Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020

Câu 3: (2 điểm )

Trong nước mía ép có chứa đường Saccarozơ mà thành phần các nguyên tố của nó là 42,1%C; 6,43%H; 5,146%O (tính theo khối lượng) và có phân tử khối là 342g/mol. Xác định công thức phân tử của loại đường trên.

Câu 4 (2 điểm)

Cho kim loại sắt tác dụng vừa đủ với 14,6g axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4g sắt (II) clorua (FeCl2) và 4,48lit khí hiđro (đktc).

a. Viết biểu thức về khối lượng cho phản ứng hóa học trên.

b. Tính khối lượng của sắt tham gia phản ứng.

Câu 5: (2 điểm)

Để tăng năng suất cây trồng, một bác nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm (cung cấp nguyên tố Nitơ cho cây). Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm hai lá), (NH2)2CO (urê); (NH4)2SO4 (đạm 1 lá).

a. Theo em, bác nông dân nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất? Tại sao?

b. Nếu bác ấy mua 500kg loại phân đạm nói trên thì khối lượng nguyên tố Nito cung cấp cho cây là bao nhiêu?

 

doc 8 trang thuongle 3770
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Hóa học Lớp 8 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẬN 1 	ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI NĂM HỌC 2019 - 2020 
Câu 1: (1 điểm)
Xác định công thức hóa học viết sai, sửa lại cho đúng: NaO2, AlOH, CuSO4, S2O6, KCO3.
Câu 2: (3 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
Zn	+	HCl 	à	 ZnCl2	+	H2
FeCl3 	+ 	Ba(OH)2 	à	 Fe(OH)3	+	BaCl2
C2H6O	+	O2	à	CO2	+	H2O
Al(OH)3 	+ 	H2SO4 	à 	Al2(SO4)3 	+ 	H2O
Ca 	+ 	H2O 	à	Ca(OH)2 	+ 	H2
Fe3O4 	+ 	CO 	à 	Fe 	+ 	CO2
Câu 3: (2 điểm )
Trong nước mía ép có chứa đường Saccarozơ mà thành phần các nguyên tố của nó là 42,1%C; 6,43%H; 5,146%O (tính theo khối lượng) và có phân tử khối là 342g/mol. Xác định công thức phân tử của loại đường trên.
Câu 4 (2 điểm)
Cho kim loại sắt tác dụng vừa đủ với 14,6g axit clohiđric (HCl) tạo ra 25,4g sắt (II) clorua (FeCl2) và 4,48lit khí hiđro (đktc).
a. Viết biểu thức về khối lượng cho phản ứng hóa học trên.
b. Tính khối lượng của sắt tham gia phản ứng.
Câu 5: (2 điểm)
Để tăng năng suất cây trồng, một bác nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm (cung cấp nguyên tố Nitơ cho cây). Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm hai lá), (NH2)2CO (urê); (NH4)2SO4 (đạm 1 lá).
a. Theo em, bác nông dân nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất? Tại sao?
b. Nếu bác ấy mua 500kg loại phân đạm nói trên thì khối lượng nguyên tố Nito cung cấp cho cây là bao nhiêu?
-----------------------------HẾT-----------------------------
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ	ĐỀ KIỂM TRA - ĐỀ NGHỊ
Môn: Hóa học 8
Thời gian: 45 phút
 Câu 1: (3 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
N2 	+	H2 	→	NH3
Al	+	HCl	→	AlCl3 	+	H2
KClO3 	→	KCl	+	O2
C4H10+O2 	→	CO2 	+	H2O
Na2O	+	H3PO4	→	Na3PO4 	+	H2O
Na2CO3 	+	HCl	→	NaCl	+	H2O	+	CO2
Câu 2: (1,5 điểm) Cho hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn gồm: 11,2 lít khí CO2 và 6,4 gam khí SO2
Tính số mol của các khí có trong hỗn hợp.
Tính khối lượng hỗn hợp.
Câu 3: (1,5 điểm)
Javel hay nước Javen có tính tẩy màu và sát trùng. Nó thường được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại. Nước Javel có tính tẩy màu vì nó chứa NaClO có tínhoxi hóarất mạnh nên phá vỡ các sắc tố màu sắc của các chất.
Từ công thức hoá học của nước Javel, em hãy cho biết:
Nước Javel do nguyên tố hóa học nào tạo ra?
Thành phần phân tử của nước Javel?
Phân tử khối của nước Javel là bao nhiêu?
Câu 4: (2 điểm) Cho 3,25g kim loại kẽm (Zn) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,65g axit clohidric (HCl), sau phản ứng thu được 6,8g kẽm clorua (ZnCl2) và khí Hidro (H2).
Lập phương trình hóa học của phản ứng.
Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
Tính khối lượng của khí hiđro.
Tính thể tích của khí hiđro (ở đktc).
Câu 5: (2 điểm) Trong quá khứ, chất độc hexacloran (C6H6Cl6) có hiệu lực trừ sâu mạnh, từng được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp và làm dược phẩm (trị ghẻ, diệt chấy...).
Tuy nhiên, do là chất độc phân hủy rất chậm trong tự nhiên nên vào năm 2009, hexacloran đã bị đưa vào danh sách của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và bị cấm sử dụng tại 169 quốc gia trên thế giới.
Nêu 2 ứng dụng của hexacloran.
Tại sao hiện nay hexacloran lại bị cấm sử dụng?
Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hexacloran.
 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH	ĐỀ KIỂM TRA HK 1
 ---------------------------
MÔN: HÓA HỌC 8
Thời gian làm bài: 45 phút 
Câu 1 (3 điểm) 
 Lập phương trình hóa học các phản ứng hóa học sau :
Al	+	O2 	à	Al2O3
Zn 	+	HCl 	à 	ZnCl2	+	H2O
KClO3	à	KCl	+	O2
Fe3O4	+	H2 	à	Fe	+	H2O
NH3	+	Cl2 	à 	N2	+	HCl
Mg(OH)2 	+	HNO3 à	Mg(NO3)2	+	H2O
Câu 2 (1 điểm)
Xác định công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng:
 KO2, BaCl, MgNO3, H2CO3, Zn2SO4.
Câu 3 (2 điểm) Tính:
a. Khối lượng của 0,7 mol BaSO4
b. Số mol có trong 2,4 x 1023 phân tử khí CH4
c. Thể tích ở đktc của 16g khí O2.
Câu 4 ( 0,5 điểm)
 Cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí không khí bao nhiêu lần ?
 Câu 5 (2,5 điểm)
Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với axit clohiđric (HCl), thu được 27,2gam muối kẽm clorua (ZnCl2) và 0,4 gam khí hiđro (H2).
Lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
Viết công thức về khối lượng của phản ứng hóa học trên.
Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) cần dùng.
Câu 6 (1 điểm)
Baking soda là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất natri hiđrocacbonat, có thành phần hóa học là NaHCO3. Baking soda là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể và trông giống như bột, hơi mặn. Khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính axit, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2, do đó nó thường được dùng trong nấu ăn, tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, , Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa axit chữa đau dạ dày; dùng làm nước xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng 
Tính thành phần phần trăm nguyên tố Na trong hợp chất NaHCO3
Trường THCS Minh Đức Đề kiểm tra cuối HK1 
 Hóa 8 _ 45 phút
Câu 1: (1đ) Các cách viết sau chỉ ý gì?: 2Zn ; 3CaCO3 ; O2 ; 5P
Câu 2 (1đ) Xác định công thức hóa học viết sai và sửa lại cho đúng: AlCl2, MgNO3, NaO2, Zn2SO4, CaCO3
Câu 3: (3đ) Hoàn thành các PTHH sau:
Ca	+	H2O	à 	Ca(OH)2	+	 H2
Fe	+	O2 	à 	Fe3O4
Fe2(SO4)3	+	KOH 	à 	Fe(OH)3	+	K2SO4
Mg	+	HCl 	à 	MgCl2 	+	H2
P2O5	+	H2O 	à 	H3PO4
KClO3 	à 	KCl	+	O2
Câu 4: (3đ) Hoà tan hết 0,1mol sắt Fe trong dung dịch axit clohidric HCl. Sau phản ứng thu được 12,7g muối sắt (II) clorua FeCl2 và thấy sủi bọt 2,24 lit khí hidro H2 (đktc)
Cho biết dấu hiệu của phản ứng hóa học?
Lập PTHH của phản ứng?
Tính khối lượng HCl cần dùng cho phản ứng trên?
Câu 5: (2đ) Những vật dụng làm bằng sắt Fe để lâu ngoài không khí ẩm ( không khí có lẫn hơi nước ) sẽ xảy ra hiện tượng gỉ sét (làm cho các vật dụng bị hư hỏng), gỉ sét là một hỗn hợp của oxit sắt có CTHH chung là FexOy.
Hãy xác định CTHH của oxit sắt, biết Fe chiếm 70%, O chiếm 30% theo khối lượng và khối lượng mol phân tử của oxit sắt là 160 g/mol
Để hạn chế sự gỉ sét, theo em. Em phải làm gì?
ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HKI – NGUYỄN DU - MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45 phút
Câu 1: (2.5 điểm) Lập các PTHH sau:
KClO3 	à	KCl	+ 	O2
Al 	+	H2SO4 à	Al2(SO4)3	+	H2
CH4O	+	O2	à	CO2	+	H2O
Fe(OH)2	+	O2 	à	Fe2O3	+	H2O
NaCl	+	H2O	à	NaOH 	+	Cl2	+	H2
Câu 2: (1.0 điểm) Hãy giải thích vì sao:
Khi nung miếng đồng trong không khí thì thấy khối lượng tăng thêm.
Khi bỏ quả trứng vào cốc giấm ăn thì thấy khối lượng quả trứng giảm đi.
Câu 3: (1.5 điểm) Bạn Tâm đã viết công thức hóa học một số hợp chất của nhôm như sau:
AlBr4, AlNO3, Al3O2, Al(OH)3, Al2(PO4)3 và Al2(SO4)3
Theo em bạn Tâm đã viết đúng những công thức nào?
Hãy sửa lại cách viết đúng cho những công thức viết sai của bạn Tâm.
Câu 4: (2.5 điểm) Nước vôi (có thành phần là chất canxi hidroxít do nguyên tố canxi và nhóm hidroxit tạo nên) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hóa rắn (chất rắn là canxi cacbonat do nguyên tố canxi và nhóm cacbonat tạo nên).
Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hóa học xảy ra?
Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học, biết rằng có chất khí cacbon đioxit (chất này có trong không khí) tham gia và sản phẩm ngoài chất rắn còn có nước (chất này bay hơi).
Có bao nhiêu gam chất rắn được tạo thành nếu có 3,36 lít khí cacbon đioxit (ở đktc) tham gia phản ứng với 11,1 gam canxi hidroxit, sau phản ứng thấy có 1,5 mol nước bốc hơi.
Câu 5: (2.5 điểm) Hợp chất khí A có thành phần gồm 75% C và 25% H về khối lượng.
Xác định công thức hóa học của hợp chất khí A, biết tỉ khối hơi của chất khí A so với khí oxi là 0,5.
Có bao nhiêu gam mỗi nguyên tố trong 12 gam khí A?
ĐỀ HUỲNH KHƯƠNG NINH
Câu 1: ( 1,5 điểm ) Nước muối sinh lý (natri clorua ) là nước muối có nồng độ là 0,9% .Nước muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
a.Viết công thức hóa học của natri clorua .
b.Tính khối lượng muối natri clorua trong 200 gam dung dịch Natri clorua nồng độ 0,9% .
Câu 2: ( 2,5 điểm ) Hãy viết các phương trình hóa học sau đây: 
a/ Nhiệt phân thuốc tím KMnO4.
b/ Điều chế khí hidro từ kim loại sắt và axit clohidric HCl.
c/ Điện phân nước.
d/ Phản ứng giữa P2O5. và nước.
e/ Đốt cháy kim loại kẽm trong khí oxi.
Câu 3: ( 1,5 điểm ) Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi:
Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, khi đốt than, dầu, xăng các khí CO2, SO2 và NO được giải phóng vào khí quyển. Các khí này sẽ kết hợp với khí oxi và nước trong khí quyển tạo thành các chất H2CO3, H2SO4, HNO3 gây ra mưa axit. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ): Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Ngoài ra, mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử. Gọi tên các Axit ở trên và nêu 3 biện pháp làm giảm hiện tượng trên.
Câu 4: ( 1,5 điểm ) Trong một tiết học tự chọn, bạn Bình và bạn An thảo luận giải bài tập: “ Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết 3 lọ dung dịch mất nhãn sau đây: HCl , Ca(OH)2 và NaCl “.
Bạn Bình nói: dùng que diêm đang cháy để nhận biết 3 dung dịch đó.
Bạn An nói: dùng giấy quỳ tím để nhận biết 3 dung dịch đó.
a/ Em hãy cho biết cách nhận biết của bạn nào là đúng ?
b/ Trình bày nhận biết với cách làm của bạn đó.
Câu 5: ( 3 điểm ) Cho 8,4g kim loại magie tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric ( H2SO4 ) thì thu được dung dịch muối magie sunfat và khí hiđro. Dẫn toàn bộ khí hiđro thu được qua ống nghiệm chứa đồng (II) oxit đun nóng thì thu được kim loại màu đỏ gạch và hơi nước.
Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc và khối lượng muối sinh ra.
Tính khối lượng kim loại thu được sau phản ứng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020.doc