Bài tập về Nhiệt năng, truyền nhiệt Vật lí Lớp 8

Bài tập về Nhiệt năng, truyền nhiệt Vật lí Lớp 8

Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết hỏi về nhiệt năng và các cách làm thay đổi nhiệt năng. Các em cần vận dụng các kiến thức lí thuyết về nhiệt năng. Chú ý trọng tâm:

• Nhiệt năng liên quan đến động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

• Có 2 cách thay đổi nhiệt năng là truyền nhiệt và thực hiện công.

 Ví dụ: Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là sai?

A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.

C. Nhiệt năng của một vật luôn không đổi dù thực hiện công hay truyền nhiệt cho vật.

D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.

Hướng dẫn giải

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật A đúng.

Nên nhiệt năng là một dạng năng lượng và nó thay đổi khi nhiệt độ thay đổi B, D đúng.

Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai 2 cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt C sai.

Chọn C.

 

doc 13 trang thuongle 29973
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về Nhiệt năng, truyền nhiệt Vật lí Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: NHIỆT HỌC
BÀI 8: NHIỆT NĂNG – TRUYỀN NHIỆT
Mục tiêu
Kiến thức
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng
Nêu được các hình thức truyền nhiệt
Kĩ năng
 Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Nhiệt năng
Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhiệt không ngừng do đó chúng có năng lượng dưới dạng động năng. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
Để làm thay đổi nhiệt năng của một vật, ta có hai cách:
Cách 1: Thực hiện công: khi ta thực hiện công lên vật hoặc làm cho vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật thay đổi.
Cách 2: Truyền nhiệt: khi cho hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì ta thấy vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ nóng lên (nhiệt năng tăng) còn vật có nhiệt độ cao hơn sẽ nguội đi (nhiệt năng giảm).
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng kí hiệu bằng chữ Q. Đơn vị của nhiệt lượng là jun (J).
Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Khi ta cọ xát hai bàn tay vào nhau thì ta thấy tay ấm lên. Ta nói nhiệt năng của hai bàn tay đã thay đổi.
2. Sự truyền nhiệt
Nhiệt năng có thể được truyền đi bằng ba hình thức: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
Dẫn nhiệt
Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Các chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
Đối lưu
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Bức xạ nhiệt
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Mùa đông, khi ta sờ vào một thanh sắt ta cảm giác lạnh. Nguyên nhân là do nhiệt năng được truyền từ tay ta sang thanh sắt bằng hình thức dẫn nhiệt.
Bản chất của sự dẫn nhiệt là sự truyền động năng của các hạt vật chất khi chúng va chạm vào nhau. Cứ như vậy nhiệt năng được truyền từ hạt này sang hạt khác, tổng thể ta có sự dẫn nhiệt từ phần này sang phần khác của vật hoặc từ vật này sang vật khác.
Khi ta đun nước, ta đun ở đáy nồi, lớp nước ở đáy nồi nhận được nhiệt năng nóng lên. Khi nóng lên trọng lượng riêng của nước giảm, lớp nước nóng đi lên phía trên. Ngược lại, lớp nước lạnh đi xuống phía dưới. Cứ như vậy tạo thành dòng đối lưu: nóng đi lên, lạnh đi xuống.
Nhiệt năng được truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất qua khoảng chân không bằng hình thức bức xạ nhiệt.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
NHIỆT NĂNG
Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật
THỰC HIỆN CÔNG
TRUYỀN NHIỆT
Dẫn nhiệt
Đối lưu
Bức xạ
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Nhiệt năng
Phương pháp giải
Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết hỏi về nhiệt năng và các cách làm thay đổi nhiệt năng. Các em cần vận dụng các kiến thức lí thuyết về nhiệt năng. Chú ý trọng tâm:
Nhiệt năng liên quan đến động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Có 2 cách thay đổi nhiệt năng là truyền nhiệt và thực hiện công.
Ví dụ: Câu nào dưới đây nói về nhiệt năng là sai?
A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
C. Nhiệt năng của một vật luôn không đổi dù thực hiện công hay truyền nhiệt cho vật.
D. Nhiệt năng của một vật thay đổi khi nhiệt độ của vật thay đổi.
Hướng dẫn giải
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật A đúng.
Nên nhiệt năng là một dạng năng lượng và nó thay đổi khi nhiệt độ thay đổi B, D đúng.
Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai 2 cách: thực hiện công hoặc truyền nhiệt C sai.
Chọn C.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Một viên bi đang lăn trên mặt đất, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học (giả thiết mốc thế năng ở mặt đất)?
A. Nhiệt năng.
B. Động năng, thế năng, nhiệt năng.
C. Thế năng và nhiệt năng.	
D. Động năng và nhiệt năng.
Hướng dẫn giải
Viên bi đang lăn do đó nó có động năng.
Viên bi chuyển động trên mặt đất nên thế năng trọng trường của nó bằng 0.
Viên bi được cấu tạo từ các phân tử chuyển động không ngừng nên nó có nhiệt năng. 
Vậy viên bi có động năng và nhiệt năng. 
Chọn D.
Ví dụ 2: Chọn câu sai trong những câu sau:
A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
D. Ném một vật lên cao thì nhiệt năng của vật tăng lên vì vật nhận được công.
Hướng dẫn giải
Khi ném một vật lên cao, nhiệt độ của vật không thay đổi nên nhiệt năng của vật không thay đổi.
Chọn D.
Ví dụ 3: Cách làm nào sau đây làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. Cọ xát với một vật khác.
B. Đốt nóng một vật.
C. Cho vật vào môi trường có nhiệt độ cao hơn.
D. Tất cả các phương án trên.
Hướng dẫn giải
Có 2 cách thay đổi nhiệt năng của một vật là: thực hiện công và truyền nhiệt.
Khi cọ xát vật với một vật khác: thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách thực hiện công.
Khi đốt nóng vật và cho vật vào môi trường có nhiệt độ cao hơn: thay đổi nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt.
Chọn D.
Ví dụ 4: Bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng ) nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào? Chọn câu đúng?
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.
Hướng dẫn giải
Vì nhiệt độ của thỏi kim loại lớn hơn nhiệt độ của cốc nước, nên thỏi kim loại sẽ truyền nhiệt năng cho cốc nước.
Thỏi kim loại mất bớt nhiệt lượng, nhiệt độ của nó giảm nên nhiệt năng giảm.
Cốc nước nhận thêm nhiệt lượng, nhiệt độ của nó tăng nên nhiệt năng tăng.
Chọn C.
Ví dụ 5: Một vật có nhiệt năng 200 J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400 J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?
A. 600 J.
B. 200 J
C. 100J.
D. 50 J.
Hướng dẫn giải
Ban đầu vật có nhiệt năng là 200 J. Sau khi nung nóng, vật có nhiệt năng là 400 J, chứng tỏ vật nhận nhiệt lượng.
Suy ra, nhiệt lượng mà vật nhận được là: Q = 400 – 200 = 200 (J).
Chọn B.
Ví dụ 6: Chỉ ra sự thay đổi năng lượng trong quá trình nước sôi làm bật nắp ấm?
Hướng dẫn giải
Khi đun nước: ngọn lửa truyền nhiệt cho nước, nước nhận nhiệt lượng và nóng dần lên.
Khi nước sôi: hơi nước giãn nở thực hiện công làm bật nắp ấm. Do đó, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng chuyển thành cơ năng.
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Chỉ ra sự thay đổi năng lượng trong quá trình dùng búa đập vào miếng kim loại làm kim loại nóng lên:
A. Cơ năng thành nhiệt năng.	B. Nhiệt năng thành nhiệt năng.	
C. Nhiệt năng thành cơ năng.	D. Cơ năng thành cơ năng.
Câu 2: Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
A. Nhiệt năng.	B. Động năng, thế năng, nhiệt năng.	
C. Thế năng.	D. Động năng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?
A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.	
B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.	
C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.	
D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 4: Có người nói rằng: “một vật có thể không có cơ năng nhưng luôn luôn có nhiệt năng”. Theo em câu nói đó đúng không? Giải thích và cho ví dụ chứng tỏ lập luận của mình.
THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT (ĐỀ 1.1 VÀ ĐỀ 1.2) TRANG 145 & 146
Dạng 2: Các hình thức truyền nhiệt
Bài toán 1: Truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt
Phương pháp giải
Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết hỏi về truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt, vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt. Các em cần nắm vững lí thuyết để trả lời câu hỏi. Chú ý rằng:
Nhiệt tự động truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn, từ phần có nhiệt độ cao hơn sang phần có nhiệt độ thấp hơn.
Chất rắn dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
Ví dụ: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
D. Các phương án trên đều đúng.
Hướng dẫn giải
Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 
Chọn B.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày?
Hướng dẫn giải
Tác dụng của áo trong mùa đông là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
Ví dụ 2: Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?
A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Hướng dẫn giải
Vì nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ. Do đó, ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. 
Chọn C.
Bài toán 2: Truyền nhiệt bằng đối lưu
Phương pháp giải
Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết hỏi về các đặc điểm của truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu. Các em cần nắm vững lí thuyết để trả lời câu hỏi. Chú ý rằng:
Sự đối lưu chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra với chất rắn.
Khi xảy ra hiện tượng đối lưu, lớp vật chất nóng nổi lên, lạnh chìm xuống.
Ví dụ: Chọn nhận xét sai.
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Hướng dẫn giải
Sự đối lưu chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra với chất rắn.
Chọn D.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết vì sao chỉ cần dùng một ngọn nến đặt phía dưới mà cả chiếc đèn có thể quay được?
Hướng dẫn giải
Đèn lồng có cấu tạo là một khung chữ nhật dán giấy màu ở xung quanh, khung có thể quay quanh một trục thẳng đứng, phía trên khung có làm những tấm bìa cứng có dạng như cánh quạt. Khi đốt nến ở dưới, do sự đối lưu mà không khí nóng phía dưới chuyển động lên phía trên thành dòng khí nóng, dòng khí này thực hiện công tác dụng lên những cánh quạt giấy ở phía trên làm cho những cánh quạt này quay. Sự quay của những cánh quạt này làm cho khung đèn lồng quay theo.
Ví dụ 2: Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao?
Hướng dẫn giải
Việc xây dựng những ống khói rất cao trong các nhà máy có hai tác dụng cơ bản: Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt, làm khói thoát ra được nhanh chóng. Ngoài ra, ống khói cao có tác dụng làm cho khói thải ra bay lên cao, chống ô nhiễm môi trường.
Bài toán 3: Truyền nhiệt bằng bức xạ
Phương pháp giải
Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi lí thuyết hỏi về các đặc điểm của truyền nhiệt bằng hình thức bức xạ. Các em cần nắm vững lí thuyết để trả lời câu hỏi. Chú ý rằng:
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Mọi vật đều bức xạ nhiệt. Nếu nhiệt độ của vật cao hơn nhiệt độ của môi trường ta có thể nhận biết được tia nhiệt từ vật.
Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Ví dụ: Chọn câu trả lời sai.
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Hướng dẫn giải
Dù vật nóng hay vật lạnh đều có thể bức xạ nhiệt ra môi trường.
Nếu vật có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của môi trường, vật sẽ bức xạ nhiệt rất mạnh ra môi trường và chúng ta nhận thấy rất rõ.
Nếu vật có nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ của môi trường, vật vẫn bức xạ nhiệt ra môi trường nhưng chúng ta không nhận thấy rõ ràng. 
Chọn C.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn thì miếng đồng nguội đi. Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên, khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng một cách không?
Hướng dẫn giải
Sự truyền nhiệt khi đưa miếng đồng vào ngọn lửa làm miếng đồng nóng lên là sự dẫn nhiệt. Miếng đồng nguội đi là do truyền nhiệt vào không khí bằng bức xạ nhiệt. Do vậy khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi không được thực hiện bằng cùng một cách
 Ví dụ 2 (23.16 Sách bài tập): Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc?
Hướng dẫn giải
Lớp nhũ màu trắng bạc phản xạ tốt các tia nhiệt nên hạn chế được truyền nhiệt từ bên ngoài vào làm cho xăng đỡ nóng hơn, đỡ gây cháy nổ, hỏa hoạn.
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Thả đồng xu bằng kim loại vào cốc nước nóng thì:
A. Nhiệt năng của đồng xu tăng.	B. Nhiệt năng của đồng xu giảm.	
C. Nhiệt năng của đồng xu không thay đổi.	D. Nhiệt độ của đồng xu giảm.
Câu 2: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?
A. Vì nhôm mỏng hơn.	B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.	
C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.	D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt?
A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.	
B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta có cảm giác nóng lên.	
C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.	
D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.
Câu 4: Trong ba chất rắn: đồng, nhôm, thép thì tính dẫn nhiệt từ tốt đến yếu hơn được xếp theo thứ tự là:
A. Nhôm, đồng, thép.	B. Đồng, nhôm, thép.	
C. Thép, nhôm, đồng.	D. Đồng, thép, nhôm.
Câu 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.	
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.	
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.	
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 6: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: 
A. Chỉ ở chất lỏng.	B. Chủ yếu ở chất lỏng và chất khí.	
C. Chủ yếu ở chất rắn.	D. Chủ yếu ở chất rắn và chân không.
Câu 7: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
A. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.	
B. Vì các nguyên tử, phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.	
C. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.	
D. Vì các nguyên tử, phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.	B. Sự dẫn nhiệt của không khí.	
C. Sự bức xạ nhiệt.	D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 9: Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng khoảng thì nhiệt năng của thỏi kim loại và nước thay đổi như thế nào?
A. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm.	
B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.	
C. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.	
D. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng.
Câu 10: Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng
A. từ cơ năng sang nhiệt năng.	B. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.	
C. từ cơ năng sang cơ năng.	D. từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 11: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng trong những trường hợp nào sau đây:
A. Nối bóng đèn vào hai cực của pin acquy, bóng đèn cháy sáng.
B. Dùng búa đập vào miếng kim loại, kim loại nóng lên.
C. Dùng đinamo xe đạp (bình điện xe đạp) để thắp sáng bóng đèn.
D. Để miếng kim loại ngoài nắng, kim loại nóng lên.
Câu 12: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của:
A. chất rắn.	B. chất khí và chất lỏng.	C. chất khí.	D. chất lỏng.
Câu 13: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.	
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.	
C. Để tăng thêm bề dày của kính.	
D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.	
Câu 14: Nhiệt năng được truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất bằng hình thức nào?
A. Sự đối lưu.	B. Sự dẫn nhiệt của không khí.	
C. Sự bức xạ nhiệt.	D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.	
Câu 15: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?
A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.	B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.	
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.	D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.	
Câu 16: Chọn câu trả lời đúng:
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ giảm đi.	
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.	
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.	
D. Vật có bề mặt càng nhẵn thì hấp thụ tia nhiệt càng mạnh.
Câu 17: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật sẽ nóng lên?
A. Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên mặt sàn xi măng, nhám, khi đó miếng đồng sẽ nóng lên.	
B. Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần làm miếng đồng nóng lên.	
C. Quẹt diêm để tạo ra lửa.	
D. Các thí nghiệm trên đều chứng tỏ khi thực hiện công lên vật thì vật đều nóng lên.
Câu 18: Làm lạnh một miếng đồng rồi thả vào li đựng nước nóng thì:
A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng.	B. Nhiệt năng của miếng đồng giảm.	
C. Nhiệt năng của miếng đồng không thay đổi.	D. Nhiệt độ của miếng đồng giảm.
Câu 19: Chỉ ra sự thay đổi năng lượng trong quá trình để miếng kim loại ngoài nắng, kim loại nóng lên:
A. Cơ năng thành nhiệt năng.	B. Nhiệt năng thành nhiệt năng.	
C. Nhiệt năng thành cơ năng.	D. Cơ năng thành cơ năng.	
Câu 20: Tại sao xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sứ?
A. Vì kim loại dẫn nhiệt tốt hơn.	B. Vì kim loại có khối lượng riêng nhỏ hơn.	
C. Vì kim loại mỏng, gọn hơn.	D. Vì kim loại có khối lượng nhỏ hơn.	
Câu 21: Hãy quan sát chiếc phích và cho biết vì sao nó lại được chế tạo hai lớp vỏ thủy tinh?
Câu 22: Sự đối lưu có thể xảy ra trong chất lỏng và chất khí. Còn trong chân không và trong chất rắn có thể có đối lưu không? Tại sao?
Câu 23: Một chai thủy tinh được đậy kín bằng một nút cao su nối với một bơm tay. Khi bơm không khí vào chai, ta thấy tới một lúc nào đó nút cao su bị bật ra, đồng thời trong chai xuất hiện sương mù do những giọt nước nhỏ tạo thành. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Câu 24: Lấy một sợi tóc quấn vào ống nhôm. Dùng một que diêm đốt. Lấy một sợi tóc quấn chặt vào một khúc gỗ tròn. Dùng que diêm đốt. Trường hợp nào sợi tóc bị cháy? Tại sao?
Câu 25: Tại sao ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn?
Bài tập nâng cao
Câu 26: Quấn một băng giấy mỏng vào một ống nhôm sau đó đưa vào ngọn lửa đèn cồn, trong một thời gian ngắn thấy băng giấy không bị cháy còn nếu đưa trực tiếp băng giấy vào ngọn lửa thì chúng sẽ bị cháy ngay. Hãy giải thích sự khác biệt đó?
Câu 27: Những người uống trà nóng thường bỏ một cái thìa kim loại (tốt nhất là bằng bạc) vào cốc thủy tinh trước khi rót nước sôi vào đó. Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy?
Câu 28: Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu đối với sự cháy của đèn?
Đáp án
Dạng 1: Nhiệt năng
1-A
2-B
3-B
Câu 4: Câu nói đó là đúng vì mọi vật dù có chuyển động hay không thì đều được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Do đó mọi vật có thể không có cơ năng nhưng luôn luôn có nhiệt năng. Ví dụ: Một thanh thép nằm yên trên mặt sàn nằm ngang. Ta thấy thanh thép không có động năng, không có thế năng, do đó không có cơ năng. Nhưng thanh thép được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng nên luôn có nhiệt năng.
Dạng 2: Các hình thức truyền nhiệt
1-A
2-B
3-D
4-B
5-A
6-B
7-B
8-D
9-D
10-B
11-B
12-A
13-B
14-C
15-D
16-B
17-D
18-A
19-B
20-A
Câu 21: Phích là bình thủy tinh hai lớp là do tác dụng chính của bình thủy là cách nhiệt bên trong với môi trường ngoài. Giữa hai lớp thủy tinh là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thủy tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích. Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra môi trường ngoài.
Câu 22: Trong chân không và trong chất rắn không thể xảy ra đối lưu.
Vì trong chân không và trong chất rắn không thể tạo được các dòng nhiệt nên không có sự đối lưu.
Câu 23: Khi bơm không khí vào chai không khí bị nén trong chai thực hiện công làm nút bị bật ra. Một phần nhiệt năng của không khí đã chuyển hóa thành cơ năng nên không khí lạnh đi. Vì các khí có chứa hơi nước nên khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ li ti tạo thành sương mù.
Câu 24: Sợi tóc bị cháy trong trường hợp khúc gỗ và không bị cháy trong trường hợp ống nhôm.
Vì ống nhôm là chất dẫn nhiệt tốt nên khi đốt sợi tóc, nhiệt của sợi tóc được truyền nhanh sang cho ống nhôm nên tóc sẽ không cháy.
Còn khúc gỗ tròn là chất dẫn nhiệt kém nên khi đốt sợi tóc, nhiệt của sợi tóc sẽ truyền chậm sang cho khúc gỗ nên tóc sẽ cháy.
Câu 25: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn vì để ngăn đá của tủ lạnh ở trên sẽ tạo ra các dòng đối lưu truyền nhiệt chính là không khí lạnh xuống ngăn đựng thức ăn.
Câu 26: Quấn một băng giấy mỏng vào một ống nhôm sau đó đưa vào ngọn lửa đèn cồn, trong một thời gian ngắn thấy băng giấy không bị cháy vì nhôm là chất dẫn nhiệt tốt nên nhiệt lượng của băng giấy mỏng được truyền nhanh sang cho ống nhôm nên băng giấy sẽ không cháy. 
Còn khi đưa trực tiếp băng giấy vào ngọn lửa thì nhiệt lượng từ ngọn lửa truyền ngay đến băng giấy nên nó sẽ bị cháy ngay. 
Câu 27: Bạc là chất dẫn nhiệt tốt hơn rất nhiều so với thủy tinh. Khi rót nước sôi từ từ vào cốc có thìa bạc trong đó, thìa bạc sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt lượng của nước làm cho cốc thủy tinh chỉ nóng lên một cách từ từ, điều này tránh cho cốc thủy tinh không bị dãn nở vì nhiệt đột ngột và do đó không bị vỡ.
Câu 28: Bóng đèn dầu ngăn cách cột không khí bên trong và bên ngoài đèn. Cột không khí ở trong bóng đèn bị ngọn lửa hơ nóng nhanh hơn hẳn không khí xung quanh đèn. Không khí sau khi nóng lên thì nhẹ đi và sẽ bị không khí chưa nóng nặng hơn, từ dưới luồn vào qua các lỗ ở cổ đèn, đẩy lên. Thế là, không khí luôn luôn lưu động từ dưới lên trên, dòng không khí này không ngừng đem đi các sản phẩm của sự cháy và đem lại không khí mới. Bóng đèn càng cao, sự chênh lệch về trọng lượng của cột không khí nóng và cột không khí chưa nóng càng lớn, và dòng không khí mới càng đi vào mạnh hơn, làm cho sự cháy xảy ra nhanh hơn. Những điều xảy ra ở đây giống hệt những điều xảy ra trong ống khói của các nhà máy. Do đó những cột ống khói này thường rất cao.
Ngoài ra, bóng đèn dầu còn có vai trò bảo vệ ngọn lửa để cho nó khỏi bị gió thổi tắt.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_ve_nhiet_nang_truyen_nhiet_vat_li_lop_8.doc