Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2020-2021

Câu 5. Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là

A. 3 km.

B. 6 km.

C. 9 km.

D. 12 km.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng?

A. Một viên bi đang chuyền động thẳng đều.

B. Một xe đạp đang chuyển động xuống dốc.

C. Một xe đạp đang chuyển động lên dốc.

D. Một đoàn tàu đang vào nhà ga.

Câu 7. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?

A. Gió thổi cành lá đung đưa.

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Câu 8. Hai lực cân bằng khi

A. đặt lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

B. đặt lên cùng một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

C. đặt lên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng độ lớn.

D. đặt lên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều.

Câu 9. Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?

A. Lăn vật.

B. Kéo vật.

C. Cả hai cách như nhau.

D. Không so sánh được.

Câu 10. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?

A. Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.

B. Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.

C. Để tiết kiệm vật liệu, giúp giảm giá thành.

D. Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn.

 

docx 6 trang thuongle 10930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Khối 8 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 8 GIỮA HỌC KỲ I (NH: 2020 – 2021)
1. MỤC ĐÍCH:
- Mục đích:
+ Đối với giáo viên: kiểm tra năng lực truyền đạt kiến thức cho học sinh.
+ Đối với học sinh: kiểm tra mức độ nhận thức các kiến thức vật lý của bản thân, ứng dụng vào đời sống. Đồng thời rèn luyện tính nghiêm túc, linh hoạt, trung thực trong cách giải bài tập.
- Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 08 theo PPCT (sau khi học xong bài 7: Lực ma sát)
- Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (30% TNKQ, 70% TL)
2. TRỌNG SỐ BÀI KIỂM TRA:
TN
TL
h
0,9
N
12
6
Nội dung
Tổng số tiết
Số tiết LT
Tỷ lệ (%)
Số tiết quy đổi
Tổng số câu
Điểm số
Tổng
BH
VD
BH
VD
BH
VD
TN
Q.ĐỔI
TL
Q.ĐỔI
TN
Q.ĐỔI
TL
Q.ĐỔI
TN
TL
TN
TL
Chuyển động cơ học
3
2
37,50
1,8
1,2
2,7
3
1,4
2
1,8
2
0,9
1
0,75
2,50
0,5
1,00
4,75
Lực cơ
5
3
62,50
2,7
2,3
4,1
4
2,0
2
3,5
3
1,7
1
1,00
2,50
0,75
1,00
5,25
Tổng
8
5
100
4,5
3,5
6,8
7
3,4
4
5,3
5,0
2,6
2
1,75
5,00
1,25
2,00
TỔNG SỐ CÂU:
18
TỔNG
6,75
3,25
10,0
3. MA TRẬN ĐỀ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1:
Chuyển động cơ học
1. Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
- Để nhận biết một chuyển động cơ, ta chọn một vật mốc.
 - Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. 
 - Khi vị trí của một vật so với vật mốc không thay đổi theo thời gian thì vật đứng yên so với vật mốc. 
2. Vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính Vận tốc là , 
- Đơn vị thường dùng m/s và km/h
11. Dùng công thức tốc độ trung bình để tính vận tốc của của chuyển động không đều trên các đoạn đường.
8. Chuyển động không đều là chuyển động mà tốc độ thay đổi theo thời gian.
7. Chuyển động đều là chuyển động mà tốc độ không thay đổi theo thời gian.
9. Sử dụng thành thạo công thức vận tốc của chuyển động để giải một số bài tập đơn giản về chuyển động thẳng đều.
10. Đổi được đơn vị km/h sang m/s và ngược lại.
6. Dựa vào tính tương đối của chuyển động hay đứng yên để lấy được ví dụ trong thực tế thường gặp.
Số câu
2
1
1
1
2
1
8(44,4%)
Số điểm
0,50
1,50
0,25
1,00
0,50
1,00
4,75(47,5%)
Chủ đề 2: Lực cơ
14. Lực là đại lượng véc tơ vì nó có điểm đặt, có độ lớn, có phương và chiều. 
 Kí hiệu véc tơ lực: , cường độ là F.
15. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều. 
12. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, cường độ băng nhau, cùng phương, ngược chiều
16. Quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật. Khi có lực tác dụng, vì có quán tính nên mọi vật không thể ngay lập tức đạt tới một tốc độ nhất định. 
17. Hiểu được ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào.
- Lấy được ví dụ về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ trong thực tế thường gặp.
18. Mỗi lực đều được biểu diễn bởi một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là véc tơ lực. Muốn biểu diễn lực ta cần:
 + Xác định điểm đặt.
 + Xác định phương và chiều.
 + Xác định độ lớn của lực theo tỉ lệ xích. 
12. Hiểu được lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó bị biến dạng.
21. Dựa vào tính 
chất bảo toàn vận tốc và hướng của chuyển động để giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật.
19. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
 - Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm ma sát,
 - Đối ma sát có lợi thì ta cần làm tăng ma sát.
13 Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động của vật.
Số câu
2
1
2
1
3
1
10 (55,6)
Số điểm
0,50
1,50
0,50
1,00
0,75
1,00
5,25(52,5%)
TS câu
6 (33,3%)
5(27,8%)
7(38,9%)
18(100%)
TS điểm
4,00(40%)
2,75(37,5%)
3,25(32,5%)
10(100%)
ĐỀ KIỂM TRA:
Họ và tên: .
Lớp: , Mã số: 
SBD: phòng thi ...
Kiểm tra giữa HKI năm học 2020 - 2021
Ngày thi: 
Số mật mã
Môn thi: Vật lý khối 8
Thời gian: 45 phút
Chữ ký giám thị I
Chữ ký giám thị II
Số tờ
 "--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Điểm
Chữ ký giám khảo 1 
Chữ ký giám khảo 2 
Lời phê của Thầy cô giáo
Số mật mã
Viết bằng số
Viết bằng chữ
I/- TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn( ) vào chữ cái trước đáp án đúng nhất; nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch chéo vào chữ cái đã khoanh tròn( ); nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn đã gạch chéo ( ) (3,00 điểm).
Câu 1. Một máy bay chuyển đang trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì
máy bay đang chuyển động. 
người phi công đang chuyển động.
hành khách đang chuyển động. 
sân bay đang chuyển động.
Câu 2. Đơn vị của vận tốc là
km.h.
s/m. 
m.s.
m/s.	
Câu 3. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều?
Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống.
Vận động viên chạy 100m đang về đích.
Chuyển động của cánh quạt khi quay ổn định.
Chuyển động của xe đạp đang xuống dốc.
Câu 4. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?
.
 .
.
Câu 5. Một người đi xe đạp trong 45 phút với vận tốc trung bình là 12 km/h. Quãng đường người đó đi được là
3 km.
6 km.
9 km.
12 km.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
Một viên bi đang chuyền động thẳng đều. 
Một xe đạp đang chuyển động xuống dốc.
Một xe đạp đang chuyển động lên dốc.
Một đoàn tàu đang vào nhà ga.
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
Gió thổi cành lá đung đưa.
Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
THÍ SINH KHÔNG GHI VÀO Ô NÀY
"-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 8. Hai lực cân bằng khi
đặt lên cùng một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.	 
đặt lên cùng một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.	
đặt lên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng độ lớn.
đặt lên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều.
Câu 9. Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?
Lăn vật.
Kéo vật.
Cả hai cách như nhau.
Không so sánh được.
Câu 10. Tại sao trên lốp ôtô, xe máy, xe đạp người ta phải xẻ rãnh?
Để giảm diện tích tiếp xúc với mặt đất, giúp xe đi nhanh hơn.
Để làm tăng ma sát giúp xe không bị trơn trượt.	
Để tiết kiệm vật liệu, giúp giảm giá thành.
Để trang trí cho bánh xe đẹp hơn. 
Câu 11. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có
ma sát.
trọng lực.
quán tính.
đàn hồi.
Câu 12. Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chạy bỗng thấy mình bị ngã nhào về phía trước?
Vì xe đột ngột tăng vận tốc.
Vì xe đột ngột rẽ sang phải.
Vì xe đột ngột giảm vận tốc.
Vì xe đột ngột rẽ sang trái.
II/ - TỰ LUẬN (7,00 ĐIỂM).
Câu 13 (3,50 điểm).
a. Thế nào là chuyển động cơ học? Cho ví dụ và nói rõ vật nào làm mốc?
b. Chuyển động của một ôtô từ Đồng Nai đến thành phố Hồ Chí Minh là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ôtô từ Đồng Nai đến thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc 45km/h là nói tới vận tốc nào?
c. Một đoàn tàu chuyển động đều đi được quãng đường 27km trong thời gian 0,5h. Tính vận tốc của đoàn tàu ra km/h và m/s.
Câu 14 (2,50 điểm).
+ Tại sao nói lực là đại lượng vectơ?
+ Biểu diễn vectơ lực tác dụng vào vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 200N (tỉ lệ xích 1cm ứng với 50N).
Câu 15 (1,00 điểm). THỰC TRẠNG TAI NẠN GIAO THÔNG HIỆN NAY.
Tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/6/2020): Toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 người. So với 6 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 1.595 vụ (giảm 19,02%), số người chết giảm 568 người (giảm 14,91%), số người bị thương giảm 1.419 người (giảm 22,32%).
Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về pháp luật, sử dụng chất ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Để khắc phục vấn nạn này xảy ra cần có những biện pháp. Một trong các biện pháp đó là tuyên truyền cho mọi người khi tham gia giao thông không được chạy xe quá tốc độ cho phép. 
Em hãy giải thích tại sao không nên di chuyển quá nhanh khi tham gia giao thông?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I 
MÔN: VẬT LÍ 8 
NH: 2020 - 2021
Phần 1. Trắc nghiệm ( 3,00 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
D
C
B
C
A
B
A
A
B
C
C
Phần 2. Tự luận (7,00 điểm):
Câu 13
(3,50 điểm)
a. Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Lấy được ví dụ và nói rõ vật nào làm mốc.
b. 
- Là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.
- Khi nói ô tô chạy từ Đồng Nai đến thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc 45km/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.
c.
Tóm tắt:
Giải:
Vận tốc của xe là:
Đổi: 
1,00đ
0,50đ
0,50đ
0,50đ
0,75đ
0,25đ
Câu 14
(2,50 điểm)
- Lực là đại lượng vectơ vì có phương, chiều và độ lớn.
- Biểu diễn lực: 
50N
HS biểu diễn:
+ Đúng điểm đặt.
+ Đúng tỉ xích. 
+ Đúng phương của vecto lực.
+ Đúng chiều của vecto lực.
1,50đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 15
(1,00 điểm)
Giải thích: 
- Xe đang chuyển động thì người và xe cùng chuyển động với vận tốc như nhau. 
- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phanh đột ngột, xe không thể dừng lại ngay do quán tính và vận tốc lớn. Vì vậy sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
0,25đ
0,75đ
-----Hết ------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_vat_li_khoi_8_nam_hoc_2020_2021.docx