Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Cát Hải

Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Cát Hải

Câu 3. Lực nào sau đây không phải lực ma sát:

 A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.

 B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.

 C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

 D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.

Câu 4. Vật chịu tác dụng của hai lực. Hai lực đó sẽ cân bằng khi nào?

 A. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

 C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. D. Hai lực cùng phương, cùng độ lớn.

Câu 5. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

B. Ma sát giữa cốc nước nằm yên trên mặt bàn hơi nghiêng với mặt bàn.

C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.

D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.

Câu 6. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động đều:

 A. Chuyển động đầu kim đồng hồ.

 B. Chuyển động của em học sinh khi đi từ nhà đến trường.

 C. Chuyển động của một viên bi lăn trên máng nghiêng.

 D. Chuyển động của vận động viên chạy 100m đang về đích.

 

doc 4 trang thuongle 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Vật lí Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Thị trấn Cát Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1. Chuyển động cơ 
Chuyển động cơ Đơn vị của vận tốc Phân biệt chuyển động đều, không đều
Hiểu được tính tương đối của chuyển động để mô tả được hiện tượng đó trong thực tế
Vận dụng được công thức tính vận tốc, vận tốc trung bình để tính được vận tốc của vật chuyển động trong thực tê
2
0,8
2
3,0
2
0,8
1
1,0
1
2,0
2. Lực
Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng nhận biết được lực ma sát.
Hiểu được cách biểu diễn lực, Tác dụng của quán tính Cách làm giảm ma sát
7
2,8
4
1,6
3
1,2
3. Áp suất
Nhận biết được đơn vị, công thức tính áp suất, nhận biết được áp lực, đặc điểm của áp suất chất lỏng
Hiểu được cách làm giảm áp suất, áp suất phụ thuộc vào độ sâu của điểm xét
Vận dụng công thức tính áp suất để tính được áp suất của chất lỏng
6
2,4
1
1,0
4
1,6
2
0,8
1
1,0
Tổng 
10
4,0
40%
5
2,0
20%
1
1,0
10%
1
2,0
20%
1
1,0
10%
15
6,0
3
4,0
UBND HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
Năm học: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÍ – Lớp 8 
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất
 A. 	B.	C. 	D.
Câu 2. Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào:
 A. Đơn vị chiều dài. 	B. Đơn vị thời gian.
 C. Đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. 	D. Đơn vị lực và khối lượng.
Câu 3. Lực nào sau đây không phải lực ma sát:
 A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp.
 B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng.
 C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.
 D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn.
Câu 4. Vật chịu tác dụng của hai lực. Hai lực đó sẽ cân bằng khi nào?
 A. Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.	B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
 C. Hai lực cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn. 	D. Hai lực cùng phương, cùng độ lớn.
Câu 5. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước nằm yên trên mặt bàn hơi nghiêng với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Câu 6. Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động đều:
 A. Chuyển động đầu kim đồng hồ.
 B. Chuyển động của em học sinh khi đi từ nhà đến trường.
 C. Chuyển động của một viên bi lăn trên máng nghiêng.
 D. Chuyển động của vận động viên chạy 100m đang về đích.
Câu 7. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất:
 A. N/m2 	B. Pa C. N/cm2 D. m/s
Câu 8. Lực nào dưới đây đóng vai trò áp lực: 
 A. Lực kéo của con ngựa lên xe. 	B. Trọng lượng của người ngồi trên giường.
 C. Lực ma sát tác dụng lên vật. 	D. Trọng lượng của bóng đèn treo trên sợi dây. 
Câu 9. Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng.
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 10. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn
A. Ma sát xuất hiện khi ô tô nằm yên trên đoạn đường hơi dốc.	
B. Ma sát khi đánh diêm
C. Ma sát tay cầm quả bóng	
D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
Câu 11. Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?
 A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc 
 B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
 C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc
 D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
1cm
Câu 12. Hình bên biểu diễn lực tác dụng lên vật có khối lượng 6kg đã chọn tỉ lệ xích nào sau đây là đúng nhất
 A. Đã chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 3N.
 B. Đã chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 2N.
 C. Đã chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 30N.
 D. Đã chọn tỉ lệ xích 1cm ứng với 20N.
Câu 13. Muốn giảm áp suất thì:
 A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ
 B. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ
 C. tăng diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
 D. giảm diện tích mặt bị ép và giữ nguyên áp lực
Câu 14. Trong một thùng chứa đầy nước:
 A. Một điểm ở đáy thùng có áp suất lớn hơn một điểm ở miệng thùng.
 B. Một điểm ở đáy thùng có áp suất như một điểm ở miệng thùng. 
 C. Một điểm ở đáy thùng có áp suất nhỏ hơn một điểm ở miệng thùng.
 D. Chưa thể kết luận được.
Câu 15. Khi rửa rau sống, trước khi dọn lên đĩa người ta thường để rau vào rổ và vẩy mạnh cho nước văng ra, rau ráo bớt nước. Đó là dựa vào tác dụng của:
 A. Lực ma sát. 	B. Quán tính. 	C. Trọng lực.	D. Lực đàn hồi.
II. Tự luận: (4,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Một chiếc ô tô đi từ Hải Phòng đến Móng Cái. Trong 150km đầu xe đi hết 2,5h. Trong 105km còn lại xe đi hết 2,1 h. 
Quãng đường nào xe đi nhanh hơn?.
Tính vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường từ Hải Phòng đến Móng Cái?
Câu 2. (1,0 điểm) Em hãy mô tả hai hiện tượng trong thực tế để chứng tỏ chuyển động có tính tương đối.
Câu 3. (1,0 điểm) Một cái cốc hình trụ, chứa một lượng nước và thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của chất lỏng trong cốc là H = 146cm. Tính áp suất của các chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước là D1 = 1g/cm3 và của thủy ngân là D2 = 13,6g/cm3.
Ngày 30 tháng 10 năm 2020
Người duyệt đề
Người ra đề
Nguyễn Hồng Vân
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 
I. Trắc nghiệm khách quan: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đáp án
A
C
C
A
D
A
D
B
A
D
B
D
C
A
B
II. Tự luận: (4,0 điểm)
 a) Tính được v1 = 60km/h, v2 =50 km/h (1,0 điểm) 
=> Vì v1 >v2 nên quãng đường đầu xe đi nhanh hơn (0,25 điểm) 
 b) Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường là: 
 ADCT: (km/h) (0,5 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) 
Tóm tắt đúng (0,25đ) 
s1 = 150 km
s2 = 105km 
t1= 2,5h
t2= 2,1h 
a) So sánh v1 và v2?
b) vTB= ? 
Câu 2. (1,0 điểm) Mô tả được 2 hiện tượng thực tế để chứng minh (1,0 điểm)
Câu 3. (1,0 điểm)
- Gọi h1 là độ cao cột nước; h2 là độ cao cột thủy ngân S là diện tích đáy bình.
- Ta có: H = h1 + h2 (1)
- Khối lượng của nước là: m1 = V1.D1 mà V1 = h1.S ⇒ m1 = h1.S.D1
- Khối lượng của thủy ngân là : m2 = V2.D2 mà V2 = h2.S ⇒ m2 = h2.S.D2
- Do 2 vật có khối lượng bằng nhau nên ta có: h1.S.D1= h2.S.D2
- Vậy chiều cao của cột nước gấp 13,6 lần chiều cao cột thủy ngân.
- Chiều cao cột nước là:
 13,6.146 : (13,6 +1) = 136 (cm)
- Áp suất của thủy ngân và của nước lên đáy bình là:
 p = p1 + p2 = 10000.1,36 + 136000.0,1 = 27200 (N/m2)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_vat_li_lop_8_nam_hoc_2020_2021_tru.doc