đi với vận tốc 15km/h, 1/3 quãng đường tiếp theo đi với vận tốc 12 km/h và đoạn đường còn lại đi với vận tốc 8km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB.
Bài 3: 
 Một ô tô chuyển động trên nửa đoạn đường đầu với vận tốc 15m/s. Phần đường còn lại, xe chuyển động với vận tốc 45 km/h trong nửa thời gian đầu và 15 km/h trong nửa thời gian sau. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả quãng đường đã đi.
Bài 4: 
 Một người đi xe đạp đã đi 4 km với vận tốc 12km/h, sau đó người ấy dừng lại để chữa xe trong 40 phút rồi đi tiếp 8 km với vận tốc 8 km/h.
a) Tính vận tốc trung bình cảu người ấy trên tất cả quãng đường đã đi.
b) Vẽ đồ thị vận tốc của chuyển động theo thời gian.
c) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của người ấy theo thời gian.
Bài 5: 
 Một ca nô chạy từ bến A đến bến B rồi trở về A trên một dòng sông. Hỏi nước chạy nhanh hay chảy chậm thì vận tốc trung bình cảu ca nô trong suốt thời gian đi về sẽ lớn hơn? (Vận tốc riêng của ô tô không đổi).
Bài 6: 
 Một hành khách đi xuống hết cầu thang máy đang chuyển động cùng chiều mất 1 phút. Nếu người đó đi với vận tốc gấp đôi vận tốc ban đầu thì chỉ mất 45 giây. Hỏi nếu hành khách đó đứng yên trên thang máy thì phải mất bao lâu để xuống hết thang ?
Bài 7: 
Hai người A và B đứng cách nhau 600m và cùng cách bức tường 400m. Người B bắn một phát súng hiệu . Hỏi sau bao lâu người quan sát ở A nghe thấy:
a) Tiếng nổ ?
b) Tiếng vang ?
Vận tốc truyền âmt rong không khí là 340m/s
Bài 8: 
Trên đoạn đường AB=100km có hai chiếc xe cùng khởi hành một lúc và chạy ngược chiều nhau. Xe I đi từ A đến B với vận tốc 20km/h và mỗi lần đi được 30km thì xe lại tăng tốc thêm 5km/h. Xe II đi từ B đến A với vận tốc 20km/hnhưng mỗi lần đi được 30km thì vận tốc của xe lại giảm đi một nửa so với trước. Tính:
a) Vận tốc trung bình cảu mỗi xe trên đoạn đường AB ?
b) Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Bài 9: 
Một ca nô đi ngang sông, xuất phát từ A hướng thẳng tới B theo phương vuông góc với bờ sông. Do dòng nước chảy sau một thời gian t=100 giây, ca nô đến vị trí C ở bờ bên kia và cách b một đoạn BC=300m.
a) Tính vận tốc của dòng nước so với bờ sông.
b) Biết AB=400m. Tính vận tốc của ca nô so với bờ sông.
Bài 10: 
 Xác định vận tốc của dòng nước khi chảy ra khỏi vòi nước? Cho các dụng cụ: cốc đong (hình trụ), thước đo, đồng hồ bám giây.
Bài 11: 
 Một ô tô leo dốc với vận tốc trung bình 1,5m/s mất khoảng thời gian 80 giây. Dốc cao 12m, công thắng ma sát bằng 10% công do động cơ sinh ra. Trọng lượng của ô tô là 300 000N.
a) Tính công suất của động cơ ô tô.
b) Tính lực kéo do động cơ tác dụng vào ô tô.
Bài 12: 
 Một viên bi thép khối lượng m=10g được nâng lên độ cao h=1m so với bề mặt tấm thép rồi thả cho nó rơi xuống. Sau khi va chạm không đàn hồivào tấm thép viên bi nảy lên tới độ cao h’=0,8m.
a) Tính công nâng viên bi tới độc cao h và thế năng cảu viên bi tại đó.
b) Vì sao viên bi không nảy lên tới độ cao h? Tính độ giảm cơ năng và tỉ số giữa độ giảm cơ năng và cơ năng lúc đầu của viên bi.
c) Sau khi lên tới độ cao h’ viên bi lại rơi xuống va chạm vào tấm thép rồi nảy lên tới độ cao h’’ (cho rằng tỉ số độ giảm cơ năng không đổi).
Bài 13: 
 Một đinh ngập vào một tấm ván dày 5cm và một phần đinh dài 5cm xuyên ra phía sau ván. Muốn rút đinh ra phải dùng lực 1 800N. Tính công để rút đinh ra khỏi ván.
Bài 14: 
 Một vật có khối lượng m=2kg, thể tích V=10-3m3 nằm trong hồ nước ở độ sâu h0=5m. Phải thực hiện một công bằng bao nhiêu để nâng nó lên độ cao H=5m trên mặt nước? Cho biết Dn=103 kg/m3, bỏ qua sự thay đổi mực nước. (Bỏ qua sự thay đổi của FA khi vật bắt đầu nhô lên mặt nước).
Bài 15: 
 Có 8 khối nhôm hình lập phương cạnh 6cm trong đó có một khối bi rỗng ở bên trong.
a) Với cân đĩa không có quả cân nào, phải thực hiện ít nhất bao nhiêu lần cân để tìm ra khối rỗng?
b) Một trong 8 khối đó có khối lượng là 540g. Hỏi khối này đặc hay rỗng? Nếu rỗng, tìm thể tích phần rỗng? Cho biết DAl=2,7g/cm3.
Bài 16: 
 Một lò xo có chiều dài tự do 20cm được treo thẳng đứng. Khi đặt một vật có khối lượng 100g vào đĩa cân treo ở đầu dưới của lò xo thì chiều dài của lò xo là 25cm, còn nếu đặt vật có khối lượng 250g vào đãi cacn thì chiều dài của lò xo là 30cm. Tính khối lượng của đĩa.
Bài 17: 
 Một người thợ kim hoàn làm một vật trang sức quý. Khi đem cân thấy vật có khối lượng m=420g, khi thả chìm vật vào một bình đựng đầy nước và lấy lượng nước tràn ra đem cân được m0=30g.
a) Tính khối lượng riêng của hợp kim dùng để làm vật?
b) Nếu hợp kim gồm vàng-bạc thì khối lượng vàng đã dùng là bao nhiêu? Coi thể tích của vật bằng tổng thể tích cảu vàng-bạc đem dùng và khối lượng riêng của nước, vàng, bạc lần lượt là 1g/cm3; 19,3g/cm3; 10,5g/cm3.
Bài 18: 
 Một chặn giấy bằng thủy tinh có một lỗ hỗng bên trong. Làm thế nào để xác định được thể tích phần rỗng mà không đập vỡ? Cho biết khối lượng riêng của thủy tinh là D.
Bài 19: 
 Hãy xác định thể tích V, khối lượng m, khối lượng riêng D của một chất rắn không thấm nước, biết rằng: Khi thả chìm vật vào một bình đựng đầy nước thì khối lượng của cả bình tăng lên thêm m1=21,75g; còn khi thả chìm một vật vào một bình đựng dầu thì khối lượng cảu cả bình tăng thêm m2=51,75g. Cho biết khối lượng riêng của nước và dầu lần lượt là D1=1g/cm3, D2=0,9g/cm3.
 Bài 20: 
 Hai bình hình trụ A và B có trục thẳng đứng thông đáy với nhau bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể. mặt đáy của bình A cao hơn mặt đáy của bình B 20cm. Người ta đổ vào bình 5,5 lít nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy mỗi bình? Biết tiết diện của mỗi bình là 1dm2 và 50cm2. Biết dnước=104N/m3.
 Bài 21: 
 Một bình hình trụ có tiết diện 10cm2 chứa nước tới độ cao 20cm và một bình hình trụ khác có tiết diện 15cm2 chứa nước tới độ cao 40cm.
a) Tính áp suất và áp lực của nước tác dụng lên đáy mỗi bình sau khi nối thông đáy với nhau bằng một ống nhỏ có dung tích không đáng kể và đáy của hai bình nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang. Cho dnước=10 000N/m3.
b) Đổ thêm dầu vào bình I cột dầu cao 12cm. Tính độ chênh lệch mực nước trong hai bình sau khi chất lỏng đứng yên. Cho ddầu=8000N/m3.
 Bài 22: 
 Trong bốn đồng tiền giống nhau có 3 đồng thật có khối lượng như nhau và một đồng giả có khối lượng khác. Hãy chỉ ra cách tìm đồng tiền giả với 2 lần cân bằng cân Ro-bec-van mà không có quả cân nào.
PHẦN II: NHIỆT HỌC
Bài 1: 
 Tính nhiệt độ cân bằng của nước khi pha 2 lít nước 800C vào 3 lít nước ở 200C trong 2 trường hợp:
a) Bỏ qua sự hao phí trong quá trình truyền nhiệt
b) Hiệu suất trao đổi nhiệt là 20%.
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, khối lượng riêng của nước là 1 000kg/m3.
 Bài 2: 
 Để xử lý thóc giống bằng phương pháp “3 sôi 2 lạnh”, người ta ngâm nó vào vại nước chứa 3 phần nước sôi hòa với 2 phần nước lạnh. Hãy xác định nhiệt độ của nước “3 sôi 2 lạnh” nếu nhiệt độ của nước lạnh nằm trong khoảng 150C đến 200C. Biết nhiệt độ sôi là 1000C.
 Bài 3: 
 Để có 20 lít nước ở 360C, người ta trộn nước 200C vào nước 1000C. Tính thể tích nước mỗi loại. Bỏ qua sự mất nhiệt và Dnước=1g/cm3.
Bài 4: 
 Pha nước vào rượu ta thu được hỗn hợp có khối lượng 188g ở nhiệt độ 300C. Tính khối lượng nước và rượu đã pha. Biết nhiệt độ ban đầu của nước và rượu là 800C và 200C, nhiệt dung riêng cua nước và rượu tương ứng là 2 500J/kgK và 4 200J/kgK. Bỏ qua sự bay hơi và sự mất nhiệt.
Bài 5: 
 Có hai bình cách nhiệt, bình A đựng 5 lít nước ở 600C, bình B đựng 1 lít nước ở 200C. Rót một ít nước từ bình A sang bình B, sau khi bình B cân bằng nhiệt ta lại rót trở lại từ bình B sang bình sao cho lượng nước ở mỗi bình giống như ba đầu. Lúc đó nhiệt độ cân bằng cảu nước iử bình A là 500C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình nọ sang bình kia.
 Bài 6: 
 Để đo nhiệt độ cảu nước, người ta nhúng vào nước một nhiệt kế, khi cân bằng nhiệt , nhiệt kế chỉ 36,00C. Hỏi nhiệt độ thực của nước là bao nhiêu? Biết nhiệt dung của nhiệt kế là C=1,9J/độ và trước khi nhúng vào nước nó chỉ 20,00C. Nước cần đo có khối lượng 10 gam
Bài 7: 
 Đổ một thìa nước nóng vào nhiệt lượng kế, nhiệt độ của nó tăng thêm 50C. Lại đổ thêm một thìa nước nóng nữa vào nhiệt lượng kế, nhiệt độ của nó tăng thêm 30C nữa. Hỏi nếu ta đổ 48 thìa nước nóng vào nhiệt lượng kế thì nhiệt độ của nó tăng lên được bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
Bài 8: 
 Trộn 0,5 lít nước ở 200C với 1,5 lít nước ở 400C và 3 lít nước ở 1000C. Tính nhiệt độ cân bằng. Bỏ qua sự mất nhiệt và Dnước=1g/cm3.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_on_luyen_ca_nam_vat_li_lop_8.doc