Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nghĩa Hòa

Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nghĩa Hòa

Câu 1: (0,5đ) Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng của:

 A. mô xương cứng B. mô xương xốp

 C.màng xương D. sụn tăng trưởng

Câu 2:(0,5đ) Để chống cong vẹo cột sống, người ta cần làm gì?

A. Không nên mang vác quá nặng ;

B. Không mang vác một bên liên tục

C. Khi ngồi phải ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo;

 D. Cả A, B và C.

Câu 3: (0,5đ) Chức năng của hồng cầu là :

 A. bảo vệ cơ thể;

 B. chống sự mất máu cho cơ thể;

C. vận chuyển khí O2 và CO2;

D. D.vận chuyển nước,chất dinh dưỡng.

Câu 4:(0,5đ) Số chu kì tim trong 1 phút ở người bình thường là:

 A. 85 B. 75 C. 65 D. 55

Câu 5: (0,5đ) Trong môt chu kì tim, tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là:

A. 0,7 giây B. 0,5giây C. 0,4 giây D. 0,3

 

docx 4 trang thuongle 4760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nghĩa Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2019 - 2020
I. MỤC TIÊU:
 - Nhằm đánh giá sự nhận thức của HS về môn sinh học thông qua các chương đã được học như: khái quát về cơ thể người, vận động, tuần hoàn.
 - Rèn cho HS kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh và tái hiện kiến thức.
 - Thái độ nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
 * Các năng lực chính hướng tới sự hình thành và phát triển ở học sinh:
 - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
 - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ
 - Năng lực tư duy, tự quản lí
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 Kết hợp hai hình thức: TNKQ (40%) và TNTL (60%)
III. MA TRẬN: 
Chủ đề Mức độ 
Nhận biết
35%
Thông hiểu
45%
Vận dụng thấp
10%
Vận dụng cao
10%
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Vận động
C1: Xương dài ra do sụn tăng trưởng
C2:Nêu được biện pháp chống cong vẹo cột sống
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
1 câu 
(0,5đ)
1 câu 
(0,5đ)
Tuần hoàn
C3: nhận biết chức năng của hồng cầu
C4: nắm được chu kì tim/phut của người bình thường;
C6: khả năng đàn hồi của động mạch
C5: Tính được tổng thời gian nghỉ của tâm nhĩ
-
Số câu: 4 câu
Số điểm : 2đ
Tỉ lệ %: 20%
1 câu (0,5đ)
2 câu (1đ)
1 câu (0,5đ)
 Hô hấp
C9: Trình bày trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Số câu: 1 câu
Số điểm : 3đ
Tỉ lệ %: 30%
1 câu (3đ)
Tiêu hóa
C7: nhận biết vitamin không bị biến đổi về mặt hóa học 
C10:Liệt kê được các cơ quan tiêu hóa 
C8: thấy được hoạt động tiêu hóa ở ruột non là tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng
Số câu: 3 câu
Số điểm : 3đ
Tỉ lệ %: 30%
1 câu (0,5đ)
1 câu (2đ)
1 câu (0,5đ)
Trao đổi chất và năng lượng
C11:Giải thích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa
Số câu: 1 câu
Số điểm : 1đ
Tỉ lệ %: 10%
1 câu (1đ)
TS câu: 11
TS điểm: 10
Tỉ lệ %: 100
4câu 
(3,5đ) 
(35%)
4 câu 
(4,5đ) 
(45%)
2 câu
 (1đ) 
(10%)
1 câu
 (1đ) 
(10%)
IV. ĐỀ KIỂM TRA: 
Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn đáp án dúng nhất
Câu 1: (0,5đ) Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng của: 
	A. mô xương cứng	B. mô xương xốp
	C.màng xương	D. sụn tăng trưởng
Câu 2:(0,5đ) Để chống cong vẹo cột sống, người ta cần làm gì? 
A. Không nên mang vác quá nặng ; 
B. Không mang vác một bên liên tục
C. Khi ngồi phải ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo; 
 	D. Cả A, B và C.
Câu 3: (0,5đ) Chức năng của hồng cầu là :
	A. bảo vệ cơ thể;	
	B. chống sự mất máu cho cơ thể; 
vận chuyển khí O2 và CO2;	
D.vận chuyển nước,chất dinh dưỡng...
Câu 4:(0,5đ) Số chu kì tim trong 1 phút ở người bình thường là:
 A. 85 	 B. 75 C. 65 	 D. 55
Câu 5: (0,5đ) Trong môt chu kì tim, tổng thời gian nghỉ ngơi của tâm nhĩ là:
0,7 giây	B. 0,5giây	C. 0,4 giây 	D. 0,3 giây
Câu 6: (0,5đ) Loại mạch máu có khả năng đàn hồi nhiều nhất là:
	A.mao mạch;	B.động mạch;
	C.tĩnh mạch;	D.động mạch và tĩnh mạch.
Câu 7: (0,5đ) Chất không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa là:
A.Vitamin;	B.Protein
C.Gluxit;	D.Lipid
Câu 8: (0,5đ) Hoạt động nào dưới đây xảy ra ở ruột non:
A.tiêu hóa
B.hấp thu chất dinh dưỡng
C.tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
D.đào thải chất bã
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 9: ( 3đ) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Câu 10:(2đ) Cơ quan tiêu hóa gồm những bộ phận nào?
Câu 11: (1đ) Vì sao nói đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhưng hoạt động thống nhất trong cơ thể sống?
 ----------Hết-----------
Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước các đáp án đúng: (Mỗi ý đúng 0,5đ)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
D
C
B
A
B
A
C
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu
Nội dung
Biểu điểm
9
(3 điểm)
-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao ànơi có nồng độ thấp
-TĐK ở phổi:
+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
-TĐK ở tế bào :
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu. 
1đ
1đ
1đ
 10
(2 điểm)
Các cơ quan tiêu hóa gồm:
- Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già).
- Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột ...
1d
1đ
11
(1 điểm)
-Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. Năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp các chất của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau:
+ Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá.
+ Nếu không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong.docx