Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Trí

Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Trí

Câu 2: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?

A. 20 – 25 vòng sụn

B. 15 – 20 vòng sụn

C. 10 – 15 vòng sụn

D. 25 – 30 vòng sụn

Câu 3: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành

A. Glixêrol và vitamin.

B. Glixêrol và axit amin.

C. Nuclêôtit và axit amin.

D. Glixêrol và axit béo.

Câu 4: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa

A. Thực quản

B. Dạ dày

C. Tuyến ruột

D. Tá tràng

Câu 5: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động?

A. Tiêu hóa lí học

B. tiêu hóa hóa học

C. Tiết dịch vị tiêu hóa

D. Tất cả các đáp án trên

 

docx 6 trang thuongle 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Đức Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỨC TRÍ
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Hoạt động hô hấp có vai trò gì?
A. Cung cấp oxi cho tế bào để tổng hợp các chất hữu cơ
B. Thải loại khí cacbonic ra khỏi cơ thể
C. Làm sạch và làm ẩm không khí, bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại
D. Đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể được bình thường
Câu 2: Khí quản người được tạo thành bởi bao nhiêu vòng sụn khuyết hình chữ C?
A. 20 – 25 vòng sụn
B. 15 – 20 vòng sụn
C. 10 – 15 vòng sụn
D. 25 – 30 vòng sụn
Câu 3: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành
A. Glixêrol và vitamin.
B. Glixêrol và axit amin.
C. Nuclêôtit và axit amin.
D. Glixêrol và axit béo.
Câu 4: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tuyến ruột
D. Tá tràng
Câu 5: Tiêu hóa thức ăn bao gồm các hoạt động?
A. Tiêu hóa lí học
B. tiêu hóa hóa học
C. Tiết dịch vị tiêu hóa
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Loại đường nào dưới đây được hình thành khi chúng ta nhai kĩ cơm?
A. Mantozo
B. Glucozo
C. Lactozo
D. Saccarozo
Câu 7: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan
A. Răng, lưỡi, cơ má.
B. Răng và lưỡi
C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má
D. Răng, lưỡi, cơ môi.
Câu 8: Sự kiện nào sau đây xảy ra khi chúng ta nuốt thức ăn?
A. Lưỡi nâng lên
B. Khẩu cái mềm hạ xuống
C. Nắp thanh quản đóng kín đường tiêu hóa
D. Tất cả đều đúng
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Hô hấp là gì? Gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Vai trò của hô hấp.
Câu 2: (2 điểm) Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
Câu 3: (2 điểm) Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
D
B
D
C
D
A
C
A
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
- Hô hấp là quá trình cung cấp ô xy cho các tế bào cơ thể và thải khí cácbôníc ra ngoài.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu là sự thở (sự thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Vai trò: Nhờ hô hấp mà ôxi lấy vào để ô xy hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 2:
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu, lưỡi có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.
- Thức ăn qua thực quản rất nhanh `(2- 4 giây) nên có thể coi thức ăn không được biến đổi gì về mặt lí hoá học.
Câu 3: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả.
Ăn uống hợp vệ sinh 
Khẩu phần ăn hợp lý 
Ăn uống đúng cách 
Vệ sinh răng miệng sau khi ăn
--------------------------------------------0.0--------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn đáp án trả lời đúng
Câu 1: Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dà
A. Hòa loãng thức ăn
B. Thức ăn thấm đều dịch vị
C. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn
D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài
Câu 2: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Lipit
C. Gluxit
D. Prôtêin
Câu 3: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
A. Mắc bệnh sởi.
B. Nhiễm giun sán.
C. Mắc bệnh lậu.
D. Nổi mề đay.
 Câu 4: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh
Câu 5: Vi khuẩn Helicobacter pylori – thủ phạm gây viêm loét dạ dày – kí sinh ở đâu trên thành cơ quan này?
A. Lớp dưới niêm mạc
B. Lớp niêm mạc
C. Lớp cơ
D. Lớp màng bọc
Câu 6: Khi không có kích thích của thức ăn, cơ quan nào dưới đây không tiết ra dịch tiêu hoá?
A. Tất cả các phương án còn lại
B. Gan
C. Ruột non
D. Tụy
Câu 7: Tá tràng nằm ở vị trí nào?
A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già
B. Đoạn đầu của ruột non
C. Đoạn cuối của ruột non
D. Đoạn cuối của ruột già.
Câu 8: Dịch mật bao gồm
A. Muối mật và muối kiềm
B. Muối mật và HCl
C. Muối mật và muối trung hòa
D. Muối mật và muối acid
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Trình bày các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá.
Câu 2: (3 điểm) Cấu tạo của tim. Kể tên các loại mạch máu. Sự khác biệt các loại mạch máu?
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
D
A
B
A
C
B
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá.
Tác nhân
Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Vi khuẩn 
Răng
Dạ dày
Các tuyến tiêu hoá 
- Tạo môi trường axít làm hỏng men răng.
- Bị viên loét
- Bị viêm à Tăng tiết dịch. 
Giun sán 
Ruột
Các tuyến tiêu hoá 
- Gây tắc ruột
- Gây tắc ống dẫn mật 
Ăn uống không đúng cách 
Các cơ quan tiêu hoá 
Hoạt động tiêu hoá 
Hoạt động hấp thụ
- Có thể bị viêm 
- Kém hiệu quả 
- Giảm 
Khẩu phần ăn không hợp lý 
Các cơ quan tiêu hoá 
Hoạt động tiêu hoá 
Hoát động hấp thụ
- Dạ dày, ruột bị mẹt mỏi gan có thể bị sơ.
- Bị rối loạn 
- Kém hiệu quả
Câu 2:
a. Cấu tạo của tim:
- Cấu tạo ngoài: + Bao ngoài tim là màng tim.
 + Tâm nhĩ ở trên tâm thất ở dưới, tâm nhĩ nhỏ hơn tâm thất.
- Cấu tạo trong: 
+ Tim gồm 4 ngăn: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ, được cấu tạo bằng cơ tim, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ (tâm thất trái có thành cơ dày nhất)
+ Giữa tâm thất và tâm nhĩ, giữa tâm thất với động mạch chủ có van tim à máu lưu thông theo một chiều.
b. Kể tên các loại mạch máu. Sự khác biệt các loại mạch máu:
- Có 3 loại mạch: Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
- Sự khác biệt các loại mạch máu:
Đặc điểm
Động mạch
Tĩnh mạch
Mao mạch
1- Cấu tạo 
- Thành mạch 
- Lòng mạch 
- Đặc điểm khác
- 3 lớp: 
+ Mô liên kết
+ Cơ trơn Dày 
+ Biểu bì 
- Hẹp
- Động mạch chủ lớn, nhiều động mạch nhỏ. 
- 3 lớp: 
+ Mô liên kết
+ Cơ trơn Mỏng 
+ Biểu bì
- Rộng 
- Có van 1 chiều 
- 1 lớp biểu bì mỏng 
- Hẹp nhất
- Nhỏvà phân làm nhiều nhánh 
2- Chức năng 
- Dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp lực lớn. 
- Dẫn máu từ các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Thực hiện TĐC với các tế bào.
Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai
Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng. 
Luyện Thi Online
 Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90%
Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các môn: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.
Luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán: Ôn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày Nguyễn Đức Tấn.
Khoá Học Nâng Cao và HSG
Học Toán Online cùng Chuyên Gia
Toán Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 yêu thích môn Toán phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.
Bồi dưỡng HSG Toán: Bồi dưỡng 5 phân môn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ, Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đôi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia. 
Kênh học tập miễn phí
HOC247 NET cộng đồng học tập miễn phí
 HOC247 TV kênh Video bài giảng miễn phí
HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất. 
HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các môn Toán- Lý - Hoá, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2020_2021_truong.docx